1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dự án dạy nghề và hỗ trợ việc làm cho trẻ em nạn nhân chất độc màu da cam.

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Tháng Năm' bởi robinsonsvn81, 29/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. robinsonsvn81

    robinsonsvn81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/03/2002
    Bài viết:
    1.415
    Đã được thích:
    4
    Dự án dạy nghề và hỗ trợ việc làm cho trẻ em nạn nhân chất độc màu da cam.

    Dự án dạy nghề và hỗ trợ việc làm cho trẻ em nạn nhân chất độc màu da cam

    Một số vấn đề chính của dự án (chi tiết hơn sẽ được gửi lên sau). Hi vọng bản phác thảo dự án sẽ đến tay mọi người trong thời gian sớm nhất. Chủ nhật tới 07-03-2004 CLB sẽ bàn bạc cụ thể hơn về vấn đề này.


    1) Tìm kiếm tài trợ

    2) Lựa chọn công việc

    3) Khảo sát, tìm hiểu thị trường

    4) Tìm kiếm, lựa chọn đối tượng

    5) Dạy nghề

    6) Tổ chức sản suất và hỗ trợ sau học nghề

    7) Thu gom và tiêu thụ sản phẩm

    8) Tổ chức nhân sự phục vụ dự án


    Xin chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp để góp phần giúp dự án thành công.

    Nơi tham gia các hoạt động xã hội ~~>Câu lạc bộ tháng năm
    lammoriluongthuylinh2412 thích bài này.
  2. robinsonsvn81

    robinsonsvn81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/03/2002
    Bài viết:
    1.415
    Đã được thích:
    4
    Các bản photo của dự án (nháp) sẽ được gửi tại nhà Hoa Mộc Lan chiều hôm nay, mọi người cố gắng qua lấy nhé.
    Ai có nhu cầu bản mềm thì gửi email cho sonpm@harveynash.com.vn
    Nơi tham gia các hoạt động xã hội ~~>Câu lạc bộ tháng năm
    lammori thích bài này.
  3. ngoc_hn1

    ngoc_hn1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/01/2004
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    Hiện Ngọc chưa biết kế hoạch về nghề của mọi người ra sao, Ngọc cũng chưa có điều kiện đi tìm hiểu thị trường, tuy nhiên có ngó qua một số mặt hàng thủ công theo Ngọc là các em có thể làm được:
    - Đồ len móc làm lót đĩa , lót cốc( hiện có trong siêu thị, rất đẹp mà làm lại cực kỳ đơn giản, chỉ cần biết kỹ thuật thêu là có thể làm ra nhiều kiểu dáng rất hay và đọc đáo), cái này có thể kết hợp với đồ thêu được và rất thích hợp với các em gái trong Làng.
    - Đồ mây tre-Ngọc tìm được trong trang Web về làng nghề thủ công về mây tại Làng Phú Vinh, Chương Mỹ, Hà Tây, gồm có đĩa , bát mây, làn mây...( mọi người có thể xem thông tin về làng này trên www.smenet.com.vn). Nghề này thích hợp và có thể làm lâu dài được.
    - Làm theo đơn đặt hàng các loại bao bì, dán vỏ hộp( kiểu các loại hộp bánh đậu xanh..) hay làm khúc áo bằng vải.
    Tất cả những công việc thủ công này các em đều có thể làm được. Ngọc mới chỉ nghĩ ra ý tưởng chứ chưa khảo sát thực tế tới cơ sở sản xuất. Nếu mọi người thấy có khả thi thì làm.
    Sắp tới Ngọc có cộng tác với diễn đàn người khuyết tật xây dựng trang web về chất độc màu da cam, khi nào xong mong mọi người tham gia ủng hộ nhé
    Chúc cả nhà vui vẻ !
  4. tieuthutrinh

    tieuthutrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    1
    tui khó tham gia các hoạt động offline cùng các bạn được
    nhưng tui quan tâm
    tui có thể nhận được bản nội dung đề án ko?
    sao bạn ko post lên để những người như tui có thể tham gia được phần nào!
    tui thấy các bạn chỉ chú trọng đến hoạt động ofline mà bỏ qua các thành viên tiềm năng còn lại
    hi vọng clb sẽ ngày càng có nhiều thành viên tham gia!
    lammori thích bài này.
  5. robinsonsvn81

