1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dự án Hans Lippershey kỷ niệm 400 năm ra đời của kính thiên văn : Kính thiên văn không gian

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Hero_Zeratul, 09/05/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    * Năm 2008
    Đài thiên văn không gian Herschel của ESA dự định được phóng lên không gian vào năm 2008. Hoạt động trong dải sóng từ hồng ngoại dài đến sub-millimeter, đài thiên văn sẽ tiến hành nghiên cứu cấu tạo của các thiên hà, vật chất giữa những vì sao, cấu tạo của các ngôi sao, khí quyển của các sao chổi, các hành tinh.
    [​IMG]
    * Năm 2008
    Cùng với đài thiên văn Herschel, vệ tinh Planck cũng sẽ được ESA đưa vào hoạt động từ năm 2008. Cũng hoạt động trong dải sóng từ hồng ngoại dài đến sub-millimeter, tuy nhiên, nhiệm vụ chủ yếu của vệ tinh Planck là khảo sát tính bất đẳng hướng của bức xạ phông vũ trụ.
    [​IMG]
    (Còn tiếp)​
    ====
    Ghi chú
    Theo kế hoạch, ESA sẽ phóng đài thiên văn Herschel và vệ tinh Planck trong cùng 1 chuyến bằng tên lửa Ariane-5 vào tháng 10/2008.
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 19:08 ngày 26/06/2008
  2. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    * Năm 2009
    Năm 2009, SOFIA (Stratospheric Observatory For Infrared Astronomy) sẽ được đưa vào hoạt động. Đây là một chiếc kính thiên văn đường kính 2.5 mét gắn trên máy bay Boeing 747. SOFIA là dự án chung của cơ quan không gian hai nước Mỹ và Đức. SOFIA hoạt động ở tầng bình lưu, tại dải sóng khả kiến, hồng ngoại và sub-millimeter. Được thiết kế để tiếp nối KAO, SOFIA sẽ trở thành đài thiên văn hàng không lớn nhất thế giới.
    [​IMG]
    * Năm 2013
    Theo kế hoạch, kính thiên văn không gian James Webb (JWST) sẽ được phóng vào năm 2013. Kính thiên văn hoạt động ở dải sóng hồng ngoại và biểu kiến, đặc biệt tập trung vào vùng hồng ngoại trung bình. Nhiệm vụ chính của JWST là nghiên cứu giai đoạn đầu của vũ trụ, khảo sát cấu tạo của các thiên hà, sao và hành tinh.
    [​IMG]
    (Còn tiếp)​
  3. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    * Năm 2012
    TPF (Terrestrial Planet Finder) sẽ được NASA phóng lên không gian với nhiệm vụ chủ yếu là tìm kiếm các hành tinh đất đá (giống như Sao Thuỷ, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hoả) ngoại hệ. Đây là một nhóm các kính thiên văn không gian, kết hợp quan sát theo kiểu giao thoa. Bằng cách nghiên cứu tại dải sóng hồng ngoại, các nhà thiên văn hy vọng TPF sẽ có thể phát hiện ra bằng chứng về sự tồn tại của các phân tử có thể tạo ra sự sống trên các hành tinh này.
    [​IMG]
    * Năm 2015
    Tương tự như TPF của NASA, ESA cũng sẽ đưa vào vậnh hành hệ thống kính thiên văn hồng ngoại giao thoa Darwin. Đây là hệ thống gồm 6 kính thiên văn không gian, có quỹ đạo nằm giữa Sao Hoả và Sao Mộc, ở phía trên đám bụi hoàng đạo nhằm tránh sự nhiễu xạ. Ngoài nhiệm vụ chính là dò tìm các hành tinh đất đá cũng như các dấu hiệu về sự sống bên ngoài hệ Mặt Trời, hệ thống kính Darwin còn có thể thực hiện các quan sát thông thường của một đài thiên văn hồng ngoại hoạt động trên không gian.
    [​IMG]
    (Hết)​
    Ghi chú
    Do vấn đề kinh phí, hiện nay chưa thể xác định chính xác liệu dự án TPF có được tiếp tục hay không. Trên website của ESA cũng không cung cấp nhiều thông tin về thời gian phóng của Darwin.
  4. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    GLAST ?" Người kế tục của CGRO​
    Trong 4 đài thiên văn/kính thiên văn không gian thuộc hệ thống «NASA ''s Great Space Observatories» thì hiện chỉ còn 3 là vẫn tiếp tục hoạt động : Hubble, Chandra và Spitzer. Do bị hỏng 1 con quay hồi chuyển nên đài quan sát tia gamma Compton (Compton Gamma Ray Observatory, CGRO) đã ngừng hoạt động vào tháng 6 năm 2000.
    Vừa qua, này 11/06/2008, đài quan sát tia gamma GLAST (Gamma-ray Large Area Space Telescope) đã được phóng thành công lên không gian. Đây là dự án hợp tác giữa NASA, bộ Năng Lượng Hoa Kỳ và 1 số cơ quan chính phủ của Pháp, Đức, Ý, Nhật, Thuỵ Điển.
