1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

dự báo phi thời tiết

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi 2910, 28/12/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Hơi tiếc là DDXC hôm nay đánh nhầm địa chỉ rồi. Thằng em 2910 một ngày đẹp trời tự dưng muốn mời mọc các nàng ngựa về đây tán nhảm, tranh thủ để các bạn nào chưa biết đến nhóm có thể hỏi chuyện và hứng chí lên thì có thể bài xích công kích hoặc thậm chí, dùng ma trận chữ để... ăn thịt lại các cô nàng ham hố mần thơ, nếu thấy thơ thế này là làm khó (chịu, hiểu) cho các bạn. Còn nếu đã biết rồi mà thế quái nào lại đâm thích được thơ của (một phần) thế hệ 8x này thì bông phèng cười đùa chút cho vui, thơ có là cái gì ghê gớm đâu mà phải căng thẳng những hệ lụy cuộc sống ở mãi ngoài kia? Nhiều lúc nghĩ đích hiểu được, thơ cũng là một mặt hàng nghệ thuật, em thấy cứ càng lạ càng dễ gây tò mò, phá phách kiểu gì cũng ok hết, miễn là nó phải đánh động được cái đầu vốn dĩ suy nghĩ chậm chạp của mình. Nhất sợ những bài thơ cứ êm êm vào rồi im im đi ra chẳng để lại chút xáo trộn trong đầu. Lại sợ nữa là đọc thơ mà cứ nghĩ đến việc, này, nó đang truyền giảng một đạo đức, một hy vọng lành mạnh sống nào đó cho mình. Ờ, thơ đôi khi chỉ một chút bông đùa, phá vỡ những gì quen thuộc. Kẻ nào đã nói nàng thơ vốn được cưng chiều dù nó có thể là con hoang của nghệ thuật? Nó gây hoang mang cho kẻ thiếu một tò mò nhất định về đời sống của chính những câu thơ và mang sự ghê tởm đến với những ai đang còn dùng dằng ở mãi ngoại vi thơ. Anh có thể yêu thích những bài thơ hiền lành để mơ mộng tưởng đến một người thơ đang hình thành trong anh. Còn những bài thơ kích động trí não, đập vỡ quá khứ, tách khỏi bầy đàn, cuồng loạn hoan lạc nếu thấy nó xa lạ với cảm giác mình thì thôi đành chia tay chứ sao lại muốn ép nó về cái khung của đạo đức với những ràng buộc đạo lý của cuộc sống vốn đầy quy ước xa lạ với nghệ thuật?
    Mà thôi, các nàng còn lang thang diễn đàn dài dài, nóng nảy thì cũng vừa phải, không nhất thiết phải đối thoại với tất cả những ý kiến trái chiều. 2910 không có ý kiến về việc @nguatroi tưởng bở về Nguyễn Hữu Hồng Minh cũng như việc các nàng ghét bỏ nhà thơ này vì bk, mình cứ là quý ngang nhau những kẻ thơ khác người và cũng không hứng thú với việc tạo nhiều nick để đóng vai kẻ khác. Nick ai người đó xài, bác DDXC nên tìm hiểu lại nhé.
    Hôm nọ có một bạn đọc cho nghe 2 câu này của Bùi Giáng:
    Ta cứ ngỡ đầu đường thương xó chợ
    Có đâu ngờ xó chợ cũng thương nhau

    không biết trong bài nào nhưng lại nhớ một cái nick?! Chẳng hiểu ra làm sao?
  2. nguatroi