    robinsonsvn81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/03/2002
    Bài viết:
    1.415
    Đã được thích:
    4
    Nếu bạn tham gia họp, bạn sẽ nhận được. Hiện tại dự án mới chỉ đang ở mức bàn bạc giữa các thành viên thôi bạn ạ.
    I wonder how we (I) can survive this romanceBut in the end if I'm with you I'll take the chanceWherever you go, whatever you doI will be right here waiting for youWhatever it takes, or how my heart breaksI will be right here waiting for you
    Nơi tham gia các hoạt động xã hội ~~>Câu lạc bộ tháng năm
    lammori thích bài này.
  6. 0000000000000

    0000000000000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2003
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    1
    ANH GIANG ặI, EM CHặA DÁM HỏằăA TRặỏằsC Đ,U, BUT KHI N?O XONG BỏÂN Dỏằ ÁN , ANH MANG CHO EM 1 BỏÂN NHA. EM C" THỏằ, Sỏẳ XIN ĐặỏằÂC ĐỏƯU Tặ Tỏằê 1 Sỏằ NặI .
    TUY KO CHỏđC CHỏđN BUT C" Cặ Hỏằ~I THO Cỏằă L?M ĐsNG KO ỏ?
    VỏơY NHA.KHI N?O XONG , NHỏđN LỏI CHO EM.
    lammori thích bài này.
  7. DKGiang

    DKGiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    4
    Xin giới thiệu với các bạn bản dự án đã được bổ sung và sửa đổi. Các kế hoạch thực hiện chi tiết, cụ thể và các yêu cầu với các thành viên và công tác viên sẽ được gửi lên sau.
    Dự án dạy nghề và hỗ trợ việc làm cho trẻ em nạn nhân chất độc màu da cam
    1.Giới thiệu chung
    Mục tiêu dự án :
    1/ Dạy nghề cho trẻ em nạn nhân chất độc màu da cam·
    2/ Cung cấp công cụ, nguyên vật liệu ban đầu và tổ chức sản xuất
    3/Tổ chức tiêu thụ sản phẩm của các em làm ra
    Đơn vị tổ chức thực hiện :
    Câu lạc bộ Tháng Năm
    Số lượng nạn nhân chất độc da cam được giúp đỡ:
    20 em
    Nơi thực hiện:
    Hà Nội và các tỉnh lân cận
    Thời gian thực hiện(dự kiến):
    1/5/2004 - 31/9/2005
    Ngành nghề:
    Thêu
    Nơi dạy nghề:
    Làng Hữu nghị Việt Nam ?" Vân Canh ?" Hà Tây
    Số tiền cần cho dự án:
    48.000.000đ (Bốn mươi tám triệu đồng)
    Số tiền mong muốn được tài trợ:
    48.000.000đ (Bốn mươi tám triệu đồng)
    Thông tin liên hệ:
    Đỗ Kiên Giang.
    Địa chỉ: 57 Tô Hiến Thành, Hà Nội
    Điện thoại: 0913513574 Email: dk_giang@yahoo.com

    Được leyen sửa chữa / chuyển vào 17:40 ngày 05/04/2004
    lammori thích bài này.
  8. DKGiang

    DKGiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    4
    2. Đặt vấn đề
    2.1. Chất độc màu da cam và các nạn nhân tại Việt Nam

