1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đốt pháo, nên cấm hay bỏ ?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi littlesmile, 01/02/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. fromantoan

    fromantoan Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2003
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    1
    Ờ há, tới giờ những lý do để yêu cầu đốt pháo trở lại chỉ rất là cảm tính và dựa trên suy nghĩ chủ quan của 1 số người. Nếu nói như thế thì nhà nước lẽ ra nên chú ý nhiều vào việc khôi phục các giá trị văn hoá, tinh thần như lễ hội, hát xướng... đang bị mai một dần còn hơn là đồng ý cho đốt pháo vào giai đoạn này.
    Nói chung chỉ để thoả mãn chút bốc đồng ngày tết mà lại gây khó khăn cho việc quản lý cũng như đảm bảo an ninh, an toàn thì bỏ đi là tốt hơn. Em nhớ hồi cấp 3 em học ở HP, nhà thằng bạn ở đường Lê Lợi gom pháo về chất đầy trên tầng 2 chờ tới thời điểm là đem ra kinh doanh (nhà nó nhiều năm liền cứ gần Tết kinh doanh cái này lãi lắm). Hôm đó là gần cúng ông Táo thì phải, mấy thằng đến nhà nó chơi, linh tính thế quái nào chỉ ngồi 1 tí thấy mẹ nó đi ra đi vô liền bỏ về, tới khi ra tới ngã 5 cách đó khoảng gần 1 km thì nghe tiếng nổ, quay lại thì hoá ra phát ra từ nhà nó . Theo như điều tra thì hình như chập cháy gì đó chỗ bàn thờ dẫn đến cháy rụi pháo ở trong nhà. Lần đó vụ cháy nổ to lắm, tan hoang cả mấy tầng nhà luôn, nó thì bị cháy xém hết mặt mày sau vì bi quan nên cũng bỏ học, mẹ nó lúc bắt đầu cháy nổ cũng chạy ra được nhưng lửa bén cháy hết quần áo nên vội vàng chạy vào nhà tìm quần áo để thay, ai ngăn cũng không được cuối cùng bị chết ngạt và chết cháy trong đó rất thảm thương. Năm đó lớp em choáng, bỏ luôn cái tục cứ đến chơi nhà đứa nào lại đốt ngay 1 băng pháo nho nhỏ để lấy may. Còn những chuyện con gái đang đi trên đường bỗng nhoàng 1 cái , hoặc 1 tiếng nổ hoặc 1 mũi pháo thăng thiên phi vào người, nhẹ thì cháy quần áo nặng thì ngã xe... thì nhiều không xiết. Ngày tết ra đường hoặc vào 1 ngõ hẹp nhiều người cứ run run vì pháo. Bỏ đi cho thảnh thơi các bác ạ, lợi thì ít hại thì nhiều.
  2. nhung_viec_can_lam_ngay

    nhung_viec_can_lam_ngay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2005
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    0
    -Đúng là việc quản lý quá kém nên mới không quản lý nổi, Nếu nói việc nguy hiểm thì khối thứ phải cấm. 1 năm có bao nhiêu người chết vì các bệnh tật có nguồn gốc phát sinh từ thực phầm ===> cấm ăn, 1 năm có bao nhiêu người chết vì phóng xe quá tốc độ ==> cấm nhập xe có tốc độ > 60KM/h. v.v và v.v. Nếu đã học của Trung Quốc thì nên học tất cả mọi thứ chứ không phải chỉ mỗi việc cấm pháo cái nên học là biện pháp chống tham nhũng và trẻ hoá cán bộ lãnh đạo.
    - Tôi thích đốt pháo, thích cái mùi thơm của khói pháo, thích nhìn xác pháo bay bay. Tiếng pháo nổ xua đi cái lạnh giá của mùa đông, nó báo hiệu mùa xuân sắp đến. Từ khi không có tiếng pháo mọi người cũng chẳng biết khi nào đã qua Giao Thừa, nhớ khi xưa sáng mùng 1 tiếng pháo đánh thức Tôi dây, ngủ sao được nữa khi Tết đã đến, còn đi chúc tết, để nhận lì xì chứ. Còn bây giờ thì ngủ đi, còn sớm mà. Trong đêm tối tiếng rít của pháo còi, tiếng lẹt đẹt của pháo tép, những vệt sáng của pháo thăng thiên, ôi những kỷ niệm đẹp về pháo.
    - Tôi ghét pháo: ghét vì những tai hoạ của nó gây ra: cháy nhà, tai nạn....
    - Biện Pháp giải quyết: Cấm triệt để tư nhân sản xuất và kinh doanh pháo, chỉ cho các xí nghiệp quốc phòng sản xuất, kinh doanh các loại pháo cầu nhỏ >8. Kinh doanh pháo cỡ lớn như kinh doanh thuốc nổ, cấm tàng trữ pháo. và quan trọng nhất là nâng cao nhân thức, dân trí của người dân. Đừng ai nói đốt pháo là lãng phí vì đốt vàng mã thì nhà nhà đốt quanh năm. Lãng phí hơn nhiều. 1 bánh pháo thương phẩm bây giờ sản xuất ra cùng lắm chỉ 10.000đ, đánh thuế 100% thì 1 năm 1 hộ cũng chỉ mất 40.000đ không đáng là bao nếu tính theo thu nhập GDP. Ngân sách nhà nước lại thu được thêm 1 khoản thuế lớn nữa.
  3. oanthikinh

    oanthikinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    110
    Đã được thích:
    0
    Không ăn thì chết.
    Không có giao thông thì xã hội ngừng trệ, cũng chết.
    Không đốt pháo thì có ít người chết hơn.
    So sánh phải có cơ sở chứ bạn?
  4. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    " Ôi nhớ xuân nào thủa trời yên vui, nghe pháo giao thừa rộn ràng nơi nơi..."
    Năm nay lại không có pháo nữa rồi ! tiếp tục quán triệt chủ trương của Đảng và Nhà nước nhé, các bạn.
  5. Linhcabincrew

    Linhcabincrew Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/03/2006
    Bài viết:
    1.110
    Đã được thích:
    0
    Em đã có bài phân tích sâu về vấn đề này. Có nên đốt pháo hay không?
    Bác nào thích vào xem, tranh luận chút chút. Nhưng khổ nỗi bài của em viết ở topic đó là bài cuối. nhưng vẫn mời các bác thử xem.
    http://www7.ttvnol.com/ThaoLuan/870627/trang-11.ttvn
  6. Linhcabincrew

    Linhcabincrew Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/03/2006
    Bài viết:
    1.110
    Đã được thích:
    0
    Em chẳng biết là bác định nói gì. Hay là bác học kiểu triết gia: "Nói đến mức mà người nói không hiểu mình đang nói gì và người nghe ko hiểu mình đang nghe gì ". Pháo phiếc em ko biết nhưng cái em biết là Bác này hình như có vấn đề gì đó ko bình thường hay ăn nhầm thực phẩm. Đọc xong tá hỏa chẳng hiểu là bác đang sống ở đâu: Thành phố chắc ko phải, nông thôn cũng ko. Có lẽ đang trong trại.
    [red]Ngạc nhiên chưa
  7. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Hình như các bạn gái là những người phản đối gay gắt nhất việc cho đốt pháo. Chẳng có gì lạ cả.
    Nhưng bạn nói nếu cho đốt pháo nên giao cho các doanh nghiệp sản xuất thì kiểm soát tốt hơn- tôi không tán thành.
    Thứ nhất đốt pháo là truyền thống của dân tộc, là nét đặc biệt của văn hoá Việt. Tây nó không có. Không thể xem nhẹ vấn đề này. theo tôi nếu cho đốt pháo kèm với các làng nghề sản xuất pháo có truyền thống bung ra, chúng ta sẽ thu hút được thêm khách du lịch đấy. (Có cảm giác ngày nay người ta thường thờ ơ đối với các vấn đề truyền thống văn hóa của dân tộc)
    Thứ hai nếu có độc quyền sản xuất pháo thử hỏi tiền của sẽ rơi vào túi ai ? Tại sao người dân bình thường cũng có thể sản xuất được pháo, lại không cho họ làm. Có đủ cơ sở để khẳng định cơ sở sản xuẩt quốc doanh sẽ bảo đảm sự an toàn hơn là tư nhân? Trước đây tôi cũng đốt pháo của quốc doanh sản xuất. Nói thật ngòi cháy nhanh, độ an toàn rất kém, thua xa pháo Bình Đà, giá lại đắt nữa. Mặt hàng lại đơn điệu.
    Nhìn sang TQ, họ cho đốt pháo nhưng chỉ là thí điểm ở một số thành phố. Tại sao họ không lựa chọn nông thôn để làm thí điểm ? Ở thành phố dân trí cao hơn, dễ kiểm soát hơn sao ? Theo tôi đốt pháo ở nông thôn có hai điểm ưu : không gian thoáng và mật độ dân cư thấp hơn nên mức độ ô nhiễm và khả năng tai nạn thấp hơn.
    Trưng cầu dân ý ở nhiều nước áp dụng, theo đó người dân trực tiếp phúc quyết nhiều vấn đề quan trọng của quốc gia hay địa phương. Hoặc người dân có quyền đề xuất ....VN chưa có thói quen đó. Ngay chuyện bàn có nên đốt pháo không không báo nào có, ngoài trên mấy cái diễn đàn này.
    Giả sử tương lai nhà nước có tính chuyện cho đốt pháo trở lại thì cũng nên có cuộc bàn thảo rộng rãi ( chưa nói trưng cầu).
    Nhìn lại chủ trương của D, NN không cho đốt pháo khoảng chục năm trước, theo tôi là phù hợp. Nhưng nếu có bàn thảo rộng rãi hơn, có thể sẽ tìm ra cách quản lý hiệu quả hơn mà không nhất thiết phải cấm (???).
  8. river_sound46

