1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Du... Du... Du Lịch đê...ê...ê!!! All about Huế Festival 2004!

Chủ đề trong '1981 - Hội Gà Sài Gòn' bởi cavoisatthu, 17/02/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cavoisatthu

    cavoisatthu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    Du... Du... Du Lịch đê...ê...ê!!! All about Huế Festival 2004!

    Du lịch đê, Du lịch nào, mời bà con đi du lịch...!!!
    Sau cái vụ đi Đà Lạt kia, em vẫn còn thấy nó cái Dư âm, chỉ tiếc là bữa đấy thiếu mất Hướng dẫn viên Du lịch thôi; có anh Boy nhưng bác ấy ham chơi quá nên quên mất giới thiệu và cũng do vài điều tế nhị.
    Hôm nay, làm cái topic này về Du lịch này là hợp với Bác Boysaigon@ quá rồi còn gì, Bác giúp nhá! Giúp bà con được du lịch khắp đất nước qua Net nhá!!!
    Ai đã từng đi đây đó rồi thì kể với bà con với, chẳng cần là kể về phong cảnh cũng được những câu chuyện đáng nhớ ở nơi ấy cũng được!
    DU LỊCH, DU LỊCH, DU LỊCH ĐÊ!!!




    Được cavoisatthu sửa chữa / chuyển vào 10:49 ngày 17/02/2004
  2. cavoisatthu

    cavoisatthu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    HỒ TÂY (Hà Nội)​
    Hồ tây, mặt gương của Hà Nội, lá phổi của chốn Long Thành có diận tích rộng hơn 500 hecta với một bề dày lịch sử mấy nghìn năm. Nơi đấy đã từng đọng lại và xếp lớp rất nhiều Huyền thoại, in dấu của rất nhiều tao nhân mặc khách của chốn phồn hoa thứ nhất Long Thành. Đã, đang và sẽ còn là đề tài của thơ ca, nhạc hoạ.
    Theo như giải thích của các nhà Khoa học thì Hồ Tây vốn là một khúc của con sông Hồng. Hồ xưa kia rộng và dài từ Tây qua Bắc sang Đông, nhưng đã dần thu hẹp bời người Thành Long - Đông Đô - Đông Kinh lấp thành từng đoạn. Vì thế mà trở thành 3 hồ : Hồ Cổ Ngựa (khoảng phố Phạm Hồng Thái sang Hàng Than, nay cũng đã bị lấp nốt), hồ Trúc Bạch (Hồ Giặt Lụa) và Hồ Tây của ngày hôm nay. Đê Cố Ngự qua văn bia tại chùa Trấn Quốc chi biết được đắp ngăn hồ khoảng năm 1620, có tên là Cố Ngự Yên, nghĩa đen là đập ngăn nước, về sau được đọc chệch đi là Cổ Ngư và này là đường Thanh Niên giữa 2 hồ Tay và hoầ Trúc Bạch.
    Vẻ đẹp của Hồ tây còn đươc tồ điểm thêm bời rất nhiều di tích, cảnh đẹp của các làng nghề xung quanh hồ như Bến Trúc, Đồng Bông (Nghi Tàm), chợ đêm Khán Xuân và những câu chuyện về tiếng đàn hành cung thời Chúa Trịnh cũng như những cánh Sâm Cầm thường bay về rợp bóng mặt hồ những ngày tháng Giêng... Thần thoại cũng dẫn ta trở về với hồ Tây huyền thoại với những cái tên khác nhau, mỗi tên hoặc là lưu giữ 1 sự tích về nguồn cội hoặc sự tạo lập hồ, song rất lạ là tên nào cũng đẹp. Hồ Tây, Đầm Xác Cáo, Hồ Trâu Vàng, Hồ Mù Sương, mỗi cái tên đều gắn liền với 1 truyền kỳ. Ta bắt đầu gặp ở đấy nơi lắng hồn sông núi ngàn năm, lắng đọng đủ mọi chủ đề thần thaọi Việt Nam, giàu chất thơ mộng!
    Nhà thơ Cao Bá Quát đã từng ví Hồ Tây : "Tây Hồ chân cá thị Tây Thi" (Hồ tây đích thực là nàng Tây Thi).
    Thôi về đi đường trần đâu có gì.
  3. tanit

