1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dự án đường sắt cao tốc xuyên quốc gia và vấn đề an ninh quốc phòng ( Phần 2 ):

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi huuthanh81, 21/07/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hoanglanvu

    hoanglanvu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2008
    Bài viết:
    429
    Đã được thích:
    1
    Nói như bác gì ở phía trước, chỉ cần lập dự án không cần làm thật đã có khối tiền % rồi.
    Nói thật! Mình mất lòng tin đối với bác Hồ Nghĩa Dũng, bộ trưởng nầy rồi.
  2. exahezt

    exahezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2008
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    1
    Từ đường bộ nghĩ về đường sắt cao tốc

    SGTT.VN - Trong khi quốc lộ 1A, đường sắt Thống nhất (đoạn qua miền Trung) vẫn chưa hết “lạnh” vì bị lũ nhấn chìm, vùi lấp, thì đường sắt cao tốc, đường H.ồ C.hí M.inh tiếp tục “nóng” trên nghị trường Quố.c h.ội, lan ra cả dư luận.

    Quốc lộ 1A tại địa phận xã An Dân, huyện Tuy An, Phú Yên bị sạt lở ngày 10.11. Ảnh: Phương Trà

    Từ quốc lộ 1A bị ngập đến đường H.ồ C.hí M.inh kém hiệu quả

    Có lẽ, chưa năm nào, quốc lộ 1A bị ngập lụt với tần suất dày đặc, ngập sâu, ngập lâu, bị sạt lở, khiến giao thông Bắc – Nam tê liệt trong nhiều ngày liên tiếp, gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho ngành giao thông, thiệt hại lớn về kinh tế, mất mát về con người như vừa qua. Ngay trên diễn đàn Quố.c h.ội ngày 23.11, ông Hồ Nghĩa Dũng, bộ trưởng bộ Giao thông vận tải, thừa nhận: “Đường 1A ngập không có gì mới, nhưng đúng là có nghiêm trọng hơn, thường xuyên hơn”.

    Giáo sư Nguyễn Xuân Trục (hội Cầu đường Việt Nam) – người tham gia khảo sát đường H.ồ C.hí M.inh trong những ngày đầu dự án, và cũng là người ở trong hội đồng nghiệm thu khi dự án này hoàn thành, nói: “Khi thuyết minh về “sự cần thiết phải đầu tư”, đại diện chủ đầu tư nói, đây sẽ là “con đường 1A của mùa mưa”, nghĩa là, con đường này sẽ là đường tránh lụt cho các phương tiện trên tuyến Bắc – Nam vào mùa mưa lũ, cũng như giảm tải cho tuyến quốc lộ 1A. Nhưng đến nay, đường H.ồ C.hí M.inh đã không làm được “nhiệm vụ” này, dù cho, về chất lượng mặt đường, hạ tầng, biển báo đường H.ồ C.hí M.inh đạt chất lượng rất tốt”.

    Tồn tại lớn nhất của tuyến đường H.ồ C.hí M.inh, theo GS Trục, là hiện tượng sụt trượt mái taluy không lường được đã khiến con đường thường xuyên bị vùi lấp, sạt lở. Hiện tượng này cùng với vị trí “độc đạo” giữa núi rừng phía Tây, cách quá xa quốc lộ 1A (trung bình là 50km), lại thiếu hệ thống đường ngang kết nối, làm các lái xe sợ lâm vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan” khi đi vào đường H.ồ C.hí M.inh mà gặp phải sạt lở. GS Trục phân tích: mái taluy cao trên 12m là rất khó tính toán được trượt, sạt, nhưng đường H.ồ C.hí M.inh lại có hàng chục đoạn taluy cao quá 12m, thậm chí 40 – 50m, có đoạn đào sâu đến 67m.

    Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng cũng đồng tình, ngoài một số đoạn như từ TP.HCM đi Bình Phước, Đồng Xoài, Gia Nghĩa, hoặc từ Hoà Lạc vào Thanh Hoá là có lưu lượng xe cao. Còn lại cả đoạn dài từ Thanh Hoá qua miền Trung đúng là hiệu quả rất thấp. Ông Dũng cho biết, tới đây, các tuyến đường ngang sẽ được nâng cấp, làm mới như đường 24, 45, 48 nối đường H.ồ C.hí M.inh với quốc lộ 1A… thì khả năng lưu thông của đường H.ồ C.hí M.inh sẽ tăng lên.