    nguatroi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2006
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi chú 2910 nhiều vì đã gây hấn trong nhà chú! Vì thiệt tình là có những cái mà không phải ai ai cũng hiểu được, nói mãi cũng thế thôi. Thôi thì, ai hiểu được đến đâu thì hiểu, đòi hòi sao được. Chẳng phải định mệnh của người nghệ sĩ (mà thực ra cũng là định mệnh của loài người) là mãi mãi phải cô đơn sao?
    Chúc chú em 2910 và các chiến hữu 1 mùa xuân như ý!
  3. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Ngày cuối năm rồi. Đóng lại các chương trình luôn dang dở, một vài cái thư lạc cuối năm. Hỏi thăm người bạn phương xa. Nhìn đằng sau màn hình là những gương mặt đồng nghiệp say xỉn tất niên lặp. Những câu đùa vọng nghêu ngao. Tết đã cận kề ngoài cửa rồi. Ai cũng rộn ràng muốn về chuẩn bị. Kẻ cao niên nằm rũ trên bàn: Đóng cửa lại đi, còn buổi sáng mọi người thu dọn nốt. Chợt nhìn thấy cái bật lửa của mình. Rón rén cầm lại. Hôm trước đi ăn trưa có vài chén rượu mà đã quên để trên bàn. Sếp giữ mất không dám hỏi lại. Giờ mới thấy thò ra. Khà khà. Bật một điếu thuốc nhìn qua làn khói là nắng ngoài kia. Bật một đốm lửa để bâng khuâng lại một thời khắc cũ bên hồ. Này các ngựa trời, các bạn nhớ những ngày vội vàng ở Hànội như thế nào thì ta thèm được nhớ một buổi gục đầu giữa bạn bè ta như thế đó. Đi về thôi. Hẹn gặp các bạn một trời xuân rộn nắng.
    E-MAIL CUỐI NĂM
    Thanh Xuân
    Hấp tấp dịch vụ đóng cửa ngày còn lại của năm
    Người nhân viên hối hả quét dọn ông thần tài cười toe toét mỗi sáng trưa chiều ngày này qua ngày khác
    Ôi, password những số những chữ đại diện cho những bí mật thói quen
    Thói quen mòn và lạc điệu
    1 email 2 email 3 email, lại spam lại bomb lại những nhăng cuội nhảm nhí
    Chẳng hay ho gì lặp lại trò đùa hơn ba trăm ngày vừa qua
    Check all delete là hành đông cuối cùng trước khi off
    off thêm một lần nữa nếu không bao giờ muốn online.

