1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dự án chế tạo kính thiên văn phản xạ. Hệ thống lại tài liệu hướng dẫn chế tạo tại website vietastro.

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Fairydream, 28/05/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    À em vẽ thiếu cái chữ bề mặt phản xạ. Mà mình đang nói về gương lõm mà. Vẽ lại cho chuẩn.
    [​IMG]
    Ý của em là, sau khi làm gương, các bác sẽ phải xác định tiêu cự bằng thực nghiệm. Nếu so với 2 công thức trên (một cho parapol, một cho guơng cầu) thì sẽ như thế nào. Có thể nó không trùng tuyệt đối mà sẽ nằm ở trung gian. Chính vì vậy mà em muốn có số liệu cụ thể của bác để kiểm tra công thức.
  2. daigials

    daigials Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn nếu cậu mua dc thì mua hộ mình nhưng chỉ sợ bạn ở xa quá,tít thai nguyên cơ mà!!!!!!!!
  3. SthuyT_T

    SthuyT_T Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2006
    Bài viết:
    51
    Đã được thích:
    0
    vậy 1 cái kính thiên văn tốt thì dựa vào những thông số na`o ạ các bác
  4. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Thory muốn có công thức chính xác hơn thì đây nhé :
    Độ sâu gương cầu x = R - (R^2-r^2)^1/2 (r =1/2D)
    parabol x = r^2 /2R
    Hiệu số gần đúng của nó là r^4/R^3
    Với gương dành cho kính thiên văn nếu hiệu số này bé hơn 1/8 bước sóng ánh sáng khả kiến trung bình thì có thể dùng gương cầu, nếu lớn hơn mới phải sửa dạng parabol.
    Công thức này anh chép lại theo cuốn Standard handbook of telescope making của N.E.Howard. Thory cứ kiểm tra lại xem sao nhé.
  5. trunghieucr

    trunghieucr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    mấy bác cho em hỏi ở Sài Gòn chỗ nào bán lăng kính phản xạ toàn phần vậy???
  6. xuankhanhh

    xuankhanhh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/05/2007
    Bài viết:
    199
    Đã được thích:
    0
    Ơ thế anh ở đâu vậy ạ, thế còn vụ cái ống nhòm thì thế nào hả anh
    Anh Thuỷ à cái gương của em sau 4h mài với bột oxid nhôm đếm sơ sơ thì cũng được đọ 7,8 vết xước rồi , đã thế nó còn một cái vòng tròn chưa phản xạ ánh sáng nữa cơ anh ạ(chán ghe lại lặp lại sai lầm cũ), bây giờ em cậy các đồng xu lên rồi dán lại vào vị trí cũ(ko xe dịch vị trí) thì có thể ko mài phá lại ko ạ

  7. daigials

    daigials Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2007
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Mình ở Lạng Sơn cơ :| hơi xa chán quá mấy hôm nay đi cắt kính họ vẫn ko chịu làm cho.ak` còn vụ kái ống nhòm thì tớ view rồi,kái 300k nhìn chẳng ra jì đâu hehe nên khuyên cậu ko nên mua.hix nhìn ae mài gương mà thèm quá!!!
  8. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Bác Thuỷ cho em hỏi cái. Các công thức của bác có R, r và x, như vậy là 3 đại lượng, trong khi một cái gương mài xong chỉ có độ sâu x và đường kính D, vậy thì R bác lấy ở đâu?
  9. vnnsmile

    vnnsmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Tại sao bạn Thohry lại nói là khi mài xong một cái gương nó chỉ có 2 đại lượng là đường kính D và độ sâu x.
    Trong công thức của anh Thuỷ có 3 đại lượng lần lượt là:
    R: Bán kính cong của mặt cầu.
    r: Bán kính gương (D/2)
    x: Độ sâu (tương đương với giá tri s trong hình vẽ)
    Bạn xem hình này nhé:
    [​IMG]
    Được vnnsmile sửa chữa / chuyển vào 15:27 ngày 06/10/2007
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Em vừa thay các số liệu của kính Tycho của bác ở trên vào công thức tính tiêu cự f theo công thức parapol. Nó chính xác luôn !:
    F=D^2/(16.x) (công thức ở trên của em x thay bằng d).
    1250=150^2/(16*1.125)
    Như vậy có thể khẳng định gương của bác có dạng parapol. Thật thán phục vì bác mài tay lại có thể chỉnh về dạng parapol, có lẽ đây là bí quyết có ảnh đẹp.
    Nhưng từ đó lại nẩy ra một thắc mắc. Nếu theo công thức của bác ở trên thì R là gì? Bởi vì hình parapol không có bán kính cong cố định như hình cầu.

Chia sẻ trang này