1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

ĐTQG Hà Lan qua các giải đấu lớn mà tôi từng chứng kiến.

Chủ đề trong 'Holland (HLFC)' bởi BeastFromTheEast, 17/01/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. BeastFromTheEast

    BeastFromTheEast Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/11/2002
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    0
    ĐTQG Hà Lan qua các giải đấu lớn mà tôi từng chứng kiến.

    Euro 88 tại CHLB Đức
    Rất tiếc là hồi đó còn quá bé nên tôi không còn nhớ rõ lắm. Và thực sự chỉ còn láng máng vài chi tiết về trận bán kết Hà Lan gặp đội chủ nhà CHLB Đức: có cái thằng cha để ria (sau này mới biết là Jurgen Kohler) của đội bóng áo trắng cứ bám riết lấy tay săn bàn số 12 của đội bóng áo cam (Marco Van Basten). Trận này Hà Lan thắng 2-1 và lối đá tổng lực đẹp mắt của cơn lốc màu da cam là ấn tượng đầu tiên cuốn hút tôi đến với môn thể thao bóng tròn này.

    Trận chung kết, Hà Lan gặp lại đội bóng Liên Xô mà họ đã thất thủ 0-1 trong trận đầu tiên. Liên Xô lúc này rất mạnh với bộ khung Dynamo Kiev , các hảo thủ Alexei Mikhailichenko, Litovchenko, trung vệ Oleg Kuznetsov, trung phong Igor Belanov, bàn tay nhựa Rinats Dasaev... đang khuấy đảo sân cỏ châu Âu hồi đó (trong đội hình LX thời điểm ấy có rất nhiều cầu thủ trẻ vài tháng sau đó đã nâng chiếc cúp vô định Olympic Seoul 1988 sau khi hạ Brazil của Romario trong trận CK).

    Tuy nhiên, trận CK Euro 88 hoàn toàn không có cơ hội cho đội bóng Liên Xô. Các cầu thủ Hà Lan với bộ ba Gu-Ba-Ri, cộng với 2 anh em Erwin và Ronald Koeman, động cơ Vanenburg... đã hoàn toàn làm chủ thế trận. Bằng cú đánh đầu dũng mãnh, đội trưởng Ruud Gullit đã cụ thể hoá cho thế trận áp đảo của Hà Lan ngay từ khá sớm. Và sang đến hiệp 2, Marco van Basten là người giáng đòn quyết định nâng tỷ só lên 2-0 từ một cú bắt volley má ngoài sấm sét ở một góc sút hẹp không tưởng. Đây là bàn thắng thứ 5 trong giải của Marco, nó giúp anh trở thành vua phá lưới không bàn cãi của VCK Euro 1988.

    1988 - một năm tuyệt đẹp của bóng đá Hà Lan. Đội tuyển QG vô địch châu Âu. PSV Eindhoven giành cúp C1. Van Basten là cầu thủ xuất sắc nhất CÂ và thế giới. Rinus Michels là HLV hay nhất. Ba vị trí đứng đầu danh sánh Quả Bóng Vàng của tạp chí France Football đều thuộc về các cầu thủ HL. Milan AC của bộ ba Hà Lan bay Ruud Gullit, Marco Van Basten, Frank Rijkaard bắt đầu quá trình thâu tóm châu Âu. Đấy là chưa kể một lứa cầu thủ trẻ tài ba đang trỗi đậy trong đội hình Ajax giành cúp C2 năm 1987 như Aaron Winter, Richard Witschge, Dennis Nicolaas Bergkamp?


    World Cup 1990 tại Italia.
    Đến với giải với đội hình rất mạnh, đang bước vào thời điểm chín muồi nhưng HL gặp phải khó khăn: nội bộ trục trặc, nhạc trưởng Ruud Gullit chưa bình phục hẳn chấn thương, các trụ cột khác như Rijkaard và Van Basten đều đã trải qua một mùa bóng thành công nhưng việc thi đấu đỉnh cao liên miên ít được nghỉ ngơi đã khiến họ cảm thấy mệt mỏi, chưa "hồi" kịp.