    Chầm chậm thôi, còn 1 email kia, của người mang nick name gây sự chú ý
    Một dòng buông thõng lời chúc chung dành cho nhiều người
    Không Subject, không Signature
    Bổ sung thêm cái mặt cười loe hoe không động đậy
    Này người, phải cười thôi, vì cuối năm, vì người bên cạnh, vì xung quanh?
    Í ới gọi, hối thúc, dợm tắt cái cầu dao niêm phong bụi bặm
    Ngày cuối năm ơi, shutdown thôi.
    Ngày 4h trên Net
    @nguatroi:
  4. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài viết xuất sắc này của Nhã Thuyên không chán. (Dù vẫn muốn sẽ được tác giả hoàn thiện hơn nữa). Chúc mừng Nhã Thuyên! Hy vọng bạn sớm khoẻ và tham dự mạnh hơn nữa vào cuộc chơi do bạn gợi mở
    HỌ ĐÃ SỐNG, VIẾT VÀ DỰ BÁO
    Nhã Thuyên
    Họ làm thơ để truy nguyên bản thể, để sống và phơi bày cách mà họ sống, cách họ ứng xử với cuộc sống, với các hệ giá trị, với Thơ. Hỗn độn, quẫn bách, cuồng loạn và sẵn sàng thách thức. Họ không tuyên ngôn mà hiện hữu trong những cơn ác mộng hỗn độn hoặc chính những cơn ác mộng hỗn độn là hiện hữu của họ, nói như Trần Dần, đó là một chaos, nếu cuốn thốc theo họ, ta biết đó là một chaosharmonie.
    Khương Hà
    Những tình khúc và tự khúc tồn tại trong một hỗn âm cả Schubert lẫn Chế Linh. ?oKẻ si tình vĩ đại? này có thể mê hoặc những người trẻ tuổi lãng mạn tin vào huyền thoại tình yêu ?osống trong những giấc mơ đeo bám triền miên như một món nợ tiền kiếp?. Ðôi khi người đọc bật rùng mình trong trò chơi xáo trộn các quân bài cổ tích ?oAlice bị Lion King ăn thịt vết máu còn tươi?. Ðôi khi có những câu chạm vào ám ảnh tuổi hai mươi về những tình yêu không trọn ?oMuốn xếp lại hình chiếc li trong tay anh một buổi chiều đầu năm/ Muốn chạm lại nước mắt nào để biết ta đã từng là gì đó trong nhau/ để thấy mình biết khóc?. Ðôi khi ta phải giật mình: ?oTa đã đi qua nhau lúc nào? Ở đâu??. Tuy vậy vẫn là những tình khúc học trò, có khi nhảm nhí, và cơn mộng đẹp không đi ra ngoài lối Vi Thuỳ Linh thời trước. Những nhiễu loạn ý tưởng của Khương Hà giống như những ám ảnh mộng du bị cưỡng hiếp ở tuổi 20 hơn là những đau đớn, thức nhận thực sự.
    Những tự khúc của một nốt tròn mang mặt nạ trốn tránh những ánh nhìn soi mói của cuộc đời cũng đồng thời là hành trình để phản tỉnh về lầm lỗi và (tự) trừng phạt. Lối tự họa qua những ám dụ bằng các nốt nhạc không hơn lối làm duyên kiểu Ðông Thi. Một cái Tôi mang ám ảnh về một kiếp đi hoang đánh mất bản thể, có khi thảng thốt vỡ ra, không thể kiêu hãnh như Phương Lan ?oưỡn ngực triền xuân nhìn loài người với nỗi buồn mưng mủ? nhưng những sám hối của Khương Hà không thật chân thành. Cô vẫn lạnh lùng gài hoa trắng ai điếu thi thể tuổi thơ.
    Khương Hà thuộc kiểu làm thơ chỉ chuyên chú vào cái Tôi, và sẽ chỉ là đáng nói nếu cái Tôi ấy thật sự đáng nói. Ở tuổi này, Khương Hà vẫn chỉ là cái cây có bộ rễ bạo liệt của dục vọng nhưng chỉ uể oải vươn ra những cành lá tầm thường và cho dù có ?omệt mỏi ném mình vào con chữ? thì hiện tại con chữ vẫn ?ođiềm nhiên giam tất cả vào một nghĩa KHÔNG GÌ?. Bởi Khương Hà vẫn đang sống và viết với một cái Tôi nhiều chắp vá, dễ dãi.
    Nguyệt Phạm
    Ðam mê của Nguyệt Phạm sẽ chỉ là một màu nhạt bên cạnh những bức tranh đậm, nhiều gạch xoá, nát nhàu của Phương Lan, Thanh Xuân, nhưng cũng vì thế mà đời thường và dễ chịu hơn. Tôi không thích cách Nguyệt Phạm collage những mảnh đối thoại, những đoạn quảng cáo, những mảng đời sống tẻ ngắt? dù nó phơi bày một thứ văn hoá thực dụng lan tràn, dù nó tố cáo sự trống rỗng của cuộc sống, dù nó là nỗi chán nản ?osau sự nổi loạn nửa mùa của những đam mê? vẫn thường xảy tới với tất cả chúng ta. Thế giới sống của Nguyệt Phạm thiếu lực hấp dẫn đến mức cả những giọt nước cũng bất ngờ ?otrôi tuột khỏi mắt?, như dự cảm bất an về một địa cầu có thể trôi tuột khỏi quỹ đạo thái dương hệ, cho nên cả khi ?ohợp nhất? mãnh liệt, ái lực của Nguyệt Phạm cũng không mạnh và luôn bị chẽn mạch bởi những tiếng khóc nưng nức lan dài. Thơ Nguyệt Phạm là một hoà tấu day dứt vừa âm vọng nhạc điệu đồng dao với vòng dây trẻ thơ và một thiên đường đã mất vừa muốn xả mình trong nhạc mạnh đổ vỡ của phố xá chen chúc xô bồ. Tình yêu cũng sẽ không thể là giải thoát khi ?ovòng tay ôm vồ/ bầu không gian phù phiếm đâm nát những ngón tay hoa? khi con người luôn phải một mình nói một mình nghe trong quán lạ khi con người từ trên cao ốc đô thị nhìn nhau bằng những đôi mắt giấy nung rát phía sau.
    Chùm ?oNhững người đàn bà trong thành phố? đọc thích hơn cả, những hoảng loạn sâu thẳm của nội tâm vừa ém kĩ vừa bùng nổ trong những chân dung song chiếu, lồ lộ một thiên tính nữ với những giọt nước mắt và những tiếng chửi vẫn chảy và vọng qua muôn thuở kiếp người như số phận:
    Người đàn bà vẫn yêu
    khóc,
    và chửi rủa từ thế kỉ này sang thế kỉ khác


