1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dự án Hans Lippershey kỷ niệm 400 năm ra đời của kính thiên văn : Kính thiên văn không gian

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Hero_Zeratul, 09/05/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lequangthuy

    lequangthuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn Tú về các bản dịch này !
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Tương lai của kính Hubble
    Mặc dù vẫn liên tục cung cấp những bức ảnh tuyệt vời và giúp đỡ các nhà thiên văn có được những khám phá quan trọng, tương lai của kính Hubble một lần nữa trở nên không rõ ràng do ảnh hưởng từ bi kịch xảy ra đối với đội tàu con thoi của NASA. Ngày 01/02/2003, toàn bộ phi hành đoàn 7 người đã hi sinh khi tàu Columbia phát nổ trong quá trình trở về Trái Đất. Sau 2 năm tiến hành điều tra, cựu giám đốc NASA Sean O?TKeefe đã đưa ra quyết định giới hạn phạm vi hoạt động trong những nhiệm vụ tiếp theo của tàu con thoi. Các tàu con thoi chỉ được phép bay lên trạm ISS, nơi có thể tiến hành quá trình kiểm tra và sửa chữa nếu cần thiết. Mặc dù kính Hubble phải được tiếp tục bảo trì vào năm 2005, O?TKeefe cho rằng những nhiệm vụ như vậy có độ rủi ro rất cao và cuối cùng đã đưa ra quyết định hủy bỏ.
    Cuối năm 2004, viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ đã kết luận rằng các rủi ro là có thể chấp nhận được và ủng hộ việc dùng tàu con thoi bảo trì kính Hubble. O?TKeefe đã yêu cầu trung tâm Không gian Goddard tiến hành các nghiên cứu về sự khả thi của việc tiến hành bảo trì bằng các thiết bị không người lái. Tuy nhiên, phương án này đã không được Michael Griffin, giám đốc đương nhiệm của NASA chấp nhận vì lý do kinh phí quá lớn (1 tỷ USD). Griffin đã quay trở lại xem xét phương án bảo trì bằng tàu con thoi. NASA dự định sẽ tiến hành thêm 1 lần bảo trì cho kính Hubble trước khi ngừng hoạt động đội tàu con thoi vào cuối thập kỷ này (2).
    (Hết)​
    ====
    Ghi chú :
    Dựa vào nội dung, tôi cho rằng bài viết trên được viết vào khoảng cuối năm 2005 và từ đó đến nay chưa được cập nhật thêm.
    Ngày 31/10/2006, Michael Griffin đã quyết định thực hiện lần bảo trì thứ 5 đối với kính Hubble. Nhiệm vụ này sẽ do phi hành đoàn tàu Atlantis thực hiện (nhiệm vụ STS-125). Dự kiến tàu con thoi sẽ được phóng lên quỹ đạo vào ngày 08/11/2008, toàn bộ nhiệm vụ kéo dài trong 11 ngày. Do đặc điểm của quỹ đạo bay, trong trường hợp gặp sự cố, STS-125 sẽ không thể dùng ISS làm trạm cứu nạn. Để sẵn sàng ứng cứu, 1 tàu con thoi khác (dự kiến là Endeavour) sẽ được đưa ra bãi phóng trong khi Atlantis đang ở trên không gian (nhiệm vụ STS-400). Nếu cần thiết, Endeavour sẽ bay lên giải cứu phi hành đoàn Atlantis.

    Ảnh : Phù hiệu STS-125​
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 09:13 ngày 25/05/2008
  3. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Lược dịch trang web : ?oInfrared Astronomy Timeline
    Những phần liên quan đến những kính thiên văn, đài quan sát thiên văn không gian
    Cool Cosmos team, "The Cool Cosmos Portal, Infrared Astronomy Timeline",
    http://coolcosmos.ipac.caltech.edu/cosmic_classroom/timeline/timeline_onepage.html
    * Những năm 1960
    Khinh khí cầu được sử dụng để đưa các kính thiên văn hồng ngoại lên độ cao tối đa 25 dặm. Năm 1963, các nhà thiên văn đã tiến hành quan sát Sao Hoả tại bước sóng hồng ngoại. Từ năm 1966, Trung tâm Khoa học không gian Goddard thực hiện chương trình khảo sát bầu trời tại bước sóng 100 micron, phát hiện khoảng 120 nguồn bức xạ hồng ngoại mạnh gần mặt phẳng Ngân Hà (galactic plane).