    tanit Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2002
    Bài viết:
    1.926
    Đã được thích:
    0
    Vườn cò Quận 9.
    Nhớ những ngày cả lớp tổ chức ra ngoài ngoại thành Quận 9. Vui thật là vui.
    Đó là những bữa ăn với thịt Cò. Đó là vườn tre.
    Đó là vườn cây xanh mát. Đó là những ao cá.
    Và trên hết, đó là dòng sông Đồng Nai.
    Và đó là chùa Bửu Sơn bên dòng sông.
    VÀ một chuyến du ngoạn bằng thuyền, ghe tàu trên sông Đồng Nai !!!
     Xuân ơi Xuân đã về !!!
    Có nổi vui nào vui hơn ngày Xuân đến !!!
  4. cavoisatthu

    cavoisatthu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/10/2003
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    HỒ HOÀN KIẾM (HÀ NỘI)​
    Theo các nhà khoa học hồ là 1 đoạn sót lại của sông Hồng sau khi sông đã chuyển dòng như ngày nay. Sự biến thiên này của sông đã diễn ra cách đây vài nghìn năm. Trước đây hồ có tên là hồ Lục Thuỷ vì sắc nước của hồ bốn mùa đều xanh. Thế kỷ XV, hồ Lục Thuỷ đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. Cái tên Hoàn Kiếm gắn liền với câu chuyện trả gươm báu cho Rùa Vàng của vua Lê Thái Tổ.
    Đảo Ngọc Sơn được gọi là Tượng Nhĩ (taivoi), vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên là Ngọc Tượng, đến đời Trần đổi tên thành Ngọc Sơn. Tại đây, có 1 ngôi đền được dựng lên để thờ những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc Kháng chiến chống Nguyên Mông. Về sau lâu ngày, ngôi đền ấy đã sụp đổ, đến thời Vĩnh Hựu nhà Lê (1735 - 1739), chúa Trịnh Giang đã dựng Cung Thuỵ Khánh và đắp 2 quả núi ở trên bờ phía Đông đối diện với Ngọc Sơn gọi là núi Đào Tau và Ngọc Bội. CÚôi đời Lê, cung Thuỵ Khánh bị Lê Chiêu Thống phá huỷ. Một nhà từ thiện tên là Tín Trai, nhân nền cung cũ đã lập ra một ngôi chùa gọi là chùa Ngọc Sơn. Năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), chùa lại nhường cho một hội từ thiện đổi làm đền thờ Tam Thánh. Hội này bỏ gác chuông , xây lại các gian điện chính, các dãy phòng 2 bên, đặt tượng Văn Xương đế quân vào thờ và đổi tên thành Đền Ngọc Sơn (Văn Xương là nhân vật đời Kiến Vũ, năm 25 - 55 sau công nguyên bên Trung Hoa, sau khi chết được phong làm thần chủ về văn chương khoa cử).
    Theo sách "Hà thành linh tích cổ lục" thì ngay từ đời Lê, trên đảo Ngọc đã thờ Quan Công, khi vua Le va chúa Trịnh duyệt Thuỷ binh ở đây, đền đã được coi là 1 Võ miếu. Dân Hà thành đã đem tượng đức thánh Trần thờ phối hưởng bên tượng Quan Công. Nhưng "Khâm định Việt sử Thông Giám Cương Mục" lại cho đó là tượng Lê Lai, cong thần khai quốc đời Lê đã xả thân cứu chúa.
    Năm Tự Đức thứ 5 (1865), nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại đền. Đền mới sửa đắp thêm đất và xây kẻ đá xung quanh, xây đình Trấn Ba, Bắc một cây cầu từ bờ đông vào gọi là cầu Thê Húc.
    Trên núi Ngọc Bội cũ, ông cho xây 1 tháp đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông, thân tháp có khắc 3 chữ " Tả Thanh Thiên" (viết lên trời xanh), ngày này thường gọi là Tháp Bút. Tiếp đến là 1 cửa cúôn gọi là Đài Nghiên, trên có 1 cái nghiên mực bằng đá nữa quả đào bổ đôi theo chiều dọc, có hình 3 con ếch đội. Trên nghiên có khắc 1 bài minh nói về công dụng của cái nghiên mực xét về phương diên của Triết học. Người đời sau gọi là Nhất đài Phong Đình bút. Từ cổng ngoài đi vào có 2 bức tượng hai bê, một bên là bảng rồng, một bên là bảng hổ, tượng trưng cho hai bảng cao quý nêu tên những người thi đỗ, khiến cho các sĩ tử đi qua càng cố gắng học hành.
    Tên cầu Thê Húc nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời. Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn, còn gọi là Đắc Nguyệt Lầu (Lầu được trăng) dưới bóng cây đa cổ thụ, ở giữa một vùng cây cói um tùm, trông như từ dưới nước nhô lên. Đền chính gồm 2 ngôi nói liền nhau, ngôi đền thứ nhất về phía Bắc thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Tượng đặt ở Hậu cung trên bệ đá cao khoảng 1m, 2 bên có 2 cầu thang bằng đá. Tượng Văn Xương đứng tay cầm bút. Phía Nam có đình Trấn Ba (đình chắn sóng - ngụ ý là cột trụ đứng vững giữa làn sóng không lành mạnh của nền văn hoá đương thời). Đình hình vuông có 8 mái, mái hai tầng có 8 cột chống đỡ, bốn cột ngoài bằng đá, bốn cột trong bằng gỗ.
    Các nân vật được thờ trong đền ngoài Văn Xuơng đế quân, Lã Động Tân,Quan Công, Trần Hưng Đạo, còn thờ cả Phật A Di Đà. Điều này thể hiện quan niệm Tam Giáo đồng nguyên của người Việt.
    Tuy là 1 ngôi đền kíên trúc mới, song đền Ngọc SƠn là một điển hình về không gian và tạo tác kiến trúc. SỰ kết hợp giữa đền và hồ đã tạo ra 1 tổng thể kiến trúc Thiên - Nhân hợp nhất, tạo vẻ đẹp cổ kính, hài hoà, đăng đối cho đền và hồ, gợi nên những cảm giác chan hoà giữa con người và thiên nhiên. Đền và hồ đã trở thành những chứng tích gợi lại kỷ niệm xa về lịch sử dân tộc, thức tỉnh niềm tự hào, yêu nước chính đáng, cũng như tam linh, ý thức ngừơi VN trước sự trường tồn của dân tộc.
    Thôi về đi đường trần đâu có gì.
  5. xitrum83

