1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Du... Du... Du Lịch đê...ê...ê!!! All about Huế Festival 2004!

Chủ đề trong '1981 - Hội Gà Sài Gòn' bởi cavoisatthu, 17/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. christy166

    christy166 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2002
    Bài viết:
    1.297
    Đã được thích:
    0
    Chùa vàng ở Thái lan. Ngay thành phố Bangkok

  2. christy166

    christy166 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2002
    Bài viết:
    1.297
    Đã được thích:
    0

    Đội diễu hành vào hoàng cung vua . Thailan
  3. christy166

    christy166 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2002
    Bài viết:
    1.297
    Đã được thích:
    0
    Thaluang biểu tượng của Lào.
  4. tanit

    tanit Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2002
    Bài viết:
    1.926
    Đã được thích:
    0

    Đường đi học !!! Lúc 24h
    Thời tiết lúc chiều nay
  5. tanit

    tanit Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2002
    Bài viết:
    1.926
    Đã được thích:
    0
    Khu vực xung quanh :
  6. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Âm vang Festival Huế 2002 vừa lắng xuống là thời điểm khởi động Festival Huế 2004 đã bắt đầu. Từ giữa tháng 8/2002, đoàn cán bộ tỉnh Thừa Thiên Huế do giám đốc Sở Văn hóa Thông tin, Trưởng văn phòng Festival Huế hướng dẫn đã lên đường sang Vân Nam Trung Quốc tìm hiểu một bước về khả năng nối kết các hoạt động giữa Huế và Côn Minh trong Festival Huế 2004. Tiếp nối chuyến đi của tỉnh Thừa Thiên Huế, từ Trung Quốc, đoàn đại biểu văn hóa Vân Nam, đoàn nghệ thuật Chiết Giang cũng đã đến Huế giao lưu, trao đổi về hợp tác văn hóa.
    Chưa bao giờ những giá trị văn hóa truyền thống ở Cố đô Huế được nhìn nhận, chào đón đầy thiện cảm như hiện nay. Từ sau hội thảo quốc tế Âm nhạc cung đình Huế, Hội đồng di sản phi vật thể cấp nhà nước đã thông qua hồ sơ trình UNESCO xét công nhận Nhã nhạc Huế là di sản văn hóa phi vât thể thế giới. Đoàn nghệ thuật truyền thống Huế theo lời mời của Hội đồng các nhà tổ chức nghệ thuật dân gian thế giới đã đến Pháp giới thiệu múa hát cung đình Việt Nam suốt hơn 1 tháng rưỡi. Vừa về đến Huế lại chuẩn bị đưa một bộ phận đến Nhật tham dự Festival văn hóa dân tộc Tottori 2002, chuẩn bị tham gia những ngày văn hóa Việt Nam tại Nga. Đoàn Ca kịch Huế cũng đang xây dựng chương trình dự Festival dân ca quốc tế Nam Ninh Trung Quốc vào cuối năm. Qua mỗi chuyến lưu diễn, yêu cầu đặt ra với các nghệ sĩ xứ Huế là phải vừa làm tốt việc giới thiệu văn hóa Huế, vừa làm quen, hòa nhập với sinh họat sôi động của Festival quốc tế, chuẩn bị cho sinh họat nghệ thuật Festival Huế 2004.
    Huế lại liên tục đón những tập đoàn tài chính và doanh nghiệp du lịch từ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số đối tác nước ngoài đến khảo sát đầu tư phát triển du lịch. Từ Hà Nội, công ty tài chính Việt Tiến đã được thỏa thuận liên doanh vớí công ty du lịch Hương Giang đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái biển Thuận An, khởi công hệ thống Bungalow kịp phục vụ Festival Huế 2004. Ngân hàng Bắc Á đã xem xét giải quyết vốn xây dựng khách sạn 5 sao Hùng Vương. Các doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đang đi đến những thỏa thuận liên doanh đầu tư mở rộng khách sạn Thuận Hóa, khách sạn Ngô Quyền. Công ty lữ hành quốc tế Exotisimo nổi tiếng của Pháp đã đầu tư nâng cấp mở rộng khách sạn 5 Lê Lợi.
    Tại Huế, bằng nhiều nguồn vốn tập hợp, công ty cổ phần Trường Tiền đã trình duyệt và chuẩn bị khởi công khách sạn Hoàng Đế 5 sao. Công ty du lịch Huế, khách sạn Đống Đa đang tập trung thi công các công trình khách sạn mới. Những khách sạn tư nhân vừa đầu tư xây dựng cũng đang dồn sức quảng bá thu hút khách Festival Huế 2004 chưa đến, những khởi động của giới kinh doanh đã bắt đầu rộn lên, chuẩn bị một mùa lễ hội sắp tới.