    Nguyệt Phạm giản dị, uể oải, như làm người ta chán. Nhưng có một thôi thúc sâu hơn trong chữ nghĩa và trong những ứng xử chật vật nhưng không khuất phục với ngôn từ và cuộc sống:

    Hãy viết lên những chữ gọi nhau như từ tiền kiếp
    Chúng ta đam mê như ngoài đam mê không là gì khác
    Chữ lại bắt đầu cuộc vận hành
    Bẻ lái nhọc nhằn
    Trong sâu thẳm u tối
    .
    Lynh Bacardi
    Dữ dội như muốn buồn nôn vào tính lãng mạn. Cho nên cũng tự đa mang thân phận ?ochở thuê? lang thang tìm chỗ ngủ như một kẻ vong thân tha thân nhưng Lynh Bacardi không bi đát mà như luôn thừa bản lĩnh để sẵn sàng cười nhạo vào mọi bi kịch của con người. Một cái Tôi đậm sặc chất đô thị, ở sự quan sát thấu đáo kĩ lưỡng bằng đôi mắt lạnh sắc nhạo báng (nhưng hoàn toàn không phải con mắt dao). Lynh Bacardi đặc sở hữu một thứ thơ thông tấn tàn nhẫn, không thương tiếc thói đa cảm yếu đuối vốn có của nhân tính, khiến người đọc rùng rợn vì những cơn ác mộng hiện hữu vì cái ác và trạng thái phi nhân tính loạn động vật ngổn ngang ở thế giới ta hàng ngày hít thở như một điều bình thường hiển nhiên. Không điêu trá, không tưởng tượng mơ mộng, không chấp nhận nguỵ ngôn, xé toạc những băng keo người ta vẫn dán chặt mắt miệng các nhà thơ, không từ những cảnh nhẫn tâm, sặc sụa ô uế, Lynh Bacardi phất một màn đen tiên cảm sợ hãi như trong phim hành động ?oThe killer comes to town?. Nếu mĩ học không loại trừ cái kinh dị, liệu nó có thể chấp nhận cái khủng khiếp, không phải trong những tưởng tượng lắp ghép quái đản mà trong một không gian thường nhật? Cái khủng khiếp thường nhật mà chúng ta thường cố tình lờ đi để đảm bảo một văn minh của con người. ?oLoạn động vật?, ?oĂn mày?, ?oBọc đựng hẹp và sâu?, ?oMình xin lỗi L?, ?oBẩm sinh?? là những gì thuộc về thế giới ấy .
    Có thể có kẻ sẽ bảo: vậy hãy đi làm báo, làm thợ săn ảnh, hoặc làm? cảnh sát! Thực tình là kẻ yếu bóng vía, tôi cũng muốn một cõi tâm bình yên để kính nhi viễn chi hoặc, sung sướng hơn, đắp tai ngoảnh mặt làm ngơ trước thế giới ấy. Nhưng với những ngẫu hứng ngôn từ như những bản nhạc Jazz nhiều đổ vỡ bên trong, nhiều đau đớn bên trong, người đọc không khỏi bị nỗi sợ hãi kích động. Không phải cái rùng mình khi nhìn mình biến dạng trong nhà gương mà là nỗi sợ hãi, trực diện, cái thông thường trong một không gian không được lạ hoá, gián cách mà chỉ là một hợp chất đặc đến nỗi như dị thường. Nỗi sợ hãi cái sống. Nó không gây khoái cảm, không tạo khoảng cách để bình an. Ðây, những cảnh chất ngất trước mắt ta: chết chóc, tai nạn, ********, ăn mày, giật nảy, nóng như lửa, đổ vỡ?
    Ở những bài như ?oBúp bê chột mắt?, ?oLời cho bé yêu? ta gặp một Lynh Bacardi khác, với nỗi thèm khát con trẻ, với những cầu xin trong quẫn bách để lay tỉnh giấc mơ cuồng. Có phải đôi khi Lynh Bacardi cũng hoảng hốt chính mình?
    Lynh Bacardi đã dám mở một không gian đáng sợ cho thơ. Ở đây sự hiện hữu của cô là một khẳng quyết: chẳng có gì mới trước ánh sáng mặt trời và chẳng có gì làm cho thơ ca sợ hãi, nhất là không sợ hãi cái ác. Ðó là một phong cách chiến binh.
    Phương Lan
    Một cái tôi bản năng đam mê đến căng nở cảm xúc, luôn luôn muốn đạt đến đỉnh hoa và vì thế luôn luôn bất định, cô đơn. Cô tìm cách bay vọt lên đỉnh núi để minh chứng cho hiện tồn, xua đuổi người tình rồi lại kiếm tìm quáng quàng một chốn nương thân nhưng biết ?osự thật đâm thò lên sưng sỉa những mũi đinh xuyên nát lời yêu hoen rỉ?, rút cục chốn nương thân của con người thời đại này là:
    Ðổi bất an này lấy một bất an khác
    Chống chênh này lấy một chống chênh khác


