1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dự án đường sắt cao tốc xuyên quốc gia và vấn đề an ninh quốc phòng ( Phần 2 ):

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi huuthanh81, 21/07/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. antivichoco1

    antivichoco1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/10/2010
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    Em chúa ghét hàng trung quốc bác ợ. Thế nên, có dùng thì dùng kỹ thuật của thằng khác. Còn thằng Trung quốc thì bác tránh cho em nhờ.
  2. WildWeasel

    WildWeasel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Bài viết:
    878
    Đã được thích:
    1
    Bất động sản cũng là nguồn lực để đột phá hạ tầng

    Để chuẩn bị nguồn lực “xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn” như nội dung trong 3 khâu đột phá được xác định tại văn kiện ĐH XI, vốn ngân sách là quan trọng, vì đã coi đó là khâu đột phá thì phải ưu tiên vốn cho hạ tầng. Thế nhưng, ngân sách quốc gia sẽ không chịu đựng nổi vì đầu tư cho hạ tầng cần nguồn vốn khổng lồ. Do đó, chúng ta cần huy động thêm nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế. VN hiện đã bước qua ngưỡng thu nhập 1.000 USD/người/năm nên sắp tới vay ODA sẽ giảm, vì vậy phải tìm thêm nguồn của các ngân hàng tái thiết, lãi suất cao hơn vay ODA nhưng vẫn thấp hơn ngân hàng thương mại. Kênh tiếp theo là xã hội hóa nguồn lực, Nhà nước và doanh nghiệp cùng bỏ nguồn lực, như BT, BOT, công tư hợp doanh (PPP). Hàng loạt công trình lớn hiện đang chuẩn bị thử nghiệm hình thức PPP.

    Còn một nguồn lực khác là thị trường bất động sản. Khi đầu tư mới hạ tầng, giá trị đất có thể tăng lên hàng chục lần nhưng vấn đề phải làm thế nào để giá trị thặng dư đó đổ vào hạ tầng chứ không thể lọt vào tay cá nhân nào đó. Cùng với đó, chúng ta cũng phải chuẩn bị nguồn nhân lực cao để khi có vốn rồi, có thể triển khai tốt các dự án.

    (Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng)
  3. WildWeasel

    WildWeasel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Bài viết:
    878
    Đã được thích:
    1
    Tham luận của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Đại hội XI của Đảng

    21:16 | 13/01/2011


    (ĐCSVN) - "Nhìn lại 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010 -Những bài học rút ra để thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020" là tiêu đề Báo cáo tham luận của đồng chí Võ Hồng Phúc, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại phiên thảo luận tại Hội trường Đại hội XI chiều ngày 13-1. Sau đây là nội dung chính của Báo cáo.
    Việt Nam dang tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; tiềm lực kinh tế được tăng cường; nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành và phát triển.