    Ngoài ra, bộ trưởng kêu gọi các ngành khác, các địa phương phải đưa công nghiệp, hình thành dân cư, vùng kinh tế dọc hai bên tuyến để phát huy hiệu quả con đường. Cùng với đó, ngành giao thông tính chuyện phân luồng bắt buộc một số loại xe như xe tải phải đi trên tuyến này để giảm tải cho đường 1A.

    Và nghĩ về đường sắt cao tốc

    Trên diễn đàn Quố.c h.ội, bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng thông tin: dự án báo cáo khả thi một số đoạn tuyến đường sắt cao tốc vẫn đang được Chính phủ cho phép triển khai. Dù trước đó, tại kỳ họp thứ 7, Quố.c h.ội đã “bác” chủ trương xin đầu tư dự án này mà Chính phủ trình ra. GS Trục cho rằng, những bài học về đường H.ồ C.hí M.inh vẫn còn có thể “soi” vào dự án đường sắt cao tốc và điều chuyên gia này lo ngại nhất chính là nhu cầu thực tế của hành khách.

    Báo cáo tiền khả thi dựa trên tính toán của dự án nghiên cứu phát triển hệ thống giao thông vận tải Việt Nam dự báo, đến năm 2030, nhu cầu trên tuyến vận tải Bắc – Nam của đường sắt cao tốc là 195 triệu hành khách/năm. Trong khi số liệu của ngành đường sắt cho thấy, năm năm gần đây, lượng khách đi tàu chỉ xấp xỉ 6 triệu khách/năm. Ông Trục nói: “Dự báo lưu lượng xe cho đường H.ồ C.hí M.inh đã sai số hàng chục lần khi làm xong. Đường sắt cao tốc mà làm trong 5 – 10 năm tới, tôi e sẽ lặp lại sai số nhu cầu hành khách”.

    Theo báo cáo đầu tư của chủ đầu tư mà Chính phủ trình ra Quố.c h.ội hồi tháng 6, đến năm 2035, đường sắt cao tốc (nếu được làm xong) sẽ chuyên chở 25% lượng hành khách toàn tuyến Bắc – Nam. Khi nghe con số này, TS Nguyễn Quang A lo lắng: “Chỉ cần tác động từ bão lũ, thì lập tức 25% nhu cầu đi lại của quốc gia bị dừng lại, khi đó thật nguy hiểm”.

    Như vậy, nếu nhìn vào thực tế tuyến đường sắt Bắc – Nam bị chia cắt hoàn toàn hơn mười ngày cuối tháng 10 ở miền Trung do lũ lụt, thì mới hiểu, lo lắng của TS Quang A về đảm bảo an toàn giao thông trên quốc lộ 1A không phải là không có cơ sở.

    Link gốc:
    http://sgtt.vn/Thoi-su/133435/Tu-duong-bo-nghi-ve-duong-sat-cao-toc.html
  3. petahezt

    petahezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2008
    Bài viết:
    339
    Đã được thích:
    2
    Nhếch nhác đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương
    Thứ Ba, 30.11.2010 | 10:43 (GMT + 7)
    (LĐO) - Đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương thông xe ngày 3.2.2010. Thế nhưng, chỉ sau chưa đầy 10 tháng đưa vào sử dụng, mặt đường bắt đầu hư hỏng, xuất hiện nhiều ổ gà, xe cộ lưu thông không an toàn. Nhiều tài xế đã từ bỏ đường cao tốc để trở lại QL1A.