    Hà Lan nằm chung bảng với Anh, Ai Len, Ai Cập và phải chật vật lắm mới lọt được vào vòng 2. Tại đây Hà Lan đụng đầu với đối thủ nhiều duyên nợ CHLB Đức. Hai đội đã từng nằm chung bảng trong vòng đấu loại WC90 khu vực Châu Âu và khi đó Hà Lan đã vược lên CHLB Đức giành ngôi đầu bảng sau 2 trận đối đầu trực tiếp đều hoà (0-0 và 1-1). Cho dù chơi không đến nỗi tệ lắm nhưng vận đen đã khiến HL đ-ành phải chịu thất thủ 1-2 trước đội sau đó đã giành cúp vàng Italia 1990.

    Do lúc đó tôi vẫn còn bé, đang ở tuổi ham chơi nên không cảm thấy đau lắm trước thất bại của đội hình cơn lốc màu da cam được kỳ vọng nhiều.


    Euro 1992 tại Thuỵ Điển
    Thời điểm này tôi đã lớn hơn chút chút, nhưng đã bắt đầu có ý thức tăm tia các bạn gái và sưu tầm tranh ảnh, sách báo thể thao.

    Đội tuyển Hà Lan khi đó là một đội hình rất giàu kinh nghiệm chinh chiến. Có thể nói đây là giải đấu lớn cuối cùng của đội hình Dream Team đã từng giành chức vô địch Châu Âu 1988.
    Mặc dù khởi đầu vòng loại khá tệ hại, để thua BĐN và thậm chí phải chia điểm Malta với tỷ số 1-1 nhưng rốt cuộc Hà Lan đã có mặt trong vòng chung kết sau khi trả thù BĐN ở trận lượt về, và tàn sát Malta với tỷ số 8-0 cũng như thắng Hy Lạp 2-0 ngay tại Athens.

    Trong các trận đấu khởi động cho VCK Euro 92, Hà Lan đón nhận sự trở lại của nhạc trưỏng Ruud Gullit sau thời gian chấn thương đầu gối liên miên. Trận giao hữu đại thắng Áo với tỷ số 4-0 ngay tại Viên làm tôi sướng phát điên, linh cảm rằng sẽ được chứng kiến 1 đội bóng da cam rất mạnh ở giải lần này.

    Đội bóng Milan AC của bộ 3 Gu-Ba-Ri vừa hoàn thành một mùa giải Serie A tuyệt đẹp với chức vô địch tuyệt đối sau cả 34 trận đấu bất bại (thậm chí chuỗi trận bất bại này còn kéo dài đến gần hết mùa sau và chỉ dừng lại ở con số 56 sau khi Milan thất thủ 0-1 trước AC Parma - tuyển thủ Colombia Faustino Asprilla, sau này có chơi cho Newcastle Utd, là người ghi bàn thắng duy nhất).

    Ajax Amsterdam với dàn cầu thủ trẻ măng Dennis Bergkamp, Frank de Boer, Bryan Roy, Wim Jonk... cũng đã vượt qua Torino giành cúp C2 châu Âu.
    Còn chủ nhân cúp C1 châu Âu 1992 là FC Barcelona. Nhưng người Hà Lan mới chính là những nhân tố chính mang chiếc cúp danh giá nhất châu Âu về xứ Catalan năm đó. Ronald Koeman ghi bàn thắng duy nhất trong hiệp phụ từ một cú sút phạt sấm sét sở trường tung lưới thủ thành Gianluca Pagliuca của Sampdoria (hiện tại đang bắt cho CLB Bologna ở Serie A). HLV của Barca thời điểm đó là Thánh Johan Cruyff, ngoài ra trong đội hình đội bóng còn có tài năng trẻ người Hà Lan đang được đánh giá rất cao là Richard Witschge với chiếc chân trái rất khéo léo.
    Đội hình Hà Lan tham dự Euro 92 hầu hết đều đã có ít nhất một danh hiệu cấp CLB trong năm.