    Nhưng người làm kế hoạch, tư vấn thiết kế xây dựng đã đặt lên bàn làm việc những dự án tu bổ Tinh Tâm, khôi phục Trường Lang - Đại Nội, xây dựng khu công viên nước Ngự Bình, thi công đường vành đai nối lăng Tự Đức và quốc lộ 1... lãnh đạo Sở KHĐT, Sở Tài chính Vật giá, Sở Văn hóa Thông tin, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô,UBND thành phố Huế.... trong dịp bảo vệ kế hoạch năm 2003 tại Huế và Hà Nội đã không ngừng đề cập những nhiệm vụ chuẩn bị Festival Huế 2004.
    Tổng Bí thư ********************** Nông Đức Mạnh trong lần làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế đầu tháng 10 đã biểu dương những cố gắng lớn về phấn đấu xây dựng Huế trở thành thành phố Festival, nhắc nhở Thừa Thiên Huế phải làm tốt hơn nữa Festival Huế 2004.
    Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã nghe Văn phòng Festival Huế báo cáo đề xuất kế hoạch định hướng Festival Huế 2004, chính thức thông báo ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh về những công việc phải tập trung chuẩn bị tiến tới Festival Huế 2004 vào tháng 6 năm 2004, xác định rõ quan điểm vừa phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ tối đa sự hỗ trợ cuả quốc gia và quốc tế, nâng cao các giá trị văn hóa lịch sử của vùng đất Cố đô, mở rộng giao lưu để tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và chủ động mở rộng giao lưu kinh tế văn hóa.
    Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của tỉnh, từ đầu tháng 10/2002, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Viết Xê, Giám đốc Sở VHTT kiêm trưởng Văn phòng Festival Huế Nguyễn Xuân Hoa đã làm việc với lãnh đạo các bộ ngành, cơ quan, đơn vị liên quan và một số nghệ sĩ, các nhà họat động văn hóa du lịch tiêu biểu ở Hà Nội chuẩn bị Festival Huế 2004.
    Tại các buổi làm việc và tọa đàm, Thứ trưởng Bộ VHTT Trần Chiến Thắng; Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Phạm Từ; nghệ sĩ nhân Trung Kiên, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin; nghệ sĩ Nhân dân, Thứ trưởng Bộ VHTT Tiến Thọ; nghệ sĩ ưu tú Ngọc Cường; Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế Bộ VHTT; Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế Tổng cục Du lịch... đã tham gia nhiều ý kiến thiết thực đóng góp vào kế hoạch chuẩn bị Festival Huế 2004, lưu ý cần tiếp tục mở rộng và khai thác tối đa các giá trị văn hóa độc đáo của vùng đất Cố đô Huế chuẩn bị sớm kế hoạch quảng bá Festival Huế 2004, gắn với đề án xây dựng Huế trở thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.
    Làm việc với Đại sứ quán nước Cộng hòa Pháp, đại diện tỉnh Thừa Thiên Huế và Đại sứ Pháp đã thống nhất đánh giá về những kết quả thành công và hạn chế của Festival Huế 2002, sơ bộ thảo luận phương hướng phối hợp, tìm kiếm các đối tác, lựa chọn những chuyên gia đầu ngành, bồi dưỡng đào tạo những người họat động Festival chuyên nghiệp.
    Những cuộc trao đổi giữa lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và đại diện Quỹ Ford tại Hà Nội cũng đã mở ra những khả năng cho phép xúc tiến Trại điêu khắc quốc tế "Ấn tượng Huế - Việt Nam" lần thứ 3 tại Huế gắn với Festival Huế 2004.
    Bước khởi động Festival Huế 2004 đã thật sự bắt đầu. Đoạn đường trước mắt còn ngổn ngang trăm mối. Những việc cần thiết để tổ chức một lễ hội quốc gia quốc tế còn lắm gian nan. Nhưng từ những chuyển động đầu tiên, guồng quay cũng đã chuyển, cuốn hút những nỗ lực từ nhiều phía, cùng hướng về một mục tiêu chung: Tiến tới Festival Huế 2004, gắn với xây dựng Huế trở thành thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung Ương Đảng, đồng thời là mong ước của nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và bạn bè yêu Huế xa gần.
    (Tổng hợp)
  7. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    "Trời mưa thì mặc trời mưa..."
    09:05'' 13/06/2004 (GMT+7)
    (NetCodo) Festival Huế 2004 đã có nhiều điểm mới so với hai lần tổ chức trước đó. Và thêm một ấn tượng nữa mà có lẽ du khách sẽ không bao giờ quên: Lễ khai mạc Festival diễn ra trong mưa, trong mái che và những chiếc dù nhỏ.