    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Tai nạn tình rập
    Sáng 29.11, chiếc xe khách 16 chỗ biển số 84L-2170 đã bị lật ngang, lộn nhiều vòng tại Km 26 trên đường cao tốc TP-HCM, thuộc địa phận huyện Thủ Thừa – Long An. Cả 16 hành khách trên xe đều bị thương, trong đó 9 người bị thương nặng. Công an Long An đang điều tra làm rõ nguyên nhân tai nạn. Đây không phải là trường hợp hiếm hoi bị tai nạn trên đường cao tốc này, trong đó không ít vụ là do đường đầy ổ gà. Tài xế xe dịch vụ Châu Văn Trường (khu phố Thanh Xuân, phường 5, TP.Tân An) kể: tối 23.11 anh có chuyến rước khách từ sân bay Tân Sơn Nhất về TP.Tân An. Qua khỏi cầu Bến Lức, xe đang lao nhanh với tốc độ gần 100km/h, bất ngờ chiếc xe nhảy dựng khỏi mặt đường, suýt va vào “con lươn”. Nhờ có kinh nghiệm, tài xế Trường đã kìm giữ được tay lái. Anh cho biết, nếu anh chạy nhanh hơn một chút, cỡ 120km/h, hoặc nếu thiếu kinh nghiệm lái xe, có thể tai nạn thảm khốc đã xảy ra. Nguyên nhân sự cố: có 1 ổ gà sắp thành “ổ voi” trên đường.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ổ gà trên đường cao tốc.
    Cánh tài xế ở Long An không lạ gì chuyện “đường cao tốc đầy ổ gà”, nhiều người sợ nguy hiểm đã quay trở lại đi trên QL1A. Do đi lại nhiều trên con đường này nên anh Trường đã thuộc lòng những chỗ có ổ gà nguy hiểm, nên chủ quan. Anh không ngờ, chỉ sau 10 ngày không đi trên đường cao tốc, có 1 ổ gà lớn mới xuất hiện, gặp xe chạy ngược chiều pha đèn lóa mắt nên không quan sát được mặt đường, vì vậy mà suýt gây ra tai nạn. Cũng theo tài xế Trường, lúc đường cao tốc mới thông xe, nhiều tài xế cao hứng đã chạy với tốc độ 140 – 150km/h, nay thì có thưởng cũng không tài xế nào dám chạy quá 120km/h, vì con đường đã đầy ổ gà rất nguy hiểm. “Thoát chết” lần này, tài xế Trường tính sẽ quay lại đi trên QL1A.
    [​IMG]
    Chiếc xe bị nạn trên đường cao tốc.
    Đường cao tốc như chiếc áo vá
    Không hình dung nổi chuyện “đường cao tốc đầy ổ gà”, ngày 24.11 tôi đã thuê xe taxi đi trên đường cao tốc từ nút giao TP.Tân An đến nút giao Bến Lức (khoảng 15km) và trở về. Thật không ngờ, con đường từng hiện đại nhất nước giờ chi chít những ổ gà, nhất là đoạn từ km 26 đến km 33. Cả 2 lượt đi và về, tôi đếm tổng cộng có khoảng 50 ổ gà, nhỏ thì bằng cái tô, lớn bằng cái thúng, là loại ổ gà có thể gây tai nạn nếu xe chạy nhanh. Tại km 33 hướng từ Tân An đi Bến Lức có 4 – 5 ổ gà khá lớn, xe chạy qua đây phải giảm tốc độ. Đến km 26 – km 28 số lượng ổ gà xuất hiện càng dày hơn, có nơi 1 chùm 3 – 4 ổ gà.
    [​IMG]
    Đường cao tốc bị dặm vá nhiều chỗ.
    Lượt từ Bến Lức về Tân An, mặt đường càng tệ hại hơn với rất nhiều ổ gà, nhất là đoạn từ km 27 – km 29. Tại km 27 đơn vị thi công sửa chữa đường đang bóc toàn bộ lớp mặt đường hư hỏng dài cả trăm mét để cán lớp bê tông nhựa nóng mới, chỉ chừa 1 làn xe cho lưu thông. Bây giờ tôi mới để ý, trên mặt đường đã có rất nhiều chỗ dặm vá trước đó. Có lẽ do công nghệ dặm vá của ta chưa hiện đại, nên mặt đường không liền lạc, xe chạy qua chỗ dặm vá thường bị xốc. Từng mảng mặt đường được dặm vá có màu khác hẳn với mặt đường cũ, vì vậy mà trông đường cao tốc giống như chiếc áo vá.
    [​IMG]
    Rác tràn ngập trên đường cao tốc.
    Không những thế, trên đường cao tốc hiện nay có nhiều đoạn rác đầy 2 bên đường, do hành khách thiếu ý thức, vứt bừa các loại bao bì đựng thức ăn sau khi sử dụng. Hàng rào bảo vệ đường cũng bị người dân tháo dỡ nhiều chỗ. Do chưa có trạm dừng chân, nhiều xe khách dừng lại dọc đường cho khách đi vệ sinh, vừa nguy hiểm vừa nhếch nhác…Chẳng lẽ chỉ sau thời gian ngắn đưa vào sử dụng, con đường từng là niềm tự hào của ngành giao thông vận tải và người dân đồng bằng sông Cửu Long lại xuống cấp, nhếch nhác đến vậy!