    xitrum83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0
    Post đại bài này ở đây:
    Một chiếc ngô đồng rụng

    Hoàng Bình Thi
    Đọc câu thơ nổi tiếng:"Ngô đồng nhất diệp lạc. Thiên hạ cộng tri thu" mới biết ở vùng Giang Châu (Trung Quốc), lá ngô đồng thường rụng vào mùa thu. Lá như cùng rủ nhau chỉ rụng và đổ vàng cả những dặm vuông dưới chân cây. Nhưng khi đến Huế tá túc, cây ngô đồng lại rụng lá vào cuối xuân.
    Trong những ngày có gió mùa đông bắc, lá rơi từng chiếc trong gió và vàng tả tơi. Có một chiều gió heo may, tôi một mình về thăm cội ngô đồng ở công viên Tứ Tượng, bên dòng Hương Giang. Hôm ấy trời rất nhiều gió, gió từ phía bên kia sông thổi lang thang qua hàng cây đoác già, dồn từng đám sương mù trên mặt sông vào những góc khuất của phố Huế. Từ góc nhỏ ở quán café Sơn có thể nhìn thấy rất rõ chiều cao thẳng vút của cây.
    Bình thường cây ngô đồng có thân màu trắng mốc, nhưng vào mùa rụng lá, thân cây chuyển sang màu xám nhạt vân hơi xanh, giông giống màu da của một thiếu phụ trong ngày "vượt cạn". Cái vóc thẳng đứng như một mũi tên của cây ngô đồng là sự khẳng định về một thái độ, một nhân cách sống ở đời.
    Nhìn bóng cây dũng mãnh cứ vươn mãi lên bầu trời cao rộng, sao bỗng dưng tôi nhớ cái ngày Nguyễn Thái Học cùng các đồng chí của ông anh dũng hy sinh ở Yên Bái. Chính sự tương quan giữa cây và người đã cho tôi một hình dung về tính cách sống can trường của người Việt xưa và nay.
    Nhưng ám ảnh nhất ở loài cây ngô đồng vẫn là ở những chiếc lá, độ lớn, diện mạo và màu sắc rất đặc biệt của nó. Phiến lá ngô đồng bình thường to bằng hai bàn tay người lớn chắp lại. Cuống lá dài gần bằng thân lá, khi còn ở trên cây cho con người cái cảm giác mong manh như một chiếc cổ cao nhiều ngấn xanh xao. Lòng lá ngô đồng phẳng và rộng như lòng lá sen nhưng gân lá khô và mang cốt cách của xương mai.
    Đã từ lâu lắm, bạn tôi vốn rất yêu ngô đồng đã phát hiện ra rằng chiếc lá ngô đồng có hình ảnh của một trái tim lớn hay na ná như hình giọt lệ khi vừa bị hai mí mắt kẹp vỡ. Nhưng phải đến mùa lá ngô đồng mới là cuộc chơi cự phách của tạo hoá. Lá không vàng rực rỡ, cũng không phai như những màu lá mùa thu khác, mà lá ở giữa vàng, xám và xanh.
    Trải chiếc lá ra trên cỏ, không có gam màu nào là chủ đạo, tất cả như những được chồng mờ lên nhau với những bước chuyển đậm nhạt chân phương và tài hoa vô cùng. Như rằng trong một phút chốc thăng hoa và đãng trí nào đó, người nghệ sĩ tạo hoá đã lặng lẽ đổ cả mùa thu và kỷ niệm lên màu lá, rồi âm thầm bỏ đi, để lại sau lưng bao nỗi ngậm ngùi. Cuối mùa xuân ở Huế, lá ngô đồng rụng để cả nhân gian biết rằng đã từng có những ngày lá xanh, đã từng có cái đẹp đi đến ngày cuối cùng từ chiếc lá rụng đầu tiên...
    (còn tiếp)
     
