1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dự án chế tạo kính thiên văn phản xạ. Hệ thống lại tài liệu hướng dẫn chế tạo tại website vietastro.

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Fairydream, 28/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Tính toán hệ thống quang.
    Các công thức dưới đây dựa theo cuốn How to make a telescope của Jean Texereau
    Gương sơ cấp và thứ cấp lần lượt có :
    D1, D2 : Đường kính. f1, f2: Tiêu cự . r1 = 2f1, r2 = 2f2 Bán kính cong
    p : Khoảng cách giữa gương thứ cấp và tiêu điểm gương sơ cấp F1
    p?T : Khoảng cách giữa gương thứ cấp và tiêu điểm hệ thống
    e : Khoảng cách giữa gương sơ cấp và tiêu điểm hệ thống
    d : Khoảng cách giữa gương thứ cấp và gương sơ cấp.
    Độ phóng đại của gương thứ cấp G = p / p?T (xem hình vẽ trên ).
    [​IMG]
    p = (f1 + e) / (G + 1)
    p?T = G * p
    r2 = 2p * G / (G ?" 1)
    D2 = D1 * p / f1
    Ở đây ta bắt đầu làm quen với hệ số biến dạng b của đường conic hay hệ số conic, đặc trưng cho độ biến dạng của conic so với đường tròn. Tất nhiên là b của đường tròn là 0,
    b > 0 : ellipse nhọn ( theo trục dài)
    -1 < b < 0 : ellipse tù ( theo trục ngắn)
    b = -1 : Parabol
    b < -1 : Hyperbol
    Theo Schwarzschild để có quang sai ở mức thấp nhất, khi biết b1 của gương sơ cấp thì
    b2 = ( 1+ b1) * r1 / ( r1 ?" 2d) * ( G/ (G -1)) ^ 3 - ((G +1) / (G -1))^3
    Hay tính ngược lại khi đã biết (hay có sẵn) b2
    b1 = r2/r1 * ((G -1)/ G)^4 * (((G +1) / (G -1))^2 + b2 ) ?" 1)
    Để tiện tính toán và điều chỉnh thông số của kính, ta có thể đưa các công thức này vào file Excel.
    Chọn các thông số chính :
    D1 = 250mm do phôi kính chỉ dày 19mm. Đây là cỡ lớn nhất có thể làm được (theo Mel Bartel), nhưng phải hết sức thận trọng tránh làm biến dạng gương gây loạn thị.
    Độ mở gương so cấp F/5, độ mở cả kính F/20 để giảm coma. G = 4
    b2 = 0 ( kính Dall-Kirkham)
    e = 125mm, m = 200mm ( tiêu điểm hệ thống cách thành ngoài ống kính khoảng 60mm)
    Nhập dữ liệu vào bảng tính Excel, ta nhận được
    Gương thứ cấp D2 = 55mm, r2 = 733mm,
    Gương sơ cấp dạng ellipse có b1 = -0,7422
    p = 275mm p'' =1100mm d =975mm l =900mm n =75mm
    Như vậy thân ống kính có đường kính ngoài khoảng 280mm. dài khoảng 1100mm.
    Ống có thể làm bằng tole tráng kẽm 0,5mm cuốn lại hay bằng giấy bồi dày 5mm.cho nhẹ. Ống giấy bồi có lẽ không bền chắc nhưng sẽ không bị hiện tượng rung động thành ống khi xoay bằng motor.
    Gương thứ cấp sẽ dùng phôi dày 5-10mm. Sẽ tiến hành mài đồng thời 2 gương lồi và lõm để có cùng bán kính cong r2: gương này sẽ là đĩa mài đối với gương kia. Ta sẽ có cả 2 gương một lúc.
    Việc mài bóng sẽ thực hiện riêng rẽ, gương lõm làm chuẩn trước và gương lồi sơ cấp sau trên máy mài tự chế ( cũng gần xong).
    Xin lỗi, tôi type sai nhiều chỗ, phải sửa lại.!
    Được lequangthuy sửa chữa / chuyển vào 17:09 ngày 28/11/2006
    Được lequangthuy sửa chữa / chuyển vào 08:52 ngày 29/11/2006
  2. chunhoc_yeuthienvan

