1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dự án chế tạo kính thiên văn phản xạ. Hệ thống lại tài liệu hướng dẫn chế tạo tại website vietastro.

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Fairydream, 28/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Xin mời Bác đến nhà em. Đang có sẵn 2 chiếc kính đang chờ Bác. Khi đi Bác chịu khó liếc mắt lên trời xem có ông sao nào không đã nhé . Có lẽ đến T12 trời mới trong được. Đành phải chờ thôi bác ạ.!!!
    To lsb108 : Em đừng nóng quá, mài gương không phải là chuyện ngày một ngày hai.
    Anh sẽ tính toán cụ thể rồi sẽ kêu gọi anh em giúp sức.
  2. lsb108

    lsb108 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2006
    Bài viết:
    189
    Đã được thích:
    0
    Cái tính em nó cũng hơi bị nóng, nhưng em nghĩ nếu mọi người hợp lực thì chắc cũng không khó làm. Quan trọng là ta có bắt tay vào việc thì rồi mọi cái khác sẽ xong thôi. Bắt tay vào thì việc xem như đã xong một nửa rồi mà bác. Gì chứ mỗi ngày em đều có thể giúp bác mài gương 1-2 tiếng. Thú thật với bác là em đang có cái dự định đi biển dài ngày. Nếu trên tàu của em mà có trang bị một cái kính thiên văn thì lậy chúa, "ta không còn mong ước gì hơn" (quote from donquisote).
    Nói thế thôi chứ bác thấy thế nào tốt thì làm.
  3. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Gương thứ cấp.(Secondary)
    Một vài tài liệu dùng thuật ngữ gương chéo (diagonal) vì nó được đặt nghiêng 45o so với trục quang học của Kính. Tôi thấy chính xác hơn vì không nhầm với gương lồi thứ cấp của kính Cassegrain, nhưng do thói quen?.
    Ta có thể dùng lăng kính phản xạ toàn phần hay gương phẳng tuỳ điều kiện và yêu cầu.
    Thật ra các kính TV chuyên nghiệp đều dùng gương phẳng vì :
    - Chùm tia sáng phải đi qua 2 lần bề dày lăng kính (ít nhất là 40mm)sẽ bị suy giảm cường độ và thêm quang sai. Quang sai khá lớn, đặc biệt với kính có tỉ số tiêu cự/đường kính nhỏ hơn 6 vì chùm tia hội tụ có góc rộng
    - Lăng kính phải chuẩn cả 3 mặt và góc nên khó chế tạo tốt như gương phẳng chỉ cần 1 mặt .
    Nhưng lăng kính có ưu điểm là dễ kiếm với chất lượng tương đối tốt (từ các ống nhòm cũ hay mua ở Cty TBTH ) và không bị suy giảm chất lượng theo thời gian do không có lớp phủ phản xạ (nhôm, bạc).
    Để có một gương phẳng tốt cần có phôi kính thật phẳng (kiểm tra bằng Interferance Test)và tráng bạc, nhôm thật tốt.
    Cả 2 điều này với điều kiện nghiệp dư đều khó thực hiện. Ta chỉ có thể nhờ cắt gương soi và tẩy lớp sơn bảo vệ bằng aceton hay xăng. Bạn có thể thử nhiều loại gương khác nhau để tìm tấm tốt nhất. Soi trước bóng đèn tube để đánh giá độ dày và khuyết tật trên lớp bạc.
    Tôi đã dùng thử cả 2 loại và nhận thấy nếu gương tráng bạc tốt ( hay lớp bạc còn lại sau khi tẩy sơn tốt) thì hình ảnh có vẻ sáng và nét hơn dùng lăng kính ống nhòm .Nhưng sau một thời gian ,đặc biệt là với gương tẩy sơn, độ sáng giảm đi .
    Kích thước gương thứ cấp : Với lăng kính bạn chọn theo kích thước mặt lớn.

