1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dự án chế tạo kính thiên văn phản xạ. Hệ thống lại tài liệu hướng dẫn chế tạo tại website vietastro.

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Fairydream, 28/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. mailavua

    mailavua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    theo mình nghĩ thì cái đó có dạng parabol chứ ko phải dạng cầu bạn ah`
  2. ntqd

    ntqd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Đúng thế, dạng parabol là dạng lý tưởng để làm kính thiên văn phản xa.
  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Nó là gương parapol, nhưng khi mỏng quá thì không thấy dạng parapol. Các bác có thể lấy công thức sau để tính tiêu cự :
    F = D^2/(16d)
    Với D : đường kính gương
    d chiều dầy gương.
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Gõ xong rồi mới ngồi nghĩ lại. Bác Thủy và các bác ở đây mài gương thủ công thì làm sao làm được biên dạng parapol, chắc chỉ mài hình cầu thôi chứ ?
    Về mặt hình học thì gương cầu cũng có tiêu điểm giống parapol, mỗi tội xa hơn. Em tính thử thấy F = R/2 với gương cầu.
    Nếu biết đuờng kính D, độ dầy d thì cũng có thể tính R, từ đó tính F theo công thức sau:
    R = SQRT(d^2+D^2/4)*D/(2d)
  5. xuankhanhh

    xuankhanhh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/05/2007
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    0
    ko biết địa chỉ bác ở đâu nếu ở gần chỗ em thì để em kiếm cho bác ấy phôi 120mm cũng được, ko biết bác ấy có chịu ko?
  6. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn Thory đã chịu khó tính toán.
    Công thức của bạn hơi có vấn đề một chút .
    d ở đây phải là độ sâu ở tâm gương cầu thì đúng hơn là bề dày của gương (điều này về lý thuyết hoàn toàn không có ý nghĩa )
    Tôi hay dùng một dạng khác của công thức gần đúng này trong các TL của CLB:
    x ( tức là d của bạn) = D^2 / 8R với R là bán kính cong của bề mặt gương =2f .
    Nhân tiện từ công thức này tôi xin lưu ý các bạn về độ chính xác của phép thử Foucaut.
    Trong thực tế deltaR (độ lệch tuyệt đối của R) có thể đo được với độ chính xác 1/50mm chỉ bằng trục vít M6 bước ren 1mm và bảng chia 50 vạch/ 360o.
    Với D không đổi, R khoảng 2000mm delta x đạt đến cấp 10^-5mm tức là 10nm hay 1/50 bước sóng ánh sáng khả kiến trung bình! Một cấp chính xác có thể nói là không ngờ được ! Trong khi đó độ lệch bề mặt gương cho phép theo Raileigh là 1/8 bước sóng ánh sáng 1
    Nói cách khác máy test Foucaul có độ khuếch đại lên đến 100.000 lần các sai lệch bề mặt của gương.
    Thực tế xử dụng máy Test Foucaul tự chế, các khuyết tật lồi lõm bề mặt của gương cầu hiện ra rất rõ và có thể đo định lượng được.
    Chính nguyên lý này, ta cũng dễ dàng áp dụng để kiểm tra bề mặt dạng parabol.
    Độ lệch giữa dạng parabol và dạng cầu ở một điểm bất kỳ trên mặt gương tính bằng công thức gần đúng :
    Delta x = r^4 / 8Ro^3 với r là khoảng cách từ tâm gương tới điểm đó và Ro là bán kính cong bề mặt tại tâm gương.
    Với giả định là mặt parabol tương đương với các mặt cầu có bán kính cong lớn dần từ tâm ra biên ta có thể lập một bảng tính delta x theo r .
    Ví dụ với gương parabol có D = 200mm. Ro = 2000mm. độ sâu tại tâm xo = 2.5mm
    r 0 40 60 80 100
    delta x 0 4*10^-5 20.3*10^-5 64*10^-5 165*10^-5mm
    Độ lệch này từ khoảng cách 60mm dễ dàng nhận ra với máy test Foucaul, ta hoàn toàn có thể kiểm tra dạng gương parabol với độ chính xác rất cao.
    Hiện nay, có nhiều phần mềm tính toán dạng gương parabol như RonchiZ hoặc thậm chí tính cả mức quang sai sẽ có khi nhập các dữ liệu Test Foucaul thực tế như FigureXP?
    Về nguyên tắc mài tạo dạng parabol không khó, chỉ khó ở khâu thực hiện, kiểm tra và mài sửa dạng từng chút một.
    Về việc làm thủ công tôi xin nhắc lại một ý cũ : Các kính thiên văn loại tốt thường được nhấn mạnh yếu tố ?oFiguring by hand? để phân biệt với các loại kính rẻ tiền sản xuất hàng loạt mà ta thường gọi là ?ohàng chợ? !
    Điều này không phải để ?okhoe hàng? (vì thực tế, theo tự đánh giá kính của mình chỉ đang đạt mức ?ohàng chợ? thôi !) mà là để nhấn mạnh chế tạo thủ công có thể cho ra những sản phẩm rất tốt mà không máy móc nào làm được.
    Được lequangthuy sửa chữa / chuyển vào 13:47 ngày 05/10/2007
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Công thức của em D và d là như thế này, có thể do không làm nên dùng từ chưa chuẩn:
    [​IMG]
    Nhưng anh Thủy giải thích hộ là mài gương parapol thủ công thì thực hiện như thế nào?. Theo em biên dạng này quyết định lớn tới độ nét của ảnh thu được.
  8. xuankhanhh

    xuankhanhh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/05/2007
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    0
    Tạo dạng parabol anh Thuỷ hướng dẫn ở trang 17 của topic này đó anh!
    Được xuankhanhh sửa chữa / chuyển vào 14:02 ngày 05/10/2007
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Ồ, cám ơn bạn. Hưóng dẫn khá chi tiết. Nhưng độ tin cậy chắc phụ thuộc vào.. hình các bác chụp được, quả là đẹp.
    Bác Thuỷ làm ơn cho em thông số của cái gương bác đang sử dụng :đuòng kính D, độ sâu d và tiêu cự F. Thanks bác nhiều.
  10. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Cái bạn vẽ là thấu kính hội tụ chứ không phải gương. Thảo nào bạn dùng từ "độ dày".
    Cách tạo dạng parabol là mài cho tâm gương lõm sâu hơn. Bán kính cong sẽ tăng dần từ tâm ra biên.
    Bạn có thể thấy độ lệch giữa dạng parabol và cầu rất nhỏ nếu quá tay gương sẽ có dạng hyperbol.
    Kính Tycho đang bị"tranh cãi" có gương D = 150mm. tiêu cự f = 1250mm. Độ sâu tại tâm tính theo công thức x = D^2/8R là 1.125mm

Chia sẻ trang này