    Trong chiến tranh, ngoài hàng triệu tấn bom đạn, từ năm 1961 đến năm 1972, Mĩ đã rải 72 triệu lít thuốc diệt cỏ và nhiều loại chất độc hoá học khác xuống Việt Nam. Tính trung bình trong suốt cuộc chiến tranh mỗi người dân Việt Nam phải hứng chịu khoảng 3kg chất độc hoá học, trong đó nhiều nhất là chất độc da cam (Agent Orange - AO).
    Ngày nay, không ai trên thế giới nghi ngờ tác hại của AO với sức khoẻ của con người. Viện hàn lâm khoa học Mỹ đã thừa nhận nhiều loại bệnh do chất độc da cam gây ra, danh sách các bệnh này thường được bổ xung hai năm một lần. Nhìn chung những tác hại này thường được thể hiện bằng các triệu chứng tức thời như đau bụng, nôn mửa choáng váng, đi ngoài ra máu, ngạt thở, tức ngực, mê man bất tỉnh rồi chết, còn những người sống sót thì có biểu hiện nhức đầu, mất ngủ, mờ mắt, đẻ con quái thai, dị tật... . Nhà hộ sinh bệnh viện phụ sản Từ Dũ là nơi chứng kiến nhiều nhất và khủng khiếp nhất về dư âm chất độc màu da cam. Tại đây, các bào thai bị dị tật do ảnh hưởng của chất độc màu da cam đã được ngâm trong các bình có chứa dung dịch formalin. Các tiêu bản có hình hài cơ thể dính đôi và ba, trên mặt phát hiện các triệu chứng phát triển ung thư và các loại dị dạng khủng khiếp khác.
    Việt Nam hiện nay ước tính có khoảng hơn 1 triệu nạn nhân chất độc da cam, trong đó có đến hơn 300.000 trẻ em phải chịu ảnh hưởng của chất độc quái ác này. Đời sống của những nạn nhân bị tác hại của chất độc da cam, nhất là ở các vùng nông thôn vô cùng khó khăn. Nhằm huy động các nguồn tài trợ nhân đạo trong và ngoài nước để giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam, tạo điều kiện cho các nạn nhân và gia đình họ giảm bớt khó khăn, bệnh tật hoà nhập vào cộng đồng, Quĩ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam (trực thuộc Hội chữ Thập đỏ Việt Nam) đã được thành lập. Bên cạnh chính sách xã hội của Nhà nước, những người đang chịu đau khổ vì hậu quả chiến tranh đang rất cần những tấm lòng vàng, tuy nhiên trong số các tổ chức phi chính phủ hoạt động tại Việt Nam có rất ít tổ chức quan tâm đến vấn đề này. Chính quyền Mỹ, nước đã trực tiếp đem chất độc hoá học rải xuống Việt Nam cũng hoàn toàn phớt lờ việc hợp tác để giải quyết các hậu quả chiến tranh do AO để lại.
    2.2. Sự cần thiết của dự án