    chunhoc_yeuthienvan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2006
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    chú thuỷ giỏi thật !
    tiếc là em không ở bên đó ! nếu không em sẽ thường xuyên tới nhà chú đấy !
    em muốn hỏi một điều ! sao cái gương lồi thứ cấp nó lại hội tụ tia sáng đi tới vậy ! em tuởng nó sẽ phân kỳ chùm tia đó chứ !
    tại em chưa học đến phần ánh sáng nên chưa rõ lắm ! em chỉ mới tìm hiểu qua !
  3. ntqd

    ntqd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Theo em thì phần ống nên làm hình lục giác, khung thì bằng ống thép vuông mỏng rồi ta sẽ ốp ván 0.5mm ở ngoài.
    Như vậy thì ống sẽ chắc chắn hơn, gương thứ cấp dễ điều chỉnh.
    Hiện giờ thì em cũng chuẩn bị làm kính theo chuẩn Cassegrain
    với D=150mm(vì nhà hơi chật nên không dám làm cỡ lớn hơn)
    F/20. Dù biết là khó nhưng em vẫn làm, coi như đó là một thử thách lớn cho mình.Khoảng tháng 1 em bắt đầu thực hiện kế hoạch, nếu có khó khăn hy vọng anh sẽ giúp đỡ.
  4. Red_fanatical

    Red_fanatical Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    1.460
    Đã được thích:
    0
    Vì chùm tới nó là một chùm hội tụ vậy thôi
  5. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    To Sadnocry04
    Tôi không có thời gian tập hợp tư liệu như đã tính. Bạn chịu khó copy lại từng trang vậy. nếu đọc được tiếng Anh và ở TP HCM, bạn có thể ghé nhà tôi copy cuốn How to make a telescope , đây là TL kinh điển của giới ATM TG.
    To chunhocyeu thienvan.
    Tôi không giỏi đâu ( nghe như thầy giáo khen học trò vậy !!!), chỉ chịu khó thôi.
    Gương lồi thứ cấp vẫn hội tụ chùm tia được dù tiêu cự ngắn hơn gương sơ cấp nhờ khoảng cách khá xa gương sơ cấp. nếu dời 2 gương gần nhau hơn, chùm tia phản xạ sẽ chuyển sang phân kỳ.
    To ntqd
    Cảm ơn góp ý của em, anh không thích dùng ống gỗ vì nặng và không thẩm mỹ lắm.
    Spider dành cho kính này phải làm nghiêm chỉnh hơn, không sơ sài như 2 kính Newton của anh.
    Nếu làm kính Cassegrain, em phải đặc biệt chú ý đến Test Foucault ( Test Ronchi không đủ chính xác, không định lượng )
    Và nên làm quen với CT Figure XP. Anh cũng mới bắt đầu tìm hiểu thôi.!!!
    Tham gia dự án này, em sẽ có nhiều kinh nghiệm cho dự án riêng của mình.
    Chúc em thành công.!!!
    To Red fanatical
    Tôi vẫn chưa nghĩ ra cách lật hình của bạn.
    Bạn "bật mí " được không ???
    Cái này dùng cho finder rất tiện. finder ngược hơi khó dùng.
  6. sadnocry04

    sadnocry04 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2006
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    bác Thuỷ ơi cho em xin cái địa chỉ, em pm bác rồi mà.
  7. ntqd

    ntqd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0

    Thành công rồi các bạn ơi. Tôi đã chụp hình được qua kính thiên văn phản xạ . Vì chụp bằng wedcam nên hình hơi tối.


    [​IMG]
    [​IMG]
    Được ntqd sửa chữa / chuyển vào 20:16 ngày 03/12/2006
  8. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Chúc mừng thành công của Dũng ntqd.
    Anh cũng đạt KQ tương tự, nhưng không thật sự hài lòng cho lắm vì độ phân giải và tương phản thấp. Ảnh kém xa so với xem thực trên kính. Đặc biệt là ảnh bị lóa nặng khi diện tích vùng tối lớn hơn vùng sáng. Phần mềm đi kèm Webcam không xử lý cân bằng trắng được. Màn CCD hơi nhỏ, chỉ quan sát được một phần nhỏ MT, không xem toàn cảnh d8ược.
    Dùng máy ảnh chụp phía sau thị kính thì tốt hơn, nhưng rất khó canh cho tốt.
    Không biết CCD chuyên dụng như của Đôn thì ra sao ???
  9. lsb108