    [​IMG]
    * Năm 1967
    Các kính thiên văn hồng ngoại đặt trên tên lửa cho phép tiến hành quan sát trong thời gian chừng vài phút. Năm 1967, phòng thí nghiệm Cambridge của không quân Hoa Kỳ (Air Force Cambridge Research Laboratory) đã phóng một loạt tên lửa kiểu này để khảo sát toàn bộ bầu trời tại bước sóng hồng ngoại. Mặc dù tổng thời gian quan sát của toàn bộ chương trình chỉ vào khoảng 30 phút, đã có 2363 nguồn bức xạ hồng ngoại được phát hiện, trong đó có những vùng tạo sao kiểu HII và trung tâm Ngân Hà. Nhóm nghiên cứu đã lập được bản đồ hồng ngoại đầu tiên của khoảng 90% thiên cầu tại các bước sóng 4.2, 11, 20 và 27.4 micron.
    [​IMG]
    (Còn tiếp)​
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 22:06 ngày 08/06/2008
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 18:48 ngày 09/06/2008
  4. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    * Năm 1974
    Năm 1974, đài quan sát trên không Kuiper (Kuiper Airborne Observatory, KAO) được đưa vào sử dụng. KAO là một chiếc kính thiên văn hồng ngoại gắn trên máy bay C-141A. Bằng cách này, các nhà thiên văn có thể tiến hành quan sát tại độ cao khoảng 12.5 km, loại trừ được hơn 99% sự hấp thụ sóng hồng ngoại của hơi nước trong khí quyển. Các số liệu thu được của KAO đã được sử dụng và nghiên cứu trong suốt 20 năm sau. Một số khám phá quan trọng của KAO là phát hiện ra một số vành đai của Sao Thiên Vương và sự tồn tại của hơi nước trong khí quyển của Sao Mộc, Sao Thổ.
    [​IMG]
    * Giữa những năm 1970
    Các thiết bị đo hồng ngoại đã được đặt lên khí cầu với mục đích kiểm tra thuyết Bigbang. Thiết bị đo được làm lạnh đến 1K bằng khí heli lỏng. Đây là lần đầu tiên các nhà thiên văn tiến hành quan sát phổ hồng ngoại với thiết bị đo có nhiệt độ thấp như vậy. Tổng cộng đã có 3 khí cầu được đưa vào hoạt động. Các kết quả quan sát đã góp phần khẳng định sự đúng đắn của thuyết Bigbang và là nguồn dữ liệu chính cho đến khi được thay thế bởi các số liệu thu được từ vệ tinh COBE (Cosmic Background Explorer, phóng năm 1989).
    [​IMG]
    (Còn tiếp)​
  5. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    * Năm 1983
    Năm 1983, vệ tinh IRAS (Infrared Astronomical Satellite) đã được phóng thành công. Trong vòng 10 tháng sau đó, IRAS đã quan sát khoảng 96% thiên cầu tại các bước sóng : 12, 25, 60 và 100 microns. Một số khám phá quan trọng của IRAS bao gồm đĩa bụi xung quanh sao Vega, 6 sao chổi mới, những nguồn bức xạ hồng ngoại rất mạnh từ những vụ va chạm của các thiên hà và sự hiện diện của những đám bụi ở khắp mọi hướng trên thiên cầu. IRAS cũng là vệ tinh đầu tiên vén bức màn bí mật về phần nhân của Ngân Hà.
    [​IMG]
    * Năm 1985
    Trong tháng 7 và tháng 8 năm 1985, kính thiên văn hồng ngoại gắn trên phòng thí nghiệm Spacelab-2 đã được tàu con thoi Challenger mang lên không gian (nhiệm vụ STS-51-F). Kính thiên văn này có nhiệm vụ hoàn thành nốt phần công việc của IRAS. Các kết quả quan sát tại bước sóng hồng ngoại của STS-51-F cho phép xây dựng bản đồ chi tiết về 60% mặt phẳng Ngân Hà.