    Trẻ em bị nhiễm chất độc da cam chính là những nạn nhân đáng thương nhất phải gánh chịu hậu quả của chiến tranh. Những đứa trẻ ngây thơ, vô tội phải mang trên mình nhiều dị tật cơ thể và những bệnh tật hiểm nghèo khác. Các em phải chịu thiệt thòi cả về vật chất lẫn tinh thần do ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam, cuộc sống của người dân còn rất nhiều khó khăn. Đặc biệt trong những gia đình cựu chiến binh, điều kiện tối thiểu để đáp ứng một cuộc sống bình thường cho con người đã là một bài toán nan giải. Do đó việc duy trì sự sống cũng như chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh cho các em lại càng bị hạn chế.
    Nhà nước Việt Nam đã có một số chính sách trợ cấp để cải thiện đời sống cho các nạn nhân chất độc da cam mặc dù còn nhiều hạn chế. Đây là những hỗ trợ mang tính chất tác động trực tiếp vào đời sống vật chất thiết yếu cho các em. Tuy nhiên, bên cạnh đó, các em còn có mong ước không nhỏ là được sống một cuộc sống có ích, được vui chơi, học tập và cả lao động, được làm một thành viên thực sự của gia đình và xã hội như những người bình thường khác. Không có ai muốn làm một nạn nhân, một gánh nặng xã hội, một đối tượng từ thiện và sống một cuộc đời thừa, các em cũng vậy.
    Không phải chỉ là bù đắp nỗi đau, không phải là sự giúp đỡ vật chất một sớm một chiều, mà là tạo cho các em một cơ hội để sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn, đó chính là mục đích của dự án dạy nghề và hỗ trợ việc làm tại gia đình cho trẻ em nạn nhân chất độc da cam. Dự án sẽ tiến hành đào tạo, dạy nghề, tổ chức sản xuất tại gia đình cho các em và giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm làm ra. Công việc có thể giúp các em xóa đi một phần mặc cảm, hòa nhập hơn với đời sống, với cộng đồng. Hơn nữa, việc được học tập, lao động theo khả năng chắc chắn sẽ tạo ra hiệu quả tích cực tác dụng đến tinh thần và sức khỏe của các em, làm ổn định hoặc giảm bớt phần nào những nỗi đau, thương tật do chiến tranh để lại.
    Mặt khác, đa phần nạn nhân chất độc màu da cảm có hoàn cảnh sống rất khó khăn. Vì thế lợi nhuận thu được từ việc tiêu thụ sản phẩm lao động dù nhỏ nhưng cũng là một nguồn tài chính đáng kể góp phần cải thiện, nâng cao đời sống cho bản thân các em và gia đình.
    Gieo tính cách - Gặt số phận
    lammori thích bài này.
  9. DKGiang

    DKGiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    4
    3. Mục tiêu của dự án
    Mục tiêu cụ thể của dự án là dạy nghề cho khoảng 20 em nhỏ nạn nhân của chất độc màu da cam tại khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận. Sau khi học xong các em sẽ được cung cấp công cụ, nguyên liệu sản xuất ban đầu, cũng như được hướng dẫn làm nghề và được bao tiêu các sản phẩm làm ra.
    4. Tổ chức thực hiện
    Do quy mô của CLB Tháng Năm còn nhỏ và nguồn lực tài chính hạn chế, do vậy dự án sẽ được chia ra làm nhiều giai đoạn. Số lượng các em được dạy nghề và sắp xếp công việc trong từng giai đoạn là 4 hoặc 5 em. Mỗi giai đoạn được tiến hành trong thời gian 4 tháng, trong đó 3 tháng là thời gian học nghề và 1 tháng để tiếp tục hướng dẫn, sắp xếp công việc cho các em tại gia đình cũng như tổng kết, đánh giá từng giai đoạn. Như vậy toàn bộ dự án sẽ được tiến hành trong thời gian từ 1,5 đến 2 năm.
    Thời gian cụ thể của dự án (dự kiến)
    Giai đoạn Bắt đầu Kết thúc Ghi chú
    1 01-05-2004 31-08-2004
    2 01-10-2004 31-01-2005
    3 01-02-2005 31-05-2005
    4 01-06-2005 31-09-2005
    Các em được lựa chọn sẽ được đào tạo một nghề thủ công để có thể tự sản xuất ở nhà tại làng Hữu Nghị (xã Vân Canh, Hoài Đức, Hà Tây) trong thời gian 03 tháng. Trong thời gian học các em sẽ được sắp xếp ở nội trú trong làng, mọi chi phí ăn, ở và dạy nghề sẽ do CLB Tháng Năm chu cấp. Sau khi học xong, các em sẽ được sắp xếp, hướng dẫn làm việc tại gia đình. Sản phẩm làm ra sẽ được CLB Tháng Năm tổ chức thu gom và bao tiêu. Toàn bộ lợi nhuận thu được do bán hàng sẽ được chuyển cho gia đình các em. CLB Tháng Năm không thu bất kỳ khoản lệ phí nào hay chia sẻ lợi nhuận từ công việc trên.
    4.1. Lựa chọn nghề nghiệp
    CLB Tháng Năm tiến hành khảo sát thị trường các đồ thủ công mỹ nghệ để lựa chọn nghề nghiệp dạy cho các em dựa trên các tiêu chí sau:
    · Công việc không quá khó khăn phức tạp, không đòi hỏi kỹ năng đặc biệt hay độ sáng tạo cao của người làm.
    · Thích hợp để các em có thể tự làm tại gia đình
    · Dễ tiêu thụ, hướng tới nhiều đối tượng khách hàng.
    · Lượng tiêu thụ ổn định, không mang tính chất mùa vụ.
    Sau khi tìm hiểu, CLB đã quyết định lựa chọn dạy nghề thêu cho các em. Ngoài việc đáp ứng được các yêu cầu ở trên, nghề thêu còn có thêm một số thuận lợi như sau :
    · Đầu tư nguyên liệu và vốn ban đầu thấp
    · CLB có thể hỗ trợ trong việc tìm hiểu thị hiếu khách hàng, lựa chọn sản phẩm và thiết kế mẫu mã, như vậy là giảm thiểu được sự khó khăn trong công việc của các em.
    Tuy nhiên nghề thêu có một nhược điểm là có độ khó tương đối, đòi hỏi chức năng hoạt động tương đối tốt của tay, mắt và tâm thần ổn định. Khó khăn này sẽ được khắc phục bằng cách lựa chọn đối tượng cho phù hợp với yêu cầu cuả công việc, tất nhiên vì thế số lượng các em được giúp đỡ sẽ hạn chế hơn.
    CLB sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm về các nghề khác có thể áp dụng để dạy cho các đối tượng khác có mức độ khuyết tật nặng hơn.
    4.2. Lựa chọn đối tượng
    Đối tượng được lựa chọn là các em nhỏ bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam cư trú tại các huyện ngoại thành Hà Nội và các tỉnh lân cận như Hà Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên...
    Các em sẽ được lựa chọn theo 3 tiêu chí :
    · Có hoàn cảnh gia đình khó khăn.
    · Mức độ khuyết tật không ảnh hưởng đến khả năng học nghề.
    · Được gia đình chấp thuận và ủng hộ cho đi học và tạo điều kiện làm nghề.
    Công tác lựa chọn đối tượng và liên hệ với gia đình các em sẽ được CLB Tháng Năm kết hợp với Hội Chữ Thập Đỏ và Phòng Lao động Thương binh Xã hội địa phương thực hiện. Mỗi địa phương sẽ chọn ra khoảng 4-5 em cho một đợt dạy nghề .
    Các em nhỏ và gia đình sau khi được lựa chọn sẽ được thông báo chi tiết về nội dung của dự án và cùng với bố mẹ (hoặc người bảo trợ) và đại diện Hội Chữ Thập Đỏ đến tham quan địa điểm học tập. Những em đồng ý học và được sự chấp thuận của gia đình sẽ được nhận vào học nghề nội trú tại làng sau đó.
    4.3. Dạy nghề
    4.3.1. Đưa đón các em

