1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dự án tuyệt mật chế tạo bom nguyên tử của Nhật và ""lời thuật củaSoeur Jean Berchmans Minh Nguyệt"

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi caolua_firefox, 15/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. caolua_firefox

    caolua_firefox Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2006
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Dự án tuyệt mật chế tạo bom nguyên tử của Nhật và ""lời thuật củaSoeur Jean Berchmans Minh Nguyệt"


    Theo một tài liệu mật mới được công bố, các nhà khoa học Nhật Bản đã cố gắng chế tạo một quả bom A trong Thế chiến II. Tuy nhiên, đêm 12/4/1945, sau khi Mỹ thả những quả bom huỷ diệt, phòng thí nghiệm, các mẫu vật cùng trang thiết bị chỉ còn là những mảnh kim loại cháy xém, thanh gỗ cong queo và kính vụn vương vãi khắp nơi.

    Sau gần 60 năm, các nhà nghiên cứu, sử học vẫn không có cách nào để giải đáp một trong những bí mật lớn nhất của Nhật trong thời kỳ Thế chiến II: Dự án bom A. Câu hỏi cơ bản đặt ra là các nhà khoa học khi đó đã tiến tới đâu trong dự án, trước khi những trận ném bom của Mỹ đột ngột chấm dứt nó?

    Người tiết lộ những tài liệu đã bị thất lạc lâu năm về chương trình chế tạo bom nguyên tử của Nhật thời kỳ Thế chiến II là Kazuo Kuroda. Ngay sau khi chiến tranh kết thúc, ông phải trốn khỏi Nhật Bản và sau nhiều tháng lưu lạc, ông tới Mỹ, định cư tại Las Vegas, bang Nevada. Kuroda mất năm 2001. Nhiều tháng sau đó, bà vợ goá quyết định gửi những tài liệu mật về dự án bom nguyên tử Nhật Bản cho Viện Riken ở bắc Tokyo. Đây có lẽ là tài liệu duy nhất còn lại cho đến nay về dự án này và rọi tia sáng đầu tiên về dự án tuyệt mật. Nó giống như một bản kế hoạch chi tiết về việc chế tạo bom nguyên tử.

    Theo tập tài liệu mật dày 23 trang của lực lượng vũ trang Thiên Hoàng (tên của quân đội phát xít Nhật thời kỳ đó), các nhà khoa học khi đó còn lâu mới đi tới chỗ hoàn thành dự án chế tạo một quả bom nguyên tử 20 kiloton, lớn hơn quả bom nguyên tử 15 kiloton (biệt danh "Thằng nhỏ") mà Mỹ đã thả xuống Hiroshima, nhưng nhỏ hơn quả "Gã béo" 22 kiloton bị thả xuống Nagasaki tháng 8/1945. Bên cạnh đó, họ không chỉ ước tính sai số lượng uranium cần thiết để chế tạo một quả bom, mà còn sai lầm khi nghiên cứu cơ cấu để kích nổ một quả bom nguyên tử.

    Giáo sư Masakasu Yamazaki thuộc Viện Công nghệ Tokyo nhận xét: "Ngay cả khi các nhà khoa học Nhật Bản thời kỳ đó chế tạo được một quả bom, thì nó cũng không có sức phá huỷ như họ mong đợi... Có lẽ họ sẽ cần phải mất thêm nhiều thập kỷ nữa mới có thể chế tạo được một quả bom như mong muốn". Trong cuộc trả lời phỏng vấn tại nhà riêng ở Tokyo về dự án chế tạo bom nguyên tử dang dở này, ông Ryohei Nakane, 83 tuổi, từng tham gia nghiên cứu, cho biết: "Tất cả chúng tôi đều tiến hành công việc một cách thong dong. Không một ai nghĩ rằng có thể hoàn thành trước khi chiến tranh kết thúc".

    Hơn nửa thế kỷ sau chiến tranh, dự án bom nguyên tử của Nhật Bản chỉ còn mang ý nghĩa lịch sử. Nhiều nhà khoa học, một số tướng lĩnh trong quân đội đất nước mặt trời mọc từng viết hồi ký hoặc tuyên bố công khai về việc họ liên quan đến dự án chế tạo này. Thế nhưng, sau nhiều năm trời, do thiếu tài liệu đủ tin cậy cũng như việc lan truyền rộng rãi tin đồn về dự án, nên vẫn còn tồn tại vô số những giả thuyết cũng như nghi ngờ về mức độ thành công của nó.