    Nhã nhạc Huế - tiết mục mở màn đêm lễ hội Festival

    Những trận mưa nặng hạt ở Huế do ảnh hưởng của cơn bão số 2 không hề làm nản lòng những người dân Cố Đô và khách du lịch, và Lễ khai mạc Festival Huế 2004 vẫn diễn ra tưng bừng tối 12/6 tại Quảng trường Ngọ Môn.
    Mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng Lễ khai mạc Festival Huế 2004 vẫn diễn vào lúc 18h30 đúng như dự kiến.
    Tham dự buổi lễ long trọng này có Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, Phó ************* Trương Mỹ Hoa, đồng chí Phan Diễn, UVTƯ Đảng- Thường trực Ban Bí thư. Về phía lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, có đồng chí Hồ Xuân Mãn- Bí thư Tỉnh uỷ, đồng chí Nguyễn Xuân Lý- Chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Nguyễn văn Mễ- Chủ tịch HĐND và lãnh đạo các cơ quan, ban ngành, các cơ quan thông tấn báo chí cùng hàng ngàn người dân Huế và du khách trong và ngoài nước.
    Ông Nguyễn Xuân Lý, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế phát biểu khai mạc tại Festival Huế 2004 nêu rõ Festival Huế lần thứ III với chủ đề ?oDi sản văn hóa với hội nhập và phát triển?o hội tụ tinh hoa của các đoàn nghệ thuật trong nước và nước ngoài.
    Ông Dawid J. De Villiers- Phó Tổng thư ký Tổ chức du lịch Thế giới phát biểu khẳng định Tổ chức Du lịch Thế giới đánh giá cao việc tổ chức Lễ hội Festival Huế, nơi sẽ chứng kiến sự giao lưu của các nền văn hóa, nghệ thuật biểu diễn của Việt Nam và các khu vực khác trên thế giới. Ông tin tưởng rằng Festival Huế sẽ có những đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng liên tục của ngành du lịch Việt Nam và Huế nói riêng.
    Mở đầu cho chương trình biểu diễn nghệ thuật hoành tráng là Nhã nhạc Huế, vốn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Dàn nhạc bao gồm 50 trống, 10 kèn, với thiết chế, trang phục nguyên mẫu trình diễn bài Đại nhạc ?oTam luân cửu chuyển?o, sau đó là 2 bài hòa tấu Tiểu nhạc ?oPhẩm tuyết, Nguyên tiêu?o, và trích đoạn vỡ múa cung đình ?oBát dật?o. Giáo sư Trần văn Khê đã phát biểu cảm xúc của ông khi lần đầu tiên ngồi nghe Nhã nhạc dưới mưa và giúp khán giả hiểu thêm những nét cơ bản của Nhã nhạc Huế.
    Các đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước tham dự Festival đã đem đến cho lễ hội những tiết mục độc đáo, như màn xiếc và múa lân của đoàn nghệ thuật Trung Quốc. Đoàn ca kịch nghệ thuật Huế trình diễn tiết mục Vinh quy bái tổ - tiết mục ca ngợi sự tôn trọng đạo lý, uống nước nhớ nguồn của người dân Việt. Sân khấu lại vang lên những giai điệu rộn rã của các vùng miền như "Việt Bắc quê em" (dân ca Tày- Đoàn ca múa Việt Bắc), "Nhớ về quê mẹ" (nhạc và lời: Vân Đông- Trọng Tấn biểu diễn). Các tiết mục múa "Mâm vàng Cửu Long" (Đoàn Nghệ thuật Bông Sen), "Tình yêu làng Gốm" (Dân tộc Chăm- Đoàn ca múa Việt Bắc) mang lại cho sân khấu những sắc màu rực rỡ, lung linh.
    Được chuẩn bị và dàn dựng công phu, các tiết mục trong đêm khai mạc Festival đã đánh thức niềm tự hào dân tộc trong mỗi người con Việt. Và niềm tự hào đó đang ngân vang khắp bầu trời xứ Huế với hợp xướng Ta tự hào đi lên ôi Việt Nam (nhạc sĩ Chu Minh, thơ Hòang Trung Thông) do các sinh viên Đại học nghệ thuật Huế, Trung học văn hóa nghệ thuật Huế và Nhạc viện Hà Nội biểu diễn, NSND Quang Thọ lĩnh xướng. Màn kết với bài hát ?oNhững vì sao? (Quốc Trung) do toàn thể diễn viên và các cháu Nhà thiếu nhi Huế biểu diễn đã khép lại chương trình khai mạc hoành tráng, tuyệt mỹ kéo dài 90 phút của lễ hội Festival Huế 2004.
    Theo kịch bản, chương trình khai mạc sẽ kết thúc trong màn bắn pháo hoa trước Đại Nội Huế. Nhưng do ảnh hưởng của cơn bão số 2, độ ẩm không khí cao nên để đảm bảo an toàn, việc bắn pháo hoa trước Đại Nội Huế sẽ hoãn lại.
    Song, không vì thế mà chương trình mất đi vẻ hấp dẫn. Hàng vạn người dân Huế và khách thập phương đổ dồn về Quảng trường Ngọ Môn, trong áo mưa và dù che hào hứng xem các tiết mục và ở lại cho đến giờ phút cuối cùng, đã là một nguồn động viên lớn lao cho gần 700 diễn viên và Ban tổ chức Festival.
    Và như vậy, Festival Huế 2004 đã thực sự bắt đầu. Trong 9 ngày diễn ra lễ hội (từ 12- 20/6/2004), với nhiều chương trình IN và OFF hấp dẫn, Festival Huế 2004 hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách những ấn tượng tuyệt vời trong những ngày lưu lại ở đất thần kinh.
    (BBT NetCodo)