    Phạm vi tìm kiếm đối tượng học nghề là ngoại thành Hà Nội và các tỉnh lân cận, do vậy vấn đề đưa các em đến nơi học và đưa về nhà không khó khăn và tốn kém lắm.
    Các em ở gần sẽ được đưa đi bằng xe máy, các em ở xa có thể được hội Chữ Thập Đỏ địa phương hỗ trợ di chuyển bằng ô tô.
    4.3.2. Địa điểm học
    Địa điểm học nghề được đặt tại làng Hữu Nghị, xã Vân Canh, Hòai Đức, Hà Tây. Đây là nơi nuôi dưỡng và điều trị cho các em nhỏ nạn nhân của chất độc da cam được xây dựng bằng các nguồn quỹ phi chính phủ của các tổ chức cựu chiến binh nhiều nước. Làng đã có sẵn phòng học văn hoá và học nghề, cũng như chỗ ăn ở nội trú cho các em.
    4.3.3. Giáo viên
    Giáo viên sẽ được thuê đến làng để dạy nghề cho các em.
    Số lượng giáo viên dự kiến : 1 người
    Thù lao cho giáo viên dự kiến khoảng : 1 triệu đồng/1 tháng.
    4.3.4. Chi phí học tập và sinh hoạt (dự kiến)
    Ăn ở 350.000 VND/1 em 1 tháng
    Nguyên liệu học tập 150.000 VND/1 em 1 tháng
    Chi phí 1 em 1 tháng 500.000 VND
    Lương giáo viên 1.000.000 VND/1 tháng
    Chi phí 5 em trong 01 tháng 500.000 x 5 + 1.000.000 = 3.500.000 VND
    Chi phí cho 5 em trong 3 tháng 3.500.000 x 3 = 10.500.000 VND
    Đầu tư nguyên liệu và sắp xếp công việc ban đầu 300.000 VND/1 em x 5 em = 1.500.000VND
    Chi phí cho 01 giai đoạn 12.000.000 VND
    Chi phí cho toàn bộ dự án (4 giai đoạn) 48.000.000 VND
    4.4 Tổ chức sản xuất
    Trên thực tế, đây là nội dung quan trọng nhất quyết định thành công của toàn bộ dự án. Khó khăn lớn nhất cho việc đào tạo nghề cho trẻ em khuyết tật nạn nhân của chất độc da cam chính là việc các em ít có khả năng làm nghề sau khi đã học xong và trở về gia đình do một số nguyên nhân sau:
    · Do thể lực và trí lực kém hơn người bình thường, do vậy sản phẩm các em làm ra thường có chất lượng thấp và thời gian sản xuất lâu hơn, dẫn tới khó cạnh tranh trực tiếp được với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
    · Do hiệu suất làm việc không cao, số lượng hàng làm ra ít và khả năng đi lại, giao tiếp hạn chế nên các em không thể bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hay mang bán cho các cửa hàng. Số lượng ít và chất lượng thấp cũng không hấp dẫn những người bán buôn tìm đến để mua gom sản phẩm.
    · Các sản phẩm thủ công, mỹ nghệ đa phần đòi hỏi phải có mẫu mã và kiểu dáng đa dạng, thay đổi linh hoạt theo yêu cầu và thị hiếu của người mua. Điều này là rất khó thực hiện được với những người khuyết tật làm nghề tại gia đình.
    Với những khó khăn trên, rõ ràng nếu không tổ chức được cho các em sản xuất và bao tiêu sản phẩm thành công thì việc đào tạo dạy nghề sẽ là vô nghĩa. Đây là trách nhiệm và công việc chủ yếu của các tình nguyện viên.
    Mục tiêu của dự án là phải làm sao tạo được công ăn việc làm cho các em tại gia đình, vì vậy CLB Tháng Năm sẽ hỗ trợ tối đa cho các em trong các vấn đề:
    · Cung cấp nguyên vật liệu hoặc sản phẩm thô.
    · Phụ trách thiết kế kiểu dáng, mẫu mã và hướng dẫn sản xuất.
    · Bán hàng.
    Vấn đề cung cấp nguyên vật liệu và sản phẩm thô không khó vì nghề được chọn là nghề thêu, nguyên liệu và công cụ chủ yếu gồm có:
    · Khung thêu.
    · Kim, chỉ màu các loại.
    · Vải thêu : vải nguyên miếng hoặc đã được cắt sẵn để may ra thành phẩm sau khi thêu. Công việc may và cắt này, nếu có, sẽ được thực hiện tại xưởng may của làng Hữu Nghị.
    Dự kiến đầu tư ban đầu cho toàn bộ dụng cụ và nguyên liệu cho một em không quá 300.000đ. Sau đó lợi nhuận thu được khi bán hàng sẽ được tái đầu tư để mua thêm nguyên vật liệu sản xuất.
    Cung cấp mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm: Việc này đòi hỏi phải thường xuyên bám sát thị trường, tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng. Những tình nguyện viên phụ trách công việc bán hàng và thiết kế sẽ đảm nhận công việc thu thập thông tin về thị trường, khách hàng và các sản phẩm cùng loại. Vấn đề thiết kế sẽ do nhóm thiết kế phụ trách.

