1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dự án chế tạo kính thiên văn phản xạ. Hệ thống lại tài liệu hướng dẫn chế tạo tại website vietastro.

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Fairydream, 28/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Mài sửa dạng, theo dây cung bằng vòng thép 30mm. Kết quả không ngờ : chỉ sau khoảng 7-8'' mài, Kiểm tra lại độ sâu các điểm trên gương là 0.25 - 0.26mm.
    Tôi cũng muốn mài tiếp để hạ độ sâu còn 0.25mm, nhưng ngại sẽ làm biến dạng gương, Hy vọng trong khâu mài tinh bằng đĩa Epoxy đúc sẽ chỉnh lại đượcđộ sâu mong muốn mà không làm lệch gương.
    Tiến hành đúc đĩa Epoxy . Tôi dùng đế là một đĩa thép 100mm dày 10mm, theo kiểu Nga, còn trang Stellafan dùng đế thạch cao đúc cho nhẹ hơn nhưng thời gian chuẩn bị lâu hơn, mất cả tuần để thạch cao cứng hoàn toàn và phải bọc keo epoxy để chống thấm nước.
    Dùng phôi gương đang mài làm khuôn, bọc xung quanh gương dán hồ kỹ bằng băng giấy rộng 25mm, phủ mặt gương bằng một mảnh bao xốp mỏng cắt tròn. Tẩm dầu máy lên mặt gương, bao xốp và vòng giấy để chống dính keo, vuốt nhẹ mặt bao để đẩy các bọt khí giữa bao và gương ra hết. Trộn keo Epoxy, đổ lên bề mặt gương dày khoảng 5mm. Đặt đĩa thép lên mặt keo và chờ cho keo động cứng.
    Phải đến lần thứ 2 mới thành công. Lần đầu pha keo theo tỉ lệ như người bán cho biết thì keo quá mềm, để qua đêm mà vẫn còn dẻo. Đĩa thép chỉ rửa bằng xà phòng, không sạch hết dầu mỡ, keo bám rất kém, lột mạnh là tróc ra. Đĩa thép nặng, lún sâu vào không đều, đẩy keo trồi lên , lớp keo còn lại mỏng và dày không đều. Lần 2, tôi tăng tỉ lệ chất làm đông lên 1.5 lần, rửa đĩa thép bằng bông tẩm xăng cho đến khi bông không còn vết dơ, dùng keo 502 dán 3 mẩu nhựa nhỏ 3mm lên 3 góc đĩa để chống lún.
    Sau 4h keo cứng hoàn toàn, tháo khỏi khuôn, làm sạch ba dớ keo quanh rìa đĩa. Lớp keo khá cứng, đều đặn, in rõ những vân carô của bao xốp và có một số vết bọt khí nhỏ còn sót lại . Dùng cưa sắt cắt mặt đĩa thành mạng luới ô vuông 2.5cm hơi lệch tâm.
    Tối nay sẽ bắt đầu mài tinh (grinding) bằng bột carborundum mịn và oxid nhôm.
    Kết luận sơ bộ về công đoạn mài thô tạo dạng lõm cầu (rought grinding) :
    - Thuỷ tinh khá dễ mài, chứ không khó như tôi vẫn nghĩ. Chỉ sau vài phút mài, số đo đã thay đổi, nên thường xuyên kiểm tra để tránh mài quá mức.
    - Kích thước dụng cụ , trình tự mài nên theo đúng TL hướng dẫn (TL Nga) , tự thay đổi ( như tôi) sẽ tốn công sửa chữa mà KQ chưa chắc đã đúng ý mong muốn.
    Có bạn nào đã bắt tay vào làm thử chưa ? Độc diễn mãi , tôi thấy hơi nản. Mong là sẽ có nhiều ý kiến trao đổi.
    Ngày mai tôi sẽ post lên một vài ảnh chụp quá trình đã làm.
  2. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Anh quangthuy ơi, kết quả mài tinh thế nào rồi anh, tốt chứ ? Em đang trông nè, anh post ảnh lên để mọi người xem với, đọc bài viết của anh rất chi tiết nhưng hơi khó hình dung chính xác. Chúc anh thành công !