     
    Trời ươm nắng, cho mây hồng...
  6. xitrum83

    xitrum83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0

    Thơ đề trên bia đình lăng vua Thiệu Trị đã nói đến một loài cây đặc trưng của xứ Huế :
    Cây Ngô Đồng.
    Cây Ngô Đồng ấy thuộc họ thực vật Sterculiaceae, loài Sterculia populifolia Roxb, rất khác với cây vông nem hoặc vông đồng mà dân gian thường gọi tên lẫn lộn. Ngô Đồng có thân mộc khá cao, vỏ cây xám trắng, lá to hình tím, màu hoa tím nhạt. Người đời biết nhiều qua văn chương hơn là trong cuộc sống.
    Ở Huế xưa kia, Ngô Đồng chỉ được trồng ở chốn vương giả. Đại nam nhất thống chí còn ghi lại :" Các tỉnh ven núi đều có. Đời Minh Mạng được đưa từ Quảng Đông đem về, trồng ở hai bên góc điện Cần Chánh. Lại sai biền binh đem lá lên các núi để tìm khắp, tìm được, đem trồng ở các góc điện". Rõ ràng giống cây không quá hiếm đến nỗi dân gian chẳng có để trồng. Phải chăng hoa Ngô quá đẹp, quá thanh cao nên các bậc đế vương xưa chỉ muốn dành riêng cho họ ?.
    Thật ra dáng cây Ngô Đồng không đẹp lắm. Tàng thưa, lá ít, cây chẳng toả che đủ bóng mát cho người . Ngô Đồng chỉ thực sự lộng lẫy và sang trọng vào thời kỳ đơm hoa . Cuối đông sang xuân, trong tiết trời xứ Huế rét dịu, Ngô Đồng trút hết lá rồi phô kết những chùm hoa nho nhỏ, dày đặc trên cành. Hoa Ngô nở ra màu tím nhạt rồi dần ửng hoa cà. Từ xa, đứng ngắm thấy cả một vòm hoa làm sáng đẹp không gian.
    Du khách đến thăm Huế vào mùa xuân thường trầm trồ chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những tán hoa Ngô Đồng trước sân điện Cần Chánh, bên hồ Tĩnh Tâm và trong một số lăng tẩm của vua Nguyễn. Dẫu gần 200 năm cộng sinh với đền đài cung điện, được đúc nối lên Nhân đỉnh (dựng ở Thế Miếu từ năm 1937) cùng với 28 cây thân mộc khác đại diện cho muôn loài cỏ cây nước Việt, ngày nay, Ngô Đồng trong di tích vẫn còn ít ỏi và thưa thớt lắm. Tuy nhiên, sự thưa ít ấy có ý nghĩa điểm xuyết và trang sức cho không gian di tích. Đứng ở Tử Cấm Thành, thưởng ngắm hoa Ngô, du khách không chỉ tận hưởng vẻ đẹp rêu phong cổ tích của cung điện vàng son một thuở mà còn cảm nhận được hồn di tích được kết đọng lại cùng với cỏ hoa trang nhã.
    Ngày hạ chói chang đi qua, tháng đông rét mướt cũng dần hết và một sáng xuân dịu mát, ta chợt ngỡ ngàng thảng thốt trước dáng sắc hoa Ngô . Trong màn sương khói mỏng manh của đất trời xứ Huế sau tết, thấp thoáng ẩn hiện một vòm hoa tím nhạt giữa không gian xanh thành phố. Từ xa đứng ngắm, ta như được chiêm ngưỡng một đám mây sáng đẹp đang sà nhẹ xuống để ôm ấp mái phố. Cái dáng tĩnh tại, vẻ mơ màng của hoa Ngô hoà điệu cùng cái động, cái tấp nập của phố phường đã làm nên một vần thơ đẹp . Cũng có lúc lòng đầy say đắm, khách du lịch khẽ khàng bước tới cội hoa . Ngồi tựa gốc Ngô Đồng thanh thản dõi tầm mắt lên cao, qua tán hoa Ngô phô nở mịn màng ta mới cảm nghiệm hết nét thanh khiết của hồn trời xuân xứ Huế.
    Nhớ Ngô Đồng để mong thật nhiều Ngô Đồng nở hoa trong từng khuôn viên xanh thành Huế, trong di tích, ngoài công viên hay dọc đôi bờ sông Hương thơ mộng. Và cùng với sắc lửa chói chang của phượng hạ, vẻ trinh bạch nhạt nhoà của Sầu đông ... màu tím mơ màng của hoa Ngô Đồng sẽ góp thêm nét duyên thầm cho cảnh sắc xứ Huế.
    Tăng Khôi