    Phương Lan luôn là kẻ không thể chừng mực, một kẻ yêu đến huỷ diệt chính mình và chấp nhận huỷ diệt để yêu. Tiuchev đã từng tuyên bố anh em song sinh của Tình Yêu là Sự Tự Sát. Phương Lan không triết lí, Phương Lan nghiệm sinh sự tự sát ấy. Trên đỉnh mùa, Sau lưng là đêm, Yêu nhau ngày chảy máu, Khe lạc xẻ dọc con đường chạy về phía chết? đều là những vần ngạt thở.

    Phương Lan thách thức ngay cách đọc của bạn đọc bằng việc chia lìa những từ ngữ vốn tưởng ?okhông gì chia cắt?, lối chia cắt có lẽ đã được học trong thơ Pháp hiện đại, kích thích thị giác-đọc, không phải để tạo những khoảng trống nhiều ý nghĩa mà là tạo ra những đập ngăn cảm xúc tuyến tính. Phương Lan không huỷ diệt trữ tình kiểu Lynh Bacardi mà tạo ra những đứt gãy trữ tình ở chính độ căng xúc cảm. Ðây chẳng hề là một trò chơi vô tăm tích mà là một cách chứng minh tính phi logic của tư duy, xúc cảm và phá vỡ sự ngự trị của thói quen từ ngữ cũ xì. Chẳng có gì khó hiểu nếu lười nhác đọc liền các con chữ đã bị cắt. Nhưng có thể đọc để cảm xúc bị va vào những đập chắn ấy, nhạc điệu bị chững, ta có thể tận hưởng cái thú của để cho cảm xúc không bị mê hoặc mà được thức tỉnh.

    Ngôn ngữ thơ Phương Lan giàu sức mạnh biểu hiện, đầy hình tượng với một nồng độ đặc những ấn tượng ***, cuồng loạn, nồng nàn và toàn mãn. Không có một tình yêu kiểu Platon ở thời đại này nhưng hoàn toàn không phải một cuồng vọng dục tính, vật chất. Chính đó là khi cái đẹp khai hoa trong một bản lĩnh ngôn ngữ và nhạc tính độc đáo. Chẳng hạn những câu:

    Ðỉnh núi căng Xuân
    Cây đâm sướt vòm Trời.
    ?Thân cỏ hoang oằnbật bứ nhựa đồng thanh từng cơn tràorạp
    Khói ấm ườn mình vươn lên
    Cái nhớ quẩn chân như con suối nhỏ

    hay những nghịch âm va đập tạo thành những trạng thái sống luôn căng nở.
    Ðọc Phương Lan có cảm giác ?omệt nhoài nhưng phấn khích hoang dại giữa sa mạc mênh mông? bởi một tín ngưỡng tình yêu lớn lao, mạnh mẽ, dù biết rằng đó chỉ là cách con người vẽ ra những thiêng đường để chết.
    Thanh Xuân
    Thanh Xuân là một cần ăngten cực nhạy với cuộc sống con người thời hiện đại, một kẻ muốn tiên tri và nói như những sấm truyền, hoàn toàn không mơ mộng về một giấc thanh xuân mà vẽ ra ?oảo ảnh núi đá có thể rơi vào một ngày không định trước?. Thanh Xuân ?ocon thoi chính những đam mê của mình?o đến nản nhoài, biết trước đó là một cách hành hình và sẽ đến lúc ngã gục vì kiệt sức vì lưu lạc trong một cộng đồng lưu vong. Bài nào của Thanh Xuân cũng như ngầm một cảnh báo của ngôn sứ, khác với lối cảnh báo trần trụi của Lynh Bacardi, cảnh báo rằng con người có thể giết nhau. Xin đừng!