    river_sound46 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    1.063
    Đã được thích:
    0
    Spam thêm 1 bài nữa, xin lỗi vì có 2 cái chủ đề giống nhau ở 2 box nên viết để bày tỏ quan điểm:
    Không thích đốt pháo vì lý do:
    1. Đa phần người già không thích nghe tiếng pháo nổ (đơn giản là vì họ muốn yên tĩnh), bản thân tôi cũng không thích nghe. Thiếu j những bản nhạc hay, giai điệu du dương mà phải nghe tiếng pháo nổ. Trẻ em còn bé thì không cần thiết phải có pháo thì chúng nó mới vui, tôi đảm bảo có nhiều cái làm chúng nó vui hơn là pháo.
    2. Tai nạn cho cả người đốt pháo lẫn người không đốt.
    Những người thích đốt pháo:
    Đa phần là nam thanh niên lứa tuổi 8-25 hoặc hơn. Tuy nhiên ý kiến cá nhân tôi cho rằng bạn nào trên 20 tuổi mà còn thích đốt pháo thì quả thật không hợp với tuổi của bạn lắm.
    Độ tuổi 8-15 là độ tuổi hay đốt pháo nhất và chúng không ý thức cũng như chưa đủ nhận thức để nhận biết được sự nguy hiểm khi cố tình dùng pháo để làm hại đến người khác (ném pháo vào người khác). Tai nạn thường xảy ra với những người đốt pháo ở độ tuổi này (trên TV khi tôi xem tai nạn về pháo hầu hết là độ tuổi này). Nguy hiểm hơn độ tuổi này thường bị xúi giục bởi những lời khích bác, dễ gây nguy hiểm cho người khác. Các bạn có đồng ý rằng nếu như bị tai nạn hay bị chịu trách nhiệm hình sự (khi chúng gây ra hậu quả nghiêm trọng với người khác) ở độ tuổi này rất có ảnh hưởng đến tâm lý của chúng về sau không?. Tuy nhiên ở lứa tuổi này chưa hẳn chúng đã lưu luyến hay có ý thức sâu sắc về tiếng pháo như là 1 nhu cầu văn hoá. Đơn giản ở tuổi chúng đốt pháo chỉ đơn thuần là 1 trò chơi, ko có trò này chúng sẽ chơi trò khác.
    Thích đốt pháo và muốn khôi phục đốt pháo đa phần là thanh niên 18-28. Tuy nhiên đây cũng chỉ là thú vui nhất thời, các bạn không thể phủ nhận rằng có rất nhiều thú vui an toàn và lành mạnh hơn đốt pháo. Hơn nữa, chúng ta chỉ thích nghe tiếng pháo chứ chưa hẳn đã thích đốt pháo ,chưa hẳn đã thích mùi thuốc pháo ám vào quần áo, hoà lẵn với mùi nước hoa .
    Vậy nên tôi cho rằng hãy vì ông bà, cha mẹ, em chúng ta và phần lớn các bạn gái sợ bị ném pháo vào người ( tất nhiên trừ bạn linh.....)mà không đốt pháo. Tôi ghét pháo vì nó điếc tai, nhức óc. Tôi đã từng cùng các anh trong lành gom thuốc pháo lại và làm 1 quả to như quả bóng để cho nổ như lựu đạn và tôi nói rằng tôi không thích.
  9. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Cấm đốt pháo là 1 sự thay đổi văn hóa lâu đời của người Việt Nam, các câu đối, hình ảnh thơ ca... hiện nay không còn phù hợp nữa nếu vẫn còn mang âm hưởng của pháo
    Thế hệ của tôi may mắn còn biết được không khí của pháo, vui buồn cũng có. ấy vậy mà thóang qua, bây giờ lại là những cái tết êm ả, vùng quê êm đềm ngày tết vắng đi tiếng pháo trẻ con, đêm giao thừa thiếu đi không khí, âm vang. Còn nhớ lúc tôi còn bé tầm khỏang lớp 6-8 gì đó, là huấn luyện 1 đội múa lân thiếu nhi huyện tôi. Thật đau đớn khi bọn trẻ chúng tôi múa biểu diễn thì 1 số người lớn lại đốt pháp vứt vào chân chúng tôi, đôi khi bọn trẻ chúng tôi phải múa dưới hàng chục mét pháp đang nổ, mà không có 1 biện pháp bảo hộ an tòan nào, Giờ nghĩ lại thấy lạnh người.
    Tuy nhiên ý tôi vẫn muốn bảo lưu nền văn hóa ấy, bằng những biện pháp an tòan nào đó, thí dụ thu thuế pháo thật đắt... Để ngày tết còn tràng pháo, bánh chưng, quả dưa, nồi thịt kho..v.v.v. cho có không khí.
    Tính mình sao còn ham chơi thế
  10. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Người thích đốt pháo hầu hết là đàn ông và lứa tuổi thanh thiếu niên, học sinh. Nhưng người thích nghe tiếng pháo và có pháo trong ngày tết, lễ hội chắc chắn đông hơn nhiều.
    Tôi dự đoán trong tương lai nhà nước sẽ cho đốt pháo trở lại. Vấn đề là làm sao để quản lý cho có hiệu quả, hạn chế thấp nhất tai nạn xảy ra. Trách nhiệm không chỉ thuộc về cơ quan nhà nước mà còn nhà trường, gia đình và công sở nói chung nữa.

Chia sẻ trang này