1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dự án chế tạo kính thiên văn phản xạ. Hệ thống lại tài liệu hướng dẫn chế tạo tại website vietastro.

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Fairydream, 28/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Quái lạ? 2 ngày nay chờ đĩa mài tinh.
    Mình trộn keo Epoxy theo tỉ lệ 1:10 (1 dung dịch axít màu vàng: 10 dung dịch keo trong suốt) được một hỗn hợp màu vàng trong. Làm đĩa mài bằng xu theo như hướng dẫn của anh Thủy. vậy mà chờ gần 2 ngày keo vẫn chưa khô, nó chỉ kẹo lại thôi nhưng vẫn còn mềm.
    (Mình trộn theo hướng dẫn của bạn star_of_sky)
    Chác là tỉ lệ trộn có vấn đề rồi, hay là gặp phải keo dỏm ?
    Anh Thủy ơi tư vấn dùm em ?
  2. dangthephuc

    dangthephuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0

    Keo của anh Fairy hình như giống keo của em, nhưng em pha theo tỉ lệ 1:3 ( hoặc 1:4 cũng được) thấy keo đông rất tốt, chỉ sau 4h là cứng hoàn toàn. Theo kinh nghiệm nhiều lần thất bại của em thì khi đúc đĩa mài tinh,trước tiên ta nên trét một lớp mỏng dầu ăn lên mặt lõm của gương rồi xếp các đồng tiền lên đó. Tiếp theo là trải keo epoxy lên đế ximăng, đợi khoảng 30 phút cho lớp keo tương đối đông lại (có thể kéo chỉ như mạch nha), khi lật ngược keo không bị chảy thì ta tiến hành ép bề mặt có keo này lên bề mặt gương đã đươc xếp sẵn các đồng tiền, sau đó chỉ việc chờ cho keo cứng lại. Cách này đảm bảo đĩa mài tinh copy đúng y bề mặt lõm của gương. Tuy nhiên cần chú ý lớp keo phải đủ mỏng để có thể dính được các đồng tiền mà không dính gương.
    Được dangthephuc sửa chữa / chuyển vào 10:19 ngày 07/08/2006
  3. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Test gương.
    Hai pp Test phổ biến nhất là
    - Test Foucault, cổ điển nhưng chính xác hơn tuy hơi khó xử dụng
    - Test Ronchi dễ thực hiện, nhưng mang tính định tính. Một số TG chỉ dùng Test Ronchi kết hợp thêm một chương trình phần mềm giả lập để có thể so sánh với thực tế.
    Máy Test giới thiệu ở đây rút từ trang http://www.stellafane.com/atm/atm_foucault_tester/atm_tester_main.htm , rất dễ chế tạo ở điều kiện nghiệp dư.Máy có thể thực hiện cả 2 Test, bạn chỉ cần thay đổi màn chắn phù hợp. Khi mới bắt đầu, bạn hãy dùng Test Ronchi để KT nhanh, sau đó có thể chuyển sang Test Foucaut để định lượng chính xác hơn các sai lệch.
    Nguyên lý máy Test :
    Nguồn sáng đặt tại tâm gương và Mắt đặt sau cửa sổ quan sát ngay phía trên nguồn sáng, và nhận tia phản xạ từ gương.
    Test Foucault : Chùm tia sáng phản xạ bị cắt bởi một cạnh dao có thể di chuyển dọc theo quang trục của gương Với gương cầu :.
    - Nếu cạnh dao đặt ngay tâm gương, (điểm hội tụ của chùm tia) nó sẽ không cản chùm tia sáng và ta sẽ thấy mặt gương sáng mờ, đều. Hình 3a
    - Cạnh dao di chuyển trước (hoặc sau) tâm gương, chùm tia bị cắt phân nửa trái ( hoặc phải) và ta có ảnh nửa đen. Hình 3b, 3c
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    Điều kiện để có ảnh đúng như lý thuyết (rất đơn giản, nhưng hơi khó thực hiện) là chiều dịch chuyển của dao phải đúng trên quang trục của gương. Bạn phải chỉnh rất thận trọng, tỉ mỉ cho đến khi có ảnh đúng.
    Với gương Parabol ta có thể xem gần đúng là nhiều vòng gương cầu có các bán kính tâm khác nhau VD: A là tâm phần giữa và B là tâm phần biên gương. Hình 4
    Ảnh nhận được tại các vị trí khác nhau trên quang trục Hình 5a
    [​IMG] [​IMG]
    Ta cũng dễ dàng xác định được chính xác tâm (hay nói đúng hơn là độ sai lệch tâm)của từng vòng tròn.
    Trong thực tế, ảnh thu được không rõ ràng, sắc nét như hình vẽ mà có chuyển tiếp sáng tối dần.
    Tôi cũng chưa từng mài tạo dạng parabol cho gương nhưng khi thử gương số1, các sai lệch bán kính cong taị các vùng khác nhau trên gương thể hiện rất rõ.