    [​IMG]
    (Còn tiếp)​
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 20:33 ngày 11/06/2008
  6. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    * Năm 1989
    Năm 1989, NASA phóng thành công vệ tinh COBE (Cosmic Background Explorer) với mục đích nghiên cứu bức xạ phông vũ trụ tại bước sóng hồng ngoại và vi sóng. Trong vòng 4 năm hoạt động, COBE đã khảo sát toàn bộ thiên cầu tại một số bước sóng. Các kết quả thu được của COBE cho thấy bức xạ phông vũ trụ không hoàn toàn ?omịn?, mà được chia thành rất nhiều vùng nhỏ với nhiệt độ khác nhau. Sự sai khác nhiệt độ này được cho là nguyên nhân sinh ra các thiên hà.
    [​IMG]
    (Còn tiếp)​
  7. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    * Năm 1995
    Tháng 3 năm 1995, Nhật Bản lần đầu tiên phóng thành công kính thiên văn hồng ngoại lên không gian (IRTS, The Infrared Telescope in Space). Tổng cộng IRTS hoạt động trong vòng 28 ngày, khảo sát khoảng 7% thiên cầu. IRTS chủ yếu khảo sát các đám vật chất giữa những vì sao và những ngôi sao loại K và M.
    [​IMG]
    (Còn tiếp)​
  8. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    * Năm 1995
    Tháng 11 năm 1995, trung tâm Không gian Châu Âu phóng thành công đài thiên văn ISO (Infrared Space Observatory). ISO hoạt động ở dải sóng rộng hơn (2.5 đến 240 microns) với độ nhạy và độ phân giải cao hơn rất nhiều so với IRAS. ISO đã hoạt động trong khoảng 2.5 năm cho đến khi hệ thống làm lạnh không thể tiếp tục đảm bảo nhiệt độ làm việc hiệu quả.
    [​IMG]
    (Còn tiếp)​
  9. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    * Năm 1996
    Tháng 4 năm 1996, Hoa Kỳ phóng thành công kính thiên văn hồng ngoại MSX (Midcourse Space Experiment). MSX đã làm việc trên không gian trong vòng 10 tháng, chủ yếu hoạt động tại dải sóng từ 4.2 đến 26 micron. MSX có độ phân giải cao hơn IRAS 30 lần và tiến hành thu thập số liệu đối với những vùng trời chưa được IRAS quan sát.
    [​IMG]
    * Năm 1997
    Tháng 2 năm 1997, NICMOS (Near Infra-Red Camera and Multi-Object Spectrometer) đã được phi hành đoàn STS-82 gắn vào kính Hubble. Sau lần cải tiến này, kính Hubble có khả năng thu thập phổ tín hiệu và chụp các bức ảnh có độ nét cao tại vùng hồng ngoại ngắn.
    [​IMG]
    (Còn tiếp)​
  10. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    * Năm 2003
    Tháng 8 năm 2003, NASA phóng thành công kính thiên văn hồng ngoại Spitzer. Kính Spitzer mạnh hơn và làm việc ở dải sóng rộng hơn rất nhiều so với các kính thiên văn hồng ngoại trước đó. Các đối tượng quan sát của kính Spitzer cũng rất đa dạng : các sao lùn nâu, hành tinh ngoại hệ, các đĩa bụi khí tiền thân của các hành tinh, các thiên hà có độ trưng lớn, các thiên hà hoạt động, các thiên thể được sinh ra trong giai đoạn đầu của vũ trụ.
    [​IMG]
    * Năm 2004
    Kính thiên văn hồng ngoại IRIS (Infrared Imaging Surveyor) của Nhật Bản được dự định phóng lên không gian. IRIS có thể hoạt động tại toàn bộ dải sóng hồng ngoại : ngắn, trung bình và dài. Nhiệm vụ chủ yếu là của IRIS là khảo sát cấu tạo và quá trình hình thành phát triển của các thiên hà, các đám vật chất giữa những vì sao, các hành tinh ngoại hệ. IRIS hoạt động chủ yếu tại 2 dải sóng : 2-25 micron, 50-200 micron (1)
    [​IMG]
    (Còn tiếp)​
    ====
    Ghi chú
    Có lẽ nội dung của trang web trên chỉ được cập nhật đến cuối năm 2003.
    Thực tế thì đã có 1 số trì hoãn trong việc triển khai IRIS (AKARI, Astro-F). Phải đến ngày 21/02/2006, IRIS mới được phóng lên không gian. Ngày 26/08/2007, hệ thống làm lạnh đã cạn kiệt nguyên liệu. Từ đó đến nay, IRIS chỉ còn có thể tiến hành quan sát tại dải sóng hồng ngoại dài.

Chia sẻ trang này