    4.5. Tiêu thụ sản phẩm

    CLB Tháng Năm sẽ tổ chức một mạng lưới bán hàng và tiêu thụ sản phẩm do các tình nguyện viên thực hiện. Công việc này sẽ được tiến hành với các nội dung sau:
    1/ Xác định đối tượng tiêu thụ
    Nhóm bán hàng sẽ lập danh sách các cửa hàng, địa điểm có thể bán được sản phẩm đồng thời khảo sát thị trường, chuyển thông tin cho nhóm thiết kế . Sau khi được lựa chọn và phân loại, các địa chỉ bán hàng sẽ được sắp xếp từng khu vực. Mỗi người trong nhóm bán hàng sẽ phụ trách độc lập một khu vực. Số lượng địa chỉ bán hàng tối thiểu trên địa bàn Hà Nội là khoảng 50 điểm.
    2/ Thu gom sản phẩm
    Sản phẩm của các em làm ra sẽ được gia đình chuyển đến tập trung tại văn phòng Hội Chữ Thập Đỏ địa phương. Mỗi thành viên bán hàng sẽ phụ trách một nhóm các em trong cùng một địa phương và sẽ xuống địa phương một tháng một lần để lấy hàng, chuyển cho các em mẫu mã mới và số lượng đặt hàng trong tháng, cũng như cung cấp nguyên vật liệu hoặc sản phẩm thô để làm hàng.
    3/ Phương thức bán hàng và thanh toán
    Sản phẩm thêu của các em sẽ được bán theo hai hình thức:
    · Bán như một sản phẩm bình thường. ( không đề cập đến xuất xứ của sản phẩm )
    · Bán dưới hình thức bán hàng từ thiện, nhấn mạnh đến xuất xứ cuả sản phẩm để những người hảo tâm mua ủng hộ các em.
    Đối tượng bán hàng hình thức 1 là những cửa hàng đồ lưu niệm, đồ thêu may, hay cửa hàng bán thủ công mỹ nghệ bình thường. Hàng sẽ được giới thiệu, bán và thanh toán như những sản phẩm cùng loại khác. Thông thường sẽ là ký gửi hàng hoá tại cửa hàng và thanh toán 1 tháng một lần.
    Hình thức 2 sẽ áp dụng cho các cửa hàng chuyên bán sản phẩm của người khuyết tật hoặc các đối tượng xã hội khác, và các nhà hàng, khách sạn, hội chợ...
    Tiền bán hàng sẽ được tính riêng cho từng em một, và sau khi trừ đi chi phí mua nguyên vật liệu sản xuất trong tháng sẽ được chuyển về cho gia đình các em mỗi tháng một lần.
    4/ Sổ sách kế toán
    Mọi thông tin về tài chính, bán hàng và chi tiêu sẽ được lập thành hệ thống sổ sách hoàn chỉnh và công khai. Tất cả các thành viên CLB Tháng Năm và những người có trách nhiệm liên quan đều có quyền kiểm tra theo dõi.
    Gieo tính cách - Gặt số phận
    lammori thích bài này.
  10. DKGiang

    DKGiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    4
    5. Nhân sự
    Số lượng và cơ cấu tổ chức các tình nguyện viên tham gia vào việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho các em như sau:
    · Quản lý dự án: 1 người, chịu mọi trách nhiệm chung trong qua trình tiến hành dự án, thay mặt CLB Tháng Năm để làm việc với các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia dự án, điều hành công việc của các tình nguyện viên.
    · Thư ký dự án: 1 người, có trách nhiệm lập và hoàn chỉnh các sổ sách tài chính chung, cân đối thu chi và theo dõi hoạt động của các nhóm.
    · Nhóm bán hàng: Tối thiểu gồm 5 người, trong đó có một trưởng nhóm chịu trách nhiệm quản lý và điều phối chung các hoạt động của nhóm. Nhóm bán hàng sẽ thực hiện mọi công việc về thu gom sản phẩm, bán hàng, đặt hàng, chuẩn bị kế hoạch sản xuất mỗi tháng, thu thập thông tin thị trường.
    · Nhóm thiết kế: tối thiểu có 2 người, nhóm có trách nhiệm thiết kế và thay đổi mẫu mã hàng tháng cho phù hợp với yêu cầu thị trường
    Ngoài số nhân sự cố định ra, sự cộng tác và đóng góp của các cộng tác viên trong mọi công việc của dự án cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tiến hành các nội dung của dự án.
    6. Đánh giá những khó khăn, thuận lợi và các giải pháp
    6.1. Thuận lợi