  8. stella

    stella Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/01/2003
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Huế: Du lịch bằng xe ngựa
    TT - Bốn chiếc xe và 12 con ngựa được nhập về từ Đà Lạt, Lào Cai do Công ty Du lịch Hương Giang đầu tư để vận chuyển du khách đã khai trương chiều qua 16-6. Đây là lần đầu tiên loại hình dịch vụ này được triển khai tại Huế.
    Xe ngựa sẽ đón khách tại Trung tâm dịch vụ Festival 11 Lê Lợi - Huế, đi đến các di tích Hoàng thành, các lăng tẩm, chùa chiền và các danh lam thắng cảnh ở Huế theo yêu cầu của khách.
    Những du khách đầu tiên được đưa đi tham quan Huế bằng xe ngựa
  9. kimchon

    kimchon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2003
    Bài viết:
    529
    Đã được thích:
    0
    Tiếp nối chương trình Âm thực 3 miền của tui đây...
    Đặc sản vịt xứ Lạng


    Đến Lạng Sơn, du khách không thể bỏ qua món đặc sản vịt quay mật ong, có hương đặc biệt của lá mác mật. Ngoài ra, cốm xào, mề vịt cũng là món lạ của vùng đất này.
    Thất Khê, thung lũng bảy khe suối trên vùng cao Lạng Sơn, sẵn gạo và vịt ngon. Nơi đây có món "cốm xào, mề vịt" tuyệt vời. Món ăn đặc sản này không phải cỗ bàn nào cũng có. Chỉ đến mùa gặt tháng mười, Tết cơm mới, chú rể tương lai phải làm một đĩa to mề vịt xào biếu bố vợ sắp cưới. Chắc là phải 5-7 con vịt mới được một đĩa mề xào, nên mới chỉ dành riêng vào dịp ân tình trọng đại đó.
    Từ vịt Na Sầm, sản vật quý hiếm của Thất Khê nổi tiếng, nay đã phát triển thành đặc sản "vịt quay Lạng Sơn" của cả tỉnh. Suốt từ chợ địa đầu Chi Lăng đến Đồng Đăng, Kỳ Lừa và khắp các chợ dọc quốc lộ 4, các sạp thức ăn chế biến sẵn luôn đầy ắp những con vịt vàng rộm, thơm phức, thật bắt mắt. Cung cách quay này có quy trình nhất quán, với các công đoạn tìm tòi, sáng tạo rất riêng biệt, tay nghề bếp núc điêu luyện.
    Vịt tơ béo được làm sạch mổ moi, nhồi lá mác mật vào bụng, để quay trên than hồng. Vừa quay vừa bôi mật ong lên da vịt hoặc bôi tẩm mật ong rồi chiên trong mỡ nước đang sôi, cho đến khi vàng ươm, chín đều. Thịt thơm phức, mềm, ngọt mà da giòn. Ai lần đầu ăn cũng tấm tắc khen ngon.

