1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dự án chế tạo kính thiên văn phản xạ. Hệ thống lại tài liệu hướng dẫn chế tạo tại website vietastro.

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Fairydream, 28/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    To Hạ : Cả 2 đều đúng, chỉ có anh là?.sai thôi.
    Chuyện này anh cũng hơi ngờ ngợ trước đây, nay xem kỹ mới biết đúng là có sự khác biệt giữa 2 kết quả trên.
    Hình này và các công thức tính anh trích trong cuốn How to make telescope của J.Texereau.
    Mặt cầu gần với dạng parabol có thể là một trong 3 trường hợp dưới đây với R1<R2<R3
    [​IMG]
    Trong đó độ lệch lớn nhất ( R1,R3) là e và bé nhất (R2) là e/4
    với e = D^4 / 4096. f ^3
    Khi so sánh độ lệch giữa dạng cầu và parabol, TL Nga dùng trường hợp 2 là hợp lý .
    Nhưng sau đó, trong thực tế, khi cần tạo dạng parabol cho mặt cầu, chương trình RonchiZ xử dụng trường hợp 1 và 3 vì chỉ có thể lấy bớt thuỷ tinh ra khỏi mặt cầu chứ không thể cho thêm vào được.
    Vì vậy giá trị độ lệch chênh nhau đến 4 lần !
    Để tính cụ thể tiêu cự f thoả mãn điều kiện Rayleigh (độ lệch không quá 1/8 bước sóng ánh sáng có thể dùng công thức của Coude : f ^3 >= 34,9 D^4
    Và bảng sau dành cho các cỡ kính thông dụng.
    D cm f tối thiểu (cm) f / D
    8 52 6,5
    10 70 7
    12 90 7,5
    15 120 8
    18 153 8,5
    20 177 8,9
    25 240 9,6
    30 303 10,1
    Cái may là sai lầm của anh không gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng các kính đã làm vì nó theo chiều hướng ?otốt hơn? .
    Gạch có kích thước hơi lớn và cứng như vậy khi mòn đều, có lẽ gương cũng bị phá mỏng đi nhiều !
    Nếu muốn dùng nó, có lẽ em nên đúc đĩa mài trước và dùng nó để phá lõm gương theo kiểu của stellafan sẽ an toàn hơn ( mài gương nằm trên và lệch tâm).
    Chắc ăn hơn, em nên dùng gạch mỏng và nhỏ hơn như của xuankhanhh.
    Chúc em thành công.
  2. xuankhanhh

    xuankhanhh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/05/2007
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    0
    Anh Thuỷ cho em hỏi. Em đang mài tinh với bọt tinh xám nhưng sử dụng đĩa mài bằng gạch thì chỉ được 4đến 5 lần xoay gương là bột đã bị đẩy ra ngoài hết chỉ còn mỗi mùn gạch trên gương thôi. Mài với đĩa mài dán xu thì ko bị như vậy. Ko biết giải quyết như thế nào hả anh
  3. alone_galaxy

    alone_galaxy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2004
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Alo. Ở HN có ai có nhiệt tình thì ta cùng làm nhỉ.
  4. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Hà nội hình như có chunhoc_yeuthienvan cũng làm.
    Hôm trước có chat với 1 bạn mới biết cũng âm thầm làm tốn hết vài trăm k nhưng công cốc vì làm kiểu khác .
    Có lẽ các bạn nên thành lập 1 nhóm để cùng làm cho dễ .
  5. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ do đồng xu có gờ bao quanh và dạng tròn của nó ít "đẩy" bột ra biên hơn dạng gạch vuông.
    Em chú ý. không cần dùng nhiều bột mài. Tác dụng mài chỉ hiệu quả khi lớp bột đủ mỏng. Rắc bột lên gương, dùng đĩa mài xoa nhẹ cho bột phân bố đều trên gương, nhấc đĩa mài lên xoay nhẹ, đặt xuống ở vị trí khác và bắt đầu mài tiếp.
    Bột bị đẩy ra biên vẫn có thể dùng lại, nó hơi mịn hơn nhưng vẫn dùng tốt, Mùn mài bám trên gương mới cần rửa sạch vì nó làm giảm hiệu quả mài. Mùn gồm những hạt mài và thuỷ tinh mịn, dùng cho giai đoạn mài tinh rất tốt (dĩ nhiên là phải qua lắng lọc.!)
  6. xuankhanhh

    xuankhanhh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/05/2007
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    0
    Anh Thuỷ à. nhà emcó cái phôi kính có D=43cm(to quá) dày 30mm. Thằng bạn em mang sang hồi đầu mới bắt tay làm kính phản xạ, bọn em dùng nó để làm thớt nghiền đá nó cứng thật đấy hôm nào cũng dùng bùa đập mà nó chả sao cả.Nhưng nó bị mẻ một số vết ở biên cũng dài phết chứng 3cm. Em muốn hỏi anh có thể dùng làm phôi gương được ko ạ
    nó cũng có màu xanh giống loại thuỷ tinh mọi người vẫn dùng
  7. hoanggia1703