    lsb108 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/07/2006
    Bài viết:
    189
    Đã được thích:
    0
    Từ hôm nay, topic sẽ có thêm một lượt bài mới về quá trình làm KTV Cassagrain (ko biết có đúng ko) của nhóm YTV tp HCM. Anh Thủy có đề nghị các thành viên bốt bài cho topic thêm phần sinh động với hy vọng kết quả của "dự án" sẽ thành công. Mong mọi người có thể góp thêm ý kiến đóng góp để cái K nó thêm phần hoành tráng
    Nhiệm vụ là mài kính nên mô tả lại sơ sơ về cái công việc tuy đơn điệu nhưng cũng hơi dzui dzui này. Cụ thể là mài một phôi kính có đường kính 250mm, dầy 19mm để làm gương lõm. Mài một mặt có dạng phẳng và mặt còn lại thì lõm vào 3mm ở tâm gương mài. Các mô ta sẽ chia làm 2 phần. Phần một là phương pháp mài gương và phần hai là một số kinh nghiệm có được trong quá trình mài.
    1. Phương pháp mài gương
    1.1 Mài mặt phẳng
    ---Cái mới ở lần mài gương này so với các gương mà anh T đã mài là phải mài thêm một mặt phẳng (theo a T là để triệt tiêu tác động nhiệt dung riêng của gương, làm cong vênh trong lúc phá lõm). Do đó, phương pháp mài là dùng 2 phôi gương giống nhau, một gương là gương mài (đúng hơn là gương được mài), gương còn lại có tác dụng như một đĩa mài. Sau khi mài gương được 15'''' thì vai trò của 2 gương sẽ thay đổi cho nhau. Quy trình thực hiện như sau
    a. cố định 1 gương trên bàn mài (gương A), gương còn lại làm đĩa mài (gương B).
    b. đẩy đĩa mài lên xuống một đoạn bằng với đường kính của gương (trong trường hợp này là 250mm) sao cho tâm của đĩa mài (gương B) trượt lên trượt xuống trên cạnh trên và cạnh dưới của gương mài (gương A).
    c. đẩy 15 cái thì xoay gương mài (gương A) một góc 10-15 độ rồi tiếp tục sự nghiệp đẩy tới đẩy lui. Chú ý là góc quay này nên được tuân thủ qua các lần xoay(có thể có sai số lúc quay gương một góc nhỏ nhưng ko được quá chênh lệch, điều này rất quan trọng trong việc tạo mặt gương đồng dạng)
    Sau 15'''', đổi ngược vị trí 2 gương, nghĩa là gương A trở thành đĩa mài, còn gương B lại thành gương mài. a,b,c được lập lại.
    1.2 Mài phá lõm.
    Sau khi mài tạo phẳng 2 gương, chọn một gương ưng ý để phá lõm.
    a. cố định gương trên bàn mài
    b. Dùng một đĩa mài sắt, đường kính khoảng 100mm (chính xác thì phải hỏi anh T con số) tì lên gương mài đẩy lên đẩy xuống một quãng sao cho cạnh trên của đĩa mài trượt đến đúng cạnh trên của gương mài lúc đẩy lên và cạnh dưới đĩa mài trượt đúng đến cạnh dưới của gương mài lúc đẩy xuống ( lưu ý lại một lần nữa là quãng đẩy ở cả mài phẳng và mài phá lõm được quy định cụ thể, không có chuyện đẩy lút cán). Dĩ nhiên là cho phép sai số nhỏ. Số lần đẩy là 15 lượt (1lựơt = lên+xuống).
    c. Xoay gương mài một góc 10-15 độ. Tiếp tục lại bước b, đẩy gương lên xuống 15 cái. rồi cứ thế đệ qui c
    Phần 2. Một số kinh nghiệm rút ra được trong quá trình mài gương như sau:
    2.1 Về bàn mài, ghế mài.
    ---Tìm một bàn mài có cao độ thích hợp là một việc khá quan trọng. Tư thế ngồi mài thuận lợi giúp đẩy nhanh tốc độ. Tôi thuận lợi là có một bàn mài khá vững, cao tới gối và một ghế to, khi ngồi cũng rất vững chắc. Cao độ của bàn mài và ghế nhu vậy giúp ngồi chắc, thoải mái, rất dễ đẩy gương. Tôi mài gương khá nhanh có lẽ là do sự chuẩn bị ban đầu có phần thuận lợi này.