    Trận đầu tiên, Hà Lan gặp Scotland của các chàng Mc khá nổi tiếng trên sân cỏ châu Âu lúc đó như: Ally McCoist, Paul McStay, Gary McAllister... Suốt cả ngày hôm ấy tôi hồi hộp đếm từng giây để lại đuợc nhìn thấy màu áo da cam quen thuộc tràn ngập trên sân cỏ lẫn khán đ-ài. Đã 2 năm rồi còn gì, đã 2 năm chưa được chứng kiến đầy đủ một trận đấu nào có tuyển da cam thi đấu. Cảm giác nôn nao thật khó tả. Từng thớ thịt như nở ra để tiếp nhận cái không khí hạnh phúc ấy (thật vậy, cái cảm giác đó ngoài khi xem Hà Lan thi đấu tôi chỉ vài lần có được khi nghe nhạc Rock, nhất là chất nhạc psychedelic của Pink Floyd). Và tôi cứ há hốc mồm miên man theo dõi các chàng trai Hà Lan thi đấu như khiêu vũ trên sân. Đội hình Hà Lan quá mạnh so với các cầu thủ Scotland, họ sở hữu hoàn toàn trái bóng tuy nhiên thật khó tin là không tài nào cụ thể hóa các cơ hội mười mươi thành bàn thắng. Cảm giác cực khoái khi được xem Hà Lan thi đấu trong tôi dần dàn chuyển thành sự lo lắng khi các cơ hội cứ dần trôi qua truớc mũi giày của các cầu thủ áo cam.
    Nhưng rồi, cuối cùng thì điều gì phải đến cũng đã đến. Sau một loạt các pha phối hợp đẹp như trong SGK về bóng đá, Hà Lan đã có bàn thắng. Từ đường chuyền bổng của Rijkaard (số 8), Ruud Gullit (số 10) đánh đầu nhả ngược bóng ra phía sau cho Van Basten (số 9), Marco tạt bóng nhẹ nhàng vào trong cho cầu thủ trẻ Dennis Nicolaas Bergkamp (số 7) trên đ-à lao tới ngả người đệm bóng lọt qua nách thủ thành đội bạn. Chứng kiến bàn thắng giải toả đó, tôi không thể không thét lên gào rú điên cuồng trong niềm vui bất tật, tiếng thét có lẽ chỉ các cô dâu trong đ-êm tân hôn mới có được (he he j/k :D) Một bàn thắng hoàn hảo, một pha phối hợp đồng đội chính xác đến từng milimet, và -điều ngạc nhiên là nó qua chân tất cả những cầu thủ hay nhất của bóng đá Hà Lan lúc đó. Không còn cơ hội nào cho các cầu thủ mặc váy đến từ đất nước nổi tiếng keo kiệt Scotland.

    Trận tiếp theo Hà Lan phải chạm trán với Liên Xô, lúc này đã tan rã và thi đấu dưới cái tên SNG. Mặc dù SNG trình làng một gương mặt trẻ Vicktor Onopko (năm 92 đã bị hói) theo kèm nhạc trưởng Ruud Gulllit khá sát tuy nhiên Hà Lan vẫn tạo được vô số cơ hội. Ấy thế mà, các chân sút Hà Lan vẫn tỏ ra chưa có duyên và không tài nào chuyển các cơ hội rõ rệt thành bàn thắng. Đáng ra Hà Lan phải dành thắng lợi khi Marco Van Basten bứt ra khỏi trung vệ Oleg Kuznetsov đánh đầu tung lưới Dimitri Kharin (giải năm ấy bắt rất hay), nhưng không hiểu tại sao ông trọng tài biên ngu xuẩn nào đó lại căng cờ báo việt vị, mặc dù còn một cầu thủ SNG đứng dưới Marco đến 2 m.!!!
    Hai đội đ-ành rời sân mà không bàn thắng nào được ghi (0-0).