  3. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi các bạn, trong bài ngày 3/6 tôi đánh máy nhầm 2 chỗ :
    - Thời gian mài sửa dạng bằng vòng thép 30mm là 7-8 phút ( không phải là 7-8")
    - Độ sâu mong muốn là 0.225mm ( không phải là 0.25mm).
    Một vài hình chụp trong quá trình mài.
    Hình 1- Kiểm tra độ sâu (bán kính cong của gương) bằng spherometer.
    Hình 2 - Phôi đang mài phá và các vòng thép.
    Hình 3 - Đế spherometer
    Hình 4 - Đĩa mài tinh đúc epoxy
    Hình 5 - Mài tinh.
    Hình 6 - Bàn xoay và dụng cụ. [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
  4. chunhoc_yeuthienvan

    chunhoc_yeuthienvan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2006
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    em nói thế này có vẻ hơi ngốc nhưng mọi người xem thử có được không !
    em thấy cái mắt kính viễn hoặc kính cận chưa cắt có một mặt lõm đấy ! sao mọi người không lấy cái đó về rồi tráng bạc mặt lõm để làm gương !mình có thể đặt họ làm to ra và lõm vào ít hay nhiều tuỳ ý chứ !
  5. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Tối 3/6 và ngày 4/6.
    Tiến hành mài tinh bằng đĩa epoxy.
    PP mài tinh, TL Nga không chi tiết nên tôi dựa theo trang http://www.stellafane.com/atm/atm_grind/atm_fine.htm.
    Việc trình bày chi tiết có lẽ không cần thiết vì trang Web trên nói rất rõ. Chỉ một chi tiết làm tôi hơi ngán : tổng thời gian dành cho công đoạn này khoảng 10-14h với gương 6-8", tuỳ theo cách mài, bột mài. Trong khi tôi chỉ có bột carborundum tự chế và bột oxid nhôm "không số". Độ mịn khác nhau lớn (soi qua kính 40x) nên thời gian mài tinh chắc phải lâu hơn.
    Đúng như dự đoán, sau tổng cộng 2h mài, bề mặt rất đều nhưng vẫn không vượt qua được Pencil Test : Vùng giữa gương vẫn chưa tiếp xúc tốt với đĩa mài. Tôi đã dùng Normal Stroke 1/2D và gương nằm dưới mà vẫn chưa đạt KQ mong muốn.
    Nếu mỗi ngày mài 1h, CN 3h thì có lẽ phải mất hơn tuần mới xong công đoạn này.
    Tôi đang tìm hiểu thêm thông tin trên một số trang Web khác nhằm rút ngắn bớt công đoạn "khổ ải" này.
    Nếu hoàn thành tốt dự án, chúng tôi sẽ viết lại chi tiết hơn (dịch đầy đủ các TL tham khảo đã áp dụng thành công).
  6. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Ồ, nếu là kính mắt thì làm sao đạt đến đường kính như thế kia được bạn.
    To lequangthuy: Người trong bức ảnh là ai thế bác ?
  7. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Ý tưởng của Bạn rất đúng (Bạn khiêm tốn quá). Nhưng bán kính cong của kính mắt quá nhỏ, khoảng 10-15cm, do đó không dùng làm vật kính tiêu cự dài được.
    Còn đặt làm kính theo ý mình muốn, tôi đã trao đổi qua với bạn Fairydream, có lẽ công nghệ mài kính mắt phổ biến ở VN chỉ phù hợp với kính kích thước và bán kính cong nhỏ.Nếu phải điều chỉnh công nghệ cho một đơn hàng quá nhỏ thì không kinh tế.
    Có một bạn, cũng là thành viên của diễn đàn, cho biết là có chỗ mài kính nhưng khi tôi đặt làm gương lõm, về mặt công nghệ thì đơn giản hơn, thì bạn ấy hẹn sẽ trả lời sau... và đến giờ cũng chưa thấy.!!
  8. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Cái này ngoài lề nhé.
