1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dự án chế tạo kính thiên văn phản xạ. Hệ thống lại tài liệu hướng dẫn chế tạo tại website vietastro.

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Fairydream, 28/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Em đã đọc rất kỹ mà sao lại không thấy đồng hồ đo Dial Indicator ???. Đồng hồ này có độ chính xác 0.01mm.
    Khi lắp vào đế tròn (spherometer) hay thước thẳng nó dùng để đo độ sâu và từ đó tính ra bán kính cong của gương.
    Có thể dùng biện pháp đơn giản hơn là dùng căn lá và thước thẳng, hay tệ hơn nữa là dùng giấy mỏng thay cho căn lá.
    Xếp 10-20 tờ giấy (láng mặt) , dùng thước cặp (mượn hay nhờ thợ cơ khí đo giúp) đo bề dày xấp giấy và tính bề dày 1 tờ giấy.
    Cắt giấy thành băng mỏng 5mm.
    Khi đo, đặt một xấp băng giấy lên tâm gương, dùng cạnh thước thẳng đặt theo đường kính gương.Thay đổi số tờ giấy trong cho đến khi có thể rút được 1 tờ ra mà không rách. Bề dày xấp băng giấy chính là độ sâu của gương.
    Dĩ nhiên là không chính xác nhưng là biện pháp rẻ tiền nhất.
    Em đã có phôi kính chưa ? Em nên bắt đầu bằng phôi đường kính 100mm dày ít nhất 10mm.
    Độ phóng đại của kính em phải đo và tính từ tiêu cự vật kính và thị kính chứ.
  2. chunhoc_yeuthienvan

    chunhoc_yeuthienvan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2006
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    chú thuỷ !
    em đã có phôi kính rồi ! của em có đường kính 100mm, dày khoảng 20mm ! em mua mất 35000 có màu ánh xanh !
    àh ! nếu có đo thì em đành dùng cách đo bằng thước vậy !cái đồng hồ đó tốn kém lắm !
    mà em thấy lúc mài bóng dùng giấy giáp rất tốt !em mài thử rồi !
    nhưng em chuyển từ mài thô sang mài bóng luôn ! em mài thử vào cái kính lúp hỏng !
  3. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Phôi dày đến 20mm sao em không cắt đường kính lớn hơn !
    Tôi đã thử dùng giấy nhám (ráp) nhưng không thể mài tinh được.
    Vài ngày tới tôi sẽ gửi bột mài cho Em.
  4. star_of_sky

    star_of_sky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    anh thuỷ em đã mài xong kính 7 cm rồi. không có indial để đo có lẽ tiêu cự em đo. tiêu cự bằng nào thì lắp bằng đó vậy.
    khi nào đủ tiền em mới làm cái 10cm nữa. bây giờ đành bó tay. còn khâu tráng bạc có lẽ còn phải chờ nữa.
    anh có biết thi kính thường có ở cửa hàng nào không nhỉ
    kính thì mài xong rồi nhưng chưa có thị kính. chán wá. nhưng tháng 10 sẽ xong thôi mà.
  5. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Em đã mài bóng xong rồi à ! Đã lắp máy Test và kiểm tra thử chưa. Nếu đã xong post ảnh lên cho anh em xem nhé.
    Gương chưa tráng bạc, em vẫn có thể lắp vào kính và ngắm thử ban ngày, ban đêm ngắm mặt trăng. Có thể ngắm các sao sáng, đó là start Test . Nếu thấy tốt em có thể tìm chỗ tráng gương hay tự làm lấy. Anh sẽ post bài lược dịch về tráng gương sau.
    Chúc em thành công !
  6. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Chuẩn trực Kính thiên văn Kiểu Newton.
    Kính không chuẩn trực đúng ảnh sẽ nhoè thậm chí sẽ tạo ảnh đôi khi quan sát các ngôi sao sáng.
    TL dưới đây tôi lược dịch từ trang http://www.bbastrodesigns.com/howtoalign.html của TG Mel Bartels.
    Bạn chuẩn bị một ống Chuẩn trực (Collimator) có đường kính bằng với thị kính thường dùng, chiều dài khoảng gấp 2. Bít một đầu ống, khoan một lỗ khoảng 5mm ở tâm đầu bít làm lỗ ngắm. Đầu kia dùng chỉ làm một vạch chữ thập đúng tâm ống.
    Đút ống vào ống Focus, và ngắm qua lỗ. Bạn sẽ thấy như hình 1
    [​IMG]
    Điểm ngắm chuẩn của bạn là vạch chữ thập và thành ống chuẩn trực (hay thành ống Focus). Tiếp đó là gương thứ cấp (diagonal), nhìn xa hơn là ảnh của : gương sơ cấp (primaire), gương thứ cấp, đáy ống Focus, vạch chữ thập và lỗ ngắm.
    Bạn thấy tất cả đều sai lệch so với các điểm ngắm chuẩn . Tuần tự chỉnh theo từng bước :
    1/ Chỉnh vị trí gương thứ cấp vào giữa tâm ống Focus. Nếu chỉnh không hết bạn chỉnh luôn cả thân ống Focus bằng cách chêm chân ống và khoá chặt lại.
    [​IMG]
    2/ Chỉnh ảnh của gương sơ cấp vào giữa gương thứ cấp bằng cách chỉnh độ nghiêng của gương thứ cấp. Các bộ giá đỡ gương thứ cấp đều có 3 vis chỉnh độ nghiêng này.( Giá tự chế không có vis chỉnh thì chỉnh bằng cách chêm chân. Tôi cũng dùng cách này)
    Gương sơ cấp mua thường có vòng chỉ tâm bằng nhựa dán tại tâm gương. Bạn chỉnh sao cho ảnh của tâm này đúng giữa vạch chữ thập. (Gương tự mài có thể chấm tâm bằng bút lông (dạ) đỏ. Tâm này nằm ngay vùng bóng tối của gương thứ cấp, nên tôi nghĩ không tẩy vết chấm tâm đi cũng chẳng sao !)
    Nếu không , bạn có thể canh theo vòng chu vi gương cũng được.
    [​IMG]
    3/ Chỉnh độ nghiêng gương sơ cấp sao cho ảnh của hay lỗ ngắm trùng với vạch chữ thập.
    Chú ý sau khi chỉnh ảnh của gương thứ cấp có thể không đúng giữa tâm nhưng điều này không quan trọng.
    [​IMG]
    Bây giờ kính đã chuẩn trực xong. Bạn thử ngắm lại vì sao ?ođôi? lúc nãy xem có gì khác không nhé. Ảnh các hành tinh, các chi tiết trên mặt trăng sẽ nét hơn và quang sai biên của thị kính cũng sẽ giảm bớt.
  7. star_of_sky

