1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dự án chế tạo kính thiên văn phản xạ. Hệ thống lại tài liệu hướng dẫn chế tạo tại website vietastro.

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Fairydream, 28/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Hoan nghênh Star of Sky tham gia chế tạo KTV PX.
    Anh sẽ gửi bột mài cho em. Mỗi thứ một ít, đủ cho 2 gương 100mm nếu tiết kiệm. Free.
  2. star_of_sky

    star_of_sky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    em đang có ý tưởng làm chân kính bằng gỗ chắc
    chân kính làm giống y hệt chân bằng kim loại nhưng chất liệu thì khác.
    làm như thế sẽ tiết kiệm được chi phí mua chân kính bằng kim loại , nhưng lại có thể chế tạo nhiều kích cỡ.
    nó đang được thực hiện trên bản vẽ...........................
  3. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0

    Đúng rồi, làm bằng gỗ dễ hơn, có thể to tuỳ ý. Nhưng đừng làm kiểu giá 3 chân như KTV nhỏ, nó rất yếu so với trọng lượng và kích thước kính. Em nên tham khảo trên các trang Web ATM xem các giá kiểu Dobsonian bằng gỗ .
    Đây là vài kiểu trong trang http://www.stellafane.com/atm/atm_select_scope/atm_select_scope.htm#Mounts cho KTV 6-8"
    [​IMG] [​IMG]
    Có một trang có cả bản vẽ chi tiết nhưng anh không nhớ rõ tên.
    Được lequangthuy sửa chữa / chuyển vào 17:05 ngày 29/07/2006
  4. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã mài bóng xong gương 100mm dành tặng anh em phía Bắc. Gương chưa tráng bạc. Anh em có thể kiếm chỗ tráng chuyên nghiệp không ?. Tôi vẫn chưa tìm được chất phủ bảo vệ lớp bạc, nhưng qua gương 1 sau gần 1 tháng vẫn chưa có dấu hiệu oxy hoá.
    Bạn Tú xem anh em nào có điều kiện lắp kính, cho địa chỉ, tôi sẽ gửi ra.
    Ảnh Test Ronchi gương 2
    [​IMG]
    Tôi cũng vừa chuẩn trực lại chiếc kính Newton của mình, thay gương PX thứ cấp bằng lăng kính PX toàn phần. Hình ảnh nét hơn thấy rõ. Chỉ tiếc là thời tiết lúc này tệ quá....
    Gương thứ cấp cắt từ gương soi, tẩy lớp sơn, lớp bạc không hiểu sao rất dễ bị oxy hoá so với gương tự tráng, dùng lăng kính tránh được khuyết điểm này.
    Được lequangthuy sửa chữa / chuyển vào 12:39 ngày 31/07/2006
  5. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Tối qua tôi đã mài tinh xong gương 150mm bằng đĩa ximăng dán gạch như kiểu của bạn ntqd. Chất lượng rất tốt, không khác đĩa dán xu thép. Chỉ có 2 vết xước nhỏ, ngắn vào cuối giai d0oạn mài tinh bằng bột oxid nhôm.