    Link gốc:

    http://www.laodong.com.vn/Tin-tuc/Nhech-nhac-duong-cao-toc-TPHCM--Trung-Luong/23065
  4. Ch2002

    Ch2002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2010
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Tờ TBKTSG tuần này có bài trăn trở, Bộ Công Thương đang phải vật lộn tìm lời giải cho bài toán huy động 6 tỷ USD/năm, để giải quyết vấn đề thiếu điện đang ngày một trầm trọng. Trong khi đó, Bộ GTVT lại đang nghiên cứu đề xuất lại dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, đoạn Hà Nội - Vinh và TP.HCM - Nha Trang, với tổng kinh phí có thể đến 22 tỷ USD.
    Trước đó, hôm 21/5, khi trả lời phỏng vấn báo VnEconomy về hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đường sắt cao tốc, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng từng nói: "Với công nghệ hiện đại này thì sẽ tiết kiệm được thời gian đi lại, góp phần cơ bản giải quyết ùn tắc giao thông. Bây giờ chúng ta đi với 30 giờ thì với đường sắt cao tốc chúng ta chỉ cần hơn 5 giờ.

    Đường sắt cao tốc cũng kết nối được với vận tải đường sắt nội đô cũng như hàng không và đường biể,n tạo nên bức tranh về vận tải đa phương thức phục vụ phát triển kinh tế đất nước, văn hóa giữa các vùng miền và đảm bảo an ninh quốc phòng".

    Thực sự hiệu quả của dự án đường sắt cao tốc đến đâu và có đẻ ra nền giao thông hiện đại như mong muốn hay không, điều này không ai có thể nói trước, nhưng từ thế giới thì đã có không ít kinh nghiệm thực tế.


    Thời báo Chứng khoán (Trung Quốc) số ra ngày 5/11 cho biết, vừa qua nhiều trang mạng nước này đăng bức ảnh "Đường sắt cao tốc Thượng Hải - Hàng Châu: một toa xe chở một hành khách". Cục Quản lý đường sắt Thượng Hải đã lên tiếng về bức ảnh này, thừa nhận đúng là có tình trạng "1 toa xe, 1 hành khách" nói trên, nhưng thanh minh bức ảnh đó không thể hiện tỷ lệ khách đi tầu cao tốc Thượng Hải - Hàng Châu.
    [​IMG]
    Tuy nhiên, đã có nhiều tin tức nói tỷ lệ khách đi tàu cao tốc rất thấp. Một bài báo cho biết, có chuyến tàu cả ngày chỉ bán được hơn 100 vé, nghĩa là tỷ lệ khách đi tàu chưa đến 10%.
    Mặc dù Cục Quản lý đường sắt Thượng Hải nói bức ảnh kể trên không đại diện cho tình hình chung toàn tuyến đường sắt cao tốc Thượng Hải - Hàng Châu, nhưng họ không thể phủ nhận việc giá vé tàu cao tốc hiện nay quá cao, không hợp túi tiền người dân.
    Chiều dài tuyến đường sắt cao tốc Thượng Hải - Hàng Châu là 160 km, vé tàu cao tốc là 131 RMB (Nhân dân tệ, hiện nay 1 RMB tương đương 0,147 USD). Tuyến đường sắt cũ dài 201 km, vé tàu nhanh trên tuyến này giá 54 RMB, nhưng thời gian hành trình lâu hơn.
    Đi tàu cao tốc mất có 38 phút, so với tàu thường tuy tiết kiệm được thời gian khoảng 1 giờ đồng hồ nhưng giá vé cao hơn gấp đôi, cho nên rất ít người đi tàu cao tốc.
    Thành phố Thượng Hải hiện có hơn 19 triệu dân; GDP bình quân đầu người năm 2007 bằng 66.367 RMB, tương đương 9.716 USD. Thành phố Hàng Châu có 8,1 triệu dân, GDP bình quân đầu người năm 2009 bằng 63.471 RMB, tương đương 9.292 USD. Mức thu nhập cao như vậy mà người dân vẫn không chịu đi tàu cao tốc.