    Test Ronchi : Màn Ronchi là một tấm nhựa hay kính trong suốt có in các sọc đen. Tuỳ theo gương, số sọc thường từ 50-150sọc/ 1?. Màn Ronchi được đặt ngay trước nguồn sáng và mắt người quan sát. Hình ảnh nhận được là ảnh giao thoa giữa chùm sáng phản chiếu và sọc trên màn.
    [​IMG] [​IMG]
    Do đó nó phản ảnh chính xác hình dạng bề mặt gương :
    Gương cầu : các sọc thẳng đứng ở mọi vị trí.
    Gương Parabol : Trong tâm gương sọc cong vào, ngoài tâm sọc cong ra
    Gương hyperbol : Sọc giống như gương parabol nhưng sọc cong nhiều hơn.
    So sánh với hình ảnh từ một trong các chương trình giả lập, ta có thể nhận biết và hiệu chỉnh các sai lệch nếu có.
    Test Ronchi rất dễ thực hiện do không cần phải chuẩn trực thật chính xác, và ảnh Ronchi rõ, dễ xem hơn ảnh Foucault
    Chương trình giả lập tôi đang dùng là RonchiZ của Peter Smith rất dễ xử dụng, không cần cài đặt, chỉ giải nén và dùng. Bạn có thể load tại trang http://www.atmsite.org/contrib/Smith/RonchiZ/
    MáyTest gồm 2 phần :
    - Đế cố định
    - Bàn trượt mang nguồn sáng và màn che (Ronchi hay dao) có thể dịch chuyển:
    1/ Dịch chuyển tinh bằng trục vít ( 6mm) và đo được bằng đồng hồ Dial indicator hay đĩa số theo chiều quang trục
    2/ Dịch chuyển ngang để chỉnh cạnh dao cắt vào chùm tia phản xạ trong Test Foucault.
    Có thể bỏ qua phần giá đỡ đèn laser chuẩn trực, thực tế, nó rất khó dùng. Chuẩn bằng đèn Led của máy là đủ.
    Các bạn xem bản vẽ chi tiết tại trang web trên .Tôi không post lại vì sẽ choán nhiều chỗ.
    Các chi tiết thật ra không cần hoàn toàn chính xác theo bản vẽ. Các bạn chỉ cần chú ý thực hiện tốt 2 yêu cầu về chuyển động của bàn trượt là đủ.
    Để đo kiểm gương cầu, bạn chưa cần phải lắp Dial indicator hay đĩa số. Với trục vít ren M6 khi xoay một vòng bàn trượt sẽ dời đi 1mm.
    Màn Ronchi 100 sọc /1? bạn load tại trang http://www.stellafane.com/atm/atm_foucault_tester/images/atm_ronchi_screen.gif .
    Save vào đĩa đưa đến các cửa hàng chuyên về in, chế bản nhờ họ in trên film (chỉ mất vài ngàn đồng). Chú ý tỉ lệ cho đúng. Bạn có thể tăng gấp đôi kích thước để có thêm màn 50LPI
    Các chi tiết điện tử, giá rất rẻ, đèn Led 10mm, điện trở 10ohm 1/4w, công tắc, hộp pin bạn có thể mua tại chợ Nhật tảo TP HCM, hay các cửa hàng điện tử. Giá mỗi thứ chỉ khoảng 3000đ.
    Khi lắp nếu đèn Led không sáng bạn chỉ cần đổi 2 đầu dây đèn là xong.
    Nếu đèn Led loé sáng rồi tắt, đèn của bạn có công suất hơi thấp, bạn thay đèn khác và bỏ bớt 1-2 điện trở 10ohm để giảm bớt dòng điện qua đèn.
    Chúc các bạn thành công.
    Được lequangthuy sửa chữa / chuyển vào 12:57 ngày 07/08/2006
    Được lequangthuy sửa chữa / chuyển vào 13:00 ngày 07/08/2006
    Được lequangthuy sửa chữa / chuyển vào 13:03 ngày 07/08/2006
  4. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    To Fairy : Em nên trộn theo tỉ lệ thể tích người bán cho. Thường là 1/3 -1/5. Nên trộn thử một ít trước để xác đĩnh tỉ lệ đúng. Pha tỉ lệ quá lớn keo có thể bị cháy.
    Đĩa đã dán bị hư, em đốt nóng cho chảy và cháy hết keo cũ, đổ keo mới dính
    Dán keo theo kiểu của Phúc, coi chừng keo chảy xuống bít hết các rãnh. Theo anh nên ngửa đĩa lên thì hơn.
    Hôm qua tôi đã xem gương của Bạn Dũng ntqd. Bạn mài khá tốt, chỉ có vài vết xước . Mài bóng, do chưa có máy Test , gương có dạng cầu tốt, có một vùng lõm nhỏ ở tâm và hơi bị thấp biên (TDE). Chỉ cần ép nóng lại đĩa mài và mài tiếp bằng 1/4D Stroke để sửa dạng khoảng 1-2h nữa là xong.
    Bạn đã thử lắp vào kính và ngắm thử. Việc thử gương như vậy gọi là Star Test, là test có thể nói là nghiêm nhặt nhất, nhưng cũng khó thực hiện nhất do ãnh rất tối.
    Xin chúc mừng bạn Dũng ntqd. Và hãy "chia buồn" với tôi, chấm dứt "độc quyền" mài gương.
  5. star_of_sky