    Trong tập tài liệu còn có một số trang viết tay ghi lại cuộc nói chuyện hồi tháng 6/1943 của một sĩ quan quân đội Nhật Bản với ông Yoshio Nishina, nhà vật lý hàng đầu của đất nước Đông Á thời kỳ đó. Nishina từng làm việc với nhà khoa học nguyên tử hàng đầu thế giới đoạt giải Nobel Niels Bohr, người đứng đầu dự án tập trung khoảng 100 nhà khoa học hàng đầu thế giới nghiên cứu về bom nguyên tử hồi đầu thập kỷ 1940, khi Chiến tranh Thế giới II vừa nổ ra, tại Copenhagen. Theo tài liệu ghi lại nội dung những cuộc nói chuyện này, ông Nishina tin tưởng có thể tách được 1 kg uranium 235 (U-235) dùng để chế tạo bom nguyên tử từ khoảng 1-2 tấn quặng uranium tự nhiên. Thế nhưng, rõ ràng ông đã nhầm. Tách được U-235 hoàn toàn không phải là chuyện dễ dàng.

    Cho đến đầu năm 1945, nhóm nghiên cứu của Nishina vẫn vật lộn với việc tách U-235 từ hơi uranium trong vòng hở, sử dụng công nghệ khuếch tán nhiệt khí. Công nghệ này bị các nhà khoa học Mỹ bỏ đi từ lâu vì quá cồng kềnh và khó vận hành. Tình hình đi sai hướng nghiên cứu khiến nhóm nghiên cứu sử dụng tới hàng nghìn tấn quặng mà vẫn không hiệu quả trong việc tách ra loại nhiên liệu cơ bản cho bom nguyên tử. Sau này, một nhà khoa học tham gia dự án cho biết khi đó, họ dự tính cố gắng tách ra khoảng 5 kg U-235 tinh khiết, khối lượng rõ ràng là quá ít ỏi cho việc chế tạo một quả bom nguyên tử.

    Tách uranium không phải là khó khăn duy nhất mà các nhà chế tạo bom nguyên tử Nhật Bản gặp phải. Hoàn cảnh chiến tranh khiến những trang thiết bị nghiên cứu và thực hành rất nghèo nàn, thiếu thốn. Các nhà khoa học chỉ có duy nhất một máy gia tốc ở quy mô công nghiệp và 4 máy nhỏ hơn dùng để phân tách uranium.

    Nguồn kinh phí cấp cho các nhà khoa học Nhật Bản cũng hết sức hạn chế. Ước tính, quân đội Nhật khi đó chi khoảng 500.000 USD cho dự án này, một con số thảm hại nếu so với khoản tiền 2 tỷ USD mà Mỹ đã chi trong dự án chế tạo bom nguyên tử có mật danh Manhattan của mình. Một dự án chế tạo bom nguyên tử khác của hải quân Nhật, được tiến hành song song và cũng không có cơ may thành công, chỉ được nhận 150.000 USD.

    Tình trạng thiếu thốn vật tư của nước Nhật trong thời chiến khiến các nhà lãnh đạo quân sự khi đó có lúc đã cân nhắc tới việc phá huỷ một tàu chiến, lấy thép cung cấp cho nghiên cứu bom nguyên tử để họ chế tạo các thiết bị.

    Tuy nhiên, theo ý kiến của đa số chuyên gia, nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại trong dự án chế tạo bom nguyên tử của Nhật Bản trong thời kỳ chiến tranh vẫn là sai lầm về mặt lý thuyết nổ nguyên tử của Nishina, người đứng đầu dự án.

    Thanh Niên (theo The New York Times)


    ""lời thuật củaSoeur Jean Berchmans Minh Nguyệt"
    SỨC TÀN PHÁ KINH HOÀNG CỦA BOM NGUYÊN TỬ.



    Soeur Jean Berchmans Minh Nguyệt



    Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, kể từ ngày hai quả bom nguyên tử nổ tại hai thành phố Hiroshima và Nagasaki, nhưng người dân Nhật vẫn còn kinh hoàng về sức tác hại và hậu quả tàn khốc của chúng để lại. Vốn tính kiêu kỳ về nền văn hóa quốc gia, đa số người Nhật giữ thinh lặng, tránh khơi dậy một kinh nghiệm quá đau thương. Phải một thời gian rất lâu sau đó, có ít người bằng lòng lên tiếng, như lời mời gọi thế giới chung xây hòa bình. Xin trích thuật chứng từ của bà Kikue Miyamoto sống tại thành phố Kita-Kyushu. Hai trong số 3 người con của bà đã qua đời vì hậu quả của chất phóng xạ nguyên tử. Bà Kikue Miyamoto nói:

    Tháng 8 năm ấy - 1945 - tôi bước vào tuổi 20 và đã lập gia đình. Tôi bồng bé gái 8 tháng về thăm mẹ đang sống với người em gái tại thành phố Hiroshima. Chúng tôi ở với mẹ đã tới ngày thứ sáu. Sáng hôm đó, còi báo động gióng lên inh ỏi. Tôi nghe tiếng phi cơ bay ầm ĩ trên trời. Tôi cứ ngỡ đó là chiếc B-29. Vào đúng lúc mẹ tôi đi vào nhà vệ sinh, tôi nghe một tiếng nổ chát chúa như thể một luồng chớp xuyên qua, rồi thì, tất cả bên trong nhà trở nên trắng xóa. Phản ứng đầu tiên của tôi là ôm chặt đứa con gái nhỏ trong vòng tay. Chúng tôi bị hất bổng lên cao rồi rơi nằm bẹp dưới đất. Đang cố gắng đứng lên, tôi bỗng nhận ra là căn nhà của chúng tôi đã sụp đổ. Tôi tự nhủ: ?oMình tiêu tùng rồi!? Xong, tôi lịm đi không hay biết gì nữa.