    · Thuận lợi rất lớn của dự án là sự tham gia, giúp đỡ của làng Hữu Nghị. Là một đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi dưỡng, dạy học và dạy nghề cho trẻ em nạn nhân chất độc da cam, cũng như có đầy đủ cơ sở hạ tầng phục vụ việc học và ăn ở của các em, sự hợp tác của làng là một đóng góp rất quan trọng cho khả năng thành công của dự án.
    · Về mặt nhân sự, các tình nguyện viên được dự kiến sắp xếp vào các nội dung công việc đều được đào tạo hoặc là có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực đó, chẳng hạn như kinh doanh, thiết kế mẫu, kế toán hoặc quản lý...Do vậy đội ngũ làm việc sẽ tương đối có chuyên môn, và có thể hy vọng sẽ hoàn thành nhiệm vụ của mình.
    6.2. Khó khăn
    · Vấn đề chất lượng của sản phẩm:
    Do sản phẩm của các em cũng sẽ được bán và cạnh tranh bình đẳng với các sản phẩm khác cùng loại nên chất lượng của sản phẩm là rất quan trọng để có thể tiêu thụ được hàng. Chúng tôi sẽ cố gắng giải quyết vấn đề này bằng cách chọn lựa những mặt hàng không đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng có thể thu hút khách hàng bằng kiểu dáng, mẫu mã đẹp, lạ và đa dạng. Đối tượng khách hàng được nhắm đến là thanh niên, những người cùng độ tuổi với các tình nguyện viên, và do đó có thể mong đợi nhóm bán hàng và nhóm thiết kế sẽ nắm bắt được thị hiếu và đáp ứng được nhu cầu của họ.
    · Vấn đề phối hợp sản xuất:
    Trên thực tế dự án này giống như là thành lập một xưởng sản xuất mà những người tham gia làm việc ở xa nhau. Do vậy việc phối hợp hoạt động sao cho đồng bộ, ăn khớp chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn vì các tình nguyện viên phải phụ trách rất nhiều khâu trong quá trình sản xuất và tiêu thụ, mà thông tin liên lạc lại với người sản xuất lại rất hạn chế. Đây là trách nhiệm chính của người quản lý, cũng như cố gắng làm việc tập thể của các thành viên. Tuy nhiên dự án được chia thành từng giai đoạn một, quy mô và khối lượng công việc sẽ tăng lên dần, như vậy sẽ có thời gian để điều chỉnh phương thức quản lý và rút kinh nghiệm trong vận hành hệ thống.
    · Kinh phí hoạt động:
    CLB Tháng Năm là một tổ chức tình nguyện chưa có tư cách pháp nhân và cũng không được sự đỡ đầu thường xuyên về tài chính của một đơn vị, tổ chức nào. Vì thế việc xin tài trợ để thực hiện dự án là rất khó khăn. Trong trường hợp không vận động được đủ nguồn tài chính dự án sẽ phải cắt giảm quy mô và thời gian.
    · Nhân sự:
    Thời gian hoạt động lâu dài của dự án cũng là một thách thức về vấn đề nhân sự, vì đòi hỏi thành viên tham gia phải hoạt động ổn định trong một thời gian dài. Giải pháp cho vấn đề này có lẽ là cố gắng duy trì và phát triển CLB, liên kết phối hợp hoạt động với nhiều nhóm tình nguyện khác, đồng thời nghĩ ra những công việc thích hợp nhất cho các em mà lại có thể giảm bớt sự tham gia của tình nguyện viên trong việc duy trì lao động.
    7. Kết luận
    Bản dự án này thể hiện ý tưởng về phương hướng thực hiện các công việc cần làm. Nó sẽ được chi tiết hoá trong từng nội dung công việc bằng các kế hoạch cụ thể khi tiến hành, và bám sát vào tình hình thực tế tại thời điểm thực hiện dự án.
    Dự án đào tạo nghề và tổ chức sản xuất cho các trẻ em nạn nhân chất độc màu da cam là mong ước của các tình nguyện viên CLB Tháng Năm, muốn được góp phần nhỏ của mình để tạo thêm cơ hội cho những số phận không may mắn có được một cuộc sống ý nghĩa hơn.
    Hơn một năm trời, chúng tôi đã chia xẻ một phần vui buồn, một phần cuộc sống với các em nhỏ bị nhiễm chất độc da cam. Thời gian không dài nhưng cũng đủ để làm cho chúng tôi hiểu được những tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của các em, hiểu được bên trong những thân thể bệnh tật kia có những ước mơ mà mỗi người chúng ta đều dễ dàng đạt được, đó là ước mơ được làm một người bình thường.
    Chúng tôi đã chứng kiến nụ cười của các em khi Làm Được một bông hoa, một túi thêu, đã chứng kiến niềm vui trong mắt các em khi Thấy Được người khác trân trọng và sử dụng thành quả lao động của mình. Niềm vui và nụ cười ấy đã là nguồn động viên cho các em trong sự vật lộn với một số phận thiệt thòi, với những bất công được tạo hoá dành sẵn cho từ khi chưa sinh ra và đó cũng là niềm hy vọng nhỏ bé của các em vào ý nghĩa cuộc sống của mình.
    Vì thế chúng tôi muốn cùng với các bạn, làm một điều gì đó để hy vọng ấy không bao giờ tắt.

    Gieo tính cách - Gặt số phận
    lammori thích bài này.

Chia sẻ trang này