  10. kimchon

    kimchon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2003
    Bài viết:
    529
    Đã được thích:
    0
    Phong vị Cao Lầu xứ Quảng
    (VietNamNet) - Cọng mì dai dai hòa vào mùi thơm của rau, của nước lèo, chất béo của đậu phọng, của thịt thà? Người Sài Gòn đi ăn Cao Lầu bỗng thấy ngon và lạ miệng. Còn người gốc Hội An (Quảng Nam) lại đến quán, thưởng thức món Cao Lầu để tìm lại một chút phong vị quê nhà?
    Lạ mà? quen
    Với người lạ, thoạt nghe hai tiếng "Cao Lầu", khó có thể hình dung được đó là tên của một món ăn, nó chẳng gợi lên một hình ảnh nào liên quan đến ẩm thực. Ấy thế mà Cao Lầu lại là ?ođặc sản? đối với người Hội An - phố cổ của xứ Quảng miền Trung.
    Có người tha hương nhiều năm, bảo: ?oCứ mỗi lúc có dịp về lại quê hương Hội An, thăm hỏi người thân xong là mau mau ra quán làm liền tù tì mấy bát Cao Lầu rồi mới? tính gì thì tính?. Phố cổ Hội An nhiều món ăn ngon, nào là mì Quảng, gỏi hến, canh hến, bánh bèo chén, cơm gà chú Xây, v.v? nhưng chừng như hễ nhắc đến thì không thể quên được món Cao Lầu.
    Một chủ quán người gốc Hội An, chuyên bán món ăn xứ Quảng trên đường Huỳnh Tịnh Của (quận 3, TP.HCM) kể rằng: món ăn ấy xưa lắm và quen lắm khiến nhiều người Hội An bây giờ cũng chẳng hiểu tại sao nó lại mang cái tên Cao Lầu. Có lẽ nó đã có từ hồi người Tàu, người Nhật qua đây lập phố, được bán trên các cao lâu tửu quán của người Tàu hồi đó, rồi được cải biên dần?
    ?oBất ngờ? với người Sài Gòn
    Cao Lầu có thể gây bất ngờ với những người ?oSài Gòn? rặt? lần đầu tiên đi ăn món này. ?oBất ngờ? bởi đơn giản đó là một món mì. Món mì thật bình dân, đơn sơ, trái ngược với cái tên của nó khiến người ta dễ hình dung ra một món ăn? ?obề thế?. Nhưng cũng lạ! Không mì nào giống mì nào. Cao Lầu mang theo phong vị xứ Quảng vào Nam, chẳng giống mì Tàu, cũng chẳng giống bất kỳ loại mì nào có mặt ở Sài Gòn.
    Khác biệt đầu tiên phải kể đến cọng mì. Cọng mì quen thuộc ở Sài Gòn mình thon, nhỏ xíu và dài? thậm thượt, đến nỗi có người nói đùa: ?oTề Thiên khi ăn, muốn ăn phải giơ đũa thẳng tay qua khỏi đầu để thả hết chiều dài của cọng mì vào miệng!?. Hay như cọng mì Phúc Kiến mập tròn, thủy chung với hình dáng ông chủ quán người Tàu.
    Và đặc biệt là mấy cọng mì nói trên đều phải làm từ bột mì. Ấy mà cọng mì Cao Lầu thì làm từ bột gạo. Hạt gạo miền Trung ngâm vào nước tro củi, rồi xay thật nhuyễn thành bột, đem hấp chín, nhồi thành những khối to, dài, cuối cùng là đem cắt thành từng cọng mì - những cọng mì to to như cọng mì Phúc Kiến nhưng do cắt bằng dao nên hơi vuông và dẹp. Mì Cao Lầu cọng thô, có vẻ giòn và dai, cũng như có màu sắc chân phương, cái màu vàng hơi nâu nâu của gạo chứ không vàng tươi bột nghệ như cọng mì Quảng.
