1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Du hành xuyên thời gian

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 04/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Du hành xuyên thời gian

    Các bạn nghĩ sao về chủ đề này?
    Du hành xuyên thời gian sắp thành hiện thực
    Con người hiện đại ngày càng bối rối về khái niệm về thời gian. Và họ cũng không thể chứng minh việc du hành vào thời gian là không thể. Nhưng theo những nguyên tắc của vật lý học hiện đại, việc bạn gặp những đứa cháu 5 đời của mình không phải là trò đùa mà là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
    Để làm được điều đó, bạn cần có một cỗ máy thời gian. Vậy làm thế nào để chế tạo ra cỗ máy đó? Những khám phá chấn động mới đây về lỗ đen, trong đó có những phát hiện đã được trao giải Nobel, tạo cơ hội để đạt được mục tiêu này. Lỗ đen (ảnh) là đối tượng nghiên cứu hàng đầu của khoa học, nhưng sẽ là không đúng nếu tin rằng sự tồn tại của chúng là đơn nhất. Các quy luật vật lý có tính đối xứng: nếu có tồn tại một lỗ đen, trong đó mọi thứ có thể bị rơi vào nhưng không gì có thể thoát ra được, thì nhất định sẽ tồn tại một lỗ trắng nơi không gì có thể rơi vào và mọi thứ có thể thoát ra ngoài. Nói cách khác, nếu một người nhảy vào một lỗ đen ở địa điểm này, anh ta cũng có thể nhảy ra khỏi một lỗ trắng ở một địa điểm khác. Điều đó nghe có vẻ điên rồ?
    Theo lý thuyết tương đối của Einstein, có tồn tại những giải pháp dạng này. Chúng rất không ổn định, và hành lang nối từ một lỗ đen đến một lỗ trắng có thể trở nên ngắn hơn do những xáo trộn dù nhỏ nhất. Sự tồn tại của xa lộ này đã được khẳng định, nhưng một chuyến du hành dọc theo nó rủi ro gấp 1 nghìn tỉ lần so với một chuyến vượt biển Thái Bình Dương trên một chiếc... chậu thủng, bởi bất kỳ một vật thể nào cũng có thể bị tiêu tan tại trung tâm của lỗ đen.
    Anatoly Cherepaschuk - Giám đốc Viện Thiên văn Sternberg, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Nga - không cho rằng vấn đề du hành xuyên thời gian là không tưởng. Trên đường đến trung tâm lỗ đen, nhà du hành vũ trụ sẽ nhìn thấy tương lai của mình và một vũ trụ khác được sắp đặt cạnh vũ trụ của chúng ta trong tương lai. Nếu có thể di chuyển nhanh hơn tốc độ ánh sáng, anh ta cũng có thể đến được vũ trụ đó. Điều không may là nhà du hành vũ trụ đó không thể quay trở lại và kể những điều anh ta nhìn thấy trong tương lai.
    Nhưng mới đây, những nghiên cứu lý thuyết độc lập của nhà khoa học Mỹ Kip Thorne và Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Nga Igor Novikov đã cho thấy một số vật thể tồn tại trong trường hấp dẫn mạnh; điều đó cho phép du hành tới vật thể đó và quay trở lại trong một chiếc máy thời gian. Những vật thể này được gọi là đường hầm không gian - thời gian. Chúng được tạo bởi loại vật liệu lạ giống như chân không với áp lực âm. Trong những đường hầm này, thời gian trôi ngược so với không gian bên ngoài. Các nhà thiên văn trên thế giới hiện đang tìm kiếm những đường hầm như vậy trong vũ trụ với sự trợ giúp của kính viễn vọng.
    Nhiều tác giả truyện khoa học viễn tưởng đã mô tả những chuyến du hành vào quá khứ, nơi con người chứng kiến những thay đổi của thế giới hiện tại sau chuyến đi do những điều họ làm trong quá khứ. Nhưng những lý thuyết vật lý khẳng định, không thể làm được điều đó với sự trợ giúp của máy thời gian: không chỉ quá khứ tác động tới tương lai, mà tương lai cũng ảnh hưởng lên quá khứ. Mối quan hệ nhân - quả là rất ổn định, và tất cả các sự kiện xảy ra theo cách chúng không thể bị thay đổi.
    Hiện nay, các nhà khoa học Mỹ đã bắt đầu dự án chế tạo cỗ máy thời gian. Còn Viện Vật lý ƯÁng dụng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga cũng đang tiến hành các thí nghiệm làm nền tảng cho việc chế tạo những cỗ máy tương tự. Vậy là chúng ta có quyền hy vọng về những chuyến du hành xuyên thời gian trong một tương lai không xa.