    Ở trận cuối cùng vòng bảng, Hà Lan gặp lại đối thủ truyền kiếp CHLB Đức (lúc này đã là nước Đức thống nhất sau sự kiên bức tường Berlin sụp đổ, có sự góp mặt của các danh thủ Đông Đức như Thomas Doll số 10, Mathias Sammer số 16, hay Andreas Thom...). Trước trận đầu này Đức cũng có 4 điểm như Hà Lan sau khi thắng hoà SNG 1-1 khá may mắn (Thomas Hassler san bằng tỷ sổ đúng ở những giây cuối cùng sau khi cứa một đường đá phạt hình trái chuối vào góc chữ A) và -đánh bại Scotland 2-0.
    Hà Lan đứng trước tình huống buộc phải thắng vi trong trận đấu cùng giờ SNG chỉ phải đụng độ với đội bóng yéu Scotland và có nhiều khả năng thắng đậm. Theo dõi các cầu thủ áo cam thân thương từ đầu giải, thằng nhóc là tôi vẫn luôn cảm thấy yên tâm, tin tưởng vào các chàng trai của mình. Cả đ-êm đó tôi đềm ngược từng phút chờ đợi được chứng kiến các chàng trai Hà Lan bay của mình phục thù sau thất bại 1-2 trước CHLB Đức tại vòng 2 WC1990.
    Có lẽ quá căng thằng nên tôi thiếp đi lúc nào không hay. Khi choàng tỉnh lại thì trận đấu đã diễn ra được 17 phút. Và thật sững sờ, tôi không tin vào mắt mình nữa, dụi dụi liên tục mà vẫn thấy màn hình thông báo HL của tôi đang dẫn trước 2-0. Thật khó tin, mới chưa được 20 phút mà. Sau khi mở tủ lạnh lấy nước đá rỏ vào mắt cho tỉnh ngủ, tôi mới bắt đầu tận hưởng từng phút cái cảm giác sung sướng đê mê ấy. Té ra là trong thời gian tôi thoáng chợp mắt, Rob Witschge (anh ruột của tài năng trẻ Richard Witschge) đã mở tỷ ngay từ phút thứ 4 và -đúng 10 phút sau Frank Rijkaard đã khẳng định thế áp đảo của Hà Lan bằng bàn thắng nâng tỷ só lên 2-0. Cơn lốc màu da cam thi đấu một trận tưng bừng, khiến các cầu thủ Giéc manh trông đáng thương như những cậu trò nhỏ co rúm lại trước trận đòn của bà giáo dữ dằn. Ngay cả khi Jurgen Klinsmann rút ngắn tỷ số xuống 1-2, tôi cũng không hề có một chút nghi ngờ về chiến thắng của các cầu thủ áo cam. Và thật vậy, ngay sau đó, Dennis Bergkamp bằng một cú đánh đầu đẹp mắt đã lập lại trật tự: đội mạnh hơn đã thắng. Tỷ số 3-1 trước ĐKVĐ thế giới, còn đội nào có thể cản bước được Hà Lan của tôi được nữa. Cả nước Hà Lan và tôi như đang ở trên mây.
    (thực ra Hà Lan dù có thất bại ở trận này cũng vẫn lọt vào vòng BK vì trong trận đấu còn lại, SNG bất ngờ đại bại 0-3 trước Scotland, nhường quyền vào vòng sau cho người Đức)