    star_of_sky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    anh thuỷ có thể thống kê một cách sơ lược từng tiến trình lại và tạo thàng một trang lớn để cho anh em chưa đọc có được kiến thức một cách hệ thống hoá về toàn bộ quá trinh để in ra thành tài liệu phổ biến cho dân nghiệp dư chúng ta
    chứ mỗi lần wen cái gì lại phải lên mạng lục lọi lại thì khổ lắm
  8. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Lúc này tôi đang bận hiệu chỉnh kính 150mm nên không thể viết tiếp được. Đã có một số thông tin rất hay về hiệu chỉnh các lỗi trong quá trình mài bóng và tạo dạng parabol. Tôi sẽ post lên trong vài ngày tới.
    Các bài đã post được viết dưới dạng nhật ký và trao đổi thông tin nên không có hệ thống. Tôi sẽ soạn lại khi rảnh hơn. Tạm thời em cứ lưu lại dưới dạng html hay word và in ra để xem cho tiện hơn.
    Thực ra ngoài mài gương còn rất nhiều vấn đề khác cần trao đổi thêm như lắp kính, giá kính,gương thứ cấp, ống focus, ghép thị kính, barlow..... Mong các anh em có kinh nghiệm cùng tham gia ý kiến.
  9. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Ông Lê Quang Thụy thân mến , ông đã mài xong guơng chưa? ông có thể liên lạc với tôi qua số đt 8336763 để lấy quà tặng như tôi hứa. Xin lỗi ông, tôi bận quá, không thể đi đâu đuợc.
    À quên, Ông bạn cứ hỏi tên tôi, nhưng phải bỏ số đi mới đuợc
    Được binh000 sửa chữa / chuyển vào 17:37 ngày 16/09/2006
  10. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Tôi vừa lắp xong KTV PX có gương parabol 150mm.
    Qua đánh giá bằng Test Ronchi và Foucaul KQ khá tốt. Đây là chiếc gương thứ 3, tuy đã có một số kinh nghiệm nhưng tôi vẫn mất khá nhiều thời gian và công sức cho những sai lầm mới. Lần tráng gương này, tuy vẫn dùng nitrat bạc tận dụng, nhưng đã có KN hơn nên lớp bạc rất đều và khá chắc. Nhân tiện kiểm tra lại Kính Newton tôi nhận thấy lớp tráng bạc vẫn tốt không có dấu hiệu mờ, xỉn dù chưa có lớp bảo vệ.
    Tôi sẽ post các kinh nghiệm thu nhận được trong khi mài gương này trong vài ngày tới.
    Start Test chưa thử được vì 2 ngày nay thời tiết TP HCM quá xấu, thử ngắm "địa văn" rất tốt. Độ KĐ khoảng 200x, tức là đạt mức trên trung bình cho gương PX tự mài( theo TG Mel Bartels) Hy vọng vài ngày nữa trời sẽ tốt hơn .
    Tôi đặt tên cho nó là Kính Tycho, để tưởng nhớ nhà thiên văn ngườ Đan Mạch Tycho Brahé, vào thời chưa có KTV, chỉ với các dụng cụ đo góc tự chế đã quan sát và ghi lại một lượng thông tin rất lớn và chính xác về quỹ đạo các hành tinh trong hệ mặt trời. Nhờ đó J.Kepler đã tìm ra 3 định luật về chuyển động của các thiên thể. Chấm dứt thời kỳ "trung cổ" của Thiên văn học.
    Tôi khâm phục tính kiên nhẫn, tài chế tạo và khả năng quan sát chính xác tuyệt vời của ông, cho dù ông có thể không là một thiên tài nổi tiếng. Rất xứng đáng khi tên ông đã được đặt cho một vành núi lửa sáng rực rỡ nhất trên mặt trăng.
    [​IMG]
    Giá kính bằng ván ép theo kiểu Dobson. Trông không có vẻ "hàng hiệu" như Kính Newton, nhưng có độ ổn định rất tốt. Hình ảnh hầu như không bị rung động. Tôi sẽ lắp webcam và hy vọng sẽ chụp được một vài tấm ảnh tốt. Tiếc là sao Mộc lúc này hơi thấp, rất khó xem nét trong bầu không khí sũng hơi nước của TP HCM vào mùa này.

Chia sẻ trang này