    Hù doạ làm chi hỡi người
    Khi dưới chân chỉ là bóng đêm

    Bài nào của Thanh Xuân cũng thật đáng nói vì một nhận thức sống ở độ sâu đáng ngỡ ngàng. Có khi những mảng ghép đồng hiện nhiều thời gian, không gian, nhiều cảnh tượng, chẳng hạn như trong ?oBên cửa sổ tôi nhìn thấy? làm ta nghĩ đến những mảnh ráp của ?oVùng? của Apollinaire. Tuy vậy Thanh Xuân không thể còn cái nhìn điềm tĩnh và một đức tin tôn giáo, dù, hình như Thanh Xuân bị ám ảnh bởi tư duy và xúc cảm tôn giáo.

    Thanh Xuân sẵn sàng ?ovác quá khứ ném vào bầy đàn gương mẫu và ì trệ?, không một lời cầu xin ?otha thứ cho tôi không còn biết phép thơ xưa" như chàng thi sĩ Apollinaire, sẵn sàng (và đau đớn, bạo liệt) ?orời khỏi bầy đàn âm thầm như cơn bão?. Thanh Xuân dám đứng trên đỉnh dốc, dù biết dưới chân là đêm là vực sâu mà có thể tuột dốc trượt ngã theo đường thẳng đứng lúc nào chẳng hay.

    Nhưng ?oẩn khúc cầu toàn? là hèn nhát. Thanh Xuân rơi theo một phán quyết từ định mệnh phản kháng để vãn hồi sự sống, dù chỉ là ?omột tín đồ suốt đời mông muội trong những giáo điều hoang tưởng?. Thanh Xuân sẽ gặp được nhiều tiếng nói đồng điệu từ những người trẻ.

    Cuối cùng thì cũng bắt đầu
    Cuối cùng thì cũng bắt đầu

    Ðó không phải chỉ là một lời sấm.
    Người ta sẽ bảo thời đại này hình như đang khai sinh ra một thế hệ thơ điên và các thi sĩ điên. Không phải. Có những tiếng hú gọi từ vô thức nhưng không mê sảng. Họ không có cái hạnh phúc được say sưa trong điên loạn, nhả ra những búng huyết đau thương, hoan lạc và khoái cảm như Hàn Mạc Tử. Họ quẫn bách trong sự tỉnh táo, thậm chí lạnh lùng, trong những hỗn độn đổ vỡ, trong những cuồng vọng cần giải thoát. Họ là những nhà thơ phố phường. Họ ám ảnh bởi một bản thể bị đánh mất và không trọn vẹn. Họ tố cáo sự trống rỗng chán ngắt của tâm hồn. Phơi bày những cơn mộng ác thường nhật của không gian ta vẫn hàng ngày điềm nhiên hít thở.

    Có thể tìm để hiểu cách mà họ viết, những thủ thuật cắt dán, đảo chữ, ám dụ, ghép ráp, những cách giễu nhại, cách khai thác tiềm thức, những bí lực, huyễn lực của tâm trạng, tìm hiểu về ngôn ngữ ***, ngôn ngữ đô thị? của thế hệ @ viết thơ trên máy, những thủ thuật họ học trong thơ thế giới đương đại hoặc khám phá bằng chính trải nghiệm ngôn ngữ của mình. Họ đã ?otúm lấy tu từ vặn nghoẹo cổ/viết như khạc nhổ mọi tu từ? theo cách nói của Trần Dần, viết như thể vuốt râu hùm xám.

    Phải chăng họ không bận tâm đến ?omĩ học và đạo đức học? như cách của các bậc đàn anh? Họ có lẽ tồn tại riêng của họ và bằng cách ấy họ HIỆN HỮU.

    Có lẽ bây giờ họ cần một tiếng vọng, với những lời chân thực, rằng độc giả chờ đợi gì ở họ, vọng tưởng gì từ thơ ca họ, đòi hỏi gì ở họ. Tôi không thích cách các nhà phê bình nghiêm khắc muốn ngâm cho họ vài năm đến nản nhoài rồi đọc cũng chưa muộn, đồng thời cũng dị ứng với những sổ toẹt khuyên họ hãy im lặng.