    hoanggia1703 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2007
    Bài viết:
    1.152
    Đã được thích:
    0
    Em cũng muốn làm lắm nhưng chưa có điều kiện, nếu rủ được vài người làm cùng thì hay quá. Em chưa nắm vững công nghệ nhưng có thể giúp mọi người những việc lặt vặt và học hỏi thêm, anh thử rủ anh Linh Red_fanatical xem
  8. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Hôm thứ 6 nhận được bột mài anh Tuấn gửi cho, mừng húm! Tuy nhiên vẫn hãi chưa dám mài vì chưa có máy đo, tối qua đành quay ra chế máy test. Đọc mãi mấy cái hướng dẫn của Stellafane chả hiểu quái gì, quay sang đọc hướng dẫn của anh Thủy, thấy cũng tàm tạm. Mấy cái bản vẽ chi tiết máy test trên Stellafane quá phức tạp và rườm rà, bí quá, chồng mấy quyển sách lên nhau làm bệ đỡ màn chắn và nguồn sáng. Tay di chuyển gương (gương cầu lõm lấy trong kính hiển vi hỏng). 10 phút sau thấy được ảnh Ronchi, sướng điên người! Chỉ muốn hét lên nhưng sợ hàng xóm tưởng điên (12h đêm rồi mà!). Em có một vài nhận xét như sau về việc kiểm tra chất lượng mặt gương bằng test Ronchi:
    1. Việc chế máy test Ronchi khá dễ dàng, chẳng cần chế nhiều thứ lằng nhằng như trên Stellafane hướng dẫn. Chỉ với 1 LED, 1 màn Ronchi, 1 thước đo và mấy quyển sách vớ vẩn làm giá đỡ là có thể thấy ảnh Ronchi ngon ơ (tất nhiên khi chế thành máy hoàn chỉnh em sẽ thay sách bằng ván ép)
    2. Mắt và nguồn sáng càng đặt gần màn Ronchi thì vạch Ronchi nhìn thấy càng đậm và càng thưa. Lúc đầu do chưa có kinh nghiệm nên em để mắt quá xa màn, căng mắt ra nhìn chỉ thấy được một đống vạch sọc chen chúc nhau, rất đau mắt.
    3. Số vạch Ronchi thu được khi test gương cầu trong kính hiển vi rất lớn, khoảng hơn 15 vạch. Không hiểu tại sao ảnh Ronchi khi test gương của anh Thủy thì số vạch lại ít thế và lại đậm thế?
    Các vạch thu được gần như thẳng đứng, cho thấy gương của KHV là gương cầu chuẩn và rất lạ là không hề thấy loạn thị (vạch thu được rất đều và đẹp). Chuyển sang test bề mặt lõm của 1 thấu kính phân kì, kết quả cũng tương tự: số vạch thu được rất lớn và thẳng đứng, không có loạn thị. Em nghĩ mấy mặt cầu đó họ chế không được tốt cho lắm thì ảnh Ronchi thu được phải loạn xạ lên chứ nhỉ? Hay là em thực hiện sai?
    4. Mấy cái LED mua được ngoài cửa hàng điện tử, mặc dù đã hoạt động ở U định mức nhưng độ sáng cũng rất yếu, ảnh Ronchi hơi khó xác định. Thay bằng LED trong đèn đồ chơi của Trung Quốc, độ sáng tăng lên thấy rõ, ảnh Ronchi cực nét. Do máy chưa chế hoàn chỉnh nên em chưa chụp được cái ảnh test nào cả, hẹn lần sau vậy!
    @xuankhanhh: cám ơn bác, em đang tìm loại gạch như của bác nhưng bí quá, chả biết hình dạng nó như thế nào Bác có thể miêu tả hoặc chụp 1 cái ảnh cho em xem loại gạch đó như thế nào được chứ ạ?
  9. mrmanh90

    mrmanh90 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2007
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    anh Thuy? oi bon em da bat dau` mai` kinh'' roai` nhung chua co'' nhiu` kinh nghiem nen chac'' cung~ kho''. nhat'' la` phan tao mat cau` cho kinh'' .bot mai` anh gui cho bon em roi`nhung do do. sau thay kho we'' anh giup bon em dc hem( cung` lam kinh'' voi nguyentranha) cam on anh
  10. trunghieucr

    trunghieucr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    kiếm đâu ra cái màn ronchi đây mấy bác???

Chia sẻ trang này