    Trận bán kết, Hà Lan với tư cách đầu bảng B gặp đội nhì bảng A là Đ.M. (xin viết rõ là Đan Mạch) - đội chỉ nhờ tình hình chính trị bất ổn ở Nam Tư mới được thế chân tham dự VCK vào giờ chót.
    Nhưng sau trận đại thắng trước kỳ phùng địch thủ CHLB Đức, các cầu thủ Hà Lan dường như vẫn đang ở trên mây, và tỏ ra chủ quan khinh địch trước đối thủ không mấy tên tuổi (dù trước đó ** đã hạ đội bóng được bầu hay nhất châu Âu năm 1991 - đội Pháp của HLV Michel Platini toàn thắng ở vòng loại bảng 1). Ngay cả khi số 13 của Đan Mạch là Hendrik Larsen mở tỷ số cho các chú lính chì dũng cảm, Hà Lan vẫn thi đấu khá chủ quan, các cầu thủ vẫn say mê biểu diễn mà không lo san bằng tỷ số. Hàng phòng ngự thi đấu như ngủ gật trước những pha phản công thọc sườn dũng mãnh của của các cầu thủ Bắc Âu. Nhưng rồi rốt cuộc Dennis Bergkamp cũng giúp đội bóng xứ sở hoa Tulip có bần thắng quân bình thế trận 1-1 (đây là pha ghi bàn thứ 3 của cầu thủ trẻ này, giúp anh đồng vua phá lưới với 3 cầu thủ khác: Karlheinz Riedle số 13 đội Đức, Tomas Brolin số 11 đội Thuỵ Điển, Henrik Larsen số 13 đội **). Nhưng thật bất ngờ, liền sau đó trong một pha phản công chớp nhoáng, lại chính là Henrik Larsen đệm bóng cận thành đưa Đan Mạch lên dẫn trước 2-1.
    Nhận thấy nguy cơ thất trận, Hà Lan choàng tỉnh điên cuồng dồn đội hình lên tấn công. Lúc này nhiều lần đội hình Hà Lan dường như là 1-1-8 chứ không còn là 4-3-3 quen thuộc nữa. Phút 86 của trận đấu, từ một pha đá phạt góc của Ruud Gullit, người bạn Frank Rijkaard của anh đã băng vào quân bình tỷ số 2-2. Hú hồn.
    Trong thời gian đá hiệp phụ, Hà Lan hoàn toàn dồn ép chú vịt đen xấu xí Đan Mạch. Nếu như, vâng, chỉ cần một chữ nếu thôi, nếu như cú sút của tiền đạo cánh Bryan Roy trong tư thế hoàn toàn trống trải và thoải mái không đi đúng vào bàn tay của Peter Schmeichel, nếu như Ruud Gullit của tôi nhanh hơn chỉ 1 tích tắc xoài người đệm bóng vào lưới trống thì Hà Lan đã lọt vào trận CK, bởi vì người Đan Mạch hoàn toàn không còn khả năng tấn công nữa, toàn bộ các cầu thủ Bắc Âu chỉ còn biết co về sân nhà phòng thủ.
    Tuy nhiên không có bàn thắng nào được ghi trong 30 phút hiệp phụ. Hai đội đ-ành phải bước vào loạt đá penalty may rủi. Đến lúc này, chúa ơi (mà trên đời làm gì có chúa nhỉ hĩ hĩ), tôi bắt đầu cảm thấy lo sợ thực sự. Các chàng trai Hà Lan của tôi có bao giờ vượt qua được cái trò bắn súng này đâu kia chứ (các giải sau Hà Lan đều thất thủ trước Pháp ở Euro 96, Brazil ở France 98, Italy ở Euro 2000 sau khi thi đá luân lưu, ngay cả Ajax trong trận CK cúp C1 1996 cũng ngã ngựa trước Juventus bằng kiểu này). Và cái cảm giác thiếu tự tin ít thấy ở cầu thủ dày dạn kinh nghiệm như Van Basten đã khiến anh đá hỏng quả penalty định mệnh. Thật phũ phàng khi biết rằng trong màu áo Milan AC mùa bóng năm đó Marco đảm nhiệm tất các các quả penalty của CLB và không thất bại lần nào.
    Khi cầu thủ số 6 của Đan Mạch là Kim Cristofte bước lên sút tung lưới Van Breuskelen ở loạt bắn cuối cùng, một sự câm lặng bao trùm lên cái đầu non trẻ của một thằng nhóc như tôi. Nhìn Marco vừa nhai kẹo cao su vừa mếu máo, mái tóc dreadlock của Ruud như rối bời, tôi không rõ tự lúc nào nước mắt cứ trào ra. Tôi không phải là thằng hay khóc, chính xác là sau lần đó tôi nhớ là chẳng bao giờ tôi phải rơm rớm nước mắt nữa. Nhưng giải đấu đầu tiên theo dõi các cầu thủ thân thương của mình một cách có ý thức bằng cả 6 giác quan trong tôi đã kết thúc một cách bi kịch như vậy.

    BẢN GIAO HƯỎNG MÀU DA CAM ĐÃ THẬT SỰ DANG DỞ.

    Chính vì thế, đối với tôi, Euro92 vẫn là giải đấu mà tôi nhớ mãi, đó lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tôi được theo dõi một cách có hệ thống đủ cả bộ 3 thần tượng Gu-Ba-Ri thi đấu trong màu áo da cam tại một giải đấu lớn

    Oài, vừa nhớ lại vừa type một lúc mà cũng đã dài quá rồi, bao nhiêu kỷ niệm còn nguyên khối cứ ùa về. Thật là sướng quá.

    Hẹn các HLFC member ở những giải đấu sau như WC94, Euro 96.... Đi đá bóng cái đã.. hĩ hĩ ?hĩ..