    Tôi nghĩ, thơ họ như những nốt sần ửng đỏ vì những cái Tôi ham/dám cọ xát và dị ứng với thời tiết xã hội. Và đó cũng là một cách dự báo thời tiết, vốn bất thường và nhiều kinh hãi chẳng ai ngờ.

    2/1/06
    © 2006 talawas
    Nguồn: http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=6355&rb=0101
    Các Ngựa Trời phát biểu ý kiến đầu năm được không?
  5. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Bạn bè ở xa mà tim mình liền cạnh
    Sợ mai ngày người chẳng nhận ra nhau.

    Tự dưng nhớ một bài thơ tình cờ ám ảnh thương hiệu người em gái nhỏ. Pệt lên đây vui đọc đầu năm.
    KHƯƠNG HÀ
    Lê Đạt
    Lòng parabon
    tâm định hướng sao chờ
    Lấp lánh tin thương
    nghìn trường bức xạ
    Tình Khương Hà xa
    mã ngôn từ lạ
    Giải tần đôi bờ kênh số tương tư.
    (Lê Đạt, Ngó lời, Chữ nặng, 119)
  6. tueduong

    tueduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    nguồn :vietnamnet.vn
  7. haylabannhe

    haylabannhe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Bài viết:
    334
    Đã được thích:
    0
    Gửi 2910:
    Tôi nghe anh có tập
    thơ và không chỉ có
    một tập thơ theo kiểu
    mua vì hứng chí mà
    tàng trữ đề phòng bất
    trắc như sự cố nhà
    xuất bản hội nhà văn
    vừa qua đã tịch thu
    tập thơ và không chỉ
    có một tập thơ theo
    kiểu tịch thu vì hứng
    chí mà ủng hộ những
    người như anh vốn quá
    ái thơ và mộ đủ
    thơ dắt lưng dắt tóc
    sau khi tiên cảm về
    thời tiết qua năm con
    mắt ngựa trời, thôi tôi
    đã nhiều lời mong anh
    thứ lỗi và còn cuốn
    dự báo nào thì để
    lại cho tôi!
  8. codet

    codet Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Ờ, ***, thì hãy cứ là ***...
    Trích 1 này:
    ="Hãy đến gặp các thi sĩ của Sài Gòn. Một số cô gái trẻ vừa thành lập một nhóm có tên ?oNgựa trời?, các nàng bọ ngựa thường ăn thịt con đực sau cuộc giao hoan. Lynh Bacardi, bút danh của một con ?ongựa trời?, vừa uống nước cam vừa giải thích: ?oChính phủ muốn mở cửa cho các nhà văn và các nhà thơ trẻ nhưng lai áp đặt giới hạn. Theo thói quen, họ muốn chúng tôi viết về các bậc anh hùng nhưng chúng tôi không thể nào làm được điều đó. Chúng tôi có sống qua chiến tranh đâu. Chúng tôi nói về ********?.
    =
    Trích 2 này:
    Chị có thấy thơ của mình khiêu dâm không?
    Thật tức cười khi có ai đọc thơ của tôi mà thấy ?ocương?hay ?oướt?, muốn lên giường thủ dâm hay muốn tìm ai để cưỡng hiếp. Họ tưởng viết dâm thư dễ lắm sao? Nhưng nếu một ngày nào đó, có độc giả nói với tôi rằng: họ thèm ******** khi đọc thơ Lynh Bacardi, thì tôi sẽ chuyển qua viết dâm thư vậy. Như vậy vừa có tiền, vừa có ơn ích cho đời bằng việc giúp thiên hạ hồi phục ?onhững ********* buồn thiu? và lãnh cảm.


    Vương Trí Nhàn trả lời phóng vấn có nói thơ của chị có ?olỗi ngôn ngữ?. Chị có ý kiến gì không?