    [​IMG]
    Logo của GLAST​
    [​IMG]
    Tên lửa Delta-II đưa GLAST lên quỹ đạo​
  5. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Cơ chế hội tụ của các kính thiên văn tia X​
    Do tia X có thể dễ dàng xuyên qua vật chất mà không phản xạ tại bề mặt, do đó cơ chế hội tụ của các kính thiên văn tia X hoàn toàn khác với kính thiên văn hoạt động tại các bước sóng dài hơn. Các bạn hãy tưởng tượng hình ảnh viên sỏi trượt ?othia lia? trên mặt nước để hình dung một cách gần đúng về cách các nhà khoa học hướng chùm tia X hội tụ vào tiêu điểm. Trong các kính thiên văn tia X cỡ lớn như XMM Newton và Chandra, trước tiên chùm tia X sẽ trượt qua một bề mặt paraboloid, sau đó trượt trên một bề mặt hyperboloid rồi hội tụ tại một tiêu điểm
    [​IMG]
    Quá trình hội tụ chùm tia X của kính XMM-Newton​
    [​IMG]
    Sơ đồ quá trình hội tụ tia X của kính Chandra (1)​
    [​IMG]
    Sơ đồ quá trình hội tụ chùm tia X của kính Chandra (2)​
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 00:58 ngày 16/07/2008
  6. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Ngày 27/09/2008, thiết bị quản lý dữ liệu trên kính Hubble gặp trục trặc. Thiết bị này có chức năng thu thập và đóng gói thông tin từ 5 thiết bị chính trên kính Hubble để truyền về Trái Đất. Sự cố này khiến cho trạm điều khiển dưới mặt đất phải dừng các hoạt động quan sát của kính. Rất may là trên kính Hubble còn thiết bị quản lý dữ liệu dự phòng. Hơn 1 tháng sau, ngày 30/10, NASA công bố đã khắc phục xong sự cố trên, đưa thiết bị dự phòng tương ứng vào hoạt động thành công.
    NASA đã quyết định bổ xung thêm việc thay thế thiết bị quản lý dữ liệu đã hỏng vào nhiệm vụ STS-125. Do đó thời gian tiến hành nhiệm vụ sửa chữa sẽ lùi lại đến tháng 02/2009 để phi hành đoàn có thời gian chuẩn bị. Tuy nhiên, quá trình kiểm tra cho thấy thiết bị quản lý dữ liệu tương ứng cất giữ trong kho gặp trục trặc và không thể sửa xong trước tháng 4 năm sau. Điều này khiến cho NASA 1 lần nữa dời STS-125 lại vào tháng 5 năm 2009. Nhiệm vụ ứng cứu cũng được chuyển từ Endeavour sang Discovery. Tên của nhiệm vụ ứng cứu cũng đã được thay đổi, từ STS-400 sang STS-401
    [​IMG]
    Phi hành đoàn STS-125​
    ====
    Một số link tham khảo:
    http://www.latimes.com/news/printe***ion/asection/la-sci-hubble31-2008oct31,0,4831438.story
    http://en.wikipedia.org/wiki/STS-401
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 22:10 ngày 15/11/2008
  7. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    04/12/2008, NASA đã chính thức công bố thời gian phóng tàu Atlantis (nhiệm vụ STS-125), thực hiện lần sửa chữa và nâng cấp cuối cùng đối với kính Hubble là ngày 12/05/2009. Nhiệm vụ sẽ kéo dài 11 ngày với 5 chuyến đi bộ ngoài không gian. Nếu thành công, kính Hubble sẽ có thể kéo dài hoạt động ít nhất đến năm 2013, đây cũng là thời điểm sớm nhất mà kính James Webb (JWST) có thể được đưa lên không gian.
    Một số bức ảnh tập luyện với mô hình của phi hành đoàn STS-125:
    [​IMG]
    [​IMG]
    ====
    Theo
    http://www.nasa.gov/home/hqnews/2008/dec/HQ_08-320_Hubble_May2009.html
    http://www.nasa.gov/mission_pages/hubble/servicing/SM4/multimedia/SM4_images_collection_archive_1.html
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 23:19 ngày 08/12/2008
  8. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Việc phóng đài thiên văn Herschel và vệ tinh Planck đã bị hoãn lại vào khoảng mùa xuân năm 2009 (mùa xuân châu Âu tính từ ngày Xuân Phân đến ngày Hạ Chí hàng năm). Khoảng thời gian phóng thuận lợi sẽ bắt đầu vào ngày 10/04/2009 và sẽ kéo dài trong 4 tuần. Thời điểm phóng cụ thể sẽ được xác định vào đầu năm 2009.