    Được BeastFromTheEast sửa chữa / chuyển vào 16:49 ngày 17/01/2003
  2. luiz_nazirodelima

    luiz_nazirodelima Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    3.037
    Đã được thích:
    0
    Nhân tài ở đâu chui ra thế này !?
    Không hiểu có ở HN không nhờ?Nếu ở HN và có khả năng thì đi đá bóng đê ! Đang thiếu người !
    [​IMG]Click here
    Được luiz_nazirodelima sửa chữa / chuyển vào 19:56 ngày 17/01/2003
  3. aja_bar

    aja_bar Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    2.460
    Đã được thích:
    0
    Ồh thanks u ông bạn nhé!! Ôi trời vừa mới đọc xong bài của anh, aja thấy những cảm xúc kiểu xem đá bóng những đội mình yêu thích thì chắc ai cũng giống ai và không thể khác được.
    Một cảm giác khó tả thật, nó hết sức nặng nề một cảm xúc đè nén dâng trào ,tim thì đập mạnh hết sức , nó làm cho mình cứ rộn ràng . Khi các cầu thủ con cưng ghi được bàn thắng thì mình cũng thở phào một chút nhưng vẫn còn lo lắng lắm.
    Quả thật cái Euro 92 thì lúc đó aja có xem nhưng lúc đó cũng không thể nhớ được chi tiết như bài của anh Beast được.
    aja chỉ nhớ là Nam Tư lúc đó tự nhiên bị loại khỏi Euro 92 do cuộc nội chiến thì phải. Đan mạch thay thế và giành chức vô địch. Chỉ biết rằng Hà Lan thua Đan Mạch trong trận CK ở những loạt đá penalty!!
    Nhưng hình như Olaf Thorn chứ không phải Andreas Thorn và thật không ngờ Rob Wischge anh của Richard Wischge là một ngôi sao sáng còn ông em thì đá cũng bình thường !!

    [​IMG]
    Được aja_bar sửa chữa / chuyển vào 19:17 ngày 18/01/2003
  4. BeastFromTheEast

    BeastFromTheEast Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/11/2002
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    0
    Hì, tôi hơn aja 2 tuổi nên chắc cũng bắt đầu xem bóng đá sớm hơn aja khoảng 2 năm đấy nhá. Lúc năm 92 đó cơ thể tôi cũng đã phát triển khá đầy đủ nên chắc là có ý thức hơn aja, cho tôi xin phép sửa lại những chi tiết mà aja đã định sửa lại của tôi nhá... Chắc do hồi đó aja_barca còn quá bé nên nhớ nhầm. ^.^
    1. Hà Lan không vượt qua Đan Mạch ở trận BK chứ không phải CK (chỗ này chắc aja lỡ tay type nhầm thôi). Còn trận CK Đan Mạch thắng Đức 2-0 nhờ 2 bàn thắng của 2 cầu thủ tóc xoăn Kim Vilfort (số 18) và John Jensen (số 7).
    Lứa cầu thủ Nam Tư bị loại khi ấy tôi cũng tiếc lắm vì tôi cũng khá thích đội này (tất nhiên là sau Hà Lan rồi). Nam Tư hồi đó rất mạnh với bộ khung là các cầu thủ Sao Đỏ Belgrad vừa giành cúp C1 năm 1991: tay săn bàn Darko Pancev (ghi 10 bàn ở vòng đấu loại, hơn cả Jean Pierre Papin của Pháp và Marco Van Basten của Hà Lan), các hậu vệ Sinisa Mihajlovic hay Robert Jarni, tiền vệ ngôi sau lúc đó là Robert Prosinecki, hỗ trợ cho anh là Dejan Savicevic và Srecko Katanec (sau này là HLV cho Slovenia ở Euro2000 và WC2002), còn các cầu thủ trẻ Zvonimir Boban và Davor Suker chỉ mới là dự bị mà thôi. Thật tiếc cho lứa cầu thủ Nam Tư tài năng ấy quá.
    2. Tôi xin nhắc lại cầu thủ Đông Đức là Andreas Thom chứ không phải Olaf Thon (anh Olaf Thon này đã là hậu vệ số 12 trong đội hình Tây Đức vô địch Italia 90 trước đó rồi mà). Andreas Thom chơi khá thành công cho Bayer Leverkusen cùng với Ulf Kirsten (cũng là 1 cầu thủ gốc Đông Đức), sau đó Thom có một thời gian sang đá cho Celtic Glasgow ở giải VĐ Scotland, còn bây giờ không biết đã chui vào cái toilet nào và giải nghệ rồi :D
    3. Rob Witschge là anh ruột của Richard Witschge nhưng chưa bao giờ được đánh giá cao hơn người em của mình. Rob nổi danh dưới màu áo của Feyenoord Rotterdam còn Richard Witschge hồi đó được Ajax và Barca nâng niu. thậm chí còn được đánh giá là cầu thủ trẻ nhiều triển vọng hơn cả Dennis Bergkamp. Rất tiếc là năm 1992 do bị chấn thương nên Richard phải bỏ lỡ VCK Euro tại Thuỵ Điển. Còn Rob thì tham gia tuyển da cam cả Euro 92 lẫn USA 94. Tuy nhiên về sau khi bình phục ca chấn thương nặng đó thì Richard Witschge không tỏa sáng với chiếc chân trái khéo léo của mình như mọi người mong đợi. Anh phải trôi dạt đến Bordeaux của Pháp trước khi trở về tổ ấm gắn bó với Ajax cho tới thời điểm hiện tại.
    Hĩ hĩ chắc bài viết của tôi một số sai sót lầm lẫn là không tránh khỏi, mong các bạn tiếp tục góp ý và chỉnh lại giùm để tôi rút kinh nghiệm khi viết về các giải đấu kế tiếp.