    Vừa giống mì nước vừa giống? mì xào
    Cao Lầu nửa như mì nước nửa lại giống mì xào. Cũng như cọng mì xếp chung với giá chín được lót lớp đáy, xen lẫn một ít húng lủi, rau thơm, có nơi còn để thêm ít rau đắng, cải con riêng bên ngoài, ai thích thì có thể bỏ thêm vào, bên trên bát mì được lợp ?omặt bằng? vài con tôm thẻ nhỏ và những lát thịt ?oxá xíu?.
    Gọi là xá xíu nhưng nó lại giống thịt heo ?ophá lấu? hơn là những miếng xá xíu đỏ đỏ của Sài Gòn. Một điều nó giống mì xào nữa là bởi còn có cả đậu phọng rang đâm hơi ?osồn sồn? rắc vào. Thế nhưng nó lại có chén nước lèo đi kèm nên chẳng khác gì mì nước. Có người chan nước lèo xâm xấp vào bát mì, có người thích ăn riêng bên ngoài như cách ăn mì khô, hủ tíu khô ở Sài Gòn. Chén nước lèo thơm nồng nàn mùi thơm gia vị, hành ngò rắc đầy mặt, lại ngọt đằm thắm - cái ngọt của nước lèo được nấu bằng thịt, bằng xương heo chứ không phải lạm dụng? bột ngọt.
    Không giống bất cứ vùng nào
    Cũng giống như mì Quảng, món Cao Lầu phải có kèm theo những miếng vụn giòn, nhai rôm rốp tựa như bánh đa nướng bẻ vào. Nhưng không phải là bánh đa, mà đó cũng chính là những cọng mì đã được xắt nhỏ phơi khô, rồi đem bỏ vào chảo mỡ sôi, chúng phồng lên như những mẫu bánh tráng - vừa xốp lại vừa giòn. Chính những mẫu ?omì chiên? này đã làm cho món Cao Lầu thêm lạ, không giống bất cứ vùng nào.
    Người Sài Gòn đi ăn Cao Lầu thường thấy ngon và lạ miệng, cũng tương tự như lần đầu ăn qua món mì Quảng. Cọng mì dai dai hòa vào mùi thơm của rau, của nước lèo, chất béo của đậu phọng, của thịt thà. Mấy ông chủ quán còn bảo, thịt phải lựa thứ heo ít mỡ, thứ heo mọi thịt săn chắc, không béo để khỏi làm người ta ngán. Đó là đối với người Sài Gòn, còn người gốc Hội An - Quảng Nam lại đến quán, thưởng thức món Cao Lầu như tìm một chút gì của nỗi nhớ quê, nhớ một món ăn bình dân nhưng rất quen thuộc của người xứ Quảng.
    Bây giờ có rất nhiều quán miền Trung ở Sài Gòn bán rất nhiều món Quảng, có món đã thành quen với người Sài Gòn như món mì Quảng. Riêng món Cao Lầu bấy lâu cũng đã từng rời khỏi quê hương của nó để chu du vào Nam, vào Sài Gòn. Nhưng có lẽ, hiện cũng chưa nhiều quán có bán món ?ođặc sản? xứ Quảng này?
    Bài và ảnh: M.Tùng - Tuấn Kiệt

Chia sẻ trang này