    Gạch thạch anh rất cứng, chỉ bị mài mòn rất ít. Tôi cắt từ một tấm gạch 30x30cm thành viên nhỏ khoảng 2x2cm . Do còn nghi ngờ gạch không tỉa lại, bấm cắt cạnh bằng kềm rất thô, tôi dán bằng ximăng vào đế đúc ximăng .
    Không ngờ chất lượng rất tốt, tôi nghĩ đĩa rất cứng, không có biến dạng dẻo như khi dùng keo epoxy và xu thép. Gạch khá dày so với xu thép nên độ bền xử dụng có lẽ khá cao, ít nhất dùng được 2-3 gương nữa. Đĩa dán xu thép chỉ dùng được 1 gương, qua gương thứ 2 là gây xước tùm lum.
    Các bạn có thể dùng thử, chỉ cần thận trọng, không để mẻ cạnh.
    Dùng theo tư thế gương (MOT) bên trên với bột thô thì hơi hao bột do bị rơi vào các rãnh. Theo tôi, khi phá thô bằng đĩa thép nên hơi sâu hơn yêu cầu một chút, để khi mài dùng tư thế dụng cụ bên trên (TOT) sẽ bù lại .
    [​IMG]
  6. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Mài bóng.
    Mục đích mài bóng là làm mất tất cả các vết rỗ do bột mài tinh để lại. Do đó mài tinh càng tốt, càng đỡ công mài bóng.( Gương thứ 2 tôi chỉ mất ½ thời gian so với gương 1.) Độ sâu mài bóng chỉ khoảng 10 micron nên các vết rỗ lớn và xước bạn bỏ qua ở công đoạn mài tinh cuối sẽ vẫn còn lại. Bạn phải cân nhắc thời điểm dừng mài tinh vì có nguy cơ tạo thêm xước khi mài càng tinh.
    Thao tác mài vẫn là Normal Stroke 1/3D với tư thế gương nằm trên.
    Trước khi tiến hành bạn phải ép nguội đĩa mài để bảo đảm đĩa và gương tiếp xúc tốt. Nhựa đường dù cứng vẫn có khuynh hướng chảy thấp xuống do trọng lượng của chính nó và làm đĩa bị bẹt ra. Một TL đề nghị dùng băng keo băng xung quang để chống chảy nhưng tôi thấy không tốt vì lúc đó biên đĩa lại cao thêm.
    Đặt gương nằm ngửa trên bàn, xịt một ít bột oxit sắt đã trộn nước lên, xoa đều lên mặt gương, đặt đĩa mài lên, dằn một vật nặng (khoảng 2Kg với gương 4?, gương lớn hơn, tuỳ theo tiết điện, bạn tăng trọng lượng lên.) lên trên. Ép khoảng 30?T.
    Khi mài ,đĩa và gương ?obắt? nhau khá chặt, bạn chỉ có thể ?ostroke? chậm và êm, khoảng 40-50 lần/ phút. Nếu cảm thấy gương bị trượt giật cục, bạn phải dừng ngay và ép lại đĩa (tiếp xúc không tốt).
    Nếu gương bắt quá chặt, bạn xem lại:
    - Dd bột oxid sắt quá loãng cần thêm bột vào dung dịch.
    - Đĩa quá mềm, các rãnh thoát bị lấp kín. cần xẻ lại rãnh hay đúc đĩa khác. Thường các rãnh bị lấp sau khoảng 4-6 h mài. Nếu thấp hay cao hơn là nhựa quá mềm hay quá cứng.
    Hai biện pháp làm nhẹ bớt độ bám là thêm một hai giọt nước rửa chén vào lọ dd bột mài và dùng dao rạch bề mặt nhựa thành lưới ô vuông khoảng 2mm.