    Một cây làm chẳng nên non
    Trong bài góp ý cho đại hội **** đăng trên báo SGTT số ra ngày 24/9, TS Nguyễn Sĩ Phương từ CHLB Đức cho rằng, giao thông hiện đại được đánh giá bằng tốc độ chung của cả mạng lưới giao thông, phụ thuộc vào tỷ trọng và tốc độ thực tế tính cho cả thời gian ùn tắc của mọi loại phương tiện tham gia, chứ không phải bởi tốc độ lý thuyết riêng một loại phương tiện nào.
    Vì vậy đường sắt cao tốc chỉ thực sự là phương tiện lý tưởng, khi cả mạng giao thông sẵn có tự bảo đảm được thông suốt không phụ thuộc vào nó. Nói cách khác, nền giao thông hiện đại là tiền đề cho đường sắt cao tốc, chỉ mỗi bản thân đường sắt cao tốc không thể đẻ ra nền giao thông hiện đại.
    TS. Phương dẫn giải một số vụ việc gần đây cho thấy nếu chỉ có đường sắt cao tốc không thôi thì chưa đủ. Vào thời điểm nắng nóng vừa qua ở Đức, một đoàn tàu cao tốc từ Berlin đi Köln đã buộc phải dừng lại tại ga trung chuyển Bielefeld.
    Lý do đơn giản nhưng có thể chết người hàng loạt: tàu mất điều hoà nhiệt độ, đang chạy không thể mở cửa lên xuống, nhiệt độ trong tàu vọt tới 50oC.
    Cùng thời gian trên, có hai chuyến khác cũng gặp sự số tương tự, phải dừng tại ga chính Hannover, với cả ngàn hành khách ùn lại. Để giải quyết hậu quả ùn tắc tại hai ga trên, chưa nói hệ thống cứu hộ phải bảo đảm được an toàn tính mạng hành khách, nếu không người đứng đầu tập đoàn sẽ bị luật pháp chế tài, tập đoàn kinh doanh đường sắt DB đã phải điều khẩn cấp các chuyến tàu thường bổ sung, huy động lực lượng ôtô buýt tăng cường chở khách miễn phí tới địa điểm khách cần đến, kịp thời.
    Có thể hình dung quy mô giải phóng ùn tắc, bình quân mỗi ôtô buýt có 40 chỗ ngồi, nếu chỉ dùng mỗi nó để giải toả số lượng ít nhất 1.000 hành khách trên, sẽ thấy DB phải cần tới 25 chiếc cùng lúc. Nếu không, trước hết chính họ phải chịu tổn thất trực tiếp mất tới 50% giá vé hoàn lại cho khách nếu trễ trên 1 tiếng theo luật định, chưa nói xa hơn, mất thương hiệu.
    Không sẵn có một mạng lưới giao thông hiện đại chằng chịt các phương tiện đường sắt, ôtô buýt như vậy, hậu quả về tai nạn mà xác suất luôn xảy ra, không thể ở mức giới hạn trên.
    Đến giữa tháng 8, một tai nạn khác bất ngờ xảy ra với đoàn tàu cao tốc ICE tại đoạn đường Pfảlerwalt. Một chiếc ôtô tải chở rác container tới đoạn đường này, né về phía đường sắt để tránh một chiếc xe ôtô chạy ngược chiều, đúng lúc đoàn tàu ICE chở 320 hành khách cũng tới nơi. Khi né tránh, chiếc xe chở rác sa bánh xuống lề đường bị lún, lật ngửa ké lên đường tàu (không phải đường sắt cao tốc, đoạn nào cũng có rào chắn kỹ thuật vốn cực kỳ tốn kém).
    Lái xe tải bị trọng thương phải gọi máy bay chở đi cấp cứu, 14 người trên tàu bị thương nhẹ, trong đó có hai nhân viên tàu. 320 hành khách thoát chết, nhờ một cơ may trời định, tại nơi xảy ra tai nạn là đường cua, tàu phải giảm tốc độ xuống 90km/h thay vì 320km/h như nơi đường thẳng, nếu không hậu quả thảm khốc chẳng kém gì tai nạn hàng không.
    Thoát hậu quả thảm khốc, nhưng toàn tuyến đường bị ngừng giao thông cả ngày trời. Để đưa được đầu máy và toa tàu trật bánh trở lại, người ta phải sử dụng tới hai cần cẩu chuyên dụng, hì hục nửa ngày trời mới xong.
    [​IMG]

    Gánh nặng nợ nần

    Theo TBKTSG, việc đề xuất các chương trình, dự án phát triển lớn là chức trách của các bộ. Nhưng khi đưa ra xem xét ở cấp Chính phủ, nó phải được cân nhắc một cách toàn diện. Mọi quyết định đều phải dựa trên mục tiêu giải quyết những nhu cầu cấp bách và cơ bản của toàn bộ nền kinh tế. Bằng không, sẽ là lãng phí và để lại hậu quả khôn lường.

    Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang tồn tại nhiều bất cập nghiêm trọng. Đó là tình trạng thiếu điện triền miên; cơ sở hạ tầng giao thông quá yếu kém, ảnh hưởng tiêu cực đến chi phí sản xuất kinh doanh; hạ tầng đô thị quá tải, làm cho tình trạng ách tắc giao thông, ngập lụt ngày một trầm trọng; môi trường sống bị tàn phá nặng nề, để lại những hậu quả vô cùng lớn về kinh tế và xã hội.
    Đáng ngại nhất là những bất ổn vĩ mô, thể hiện qua lạm phát cao, nhập siêu lớn đang đe dọa trực tiếp tới sự phát triển ổn định của cả nền kinh tế và đời sống của mọi người dân.

    Chính vì vậy, mọi chương trình đầu tư phát triển, đặc biệt là những dự án lớn như đường sắt cao tốc, đồ án quy hoạch phát triển thủ đô Hà Nội, khai thác và chế biến bauxite... chỉ có thể quyết định thực hiện khi và chỉ khi nó giúp ích cho việc giải quyết những vấn đề cấp bách kể trên của nền kinh tế. Tất cả chương trình đầu tư chưa thực sự cần thiết, hiệu quả kém hoặc thậm chí là có nguy cơ làm gia tăng lạm phát, nhập siêu, đe dọa tới sự ổn định của nền kinh tế, thì dứt khoát phải loại bỏ.
    Ngân sách của Chính phủ hiện đang trong tình cảnh giật gấu vá vai, thiếu trước hụt sau. Trong hoàn cảnh đó, chúng ta phải biết sử dụng nguồn vốn eo hẹp một cách khôn ngoan, đầu tư vào những nơi có hiệu quả nhất. Nếu cứ bay bổng với ý muốn xây dựng những công trình "để đời" cho thế hệ mai sau, muốn có những dự án với công nghệ hiện đại nhất của thế giới, mà không tính đến hiệu quả, thì hậu quả sẽ khôn lường.

    Tới lúc ấy, cái mà thế hệ mai sau được thừa hưởng không chỉ có những công trình vĩ đại, mà còn cả gánh nặng nợ nần. Quan trọng hơn, nền kinh tế có thể rơi vào bất ổn vì những công trình "để đời" nhưng kém hiệu quả, với những món nợ khổng lồ do nó tạo ra.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Ngay cả khi đất nước được hòa bình thật sự thì cũng không nên ăn chơi lãng phí. Huống hồ đất nước còn nghèo khó, lại luôn bị hàng xóm đe dọa.
  5. exahezt

    exahezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/06/2008
    Bài viết:
    468
    Đã được thích:
    1
    Lúa "điếc" do đèn đường?
    TT - Hàng trăm hecta lúa nàng thơm chợ Đào (Long An) nằm dọc đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương không trổ bông mà theo một số nhà khoa học, nguyên nhân là do dàn đèn cao áp trên đường cao tốc.
    Nhiều bạn đọc là nông dân ở các xã Thanh Phú, Mỹ Yên và Tân Bửu (huyện Bến Lức, Long An) phản ảnh gần 100ha lúa nàng thơm Chợ Đào ở đây ôm đòng rồi nghẹn cả tháng nay không trổ bông được. Các nhà khoa học khẳng định nguyên nhân nằm ở... dàn đèn cao áp trên đường cao tốc.

    [​IMG]
    Ruộng lúa của ông Lê Văn Mười gần đường cao tốc không trổ bông - Ảnh: Ngọc Hậu

    [​IMG]
    Trên cùng một ruộng lúa nhưng phần không bị đèn cao áp chiếu vào đã trổ bông bình thường, trong khi phần bị ảnh hưởng bởi ánh sáng của đèn thì không trổ bông - Ảnh: N.Hậu Chuyện lạ