    [​IMG]
    - f : tiêu cự gương sơ cấp
    - l : khoảng cách từ tâm gương thứ cấp đến mặt phẳng tiêu gương sơ cấp
    - d : đường kính vùng được chiếu sáng toàn bộ.Thông thường người ta chọn bằng đường kính ảnh mặt trăng tại mặt phẳng tiêu = 0.009 x f. VD với gương tiêu cự 1m, thì d = 9mm
    - a : chiều ngắn của ellise a = (D-d) x l / f + d
    Chiều dài của ellise b = a x 1,414
    Thường thì cắt dạng ellise rất khó. Bạn chỉ cần cắt dạng chữ nhật (a x b ) rồi dùng kềm cắt tỉa tròn 4 góc. Sau khi cắt tỉa xong mới ngâm vào aceton . Sau vài phút, dùng bông gòn tẩm aceton lau nhẹ lớp sơn đã bắt đầu rã. Một vài loại gương cũ dùng sơn tốt rất khó tẩy sơn, phải ngâm vài giờ và phải chà khá mạnh sơn mới chịu đi thì một phần bạc cũng đi theo. Bạn nên thử loại gương khác dễ tẩy hơn.
    Được lequangthuy sửa chữa / chuyển vào 20:07 ngày 09/11/2006
  4. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Spider.
    Spider là giá đỡ gương thứ cấp.Nó có tên gọi như vậy do hình dáng tựa như con nhện có 3(4) chân.Yêu cầu là phải vững chắc, không bị rung động và dễ chỉnh. Kết cấu spider chuyên nghiệp khá phức tạp và khó chế tạo với dân nghiệp dư.
    Lúc đầu, tôi chọn cách đơn giản nhất là dùng một bulông ren 5-6mm.Dán gương hay lăng kính vào một đầu . Khoan lỗ trên thân kính và dùng đai ốc siết giữ lại. (Xem hình). Spider như vậy chỉ có thể chỉnh được độ cao, còn góc nghiêng chỉnh rất khó.
    [​IMG]
    Loại spider cải tiến có 3 chân khá dễ chế tạo và hiệu chỉnh đơn giản hơn nhiều.
    [​IMG]
    Khi đã chỉnh xong, nhỏ vài giọt keo 502 vào giữa 2 lá thép và thân spider
    Lắp gương vào Spider rất đơn giản, chỉ cần dùng keo dán gương vào mặt vát của thân spider.
    Muốn lắp lăng kính do không thể dán trực tiếp ( mất phản xạ) ta phải chế thêm phần nối tựa như 2 chân đưa ra để dán vào 2 mặt trên và dưới của lăng kính. Chú ý chỉnh mặt lớn của lăng kính song song với mặt vát của spider.
    [​IMG][​IMG]
    Lắp spider vào ống kính. Chỉnh vị trí và độ nghiêng của spider theo bài chuẩn trực KTV. Khi đã hoàn toàn vừa ý, lấy dấu lỗ trên thân ống kính, khoan lỗ bắt vít chặt lại. Các lỗ khoan nên hơi rộng để có thể tinh chỉnh lại nếu cần.
    [​IMG]
  5. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Dự án chế tạo kính Cassegrain.250mm F/20
    Đây là dự án chế tạo kính phản xạ lớn của nhóm Yêu Thiên văn TP HCM.
    Kính Cassegrain có ưu điểm nổi bật là có độ mở tương đối F rất lớn trong khi chiều dài kính lại rất ngắn. Do đó:
    - Thuận tiện di chuyển, xử dụng
    - Cho phép dùng thị kính thường (Ramsden) tiêu cự dài thay cho các thị kính tiêu cự ngắn đắt tiền (Plossl, Orthoscopic) để quan sát bề mặt các hành tinh và sao đôi.
    Các kính thiên văn lớn tại VN (ĐH SPHN, TPHCM, Cần Thơ) và TG cũng là kính loại này.
    Tuy nhiên nó cũng có một số khuyết điểm :
    - Khó chế tạo, đòi hỏi độ chính xác rất cao. đặc biệt là gương lồi thứ cấp