    Nếu thời gian nghỉ giữa 2 lần mài quá lâu (hơn 1 tuần) hay ép nguội vẫn không làm tiếp xúc tốt, bạn phải tiến hành ép nóng. PP ép nóng giống hệt như ép nguội, chỉ có khác là bạn phải ngâm (hoặc nấu ) đĩa mài trong nước nóng khoảng 70-80oC. Bấm móng tay vào nhựa sẽ lún rất dễ. Vớt ra và ép như ép nguội.
    Khi mài gương số2, để tận dụng đĩa mài lần trước tôi cũng dùng PP ép nóng. KQ rất tốt.
    Lưu trữ đĩa mài :
    Các TL có các khuyến cáo rất khác nhau. Stellafane đề nghị cho vào hộp kín, không để bất kỳ thứ gì chạm vào bề mặt nó, lưu giữ nơi mát. TL Nga thì đặt gương úp lên đĩa và ngâm vào nước. Tôi đã thử cả 2 và nhận thấy nếu thời gian giữa 2 lần mài không dài nên chọn PP Nga vì không cần phải ép trước khi mài, đĩa luôn tiếp xúc tốt với gương.
  7. star_of_sky

    star_of_sky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    anh thuỷ có thể nói cho em sơ sơ về máy test chút được không.
    em bây giờ đang làm các dụng cụ hỗ trợ cho việc chế tạo kính nên đang cần thông tin về nó.
  8. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Anh đang viết lại phần máy Test, có lẽ tối nay hay ngày mai sẽ xong.
    Mài bóng xong phải KT chứ.
  9. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Sáng nay tiến hành mài tiếp kính sau một thời gian gián đọan vì những chuyện không tên.
    Sau khi mài theo đường kính đo bằng thước đạt độ sâu 1.15mm.gần bằng độ sau cần thiết là 1.17mm.
    Tiến hành mài theo dây cung vì không có đĩa thép bằng 1/3D của gương nên vẫn dùng đĩa thép 6cm để mài. Nhưng đây lại là nguyên nhân gây ra vấn đề.
    Độ sâu theo tính toán đo bằng Spherometer đường kính 8cm là 0.333. đo ban đầu thì phần tâm gương là 0.4mm còn phần gần biên là 0.3 lệch gần 0.1mm.
    Mài theo dây cung đặt tâm trục thép ở 1/4 D. sau chừng 15 phút đo lại bằng Spherometer thấy độ sâu ở các vùng gần bằng nhau nhưng cần phải mài tiếp.
    Lúc này đo lại độ sâu của tâm gương bằng thước thẳng thì hỡi ôi tâm gương sâu thêm, độ sâu lúc này là 1.2mm.
    Cứ nghĩ mài theo dây cung thì phần trung tâm sẽ không bị động đến nhưng do trục thép mài quá lớn 6cm so với đáng lẽ chỉ khoảng 5cm là đầu mối của vấn đề. Lúc này thì không tìm đâu ra trục thép khác nên dành mài tiếp chú ý không chạm đến phần trung tâm của gương nữa.
    Lần này phải rút kinh nghiệm cứ sau 1 vòng mài lại đo lại một lần chừng 20 phút thì phần trung tâm có độ sâu 0.35mm phần gần biên là trung bình 0.34mm. Nhưng lại có vấn đề tiếp phần trung tâm khi dịch chuyển Spherometer thì chính giữa gương có vẻ lại cao hơn ở vùng lân cận , kim nhích chút chỉ khoảng 0.005 mm. giờ cũng không biết sửa làm sao nữa hi vọng là khi mài tinh gương sẽ tự sửa.
    Độ sâu trung bình 0.34 đo bằng Spherometer là hợp lý với tính toán của độ sâu gương 1.2mm.
    Thế nhưng như Anh Thủy có nói trong tài liệu của Nga có nói để gần với dạng Parapole thì với gương D=150mm tỉ số chiều dài tiêu cự F/D nhỏ nhất là 8.08 để gương không phải sửa dạng cầu thành parapole.
    Tính với độ sâu giữa gương là 1.2 thì tiêu cự là F=1172mm F/D=7.8 hu hu thôi rồi.
    Không biết nên sử gương lại hay đúc đĩa mài tinh để mài với hi vọng gương sau khi mài tinh sẽ chuẩn hơn.
    Anh Thủy cho em hỏi khi mài thô có cần phải chính xác các thông số hay chỉ cần gần đúng rồi trong quá trình mài tinh và đánh bóng sẻ sửa tiếp.
  10. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    To Fairy
    Như vậy là tốt rồi. Không thể đạt dạng cầu đúng bằng đĩa thép. Sau khi mài bằng đĩa đúc, gương mới có dạng cầu đúng. Còn về tạo dạng parabol, tạm thời em đùng quan tâm, sau khâu mài bóng ta mới sửa dạng .
    To Star of sky
    Anh đã viết xong phần máy Test nhưng lại bỏ quên trên Cty, anh lại đang nghỉ phép, chắc thứ 2 mới post được.
    To ntqd
    Anh đang rảnh, cứ ghé nhà, anh sẽ thử gương và tráng bạc giúp.

Chia sẻ trang này