    Chưa nghe ai nói đèn đường làm lúa không trổ bông
    Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 9-12, ông Nguyễn Huy Thao - giám đốc Trung tâm Quản lý đường cao tốc - nói: “Từ trước đến giờ tôi chưa từng nghe ai nói đèn đường làm lúa không trổ bông, nên chưa thể trả lời vấn đề này ngay bây giờ được”. Ông Thao cũng cho biết hiện ông chưa nhận được thư mời của UBND huyện Bến Lức về việc họp giải quyết vụ này.
    V.Tr.
    Men theo các bờ ruộng nằm dưới cầu cạn đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương tại khu vực xã Thanh Phú là cánh đồng lúa bạt ngàn xanh mơn mởn. Nhìn bằng mắt thường ai cũng nghĩ vụ này bà con nông dân ở đây sẽ trúng mùa.
    Thế nhưng khi gặp nông dân, ai cũng mếu máo: “Lúa bị nghẹn cả tháng nay không trổ bông được. Mọi người bảo tại dàn đèn cao áp từ đường cao tốc rọi xuống nên lúa không trổ bông được. Vụ này coi như trắng tay rồi”.
    Ông Lê Văn Mười ở xã Thanh Phú kể gia đình ông có 4,5ha ruộng gieo sạ giống nàng thơm Chợ Đào nổi tiếng. Trong đó có khoảng 3ha ở dọc cầu cạn đường cao tốc không chịu trổ bông, phần còn lại ở xa đã trổ bông bình thường.
    Gặp chúng tôi hôm 8-12, ông Mười cho biết: “Tôi gieo lúa từ ngày 2-6 âm lịch (ngày 13-7-2010). Đúng chu kỳ thì khoảng ngày 20-11 âm lịch (25-12) sẽ thu hoạch, nhưng hôm nay là 3-11 âm lịch (8-12) mà 3ha lúa chưa chịu trổ bông thì làm sao thu hoạch được?”.
    Tương tự, hộ ông Hồ Văn Năm ở ấp Thanh Hiệp, xã Thanh Phú trồng 2ha lúa nàng thơm Chợ Đào ở cạnh đường cao tốc, đến nay cây lúa cứ ôm đòng hoài không chịu trổ bông. Ông Năm than thở: “Tui thuê đất để làm lúa chứ đâu phải đất nhà. Tiền thuê đất 7 triệu đồng/ha, rồi tiền giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... tổng cộng chi phí lên đến 10 triệu đồng/ha. Lúa không trổ bông coi như ôm nợ”.
    Cạnh ruộng lúa của ông Năm, 3.000m2 lúa của ông Lê Quang Thùy cũng không trổ bông và ông Thùy đã tính tới chuyện bán đám lúa này để người ta làm cỏ cho bò.
    Ông Lê Minh Đức, giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Long An, xác nhận đây là lần đầu tiên nông dân trong tỉnh gặp cảnh lúa ôm đòng hoài không chịu trổ bông.
    Thống kê bước đầu cho biết chỉ tại huyện Bến Lức đã có gần 100ha lúa của nông dân bị nghẹn. Nếu tính năng suất lúa ở đây 5 tấn/ha và lúa đặc sản giá 7.500 đồng/kg thì thiệt hại của khu vực này khoảng 3,7 tỉ đồng.
    Hiện tượng “cảm ứng quang kỳ”
    Tiến sĩ Lê Hữu Hải - chuyên gia về cây lúa ở Trường đại học Tiền Giang - cho biết giống lúa nàng thơm Chợ Đào là lúa mùa có đặc điểm chỉ trổ bông mỗi năm một lần vào thời điểm “ngày ngắn, đêm dài”, ứng với câu tục ngữ “Ngày tháng 10 chưa cười đã tối”.
    Loại lúa này nếu gieo sạ vào tháng 1, tháng 2 (âm lịch) thì phải đến tháng 10, tháng 11 (âm lịch) mới trổ bông. Còn gieo sạ tháng 6, tháng 7 thì đến thời điểm đó lúa cũng sẽ trổ bông.
    Theo tiến sĩ Lê Hữu Hải, việc bà con nông dân cho rằng ruộng lúa nàng thơm Chợ Đào ở cặp đường cao tốc bị tác động bởi ánh sáng đèn cao áp làm lúa không trổ bông là đúng. Ánh sáng đèn suốt đêm đã làm ngày dài ra (đối với cây lúa) nên lúa cứ ôm đòng hoài, không trổ bông. Hiện tượng này gọi là “cảm ứng quang kỳ”.
    Nếu tắt đèn cao áp một thời gian thì lúa sẽ trổ bông. Còn nếu không thể tắt coi như lúa này không bao giờ thu hoạch được.
    Ông Hồ Văn Chiến, giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam (Cục Bảo vệ thực vật), cũng xác nhận lúa không trổ bông được là do đèn cao áp trên đường cao tốc chiếu vào. Bằng chứng là một vài vạt lúa nằm sát cầu cạn đường cao tốc không bị tác động bởi ánh sáng đèn từ trên cầu dọi xuống vẫn trổ bông bình thường. Trong khi phần lúa phía bên ngoài bị tác động bởi ánh sáng đèn cứ ôm đòng không chịu trổ bông.
    Theo ông Chiến, đường cao tốc không thể tắt đèn ban đêm được nên diện tích lúa nói trên coi như phải bỏ!
    Ông Lê Minh Đức cho biết UBND huyện Bến Lức đang phát hành thư mời Trung tâm Quản lý đường cao tốc đến để làm việc, bàn hướng giải quyết, bồi thường vụ lúa không trổ bông do đèn trên đường cao tốc gây ra.
    N.HẬU - V.TR.