    Con trai tôi. Lê Quang "Mít Anh", HS lớp 5
  9. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Sau khoảng 30'' vượt qua được Pencil test.
    KT bằng spherometer ở nấc 80mm KQ 0.40mm, đạt tiêu cự mong muốn.
    Nhưng soi dưới kính lúp chất lượng bề mặt gương vẫn không đổi.
    Các rỗ, vết xước vẫn như cũ, tức là đã đến lúc thay bột mài mịn hơn, thứ mà tôi không có.
    Thử dùng bột oxid nhôm "không số" mài tiếp 30'' nữa. Soi bề mặt không thấy cải thiện hơn.
    Như vậy là cỡ hạt chênh nhau nhiều, bột oxid nhôm không đủ khả năng phá các vết do bột mài trước để lại.
    Nếu mài tiếp không biết đến bao giờ mới xong và bao nhiêu bột oxid nhôm mới đủ.
    Qua tham khảo một số TL khác tôi có vài TT :
    - Trong khi mài gương lớn bằng đĩa gạch (tile) họ phải thường xuyên lát gạch lại mặt đĩa do bị mòn, hỏng.
    - Khi mài rất tinh, họ dùng thêm miếng dán trên mặt đĩa để tốc độ mài nhanh hơn.
    Như vậy là bề mặt sau khi chuẩn cầu họ vẫn có thể lát thêm vật liệu mới lên mặt đĩa mài mà không ảnh hưởng CL.
    Tôi QĐ thử dán giấy nhám (ráp) lên mặt đĩa thay cho bột mài. Giấy nhám cũng làm từ bột mài corundum, có sẵn và đủ số theo yêu cầu.
    Đang có giấy 320Grid (32micron) tôi cắt theo dạng ô vuông của đĩa mài và dán lên.
    Chuyển tư thế mài : gương nằm trên.
    Sau 15'' mài với nước ( chẳng thấy bụi, mùn gì tạo ra cả ) lau khô và soi nghiêng dưới đèn tube, tôi nhận ra có vài vùng khác biệt:
    Hơi sáng hơn, bóng hơn chỗ khác đúng như TL Nga đã đề cập trong phần KT khi mài tinh. Soi bằng kính lúp, vùng đó mịn hơn hẳn và trong hơn vùng khác.
    Như vậy là giấy nhám có hiệu quả. sờ mặt giấy nhám không thấy bị mòn .
    Tối nay tôi sẽ dùng giấy 220Grid ( 63 micron) để mài lại và sẽ tuần tự dùng cỡ 320 - 600 grid - và đến bột oxid nhôm.
    Hy vọng là sẽ không làm biến dạng gương (loạn thị).
  10. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Tối 6/6/06.
    Mài tinh bằng đĩa epoxy dán giấy nhám 180.
    Nhờ chú em mua giấy 220 loại tốt, chú tha về giấy 180 Trung Quốc 500đ/ tờ, (giấy Nhật 5000đ), bí quá đành xài tạm vậy.
    Dán hết bề mặt đĩa chỉ mất khoảng 1/5 tờ giấy.
    Sau 1h30'' mài theo kiểu Normal stroke 1/3D, cứ 30'' dừng lại KT.
    Mài hầu như không có tiếng động, không bụi bẩn, chỉ ướt nước nhưng cũng rất ít.
    KQ rất tốt : bề mặt soi dưới kính 20-40X mịn hơn hẳn, các vết xước mất hẳn, vết rỗ thu nhỏ lại.
    Vùng sáng soi nghiêng dưới đèn tube mở rộng hơn.
    Cũng vừa kịp lúc giấy nhám bị mòn hạt,bở giấy ra ( tiếng mài lúc đó ồn hơn trước nhiều - đây có thể dùng là dấu hiệu báo giấy đã hỏng?)
    Mức 180grid như vậy có lẽ là đã đủ. Tôi chuyển sang dùng giấy 320 grid của Nhật.
    (Lớp giấy và keo cũ tẩy bằng xăng rất dễ dàng.)
    Hy vọng kết thúc giai đoạn này trong 3 ngày tới.

Chia sẻ trang này