    To LuizNazario
    Kết hợp HLFC và BrFC thành 1 đội bóng à. Hờ... vụ này hay đây. Tôi ngoài mê bóng đá còn mê cả đá bóng nữa. Tôi cũng ở HN nè, học BK.
    Tôi cũng thích tuyển vàng xanh Brazil lắm (có lẽ chỉ sau Hà Lan). Chắc LuizNazario còn nhớ cúp tứ hùng tại Pháp năm 1997 chứ. Cúp đó xem Brazil đá thật là khoái (không phải WC 94 vì lúc đó tôi dành hết tình cảm cho Hà Lan rồi).
    Cặp tiền đạo Ronaldo Luiz Nazario da Lima (9) và Romario de Souza Faria Filho (11) thì không nói làm gì rồi. Nhưng điều tôi khoái nhất ở tuyển Brazil khi đó là ba tiền vệ thuân chân trái cực kỳ khéo léo: Leonardo Nascimento de Araujo (10), Denilson de Oliveira (20) và nhất là Djalma Dias Feitosa tức "Djalminha" số 13 (tôi khoái thằng cha này lắm, sở hữu một kỹ thuật thuộc loại nguyên thuỷ).
    Rất tiếc trong giải đó không có mặt một tiền vệ chân trái khét tiếng nữa là Vitor Barbosa Fereira Rivaldo - người vào thời điểm ấy đang bị coi là tội đồ sau thất bại của Brazil trước Nigeria trong trận BK Olympic Atlanta 96.
    Cả 4 người này đều có khả năng làm xiếc với trái bóng bằng cái chân trái phù thuỷ của mình.
    Các bạn có để ý không, có lẽ trong đội hình Hà Lan và Brazil sở hữu nhiều cầu thủ thuận chân trái nhất. Ở Brazil thì như đã nói trên cùng nhiều cầu thủ khác nữa. Còn Hà Lan có thể kể đến: Frank de Boer, Philip Cocu, Richard Witschge, Edgar Davids, Boudewijn Zenden, Giovannie van Bronckhorst, Arthur Numan...
    Được BeastFromTheEast sửa chữa / chuyển vào 21:49 ngày 18/01/2003
  5. boydatcang

    boydatcang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/02/2002
    Bài viết:
    1.238
    Đã được thích:
    0
    Iem bắt đầu xem Hà Lan thi đấu từ năm vừa tròn 10t đó là vào WC 94(hơi muộn các bác nhể).Còn những thời điểm về trước,đặc biệt là euro 88,thì iem ko có diễm phúc dc xem
    file:///C:/Documents%20and%20Settings/Administrator/My%20Documents/My%20Pictures/45.gif
  6. marco_vanbasten

    marco_vanbasten Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/01/2002
    Bài viết:
    1.583
    Đã được thích:
    0
    Năm 1992 tuy đã lớn nhưng hồi đó quan niệm xem bóng đá buổi đêm của tôi chưa có nên tôi không theo dõi được nhiều. Hồi đó chỉ biết đương kim vô địch HÀ Lan mà lại bị loại bởi một đội bóng được thay thế vào phút cuối.
    Cũng thật đáng tiếc cho Hà Lan là năm 1994 và 1998. Cả hai lần đối đầu với Braxin Hà Lan đều thất bại một cách đáng tiếc. Tiếc nhất là năm 1998, giá như cú sút của Kluivert ở hiệp phụ không chệch cột dọc trong gang tấc thì HÀ Lan đã có thể là nhà vô địch thế giới.
    Marco_Sư huynhTBCO
    Đôi lúc ta thầm mong, tình yêu đem đến bao nhiêu mơ mộng.
  7. aja_bar