     
     
    Trời ươm nắng, cho mây hồng...
  7. kimchon

    kimchon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2003
    Bài viết:
    529
    Đã được thích:
    0
    Sao không nói gì về quê hương tôi vậy? Sài Gòn ấy!
    Sài Gòn đẹp lắm Sài Gòn ơi!
    Tui iu phim Han Quoc
  8. tanit

    tanit Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2002
    Bài viết:
    1.926
    Đã được thích:
    0
    hix hix, tưởng là mọi sẽ nói về các chuyến du lịch, pic nc của mình chứ.
     Xuân ơi Xuân đã về !!!
    Có nổi vui nào vui hơn ngày Xuân đến !!!
  9. kimchon

    kimchon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2003
    Bài viết:
    529
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta có Du lịch, mà du lịch thì phải có đặc sản. Nên tui mạo muội góp dzui bằng cái topic này.
    Đầu tiên là món Gỏi Cá Cơm, từ Quảng Ngãi xa xôi!
    Gỏi Cá Cơm
    Ở vùng ven biển Dung Quất (Bình Sơn, Quảng Ngãi), tháng giêng, hai là vào mùa cá cơm, những con tàu mỗi khi ra khơi trở về, lòng khoang đầy ắp cá cơm, làm bến bãi thêm nhộn nhịp.
    Cá cơm được chế biến nhiều món: Cá cơm rim với tiêu, ớt để ăn trong các bữa cơm hằng ngày; cá cơm hấp, phơi khô để đem đi xa, dành cho những ngày đông buốt giá và cá cơm để làm mắm. Mắm cá cơm thơm ngon quyến rũ đến lạ kỳ. Bên cạnh đó, gỏi cá cơm, một món tuy dân dã nhưng rất độc đáo.
    Gỏi cá cơm là món ăn đơn giản. Muốn làm ngon phải bắt đầu từ khâu chọn lựa cá. Cá đánh về còn tươi roi rói, mầu da ánh lên trắng xanh. Nếu cá to bằng ngón tay út, các bà nội trợ phải vặt đầu, tước thành hai mảnh và bỏ xương. Còn cá nhỏ hơn thì chỉ việc bỏ đầu và ruột nhỏ. Cá rửa sạch và để ráo nước, cho vào nồi đổ ít dấm, bắc lên bếp lửa đun liu riu, nước dấm chỉ được sôi lăn tăn không sôi "bùng" lên, khoảng 15 đến 20 phút đem xuống trút vào rổ sạch để ráo nước. Nước dấm đun với cá được dùng để chế biến thành nước tương. Một chút bột bánh in làm bằng nếp, dăm trái chuối mốc (chuối Đồng Nai) đã chín nẫu đem giã nhuyễn và trộn vào thứ nước lèo đó bắc lên bếp đun sôi, nêm mắm muối, gia vị là được bát nước tương ngon lành, có hương vị béo, ngọt, bùi, chua... Cá cơm hấp chín cho vào bát to, trộn thêm lạc giã nhỏ cùng các loại gia vị tiêu, hành, vắt thêm chút nước chanh tươi có vị chua chua vào là được món gỏi cá cơm thật hấp dẫn...
    Món gỏi cá cơm không thể thiếu đĩa rau sống: rau xà lách, cải tầu ô, cải canh xanh mướt, dăm trái cà chua chín đỏ và đôi ba trái chuối chát được xắt lát mỏng trộn đều... Một gắp rau sống, một hoặc hai gắp gỏi cá cơm tùy ý để vào chiếc bánh tráng mỏng và cuốn lại, chấm nước tương, nếu thích cay dùng thêm tí ớt, tí tỏi và nhấp thêm một chút rượu gạo, để dẫn đường làm cho miếng gỏi cá cơm thêm thi vị. Tất cả các vị ngọt bùi, cay đắng, chua chát... tan vào miếng gỏi cá cơm. Một bữa gỏi cho năm, bảy người không tốn kém bao nhiêu mà hương vị của nó khiến ta nhớ mãi.
    Tui iu phim Han Quoc
  10. kimchon