    - Gương thứ cấp kích thước lớn để có thị trường đủ rộng lại làm tăng nhiễu xạ làm giảm độ tương phản của ảnh.
    Chế tạo loại kính này khá khó khăn đối với giới chế tạo KTV amateur TG, và với chúng ta, những người mới tập tễnh bước vào lĩnh vực này, thì đây thật sự là một thử thách lớn với chính mình,
    Chúng tôi xin mời tất cả anh em có hứng thú, cùng tham gia vào dự án này. Đây là một phần của dự án thiết lập một "đài" quan sát nghiệp dư của nhóm Yêu TV TP HCM.
    Phần thiết kế của kính sẽ được tuần tự post lên để anh em có thể góp ý.
    Được lequangthuy sửa chữa / chuyển vào 17:13 ngày 23/11/2006
  6. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Kết cấu Kính Cassegrain (hình vẽ)
    [​IMG]
    Chùm tia hội tụ phản xạ từ gương sơ cấp lại phản xạ lần nữa qua gương lồi thứ cấp và xuyên qua lỗ trên tâm gương sơ cấp. Gương lồi thứ cấp có tác dụng giống như thấu kính phân kỳ trong ống Barlow. Do đó tiêu cự tương đương của hệ thống f = f1 * G hệ số phóng đại của gương thứ cấp. Nhờ đó Kính Cassegrain có chiều dài ngắn hơn khoảng G lần so với kính Newton có cùng tiêu cự vật kính.
    Việc khoan lỗ kích thước lớn (4-5cm) tại tâm gương sơ cấp cũng tạo nên một số khó khăn
    - Gương dễ bị biến dạng sau khi khoan
    - Nhiễu loạn ảnh do nhiệt độ tạo dòng khí chuyển động liên tục tại vùng này.
    Chúng tôi chọn PPcải tiến của Coudé : Lắp thêm một gương chéo (diagonal) trước gương sơ cấp để hướng chùm tia hội tụ ra ngoài thành ống kính giống như kính Newton. Thiết kế này đã được dùng trong KTV 1,5m và 2,5m tại Thiên văn đài Wilson. ( Lúc này chắc các bạn cảm thấy cần thiết phải dùng phân biệt secondary và diagonal )
    Kính Cassegrain tiêu chuẩn có gương sơ cấp lõm dạng parabol và thứ cấp lồi dạng hyperbol. Chất lượng kính tùy thuộc vào độ chính xác của 2 gương này.
    Gương lõm có thể dễ dàng kiểm tra hình dạng bề mặt bằng Test Foucault quen thuộc, còn gương lồi lại là vấn đề lớn. Kính Cassegrain được phát minh vào TK 17, chỉ sau kính Newton vài năm, nhưng mãi đến cuối TK 19 mới bắt đầu được chế tạo rộng rãi nhờ PP kiểm tra gương lồi bằng ảnh giao thoa. Gương lồi được ghép hở với một gương lõm đã biết hình dạng chính xác (nhờ Test Foucaul). Khe hở giữa 2 gương tạo thành một nêm không khí. Nếu mặt cong 2 gương hoàn toàn giống nhau ta có các sọc giao thoa thẳng (như KT mặt phẳng của thủy tinh).
    Như vậy thay vì chỉ mài và KT 1 gương sơ cấp (kính Newton) ta phải mài và KT thêm 2 gương : gương lõm chuẩn và gương lồi thứ cấp.!!!!!
    Việc tạo dạng hyperbol lồi chính xác cũng rất khó. Dall-Kirkham đưa ra cải tiến : gương sơ cấp dạng ellipse (theo trục ngắn) và gương thứ cấp dạng cầu dễ chế tạo hơn. (TK http://www.rfroyce.com/cassegrains.htm )
    Kính này có quang sai dạng coma lớn hơn kính Cassegrain chuẩn, nhưng với gương sơ cấp có độ mở tương đối lớn hơn F/4 và độ mở toàn hệ thống lớn hơn F/15 thì mức quang sai này hoàn toàn chấp nhận được. Trong thiết kế ta sẽ chú ý đến ĐK này.
  7. lsb108