    Chính tiếng kêu của đứa con đã làm tôi tỉnh lại. Chúng tôi bị kẹt dưới cây đà sàng nhà. May mắn thay có chút lỗ hổng, nên có thể thở được. Tôi nghĩ rằng mình không thể nào thoát ra được. Nhưng khi gặp hoạn nạn, đôi lúc người ta tìm thấy một sinh lực khác thường. Sau khi làm đủ mọi cách, tôi đã thoát ra được. Một người đàn bà kêu tên đứa em gái tôi mấy lần. Đó là mẹ tôi. Tiếng nói là của mẹ. Nhưng khuôn mặt mẹ biến dạng đến nỗi tôi hỏi: ?oCó phải mẹ đó không??. Mẹ tôi đáp: ?oBộ con không nhận ra mẹ con nữa sao??. Em gái tôi thì đen như dầu hắc. Em đứng đó, máu me chảy ra từ khuôn mặt và đôi tay. Cả bốn mẹ con chúng tôi tìm ẩn náu nơi một rạch sông đã cạn. Dân chúng bắt đầu chạy thoát khỏi thành phố, nơi các ngọn lửa bốc cháy mù mịt. Mọi người hốt hoảng không biết chạy về đâu. Sau cùng, chúng tôi cũng theo đoàn người tỵ nạn chạy xuống gầm cầu. Nơi đây đã có một đám đông người bị thương đang ngồi la liệt. Vào chính lúc ấy, thành phố bỗng trở nên tối om. Đêm đen như đổ ập xuống và một cơn mưa đen bắt đầu rơi lả chả.

    Một người đàn bà ôm trong tay một cái gói gì đó phủ đầy máu. Tôi hỏi thì bà cho biết là nhà bà bị sập. Bà thoát được nhưng đứa con nhỏ của bà bị kẹt lại. Thấy lửa bốc cháy, bà tìm mọi cách để kéo con ra. Bà kéo mạnh đến nỗi đứa bé chỉ còn lại một thân thể rách nát, nhầy nhụa. Con bà đã chết. Nhưng bị thất thần vì quá đau đớn, bà vẫn tiếp tục ôm con vào lòng và đong đưa như ru con ngủ.

    Một cảnh tượng kinh hoàng đang diễn ra trước mắt. Những người bị thương có thân thể chương phình lên, khiến da bị nứt ra để lộ thịt bị cháy đỏ, giống như củ khoai bị nướng. Những người bị thương này tìm ra bờ sông và dìm mình xuống nước. Ban chiều, tôi nghe tiếng một người đàn bà kêu than, lập đi lập lại: ?oCho tôi nước! Xin làm ơn cho tôi uống nước!?. Đó là lời duy nhất bà có thể nói. Bà này cũng đã mất trí vì quá đau đớn và vì quá kinh hoàng. Tất cả những người bị phỏng nặng và bị cháy sống cũng chỉ lập đi lập lại một câu nói duy nhất: ?oCho tôi nước! Xin làm ơn cho tôi uống nước!?

    Trời tháng 8 nóng như thiêu như đốt. Các vết thương mưng mủ và sinh giòi bọ nhanh chóng. Nhiều người bị thương nằm la liệt nơi các chòi được dựng lên cấp cứu, đều bị giòi ăn sống, trong số đó cũng có mẹ tôi. Phần tôi và đứa con gái nhỏ 8 tháng cũng bị thương nhưng kém trầm trọng hơn những người khác. Một thời gian ngắn sau đó, hai mẹ con tôi trở về nhà ở thành phố Kita-Kyushu. Tôi bị nằm liệt giường trong vòng một năm trời. Đứa con gái nhỏ của tôi qua đời 5 năm sau đó. Tôi cho ra chào đời hai đứa con trai nữa. Nhưng đứa con trai đầu lòng qua đời năm lên 4 tuổi vì bị tàn tật. Chỉ có đứa trai út còn sống đến ngày hôm nay.

    Xin tuyệt đối đừng bao giờ gây ra chiến tranh. Nếu mọi người ý thức điều đó tận nơi cõi lòng thì thảm họa trên đây đã không xảy ra. Tôi ước ao sống trong một thế giới không có chiến tranh. Tôi muốn xây dựng một thế giới trong đó các thế hệ trẻ sẽ không bao giờ phải trải qua một kinh nghiện đau thương như tôi?.

    (?oMissions Étrangères de Paris?, n.355, Janvier/2001, trang 9-11).

Chia sẻ trang này