1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dự án chế tạo kính thiên văn phản xạ. Hệ thống lại tài liệu hướng dẫn chế tạo tại website vietastro.

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Fairydream, 28/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Chuẩn bị nguyên liệu dụng cụ mài gương. Bạn có thể tham khảo trang http://www.stellafane.com/atm/atm_mirror/atm_material.htm#Grits & Pitch
    1/ Phôi kính : Phôi kính " khuyên dùng " là thuỷ tinh Pyrex ( có ánh vàng) do có độ giãn nở nhiệt thấp chỉ bằng 1/3 thuỷ tinh thường. Nhưng ở ta thì đành có gì dùng nấy vậy. Anh chàng Nga cũng nhặt kính vụn về mài và KQ cũng chẳng thua ai.
    Bề dày phôi kính theo kinh nghiệm, nên khoảng 1/6 đường kính D. Gương như vậy sẽ không bị loạn thị do cong vênh nhưng hơi nặng. Tức là gương 100mm phải dày khoảng 16mm. Các gương mỏng cũng không nên bé quá 1/10D và gương nên được ủ nhiệt ( làm nóng và để nguội thật chậm) và mài cả mặt sau để khử ứng suất trong phôi. Thực tế với gương 100mm dày 10mm, có lẽ vì khá nhỏ nên tôi không áp dụng biện pháp nào cả nhưng vẫn không thấy (hay chưa thấy) loạn thị. Nhưng gương sau khi hoàn tất, mặt sau gương đã bị cong nhẹ ( 0.01mm với spherometer 80mm).
    Do ĐK VN chỉ có phôi tối đa 19mm nên đường kính gương ta có thể mài là 190mm.
    2/ Bột mài : Quan trọng nhất và cũng khó khăn nhất. Bạn có thể tham khảo trang http://www.stellafane.com/atm/atm_mirror_ref/atm_grit.htm .
    Bột mài thô là bột silicon carbide hoặc Carborudum. Các loại bột này, ra chợ hỏi chẳng ai biết là gì cả. Anh Bạn tôi gọi nó là cát xoáy,mua ở chợ Tân Thành TP HCM, có đến mấy loại, người bán phân biệt bằng màu sắc, xanh, đen, vàng?và giá từ 25000 đến 200000đ/Kg . Mỗi loại có khoảng 3 cỡ hạt khác nhau được đánh số hình như cũng khá tuỳ hứng. Qua dùng thử Tôi chọn 2 cỡ hạt xanh để phá và mài thô, 1 cỡ bột đen mịn nhất mài tinh.
    Bột tự nghiền từ đá mài hợp kim chỉ dùng để phá thô và mài tinh bước 1. Bột sau khi rây, nên mài nghiền (khô) lại một lần nữa bằng đĩa thép để phá những hạt quá thô đã lọt qua rây.
    Khi mài, hạt mài sẽ vỡ ra và càng mịn hơn.. Trước khi chuyển sang dùng bột mịn hơn, tôi thường mài khá lâu mà không thêm bột, để tận dụng lớp bột đã trở thành mịn. Khi đó bước chuyển sang bột mịn sẽ ?oêm? hơn.
    Bột mài tinh là oxid nhôm và bột đánh bóng là oxid sắt (bột đỏ Red Rouge thay cho bột oxid Cerium vẫn chưa kiếm được) có bán ở chợ Kim Biên. Do không có nhiều cỡ hạt nên mài tinh và mài bóng sẽ chậm hơn so với dùng đúng cỡ.
    Nhưng với các loại bột này tôi đã mài thành công. Các bạn ở nơi khác có thể mua được các loại bột tốt hơn xin cùng chia sẻ. Các bạn ở TP có thể ghé nhà tôi lấy mẫu dùng thử.
    Lượng bột thực tế tôi dùng rất ít chỉ khoảng 20g mỗi loại, nhưng mua thì họ chỉ bán 0.5kg trở lên.
    Bột mài thô bạn đựng vào các hộp nhỏ, có nắp, ghi nhãn để tránh nhầm lẫn,
    Bột mài tinh và mài bóng cho vào lọ nhỏ giọt , thêm nước (tỉ lệ khoảng 1/8 ?" 1/5 tuỳ loại) và lắc đều trước khi dùng.
    [​IMG]
    3/ Bàn xoay : Dùng ván ép dày 20mm cưa tròn hoặc bát giác đường kính khoảng 20-25cm. Khoan một lỗ ở tâm để bắt vis vào một chân đế vững chắc nào đó mà bạn kiếm được. Tôi dùng một tấm ván 50x50cm dày 15mm làm đế di động. Muốn mài ở đâu tuỳ thích,?giàn thiên lý đổ ?o trong nhà thì đem ra sân?.