    lsb108 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2006
    Bài viết:
    189
    Đã được thích:
    0

    Em giữ 1 chân trong dự án này được không anh T. Mà dự án là như thế nào vậy anh, chưa thấy anh nói công việc là như thế nào cả, nên cũng không hình dung được rõ lắm.
    Anh cho em hỏi là nếu dân Amature chúng ta làm KTV thì cái kính to nhất có thể làm là bi nhiêu? Nghe nói ở Việt Nam có cái kính đường kính 40 cm?
  8. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Chúc mừng Bạn đã là thành viên nhóm chế tạo KTV TP HCM.
    Qua liên lạc trực tiếp tôi nhận thấy Bạn Vũ lsb108 rất nhiệt tình và hiện đang khá rảnh nên có thể giúp rất nhiều cho dự án.
    Tôi đề nghị bạn nhận công việc trưởng nhóm với trách nhiệm tham gia thiết kế và lập kế hoạch chi tiết cho dự án này.
    Kính TV lớn nhất VN hiện nay hình như là KTV Catadioptric 400mm của ĐHSP HN. Các bạn có thể xem hình do Fairy post tại topic Kính thiên văn. Trông thật hoành tráng. Đó là kính chuyên nghiệp. Trình độ và nguyên liệu tại VN chưa cho phép ta mơ đến cỡ đó.
    Thêm một lý do nữa là với điều kiện quan sát tại TP HCM, không khí ô nhiễm, bụi bặm và ánh sáng tán xạ, kính lớn hơn 300mm sẽ không phát huy tác dụng. Ta chỉ nên làm đến cỡ 250mm. Tức là còn bé hơn kính của ĐH Cần thơ (275mm) một chút.
    Tương lai, nếu có điều kiện lập Đài quan sát ở vị trí tốt, và nếu dự án này thành công ,ta có thể làm kính lớn hơn !!!
    Dân amateur TG đã làm được gương 1000mm !!!!
    Đây là giai đoạn thiết kế. Các bạn sẽ cùng tham gia thảo luận và đưa ra kế hoạch càng chi tiết càng tốt. Mọi người tùy theo điều kiện và khả năng sẽ nhận một hay nhiều công việc.
    Trưởng nhóm sẽ theo dõi tiến trình và hỗ trợ cho các thành viên nếu cần.
    Tôi ước tính tổng chi phí vào khoảng 2T ( cơm nhà, vác ngà voi!!!), chia đều cho 2 phần chính chế tạo gương và hệ thống chân đế.
    Các bạn nghĩ sao ???
    Tôi đang chờ ý kiến của các bạn : Tuấn,Phúc, Dũng, Tân....
    Các bạn ở xa không có điều kiện tham gia trực tiếp, có thể góp sức bằng cách tìm hiểu thêm thông tin và góp ý cho phần thiết kế chế tạo.
    Rất cảm ơn các bạn đã quan tâm.
  9. lsb108

    lsb108 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2006
    Bài viết:
    189
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn anh Thủy đã có lời giới thiệu về em "hoành tráng" như vậy. Không biết em có thể đóng góp như thế nào trong "dự án" này nhưng em sẽ cố gắng.
    Nói là "dự án" nghe lớn lao nhưng thực sự thì công việc của chúng tôi nếu thành công thì cũng chẳng là gì so với những thành tựu của thế giới cả (còn thất bại thì cũng xem như là có đóng góp vào phong trào thiên văn học "sơ khai" của VN )
    Hiện thì nhóm làm KTV đang chuẩn bị vật liệu và phác thảo công việc chung. Nhân vậy cũng muốn trao đổi với các bạn về ý tưởng và rất mong sự trợ giúp của các bạn trong quá trình thực hiện.
    @ anh Thủy
    em đã đặt mài xong 3 cái gương 250mm, có gì tối nay sẽ gởi sang cho anh
  10. sadnocry04

    sadnocry04 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2006
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Các anh làm em thấy phấn khởi trong lòng quá, làm KTV khúc xạ xong, và dựa vào lời đề nghị của anh Tuấn ( Fairydream ) em vào đây đọc thử thấy có nhiều tư liệu để tham khảo quá, nhưng lại ko có điều kiện coi hết do ra tiệm net mà xem. Do đó em mong các anh ai có thể gửi tư liệu vào hộp mail hay dạng download hoặc bất cứ thứ gì để đem về máy nhà xem ko.
    Được sadnocry04 sửa chữa / chuyển vào 12:22 ngày 28/11/2006

Chia sẻ trang này