    Đây là một câu kết luận đầy sai lầm, như đã nói ở trên, ?olỗi ngôn ngữ? là lỗi gì, chính xác ở câu văn nào, ngữ cảnh nào? Sao ông ấy không nêu ra cụ thể. Người ta đọc tác phẩm văn chương với con mắt của một nhà giáo ư? Ông Nhàn đã đụng chạm đến vấn đề ngôn ngữ, vậy tôi sẽ nói rõ hơn, nếu ông ấy cho biết cái ?olỗi ngôn ngữ? đó là gì. Hay ông Nhàn cũng đang muốn phân biệt giai cấp cho ngôn ngữ. Tôi tự hỏi mình, có ai tỉ mẩn ngồi nghĩ để viết ra 1 cuốn từ điển tiếng Việt, trong khi làm việc, người đó sẽ phân định như vầy: Mày là chữ cái ?o***?, mày không có quyền nằm trong văn chương. Mày là chữ ?oâm hộ?, mày chỉ được nằm trong y học, nên cũng không được sử dụng trong văn chương nốt, rồi phân loại cho một số ngôn ngữ để thiên hạ dùng vào văn chương. Nếu ai không tuân theo thì sẽ bị thổi còi và cho rằng ?olỗi ngôn ngữ? và đem tác phẩm ấy ra ném đá. Nhưng ngẫm lại, đến nay, chưa thấy có cuốn từ điển nào như vậy ở Việt Nam, nên xin đừng thổi còi tôi sớm quá.

    Trong thơ, chị thường sử dụng những ngôn từ thường thấy trong một môi trường khá ?ođen?. Có phải chị chọn con đường thử nghiệm bằng những ngôn từ gây shock như vậy?

    Hàng giả rồi sẽ không qua được con mắt người tiêu dùng có kinh nghiệm, chúng sẽ tự đào thải và mất hút trong trí nhớ của độc giả. Nhưng trước tiên, tại sao không để cho tác giả chọn nhiều con đường để thử nghiệm, để xuất hiện?
    Tôi không gây shock bằng cách cố tình xài ngôn ngữ này, nhưng đề tài, chất liệu tôi chọn để đưa vào thơ là những mà người ta thường cho rằng u ám, đen tối, dưới đáy xã hội. Cái mà trước kia, người ta không dám đưa vào thơ. Vì thế tôi sẽ tự mình mâu thuẫn với chính mình, nếu dùng những từ ngữ đẹp đẽ, sang trọng để diễn đạt. Tôi tin người đọc sẽ cảm nhận được nếu họ cảm được hoàn cảnh, nội dung của bài thơ. Tôi không cần thơ của mình phải là của công chúng. Tôi không phải nhà thơ bestseller. Người ta có thể dựa vào câu ?ovăn là người? để đánh giá tôi là một người còn trẻ, nhưng đã từng trải, từng sống theo kiểu nào đó thì mới viết ra những dòng thơ như vậy. Nếu thế, họ thật nông cạn và kém. Bởi nếu hôm nay, tôi viết một câu thơ như ?omẹ nàng được phát hiện bị giết trong phòng ngủ/ tay cầm con cu giả chạy pin? thì người ta đánh giá tôi là người dâm dật lăng loàn. Ngày mai tôi laïi sáng tác một thứ thơ của đạo đức, lãng mạn với những câu giống như ?oanh không phải là chiều mà nhuộm em đến tím? (thơ Hữu Thỉnh) thì hẳn người ta sẽ khen tôi là đạo đức, nhu mì, ngoan ngoãn sao?

  9. Duongvatlaoquaivn

    Duongvatlaoquaivn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Có ai có tập thơ :"Dư báo phi thời tiết" thi guiw cho tui với .
    hix xui wá không mua được quyển nào
  10. Ak.8

    Ak.8 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    738
    Đã được thích:
    0
    với cách giải thích của Lynh như ở trên thì có lẽ mấy thằng chuyên gia chửi bậy cũng có thể thanh minh rằng,: Tao nói vậy mà ko phải vậy,tao lãng mạn, tao có văn hóa . "
    Đã viết ra thì tự chịu trách nhiệm về những gì mình đã viết, chứ giải thích thế nghe buồn nôn
    Chưa biết là mấy "nhà thơ" này định làm gì, cho rằng tư tưởng trong thơ mình là mới, là cái tôi chăng, đừng vui tính thế chứ , nên nhớ còn sống ở VN, nếu không " thuộc bài" chỉ có con đường là xuống cống mà thôi

Chia sẻ trang này