    aja_bar Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    2.460
    Đã được thích:
    0
    Ồh về Richard thì cá nhân aja cho rằng Richard đá về độ dẻo và tinh tế , tốc độ cũng như tầm quan sát của Richard không tốt mấy. Có lẽ anh không thể bằng được Overmars !! Nhìn Richard thi đấu thì có lẽ hơi nặng nề.
  8. sleepless

    sleepless Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    187
    Đã được thích:
    0
    Overmars hay bị chấn thương lém và hơi yếu trong va chạm tay đôi. Tuy nhanh nhưng khả năng quan sát và đọc trận đấu ko tốt ,,,,biết đi bóng nhưng nhiều khi chuyền rất dở.
    Tớ hơi thắc mắc chút,,,,,nghe giọng quoái thú thì cảm thấy là nguwòi khá phân biệt và ?????? . Cho tớ hỏi bạn nghĩ gì về vấn đề màu da của R. Gullit. Bạn có thể thần tượng một người da màu ư?????Bỏ quá cho nếu có gì ko phải. Tớ chỉ hỏi thui mừ////////

    Tiếng suối trong như tiếng hát xa.....
  9. BeastFromTheEast

    BeastFromTheEast Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/11/2002
    Bài viết:
    283
    Đã được thích:
    0
    Hì hì xì-líp-less là hoacuctay đó hả? j/k :D
    Bạn nhận xét về Marc Overmars cũng khá khít với ý của tớ đấy. Còn nữa, Overmars thường hoạt động rất hiệu quả trong khoảng 2/3 thời gian đầu trận đấu, liên tục khoét sâu xuống cánh, là nỗi khiếp đảm của các hậu vệ cánh thiếu kinh nghiệm. Tuy nhiên khi các hậu vệ dày dặn kinh nghiệm của đối phương thích nghi dần thì chính Marc lại thường không tìm được cách thích nghi. Tuy nhiên trận sau đó thì Marc lại hiệu quả như thường.
    Nhiều người vẫn còn nhớ cúp C1 năm 1996, Ajax Amsterdam gặp Bayern Munich. Lượt đi Overmarc sau những phút đầu liên tục cho hậu vệ Osei Kuffour của Munich ngửi khói đã tỏ ra bế tắc trước cầu thủ người Ghana này, Ajax đ-ành chịu hoà 0-0. Tuy nhiên ở trận lượt về Marc Overmars được sự trợ giúp của các đồng đội đã thực sự biến các hậu vệ của Bayern, trong đó có Kuffour, thành các anh hề và tàn sát đội bóng Đức với tỷ số 5-1.
    Ặc... nghe giọng tớ giống bọn phân biệt chủng tộc lắm à cúc-cu. Tớ không để ý mấy đến màu da đâu, sau này tớ cũng mê mệt anh chàng da màu Djalminha của Brazil đó thôi.(hì hì mà giả sử Kúc ngoài đời có nước da như gỗ mun thì tớ cũng không vì thế mà miệt thị đâu). Nhưng thực ra Ruud Gullit cũng có đen lắm đâu nhỉ, anh là con giữa 1 người Hà Lan chính gốc và một người Surinam chính gốc. Đen phải như ông Kuffour trên kia thì mới ghê nè. Nhưng nói chung màu da không quan trọng lắm, và dường như các cô gái tóc vàng Thụy Điển xinh đẹp cũng nghĩ vậy khi họ bầu chọn Ruud Gullit là cầu thủ hấp dẫn nhất Euro 1992 khi VCK diễn ra trên đất nước bán đảo Scandinavia này.
    Hi`x, dạo này đang phải viết cho xong bài tiểu luận. Khi nào have shjt done thì xin tớ tiếp tục với các vòng CK sau đó.
  10. aja_bar

    aja_bar Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    2.460
    Đã được thích:
    0
    Hic hôm nay lặn lội mày mò tìm đưọc cái topic của anh Beast, các bác nào có cảm hứng vào ngồi viết tiếp các trận đấu mà các bác xem Hà Lan nhé.

Chia sẻ trang này