    star_of_sky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    xin lỗi anh fairy nha.
    hôm đó em ghi nhầm sang tỉ lệ của pha sơn bóng.
    em thấy không ai để ý nên em đã để vậy. thường thì người ta pha theo ti lệ 1:4. tức là 1 axit va bốn keo.
    nên lúc bán người ta cho 2 lạng axit màu với 8 lạng keo màu trong tương ứng với 2:8.
    nhưng anh fair pha theo ti lệ 1:10 là không đúng với lời em nói trước đây. có bài truớc em nói là pha theo tỉ lệ 3:10 nếu pha theo ti lệ này keo đông hơi chậm so với 1:4 nhưng không bị cháy keo. nhưng dù sao thì em cũng có lỗi làm tốn keo của anh...........................hihihihihih và còn tốn thời gian nữa chứ.
    và các bạn lần sau có pha thì pha theo tỉ lệ 1:4 la chính xác nhất
  6. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Hì tại mình cũng không chú ý lắm. Đã làm lại đĩa mới lần này thì có vẻ cho lại hơi quá tay keo đông khá nhanh.
    Chiều rửa mấy cái xu dính keo bằng Aceton không biết nó hòa tan keo thành cái hợp chất gì mà ăn tay ghê quá, chùi một hồi thì tay như bị bỏng rát quá.
    Sáng mai chắc có đĩa để mài tinh rồi.
  7. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Một số điều cần lưu ý trong khi mài tinh. Đây là một số lỗi thường mắc phải , rất khó sửa chữa.
    - Thường xuyên kiểm tra tiêu cự gương và thay đổi tư thế mài để giữ tiêu cự không đổi.
    Tư thế (MOT) gương nằm trên làm gương sâu thêm, f giảm.
    Tư thế (TOT) đĩa mài nằm trên làm gương bẹt ra, f tăng.
    - Hạn chế biên độ mài không quá 1/3 D để tránh làm thấp biên gương (TDE) rất khó sửa chữa vì bạn phải hạ thấp toàn bộ vùng giữa cho cân xứng.
    _ Kiểm tra và bo cạnh gương thường xuyên để tránh mẻ cạnh gây xước gương.
    - Cuối công đoạn mài tinh bạn có thể kiểm tra tiêu cự và hình dạng mặt gương khá chính xác bằng cách :
    Bôi một lớp dầu thật mỏng lên gương (nếu nhiều quá thì dùng giấy thấm bớt) để gương có thể PX ánh sáng.
    Hứng ảnh mặt trời trên 1 tấm giấy và đo tiêu cự gương.
    Nếu đã có máy test thì dùng máy để KT ảnh Ronchi. Ảnh hơi mờ nhưng có thể đánh giá được tiêu cự và hình dạng bề mặt khá tốt.
    Kết quả đo được có thể dùng để chuẩn lại spherometer.
    Nếu các sọc không thẳng, biến dạng là bề mặt gương không tốt, bạn xem và điều chỉnh lại cách mài và cách xoay gương và đĩa mài.
  8. star_of_sky

    star_of_sky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    cho em hỏi một chút:
    ảnh kiểm tra bằng test ronchi và focau thì đánh giá như thế nào vậy anh thuỷ
  9. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    So sánh ảnh thực và ảnh do RonchiZ cung cấp ta có thể đánh giá được bề mặt gương.
    Đây là một số ảnh Test Ronchi bề mặt chuẩn và lỗi tôi lấy từ một trang khác. Tuần tự các vị trí trước và sau tâm gương
    Mặt cầu chuẩn: Các sọc thẳng đứng. Ở gần tâm gương các sọc to ra và thưa hơn.
    [​IMG]
    Mặt paraboloit : Các sọc cong vào ở trước tâm và cong ra ở sau tâm.
    [​IMG]
    Mặt ellipsoit theo trục dài : Sọc cong ngược hướng với dạng paraboloit.
    [​IMG]
    Mặt hyperboloit : Giống như mặt paraboloit nhưng cong nhiều hơn
    [​IMG]
    Mặt cầu bị thấp biên (TDE) , ở biên gương các sọc bị cong
    [​IMG]
    Mặt paraboloit bị thấp biên
    [​IMG]
    Được lequangthuy sửa chữa / chuyển vào 14:07 ngày 13/08/2006
  10. star_of_sky

    star_of_sky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    ah
    anh thuỷ thử làm kính theo kiểu ca_xơ_granh về cái kính đó.
    nếu làm theo kiểu newton thì tiêu cự của kính quá dài sẽ khó cho việc lắp ráp.
    nhưng nói thì nói vậy nhưng theo kiểu ca_xơ thì vấn đề càng khó là khoét cái lỗ to tướng ở giữa kính
    nhưng nếu đúc phôi kính sẵn thì vấn đề đó sẽ giải quyết được. chúc anh thành công

Chia sẻ trang này