    (nguồn: laodong.com.vn)
  2. chunhoc_yeuthienvan

    chunhoc_yeuthienvan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2006
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    0
    MÌNH THẤY ĐIỀU ĐÓ THẬT VÔ LÝ !
    KHÔNG PHẢI VÔ LÝ MÀ LÀ QUÁ VÔ NGHĨA .LIỆU CÓ LÀM NỔI 1 PHI THUYỀN BAY QUÁ CẢ TỐC ĐỘ ÁNH SÁNG KHÔNG !
    CÓ THỂ SẼ PHẢI SUY NGHĨ LẠI !
  3. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Chà, ko biết có nhà khoa học nào ném 1 cái máy quay phim ( có độ cứng cao ) vào 1 cái lỗ đen vũ trụ xem có gì trong đó chưa nhỉ?( tất nhiên là nhờ tàu vũ trụ đưa máy quay vào đó, tàu vũ trụ nổ tung, còn máy quay ở trong đó(ko bị nổ nhờ được chế tạo bởi 1 chất liệu cứng)
  4. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Ko biết có tồn tại khả năng khi bị hút vào hố đen vũ trụ thì thay vì bị nổ tung vật đó sẽ bị đẩy đến một nơi khác(ko phải thế giới khác) mà nếu đi đến nơi đó = tàu vũ trụ chắc phải mất mấy trăm năm ánh sáng, theo 1 bộ phim thì gọi nó là nếp gấp thời gian cũng hay, liệu có khả năng đó ko nhỉ, nghe hơi khó thì phải, ý nghĩ bất chợt hiện ra trong đầu, chả có nhiều kiến thức về Lỗ đen lắm nên cũng chả bít được.
    Liệu có thể tạo ra máy thời gian ko, nếu có thật thì không gian thời gian đảo lộn hết rồi
  5. thienan2605

    thienan2605 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2006
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    0
    Theo em nghỉ thì khi một vật rơi vao lỗ đen, nó sẽ bị nát ra. Khi lỗ đen đầy các vật thể (giống như cái thùng rác đựng đầy rác vậy) thì nó sẽ nỗ tung, những vật thể bên trong đó sẽ văng ra ngoài(đổ rác) với một dạng khác. Nhưng việc du hành vượt thời gian là điều ko tưởng. Nếu có thì chỉ có trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng biết đâu...
  6. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.954
    Đã được thích:
    481
    lỗ đen ko có nghĩa là kín , nói vậy ko có nghĩa là hở, khi ở trong bán kính ko thể quay lui, chúng ta sẽ thấy màng xung quanh sẽ có khe hở ! có thể đi vào ke hở đó để tới 1 không gian khác.
    thậm chí ở chỗ đen nhất ( lực hút mạnh nhất ) cũng có khe hở đó.nhưng ở đó số chiều sẽ ko nhiều đâu.chỉ có 2-3 chiều thôi. chỉ có màng mới đa chiều ( màng nói ở trên - nói đa chiều ko có nghĩa là đa chiều, ý pu nói là có khe hở để đi đó)
    nếu như chúng ta cứ bám theo cái cũ thì vấn đề thời gian, quá khứ sẽ vẫn như cũ tức là sẽ có thế giới song song, có lỗ trắng, sẽ gặp dc ông bà cụ kỵ và cả ta trong tương lai nữa. nói như vậy là vô nghĩa vì ko thể làm dc cái gì đó để mà đến đó.
    còn vấn đề đa chiều như nói trg thuyết dây thì pu chịu.
    Được lanpurge sửa chữa / chuyển vào 10:09 ngày 06/04/2006
  7. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    ..........vẫn còn là 1 ẩn số.....
  8. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Xin chào, như đã hẹn với Astronaut, tôi sẽ góp ý một chút cho chủ đề này, vốn là đề tài tôi đã quan tâm từ rất rất lâu.
    Trước hết xin copy lại một các bài tôi đã viết trong 1 chủ đề đã bị xoá, bài này post cách đây 2 năm, từ đó đến nay tư duy cũng đã mở ra theo nhiều hướng mới và sâu hơn rất nhiều, tuy nhiên cứ post lại và sẽ nói thêm sau. Bài lưu tại www.tuanson.net.tc (link này hơi có vấn đề, ai không vào được có thể vào bằng link sau: http://www.freewebs.com/king_of_dragons/tili7879u.htm ), nếu nhớ không nhầm thì hồi đó tôi post bài này để tranh luận với bác NoHellandHeaven, một thành viên tích cực của box hồi năm 2004
    Theo tôi thì không thể nói rằng chiều thời gian tồn tại song song với các chiều khác. Còn không gian thực chất có bao nhiêu chiều thì chúng ta không thể biết được, việc đánh số thứ tự các chiều mà trong đó coi chiều thời gian là chiều thứ tư cũng chỉ là do cách đặt tên của con người mà thôi.