    2.2 Bắt vít vào bàn mài để cố định gương mài
    Bắt vít vào bàn mài để cố định gương trong lúc mài cũng phải mày mò một lúc mới có được phương thức tối ưu. Đó là chỉ dùng 2 vít, bắt vào 2 đầu nam bắc của bàn mài cách nhau một khoảng gần bằng đường kính của gương. Trong trường hợp này, gương mài có đường kính 250mm thì tôi bắt 2 vít cách nhau một khoảng là 240mm mà thôi. Lý do là gương ko hoàn toàn có hình tròn, đôi chỗ độ cong xai lệnh, ko nhất thiết là 250mm. 2 vít cách nhau một khoảng 240mm cũng đủ để cố định gương ở mọi lần xoay gương (chính vì phải xoay tròn gương mài, cho nên nếu đương kính gương ko đồng nhất thì việc bắt 3 vít để cố định gương là ko thuận lợi, càng khó khăn hơn với 2 gương mài khác nhau)
    2.3. Tay cầm của đĩa mài sắt.
    ---đĩa mài sắt dùng để phá lõm có đường kính vào khoảng 100mm (đường kính chính xác là bao nhiêu thì phải nhờ anh T tư vấn giúp). Ban đầu anh T đưa đĩa mài này có một chốt ở tâm có thể cầm được bằng 1 tay để mài gương. Anh T có khuyên nên thay một tay cầm dài hơn để có thể nắm bằng 2 tay. Điều này rất quan trọng, khi mài bằng 2 tay sẽ có lực rất mạnh, hơn nữa, còn đỡ mỏi. Chiều dài lý tưởng của tay cầm là ta có thể nắm vừa đủ tay cầm trong lòng bàn tay, có thể cao hơn cũng ok.
    2.4. Rắc bột mài và rửa nhờn.
    --- Khi mài một thời gian sẽ xác định được lượng bột mài vừa đủ cho một đợt. Lưu ý là nên mài cho bột ít sạn, lúc đó trên bề mặt có một lớp sình nhờn. Phải rửa hết lớp sình này đi mới rắc bột mài mới. lớp sình này nếu ko rửa sạch sẽ làm giảm ma sát của bột mài cũng như phân tác lực mài, làm giảm công năng.
    Kết quả.
    sau khoảng 3 tiếng thì mài phẳng xong. tuy nhiên, bề mặt lại ko phẳng đều. Lý do có thể là do tôi đã xoay gương một góc quá lơn trong lúc mài phẳng, có thể là gần 45 độ
    Sau khoảng hơn 10 tiếng thì tôi phá lõm xong. Có điều là vì bất cẩn nên mài quá hớp, tâm gương sâu đến 3,6 mm so với cạnh gương, vượt quá yêu cầu 0.6 mm, tệ hơn nữa là mặt gương cũng ko lõm đều (hy vọng mài tinh có thể khắc phục). Nguyên nhân cũng có lẽ là do lúc đầu xoay gương một góc khá lớn (sau đó anh T có nói là chỉ nên xoay một góc 10-15 độ thì mới điều chỉnh lại), thứ nữa là do lúc rắc bột mài mới thì quên là vị trí gương hiện hữu là đã được mài hay chưa, nên một số chố có thể mài nhiều, trong khi chỗ khác thì mài ít đi.
    Kết quả cũng chưa ok lắm. Hy vọng là anh T có thể khắc phục. Đợi anh đúc đĩa mài tinh. Trong thời gian chờ đợi, chuẩn bị đĩa gỗ làm nòng./.
    Được lsb108 sửa chữa / chuyển vào 04:59 ngày 11/12/2006
  10. dangthephuc

    dangthephuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Theo anh lbs mô tả thì em đoán có lẽ anh chưa có bàn xoay nên khi mài phải xoay gương (thay vì xoay bàn) Em nghĩ để quá trình mài gương được dễ dàng thì bàn xoay là vật không thể thiếu, cái này ta có thể làm bằng cách bắt 1 con vít nhỏ lên giữa bàn rồi để lên đó một tấm thớt tròn sao cho tấm thớt không quá ghềnh nhưng lại có thể xoay dễ dàng. Lúc này ta chỉ cần đặt ương lên trên, nêm ở 3 góc và khi mài cứ việc xoay thoải mái.

Chia sẻ trang này