    Nhìn lại 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001- 2010, hiện nay, Việt
    Nam đang đứng ở đâu trong bản đồ kinh tế, xã hội của thế giới ?
    I. Tình hình và bối cảnh đất nước khi bước vào thời kỳ chiến lược 2011-2020
    1. Tiềm lực kinh tế được nâng cao, đất nước đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển. Sau hơn 20 năm đổi mới, nhất là 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010, tiềm lực kinh tế Việt Nam được nâng cao, đất nước đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển. Thời kỳ 2001 - 2005 đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm là 7,5% và hai năm 2006 - 2007 đạt tốc độ tăng trưởng GDP trên 8%. Các năm 2008 - 2010, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 5,96% (năm 2009 đạt 5,3% và năm 2010 đạt 6,78%); bình quân 5 năm (2006 - 2010) đạt 7%/năm và 10 năm (2001 - 2010) tăng trưởng 7,26%/năm, đạt mục tiêu chiến lược đã đề ra. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 theo giá thực tế đạt trên 101,6 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt 1.160USD. Nước ta đã ra khỏi nhóm nước đang phát triển có thu nhập thấp. Vốn đầu tư toàn xã hội tăng cao, bằng khoảng 40,5% GDP; Năng lực sản xuất nhiều ngành kinh tế tăng đáng kể. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, một số cân đối lớn của nền kinh tế (ngân sách Nhà nước, cán cân thanh toán tổng thể, nợ quốc gia và dự trữ ngoại tệ,...) cơ bản được bảo đảm. Kết cấu hạ tầng có bước phát triển quan trọng. Nhiều công trình mới đã phát huy tác dụng. Tỷ lệ đô thị hoá tăng từ 24,2% năm 2000 lên trên 30% năm 2010. Diện tích nhà ở tăng từ 8 m2/người lên 12,5 m2/người. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu GDP tăng từ 36,7% năm 2000 lên 41,1% năm 2010; tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 24,5% xuống còn khoảng 21,6% và tỷ trọng dịch vụ giữ mức 38,3%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm từ 65,1% năm 2000 xuống 57,1% năm 2005 và xuống còn 48,2% năm 2010.
    Tuy nhiên chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, chậm được cải thiện, các cân đối vĩ mô chưa thật sự vững chắc. Công tác quy hoạch, kế hoạch và việc huy động, sử dụng các nguồn lực còn hạn chế, kém hiệu quả. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Tăng trưởng chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, công nghệ thấp, tiêu hao vật chất cao và sử dụng nhiều vốn; năng suất lao động xã hội và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm còn thấp, chậm cải thiện. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô và hàng công nghiệp chủ yếu là gia công, hàm lượng công nghệ thấp và giá trị gia tăng thấp. Năng suất lao động còn rất thấp so với các nước trong khu vực, năng suất lao động của Trung Quốc gấp 2,6 lần và Thái Lan gấp 4,3 lần năng suất lao động của Việt Nam. Tiêu hao năng lượng lớn, để tạo ra một 1 USD GDP, Việt Nam đã phải tốn lượng điện năng bằng 4,65 lần Hồng Kông, gần 2,10 lần Hàn Quốc, 3,12 lần Singapore, khoảng 1,37 lần Thái Lan và 1,69 lần Malaysia.
    Kết cấu hạ tầng phát triển chậm, chất lượng thấp, thiếu đồng bộ đang cản trở sự phát triển. Mạng lưới giao thông chưa hoàn chỉnh, chất lượng thấp, chưa có đường bộ cao tốc, đường sắt cao tốc, hải cảng và sân bay hiện đại. Kết cấu hạ tầng đô thị, nhất là ở các đô thị lớn vừa thiếu đồng bộ, vừa kém chất lượng đang gây ách tắc cho phát triển. Nguồn và lưới điện chưa đáp ứng kịp yêu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân. Sản lượng điện bình quân đầu người một năm của Việt Nam mới ở mức 692,5 kwh, còn thấp so với nhiều nước trên thế giới. Hệ thống thủy lợi chưa đồng bộ, quản lý chưa tốt và hiệu quả sử dụng chưa cao. Hạ tầng đô thị, đặc biệt là giao thông, cấp và thoát nước ở các đô thị vừa thiếu, không đồng bộ, vừa kém chất lượng và quá tải, đang gây ách tắc cho phát triển.
  4. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    3.505
    Đã được thích:
    3.597
    Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam sẽ hoàn thành việc nghiên cứu sâu dự án Đường sắt Cao tốc Bắc - Nam (ĐSCT) và báo cáo Chính phủ trong năm 2011, sau đó tiếp tục trình Quốc hội thông qua dự án này”.
    Ông Phạm Công Trịnh - Phó Tổng Giám đốc Đường sắt Việt Nam (ĐSVN), đơn vị chủ đầu tư dự án ĐSCT cho PV Dân trí biết thông tin trên sáng nay (19/1).

    [​IMG]
    Việc nghiên cứu sâu dự án ĐSCT sẽ hoàn thành trong năm 2011

    “Để có điều kiện đánh giá cụ thể hơn tính khả thi của dự án, khả năng phân kỳ đầu tư cũng như nghiên cứu toàn diện hơn, sâu sát hơn dự án ĐSCT trình Quốc hội chấp thuận, tháng 12/2010 Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải đã giao ĐSVN tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) để tiến hành lập báo cáo đầu tư xây dựng (F/S) 2 đoạn Hà Nội - Vinh và Nha Trang - TPHCM thuộc dự án ĐCT Bắc - Nam…” - ông Trịnh cho biết.

    Cũng theo ông Trịnh: “Là chủ đầu tư của dự án ĐSCT, chúng tôi đã làm việc với JICA và đạt được những thỏa thuận bước đầu về dự án ĐSCT. Phía Nhật Bản đã đồng ý tài trợ nguồn kinh phí nhất định về dự án ĐSCT. ĐSVN sẽ hoàn thành việc nghiên cứu sâu và báo cáo Chính phủ trong năm 2011, sau đó Chính phủ sẽ tiếp tục trình Quốc hội chấp thuận dự án ĐSCT”.

    Trước đó, Chính phủ đã trình Quốc hội báo cáo đầu tư (PF/S) ĐSCT Bắc - Nam nhưng chưa được thông qua.

    Được biết, Chính phủ đã gửi Công hàm cho Nhật Bản yêu cầu giúp đỡ; Chính phủ cũng giao cho các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu sâu hơn về dự án này để làm báo cáo trình Chính phủ trong năm 2011.
    Bây giờ thì đố ông nào cản được đường sắt cao tốc. =))=))=))
    [​IMG]
  5. VixuyenND

    VixuyenND Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/05/2009
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    77
    Cái Dự án này nếu lần trước trình QH mà chịu khó nghiên cứu sâu và chỉ triển khai thực hiện hai đoạn ban đầu là Hà Nội-Vinh và TPHCM-Nha Trang thì chắc cũng đã được thông qua rồi, không điều tiếng lắm đâu (theo em, nếu nói triển khai thử nghiệm chắc cũng có tới trên 70% đại biểu QH đồng ý!). Tuy nhiên, do làm báo cáo nghiên cứu đầu tư quá ẩu, số liệu không chính xác, lại định làm một lèo từ Bắc đến Nam với số tiền đầu tư quá lớn lên không thuyết phục được nhiều đại biểu QH thôi.