    kimchon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2003
    Bài viết:
    529
    Đã được thích:
    0
    Canh chua bông điên điển
    Món canh chua nghe quen lắm, ?oquen? đến mức đoán chắc rằng không có ai chưa từng ăn qua. Người ta nấu món canh chua bằng nhiều thứ, phổ biến là canh chua bạc hà, canh chua thơm nấu với cá lóc hay nấu với tôm bạc.

    Sang hơn, người ta ăn canh chua măng nấu với cá bông lau, hoặc lạ nữa như canh chua thịt gà nấu với lá giang, canh chua tôm nấu với bông so đũa ?" một món canh mà nhiều người còn chưa biết? Ấy nhưng, dẫu sao mấy món ấy cũng còn gọi là quen thuộc hơn món canh chua bông điên điển. Nhắc đến món này, ở Sài Gòn khó mà ?obói? đâu ra được.
    Bông điên điển hầu như không tìm thấy ở Sài Gòn, nó mọc nhiều ở các vùng quê sông nước miền Tây Nam bộ. Người miệt quê thật ra cũng không hay ăn bông điên điển. Cây điên điển mọc men theo các con rạch, bờ kênh, người ta đem về cắm thành hàng rào quanh nhà. Dọc theo những tuyến kênh, cây điên điển mọc thành hàng, bông nở rộ thành chùm, ửng vàng chen lẫn sắc xanh của lá, rồi rụng, chẳng ai buồn nhìn. Không hiểu ai bày, sau này nó bỗng trở thành món ăn, và hơn thế, lại như một kiểu đặc sản ?ocây nhà lá vườn?.
    Mùa lũ cách đây vài năm, theo chân đoàn cứu trợ về Đồng Tháp, tôi gặp lại bông điên điển, không phải ở ven kênh mà trong những bữa cơm hàng quán nơi thị xã trung tâm (và cả trong nhà hàng): món canh chua bông điên điển ?" cá rô kho tiêu. Nhà quán bày biện thật rộn. Cái rổ đựng đầy bông điên điển vừa mới hái xuống còn tươi rói, vàng rực, được để ngoài, cạnh bên chiếc lẩu than đựng canh nóng hực. Món canh chua đã nấu sẵn từ bếp, bên trong chứa đủ các thức cần thiết ?" nào bạc hà, cà chua, giá chín, và quan trọng nhất là những con cá rô mập mạp lặn sâu bên dưới. Bên trên, nào rau om, rau thơm được rắc kín mặt, điểm thêm những lát ớt đỏ, trông thật hấp dẫn. Những chú cá rô để nguyên con, được gắp ra để vào đĩa nước mắm tỏi ớt, thứ nước mắm thơm ngon của vùng Phú Quốc, ngấm vào thịt của cá, làm cho miếng cá càng ngon hơn bao giờ hết. Với bông điên điển, người ta không bỏ sẵn trong canh, chỉ khi nào ăn thì mới gắp và nhúng vào nước canh đang sôi.
    Bông điên điển có vị nhân nhẩn, chỉ ăn lúc hãy còn tươi, để lâu, bông trở nên đắng khó ăn. Không biết có phải tại người Sài Gòn xuống quê miền Tây lạ miệng nên khen ngon, chứ còn người tại chỗ thì lại bảo rằng: bông điên điển nhân nhẩn chẳng ai thèm! Nhưng, giống như cọng rau đắng, rau má, hay như tiêu, ớt? thứ nào càng đắng, càng cay, hễ không ăn thì thôi, bén mùi rồi thì lại bắt ghiền.
    Tui iu phim Han Quoc

Chia sẻ trang này