    [​IMG]
    Vị trí của đài thiên văn Herschel và vệ tinh Planck trong tên lửa đẩy Ariane-5​
    ====
    Một số thông tin tham khảo có thể xem tại:
    http://www.esa.int/esaSC/120390_index_0_m.html
  9. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Kính thiên văn hồng ngoại Spitzer​
    Các tài liệu tham khảo chính:
    1. Spitzer Science Center, Spitzer Space Telescope Homepage, About Spitzer, http://www.spitzer.caltech.edu/about/index.shtml
    2. Wikipedia, Spitzer Space Telescope, 12/2008, http://en.wikipedia.org/wiki/Spitzer_Space_Telescope
    1. Lịch sử
    [​IMG]
    Vào những năm đầu của thập kỷ 70 thế kỷ trước, các nhà thiên văn bắt đầu quan tâm đến khả năng đưa một kính thiên văn hồng ngoại lên hoạt động phía trên tầng khí quyển của Trái Đất. Năm 1979, Hội đồng Nghiên cứu quốc gia thuộc Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ đã xác định rằng ?okính thiên văn hồng ngoại gắn trên tàu con thoi? (SIRTF, Shuttle Infrared Telescope Facility) sẽ là một trong 2 loại thiết bị quan trọng cần phải phát triển cho những phòng thí nghiệm không gian (space lab).
    Trong những năm cuối 1970, đầu 1980, các tàu con thoi vẫn chưa được đưa vào vận hành hoặc chỉ mới trong giai đoạn đầu sử dụng (chuyến bay đầu tiên của tàu con thoi vào tháng 4 năm 1981). NASA đã kỳ vọng là các tàu con thoi sẽ được sử dụng với tần suất một chuyến mỗi tuần, mỗi chuyến bay sẽ có thể kéo dài tối đa 30 ngày. Do đó, những phương án đưa kính thiên văn hồng ngoại lên không gian ban đầu đều dựa trên việc sử dụng các tàu con thoi. Tháng 5 năm 1983, NASA đã đề xuất phương án sử dụng SIRTF như một phần gắn thêm vào các tàu con thoi và sau đó sẽ có thể mở rộng thêm bằng việc triển khai trên trạm không gian. Theo dự kiến, SIRTF có đường kính 1 mét, được làm lạnh đến nhiệt độ siêu hàn và được sử dụng trong thời gian tàu con thoi bay ngoài không gian.
    Bên cạnh SIRTF, trong báo cáo năm 1979, Hội đồng Nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ cũng đã trình bày sự ủng hộ đối với các kính thiên văn hồng ngoại hoạt động một cách dài hạn trên quỹ đạo tại nhiệt độ siêu hàn (siêu lạnh, dưới 123K). Năm 1983, Hoa Kỳ, Hà Lan và Anh đã hợp tác phóng thành công kính thiên văn hồng ngoại đầu tiên: IRAS. Mặc dù chỉ hoạt động trong vòng 10 tháng nhưng đây là lần đầu tiên các nhà khoa học có được những kết quả quan sát tương đối đầy đủ về thiên cầu tại 1 số bước sóng khác nhau trong vùng hồng ngoại. Thành công của IRAS đã thực sự gây ra 1 bước chuyển biến mới trong quá trình định hướng của NASA. Tháng 9 năm 1983, NASA cũng đã thêm vào thông cáo của mình khả năng chế tạo SIRTF hoạt động một cách độc lập, không phụ thuộc vào tàu con thoi.
    (Còn tiếp)​
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 18:39 ngày 06/01/2009
  10. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Năm 1984, NASA đã thành lập một nhóm các nhà khoa học với mục đích chế tạo các thiết bị và xác định những nhiệm vụ cho một đài thiên văn hồng ngoại hoạt động độc lập ngoài không gian (không phụ thuộc vào các tàu con thoi).
    Năm 1985, NASA triển khai một kính thiên văn hồng ngoại cỡ nhỏ (đường kính 15.2 cm) trên module Spacelab-2 của tàu con thoi Challenger (nhiệm vụ STS-51F). Thực tế cho thấy cường độ bức xạ hồng ngoại do tàu con thoi phát ra rất đáng kể, do đó môi trường làm việc trên tàu con thoi không thích hợp với một kính thiên văn hồng ngoại.
    Vì lý do trên, phương án chế tạo đài thiên văn hồng ngoại hoạt động độc lập đã được ưu tiên hơn. Nghĩa của từ ?oS? trong SIRTF đã được thay đổi, từ Shuttle chuyển thành ?oSpace?, ?oKính thiên văn hồng ngoại gắn trên tàu con thoi? (Shuttle Infrared Telescope Facility) chuyển thành ?oKính thiên văn hồng ngoại không gian? (Space Infrared Telescope Facility)
    [​IMG]
    Module Spacelab-2 trong quá trình vận hành​
    (Còn tiếp)​
    Được Hero_Zeratul sửa chữa / chuyển vào 18:38 ngày 06/01/2009

Chia sẻ trang này