    Bàn xoay nên bao phủ bằng một lớp nhựa hoặc keo epoxy để chống thấm nước, dễ bị cong vênh. Gương hay đĩa mài được giữ bằng 3 vis bọc nhựa (ống cao su hay PVC mềm) ở 3 góc. Không cần giữ quá chặt (khó tháo gỡ)vì khi thấm nước, gương hay dụng cụ sẽ bị hút vào bàn xoay.
    4/ Đĩa thép mài phá tạo lõm (Rough grinding) chúng tôi vẫn dựa theo TL Nga.vì rất hiệu quả
    Dụng cụ mài gồm :
    - 1 đĩa sắt tròn khoảng 0.5D .để mài theo tâm
    - 1 vành khuyên sắt khoảng 0.3 D . để mài phá theo dây cung.
    Bề dày chỉ cần đủ để bạn có thể nắm và mài thoải mái, không quá cao, dễ bị ?olật tay?
    Kích thước 2 công cụ này không cần chính xác, bạn có thể dùng bất kỳ chi tiết thép cũ sẵn có nào gần đúng là được.
    [​IMG]
    5/ Đế đĩa mài tinh : Tôi đang dùng đĩa thép bằng đường kính gương (vì sẵn điều kiện).
    Trang Stellafane đề nghị dùng đế thạch caonhẹ hơn, nhưng thời gian từ khi đúc đến lúc dùng được là khoảng 1 tuần. Tôi đã thử đúc một đế bằng xi măng theo HD của một trang khác:
    Dùng băng keo dày hay giấy bìa dán quanh gương tạo thành một khuôn đúc.Chiều cao khuôn dày hơn gương một chút. Cắt 1 mảnh bao nhựa mỏng tròn đúng bằng gương. Quét một lớp dầu ăn mỏng lên mặt gương và thành khuôn. phủ tấm nhựa lên gương, vuốt nhẹ cho ra hết bọt khí giữa gương và tấm nhựa. Trộn ximăngvà cát (1/3) hay thạch cao(chưa thử) cho dẻo và rót vào khuôn, dùng bay san đềumặt ximăng đúng bằng thành khuôn. Để 1 ngày cho ximăng cứng hoàn toàn. Tháo khuôn nhẹ tay để không làm hỏng gương. Dùng dũa bo tròn nhẹ cạnh biên.
    Đế ximăng rất nhẹ và rẻ so với thép. Nhưng phải quét một lớp keo epoxy lên để chống thấm nước và ngăn ngừa mẻ biên trong khi mài có thể làm xước gương. Công đoạn dán gạch hoặc đồng xu lên đĩa có thể thực hiện cùng lúc.
    Hình : Đế ximăng vừa đổ xong
    [​IMG]
    6/ Dụng cụ đo :
    Tôi nghĩ nên dùng Dial Indicator thì chính xác hơn dùng thước và căn lá, ngoài ra đồng hồ Dial Indicator còn dùng chung cho máy test Foucaul.
    Đồng hồ Dial Indicator (nhờ một người bạn mua tại chợ Tân Thành ) giá chỉ 50.000đ.
    Thân thước làm từ ống sắt vuông 20mm, dài 200mm. Hàn thêm một trục sắt nhỏ phi 15 dài 15mm ở giữa, khoan lỗ 8mm suốt qua trục và ống để lấy chỗ cắm đồng hồ vào. Khoan lỗ, ren răng M6 ngang thân trục để bắt vis giữ đồng hồ. Dùng giấy nhám và mặt kính phẳng rà lại đáy thước cho thật thẳng ( KT lại : để thước lên mặt kính không bị hở, vênh). Ống sắt rỗng nên khá nhẹ, bạn có thể dùng nhôm hình (có bán ở Lý thường Kiệt ) gia công dễ hơn.
    Spherometer : Thuận tiện hơn khi đo tại các điểm khác nhau trên gương mà không cần phải tính toán lại như thước đo độ sâu .
    Đế là đĩa thép tròn D = 80mm dày 8mm. Trên đế khoan từng bộ 3 lỗ ren răng M5 trên các đường tròn có đường kính lần lượt 40, 50, 60,70mm để có thể đo các gương có đường kính nhỏ.
    Các chi tiết này bạn có thể nhờ thợ tiện gia công, có lẽ cũng không đắt lắm.!!!
    [​IMG]
    [​IMG]
    Bản vẽ có thể xem ở trang http://www.turbofast.com.au/astrotel/spherometer3.html Tôi bỏ không dùng chốt bi trên thước đo sâu và thay bằng 3 con vis M5 tiện nhọn đầu trên đế spherometer
    Được lequangthuy sửa chữa / chuyển vào 16:15 ngày 13/07/2006
  2. dangthephuc

    dangthephuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Mình sẵn sàng. Nhưng với kính 10 li thì mình nghĩ các bạn nên cắt ở tiệm luôn thì sẽ hay hơn vì kinh nghiệm cắt kính mình chưa có nhiều, vì kính quá dày, nên mình chủ yếu là cắt tỉa rồi mài dần cho thành hình tròn.
    Các bạn có thể liên hệ với mình ở địa chỉ 232/40 Lý Thường kiệt, P14, Q10. Mình sẽ cố gắng.
    Được dangthephuc sửa chữa / chuyển vào 19:47 ngày 13/07/2006
  3. star_of_sky

    star_of_sky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    theo ý kiến của em thi hơi ngốc nhưng em có một ý kiến như vậy xem mọi người thử có được không:
    chúng ta hãy thử dùng kính lúp bản rộng mài một mặt của kính thành một mặt phẳng rồi mạt kia tráng bạc nó cũng có thể tạo jthành một thấu kính lõm
    nếu có gì không đúng xin mọi người cho ý kiến thêm
  4. star_of_sky

    star_of_sky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    có ai có phương pháp trang bạc nào hiệu quả nhất thì nói cho mọi người tham khảo .
  5. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Kính lúp thường có 2 mặt lồi, tròng kính viễn có 1mặt lồi và 1 lõm. Nếu tráng bạc mặt lõm ta sẽ có gương cầu lõm.
    Vấn đề ở đây là bán kính cong của nó thường khá nhỏ (10-15cm) nên tiêu cự rất ngắn không phù hợp với KTV. Ngoài ra gương cầu ở kích cỡ đó lệch xa so với dạng parabol, phải che bớt đường kính gương rất nhiều.
    Còn mài lại thì mài từ kính phẳng tốt hơn.
    Có lẽ Bạn chưa hình dung ra gương D =100mm có R = 2000mm có độ lõm 0.625mm. Nhìn bằng mắt sờ tận tay cũng khó nhận ra. Gương của tôi sau khi mài bóng, chỉ nhận dạng 2 mặt phẳng và lõm nhờ các vết xước trên mặt phẳng .!!!
  6. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Một vài thông tin về TC bột mài của Mỹ
    [​IMG]
    Note 1: U.S. Department of Commerce Commercial Standard CS 271-65, #8 through #240.
    Note 2: Average Size is used in "naming" the grit.
    Note 3: Typical; range of particle sizes varies by manufacturer.
    Note 4: Proprietary scheme referred to in many older telescope making books.
    Note 5: Elutriative Time is the time it takes particles to settle in a standard water column.
    Các cỡ hạt in đậm thường dùng trong mài gương.
    Thực tế tôi đánh giá các cỡ hạt mài sẵn có bằng cách so sánh với các cỡ giấy nhám tương ứng.
    Mài phá thô gương 4-6? bằng hạt 80grid. Gương lớn hơn dùng cỡ 40-60grid (nhanh hơn)
    Hạt oxid nhôm 9-25micron.
    Nếu có đầy đủ các cỡ hạt công việc mài sẽ nhanh hơn.
  7. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Tính các thông số của gương và KTV .
    Các Bạn mới làm quen với KTV thường chú ý đến Độ KĐ của kính và muốn có độ KĐ càng lớn càng tốt ( tiêu cự vật kính dài ). Thật ra thông số quan trọng nhất của KTV là đường kính vật kính D. Nó quyết định độ phân giải (khả năng nhận ra các chi tiết bé) của kính.
    Angular Resolution (SA) = 206,265,000 * w / D
    w bước sóng ánh sáng (nm); D in mm
    Kính PX của tôi với gương 100mm qua thực tế quan sát ở độ KĐ 150X ảnh sao Mộc rất to nhưng vẫn nhoè, không phân biệt chi tiết tốt hơn khi dùng độ KĐ là 72X.
    Vật kính càng to càng tốt, nó thu thập nhiều ánh sáng và ảnh sẽ ?onét? hơn.
    Để thuận tiện xử dụng, người ta thường chọn tiêu cự vật kính khoảng 0.5 ?" 1.25m. Kính sẽ không quá dài, lắp đặt đơn giản. Tiêu cự cũng không nên quá ngắn, độ KĐ giảm và quan trọng nhất là gương sẽ khá sâu (R nhỏ) và dạng cầu lúc đó sẽ khá xa với dạng parabol cần có.Theo TL Nga TC tối thiểu để gương cầu không lệch quá dạng parabol 1/8 bước sóng ánh sáng:
    Minimum relationship F/D for the spherical mirrors
    D, mm 80 115 150 200
    F/D 6,55 7,39 8,08 8,89
    Nếu F/D bé hơn bảng trên, gương buộc phải sửa dạng parabol .Việc tạo dạng này có lẽ cũng không dễ (tôi cũng chưa thử qua).
    [​IMG]
    Việc tính toán các thông số tôi dựa theo trang http://www.stellafane.com/atm/atm_select_scope/atm_scope_calc.htm.
    Rất gọn, chỉ cần nạp các thông số vật kính và thị kính dự kiến vào là xong.
    Được lequangthuy sửa chữa / chuyển vào 14:20 ngày 19/07/2006
  8. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Kính đã lắp hoàn chỉnh . Tôi đặt tên là Newton
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Đẹp quá anh Thủy ơi. Chất lượng ảnh cũng quá đã, nhìn thấy cả 2 vạch đen trên sao mộc thì hơn đứt kính thiên văn chừng 1triệu.
    Àh cái bản đồ cũng đẹp
  10. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Trông tuyệt quá, chúc mừng....
    Sau này mình cũng phải bỏ sức làm 1 cái mới được..
    À Fair ơi, cái bản đồ trong ảnh lần trước Fair post rồi phải ko, cái đó giá bao nhiêu thế, để mình mua 1 cái
    Được Astronaut sửa chữa / chuyển vào 19:40 ngày 20/07/2006

Chia sẻ trang này