    Hãy giả sử rằng không gian có tới n chiều mà chắc chắn rằng n>4. Chúng ta không thể biết được điều đó vì chúng ta là những sinh vật 3 chiều (nếu tính 1 chiều thời gian thì coi như là 4), tạo hoá không cho phép chúng ta cảm nhận được những gì không thuộc thế giới của chúng ta. Không gian cong? Có thể, nhưng đó là với thế giới nhiều chiều hơn, còn với chúng ta , thế giới 3 chiều của chúng ta vẫn chỉ thẳng mà thôi. Các bạn hãy tưởng tượng một tờ giấy với một đoạn thẳng vẽ trên đó, đó là một hình ảnh 2 chiều. Bây giờ hãy vẽ thêm vào đó một con người , một nhân vật hoạt hình chẳng hạn thì chúng ta sẽ có một con người 2 chiều. Với nhân vật hoạt hình của chúng ta thì không gian chỉ có hai chiều và đoạn thẳng trước mặt anh ta luôn luôn thẳng. Chúng ta có thể gấp tờ giấy lại và nói rằng nó cong nhưng với nhân vật hoạt hình của chúng ta thì nó luôn là một đoạn thẳng vì hiển nhien khi chúng ta gấp tờ giấy lại là chúng ta đã cho nó một chiều không gian thứ ba nhưng một con người hai chiều thì chỉ biết có hai chiều mà thôi nên không thể biết đến chiều cong thứ ba này. Chúng ta cũng vậy, chúng ta làm sao nhận thấy sự cong của không gian vì nó đã thuộc về một chiều không gian khác mà con người không cảm nhận được. Còn về thời gian, chúng ta sẽ đi ngược được thời gian khi mà chúng ta đạt vận tốc nhanh hơn ánh sáng. Chúng ta biết rằng mọi thông tin của mọi sự kiện đều được ánh sáng truyền đi, thời gian do đó trôi đi với tốc đọ của ánh sáng. Như vậy nếu chúng ta đạt vận tốc lớn hơn của ánh sáng thì chúng ta sẽ đuổi kịp nó, đuổi kịp ánh sáng và khi đó ta sẽ có thể đuổi kịp các sự kiện đã đi qua. Tuy nhiên chúng ta sẽ nhìn thấy lại các sự kiện của quá khứ còn có can thiệp được vào hay không thì chưa thể khẳng định được. Còn đến tương lai ư? Có thể, nhưng đến giờ điều đó có vẻ vô lí vì chúng ta sẽ đến tương lai như thế nào vì thực chất thì với chúng ta đó là những sự kiện chưa xảy ra cơ mà.
    ...................
    Khi v>c thì thời gian trôi ngược. Tại sao?
    Trước hết chúng ta hãy đơn giản hoá khái niệm thời gian. Thời gian thực ra chỉ là một đại lượng chúng ta dùng để xác định tốc độ của các quá trình, các sự kiện. Mà ta biết rằng con đường nhanh nhất mà chúng ta biết tới các sự kiện là con đường của ánh sáng, sự kiện sẽ được biết tới khi ánh sáng của nó truyền được tới chỗ chúng ta.
    Để cho dễ hiểu, tôi lại xin được lấy một ví dụ: giả sử tại một điểm X xảy ra một sự kiện A. Ánh sáng của sự kiện này truyền tới điểm Y với vận tốc c= 3.10^8m/s. Do đó nếu ta đứng tại Y chúng ta sẽ thấy được sự kiện đó saukhoảng thời gian t = XY / c. sau khi qua điểm Y của chúng ta, ánh sáng của A lại tiếp tục truyền đi với tốc độ c như cũ. Bây giờ, hãy tưởng tượng rằng chúng ta có một tốc độ v>c. Chúng tẳu dụng tốc độ thần kì này để đuổi theo tia sáng mang theo hình ảnh của sự kiện A vừa đi qua. Với tốc đọ lớn hơn, chúng ta sẽ đuổi kịp tia sáng đó tại một điểm Z nào đó. Tại đây chúng ta hãy xoay đầu để cho mắt minhg hứng chọn tia sáng đó. Và như vậy chúng ta sẽ thấy sự kiện A một lần nữa. Như vậy là bằng cách đuổi kịp ánh sáng (tức là v>c), chúng ta sẽ đuổi kịp mọi sự kiện và như vậy có nghĩa là thời gian của chúng ta đang trôi ngược đấy. Còn thực sự chúng ta có can thiệp được vào không nếu thực sự chuyện đó xảy ra thì tôi không dám kết luận, các bạn có thể đọc kĩ lại những bài viết trên và tự đưa ra phán đoán của mình.