    Có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường
    Theo điều 604, 605 Bộ luật dân sự, người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân mà gây thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
    Trong trường hợp này, phía chủ đầu tư đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương đã có lỗi vô ý gây ra thiệt hại cho nông dân. Lâu nay nông dân vẫn trồng lúa cặp đường nên khi thiết kế, bố trí đèn cao áp cho đường cao tốc, phía chủ đầu tư buộc phải xem xét thực tế này để có sự sắp xếp phù hợp nhằm không gây thiệt hại cho người trồng lúa.
    Nếu sơ suất không làm đúng như thế và đã gây thiệt hại cho nông dân thì phía chủ đầu tư phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ và kịp thời các thiệt hại xảy ra.
    Nếu được xác định là đại diện cho chủ đầu tư đường cao tốc thì trước mắt Trung tâm Quản lý đường cao tốc phải đứng ra bồi thường thiệt hại cho nông dân. Sau đó, nếu xác định đơn vị thiết kế có lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì trung tâm có thể yêu cầu đơn vị này hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
    Luật sư NGUYỄN ĐÌNH HÙNG
  6. khongthudao

    khongthudao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2006
    Bài viết:
    804
    Đã được thích:
    1
    Thôi...đọc đến vấn đề đường xá thấy mà tức... Đường thì kẹt, bụi bặm, ổ gà ổ voi, đi chưa bao lâu thì đã lún, xuống cấp.Vậy mà trước khi xây dựng thì xin vốn cho dữ vào, nào là áp dụng công nghệ này nọ... Nhưng thực tế thì ngán ngẩm. Ông dũng nghĩa hồ này mà xuống chắc nhà cửa ổng cũng bao la ấy nhở, toàn dự án lớn :D.
  7. boysvietnam

    boysvietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2009
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    1
    Nói thật ông Dũng này trước làm ở Vĩnh Phúc đã có tiếng tăm rồi
  8. bmt86

    bmt86 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2010
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    22
    Thôi các bác bình tĩnh, đọc bản tin thế giới cho đỡ nóng :D

  9. diepkiemanh

    diepkiemanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/12/2010
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Nếu Việt nam có nhu cầu đường sắt cao tốc thì Trung quốc sẵn sàng hỗ trợ công nghệ với các gói viện trợ dài hạn và lãi suất thấp vì 2 nước là láng giềng và đồng minh. Về mặt kỹ thuật công nghệ Trung quốc hiện nay tương đương với các quốc gia hàng đầu thế giới. Điều này đã được TGĐ hãng Bombardier Canada thừa nhận.

    Các bạn không nên lựa chọn công nghệ Nhật vì cực kỳ đắt đỏ và phần lớn các gói thầu rơi trở lại vào tay các công ty Nhật. Sử dung công nghệ Trung quốc còn giúp thuận tiện hơn trong việc nối liền mạng đường sắt của Việt nam với mạng đường sắt Trung quốc.

    Còn nếu các bạn chưa sẵn sàng làm đường sắt cao tốc thì cũng nên làm đường sắt khổ 1,4m x 2. Về lọai đường sắt phổ dụng này thì công nghệ Trung quốc có chi phí thấp nhất thế giới và độ an tòan rất cao. Tàu khách có thể chạy tối đa 160 km/h. Tàu hàng chạy 120km/h.
  10. JeanValjean

    JeanValjean Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2007
    Bài viết:
    226
    Đã được thích:
    1
    Cái đo đỏ hay ra phết nhẩy.
    Của 3 tàu thì cái gì chẳng hay. Cái gì chẳng rẻ. Đến nước Mỹ còn phải^:)^^:)^^:)^

    Thế Diệp nguyên soái có biết tại sao nước Nga la tư ngay từ thời các Sa hoàng đã dùng cái đường sắt chẳng giống ai với khổ 1524mm không\:D/

Chia sẻ trang này