    Theo em, quan trọng nhất vẫn là tư duy của những người làm đường sắt cao tốc Việt Nam thôi bác ạ! Em không biết tuyến đường Trung Lương-TPHCM thế nào, chứ cũng là cao tốc như Đại lộ Thăng Long (tên cũ là Láng-Hòa Lạc) thì hôm kia ngồi băng sau con Civic 2010 chạy có 80 km/h mà thằng lái xe cho em nhảy đụng trần đến hơn 3 phát, đau điếng người.
  6. kilotu

    kilotu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    1.958
    Đã được thích:
    2
    Gần 50 năm sau khi đưa tuyến Shinkansen đầu tiên vào hoạt động (Tokyo - Osaka), ĐSCT của Nhật vẫn đang trong quá trình xây dựng.
    Cuối năm vừa rồi, tuyến Tokyo - Aomori đã khai trương (nối Tokyo với phía bắc của đảo chính, phía đảo lớn thứ 2 là Hokkaido ở phía bắc vẫn chưa có kế hoạch làm Shinkansen), tháng 3 năm 2011 sẽ khai trương tuyến Shinkansen mới ở Kyushu ở phía Nam. Nghĩa là bắt đầu thông suốt đường sắt cao tốc bắc nam (không kể Hokkaido).
    Thế nên, nếu ĐSCT có xây ở VN, việc làm một lèo từ Bắc vào Nam cũng sẽ chia ra nhiều giai đoạn thôi. Mình thấy báo cáo Pre FS của các bác VNR cũng tính như vậy mà.

    P/s: Bác nào nói ĐSCT ở Nhật ít khách là không chính xác. Cụ thể là tần suất tàu của tuyến Tokyo - Osaka là cứ 15 phút một chuyến, giờ cao điểm là 10 phút một chuyến. Ít khách thì ko ai giữ tần suất đó cả.
    Nhưng không phải cứ thấy người ta cưỡi ngựa thì mình đánh bò chạy theo, mình vẫn nghĩ là trước khi tính đến ĐSCT thì đường sắt đô thị, đường sắt địa phương phải hoàn thiện trước.
  7. VixuyenND

    VixuyenND Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/05/2009
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    77
  8. dbp

    dbp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Mỹ cũng theo gương Việt Nam xây đường sắt cao tốc này.
    Chỉ có điều là bọn này nhát gan, không chịu chơi như Việt Nam ta.
    Một đấy nước với diện tích gấp 30 lần, GDP gấp 140 lần, dân số gấp 3 lần, thu nhập trên đầu người gần 40 lần, tỷ lệ dân thành thị chiếm 98%, mà cũng chỉ dám chi có 53 tỷ cho ĐSCT.
    Mà một vấn đề nữa để thấy để quốc Mỹ nhát gan, đấy là trong số 53 tỷ đấy một tỷ lệ lớn sẽ vào túi của chính nó (các nhà thầu và nhân viên, cổ đông Mỹ), vì tỷ lệ nội địa hóa của nó sẽ cao hơn VN rất nhiều.

    53 tỷ USD = GDP của nó trong 36 giờ, quá hèn [:D]

    Link đây:
    http://news.yahoo.com/s/ap/20110208/ap_on_bi_ge/us_obama_high_speed_rail
  9. WildWeasel

    WildWeasel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Bài viết:
    878
    Đã được thích:
    1
    Nếu ai chú ý trong danh sách Táo Quân đợt vừa rồi không có 3 Táo:
    Táo giao thông vận tải
    Táo kế hoạch và đầu tư
    Táo xây dựng
  10. tommy_teo

    tommy_teo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    376
    Đã được thích:
    0
    Dự án ĐSCT chắc chắn làm vì đã được thỏa thuận trước, QH chỉ là con tép riu.
    Các đại gia Nhật tiền nhiều đá bay mấy chú Hàn ra khỏi dự án này, tốn công tốn của nhiều lắm sao không làm được.
    Do bị phản đối nhiều nên sẽ được chia nhỏ và làm dần dần. Khi đó hiệu quả của các đoạn HCM-NT hay HN-Vinh ~0 vì nhu cầu vận chuyển giữa các khu vực này không bức thiết.
    Các bác bàn làm gì nữa, tiền đã chia rồi chỉ còn động tác chuyển khoản nữa thôi. Các bác phản đối làm đoạn này chậm trễ đấy, vậy là có tội với Đ với nhà nước.

Chia sẻ trang này