    [/sign]
    Được RAGNAROK sửa chữa / chuyển vào 09:35 ngày 10/04/2006
  9. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    "Thời gian chỉ tồn tại trong thế giới vật lí cảm giác của con người mà thôi"Platon
    tôi vẫn nghĩ rằng thời gian có thể coi như là một chiều khác của không gian. Và như vậy chúng ta hãy lập một hệ toạ độ với 1 trục thời gian và 3 chiều không gian (chúng ta đang coi thời gian cũng như một chiều không gian). Như vậy chúng ta sẽ thấy chúng ta đang sống trong một không gian 4 chiều mà chúng ta luôn phải chuyển động theo cùng một hướng đã quy định, đó là hướng của trục thời gian. Chúng ta có thể chuyển động theo ý muốn trong 3 trục còn lại nhưng với trục thứ tư này thì không thể, nó buộc ta phải chuyển động theo chiều tiến của nó mà không thể đổi phương hướng hay thay đổi tốc độ. Tại sao lại như vậy? Hãy thử giải thích điều này một cách đơn giản như sau. tôi nghĩ ra một giả thiết rằng chiều thời gian, tức là chiều không gian thứ tư của chúng ta có một trường từ rất mạnh, đủ để kéo chúng ta và mọi vật chúng ta cảm thấy trong thế giới của chúng ta theo. Vận tốc thoát của chúng ta trong trường hợp này là v>c (lớn hơn vận tốc của ánh sáng). (Điều này không thể thực hiện được trong phạm vi của thuyết tương đối). Và tôi vẫn bảo vệ ý kiến của mình cho rằng nếu thời gian đã là một chiều khác của không gian thì chúngta cũng có thể chuyển động trong nó cũng như chuyển động trong không gian và tác động vào nó. Còn quan hệ nhân quả, tất nhien đó là đúng nhưng dù sao thì theo tôi đó vẫn chỉ là một phép suy luận logic của con người, chúng ta không thể khẳng định nó. Trở lại với câu nói của Platon, ban nào có nghiên cứu sinh vật học chắc biết rằng thời gian trôi qua với mỗi loai động vật khác nhau. Một con kiến chỉ sống đưọc vài ngày nhưng với nó, khẳ năng cảm nhận thời gian của nó làm cho vài ngày đó của nó cũng dài như vài chục năm của chúng ta vậy, cũng giống như khi con kiến nhìn một ngọn cỏ, với nó đấy là một ngọn tháp cao nhưng với chúng ta thì thế nào các bạn biết rồi đấy. Qua ví dụ vừa rồi, chắc các bạn đã hiểu ý tôi định nói gì. Thời gian chúng ta thấy thế vì đó là do chúng ta cảm nhận nó bằng một loại giác quan cũng như các giác quan khác mà thôi. Nghe có vẻ vô lí nhưng hãy thử suy nghĩ kĩ những điều tôi vừa nói xem nhé!
  10. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.954
    Đã được thích:
    481
    chú ý phần bôi vàng,
    as có tay "ko" ? as có " keo" ko ? as có bộ nhớ đệm ko ?
    ví dụ tại X xảy ra sự kiện A. sự kiện A được phân làm 10 phần : 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10.
    TH 1 : as tóm lấy 1 và truyền đi tới Y, rồi tiếp tục tóm lấy 2 và truyền đi . . .cứ thế ........ cho đến hết 10. cứ như là domino.
    TH2 : as tóm cả 10 phần và truyền đi tại thời điểm as chạm vào sự kiện A .
    khi ta di chuyển với tốc tộc v>c thì ở TH1 ta thấy lần lượt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 , tất nhiên dộ dài thời gian giữa 1 và 2 , 2 và 3, 3 và 4..... rất ngắn. tương đương với tác ý của con người. nói thời gian trôi ngược là ko đúng. chúng ta ở 1 t'''' và thấy sự kiện A từ từ được tái lập lại. còn TH 2 thì dc tái lập ngay tức khắc.
    pu nghĩ chỉ có TH1 thôi.
    những hình ảnh chúng ta thấy trong vũ trụ có bị cắt ghép với những "cái" khác trong vũ trụ trg thời gian as truyền những hình ảnh đó đi ko ? bị cắt ghép với các hình ảnh khác mà as đã dùng tay, dùng keo ? ...................
    những vần đề trên pu ko biết khoa học đã đề cập tới chưa ?
    Được lanpurge sửa chữa / chuyển vào 09:40 ngày 10/04/2006

Chia sẻ trang này