1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Du hành xuyên thời gian

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 04/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cadzot

    cadzot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Điều này có mâu thuẫn với hệ quả "Vận tốc ánh sáng là không đổi đối với mọi hệ quy chiếu không Rag nhỉ?
  2. super_nova

    super_nova Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2006
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Bay tới nơi cách trái đất 100 năm as không cần tới 100 năm.
    Bay tới một nửa thiên hà của chúng ta mà chỉ mất chưa đầy 50 năm cơ mà
  3. tieulinh262

    tieulinh262 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2006
    Bài viết:
    395
    Đã được thích:
    0
    Có thể du hành xuyên thời gian?
    Con người muốn bay tới tương lai và quay về quá khứ? Câu trả lời là các nguyên lý vật lý không cấm, nhưng những rào cản kỹ thuật thì không thể vượt qua trong vũ trụ mà chúng ta đang sống.
    Cách duy nhất du hành tới tương lai là dùng hiệu ứng thời gian trôi chậm trên con tàu vũ trụ bay rất nhanh của thuyết tương đối hẹp. Nếu rời trái đất trên con tàu tăng tốc liên tục với gia tốc trọng trường (để cơ thể chịu một lực gia tốc thuận lợi đúng bằng sức hút Trái đất), thì sau một năm có thể đạt gần tới tốc độ ánh sáng. Tiếp tục gia tốc, ta có thể bay nhanh xấp xỉ ánh sáng. Khi đó chuyến bay tới trung tâm Ngân hà rồi quay về (khoảng cách cỡ 60 ngàn năm ánh sáng) chỉ mất 40 năm, trong khi trên Trái đất, 600 thế kỉ đã trôi qua. Bạn sẽ gặp tương lai nhân loại, với biết bao vật đổi sao dời, nếu loài người vẫn còn tồn tại.
    Mặc dù không một quy luật vật lý nào ngăn cản chuyến du hành thú vị đó, nhưng những khó khăn kỹ thuật thì khó lòng vượt qua. Chẳng hạn, năng lượng cần thiết, ngay cả khi biến đổi khối lượng hoàn toàn thành năng lượng theo hệ thức E = mc2, còn lớn hơn cả khối lượng hành tinh.
    Khả năng du hành ngược thời gian còn khó khăn hơn nhiều, tuy các quy luật khoa học cũng không hề cấm đoán. Vấn đề là tạo được bộ máy thời gian thích hợp.
    Khả năng đầu tiên do Frank Tipler, Đại học Maryland, Mỹ, đưa ra năm 1973, liên quan với một vật kỳ dị trần trụi quay rất nhanh (kỳ dị là điểm có mật độ vô hạn, ví như lỗ đen). Khi đó cấu trúc không thời gian bị trường hấp dẫn quá mạnh làm xoắn, khiến một chiều không gian được thay bằng thời gian. Con tàu vũ trụ bay thận trọng gần đó có thể may mắn gặp một quỹ đạo mà phi hành đoàn tưởng vẫn đang xuyên qua không gian, nhưng lại là xuyên thời gian. Khi rời xa điểm kỳ dị, con tàu sẽ xuất hiện ở một thời gian khác, như thời người tiền sử đang sống trong hang chẳng hạn.
    Khả năng này không khó như ta tưởng: một hình trụ dài 100 km, rộng 10 km, chứa vật chất có mật độ của sao neutron (100 triệu tấn/cm3), quay hai ngàn vòng một giây là đạt yêu cầu. Trong vũ trụ, một số sao xung gần đạt tiêu chuẩn này.
    Loại máy thời gian thứ hai liên quan với lỗ sâu (wormhole), tức hệ đường hầm xuyên không - thời gian, giống lỗ sâu đục trên quả táo của bạn. Theo thuyết tương đối rộng, lỗ sâu có thể nối một lỗ đen ở vùng không - thời gian này với một lỗ đen hay lỗ trắng ở vùng không - thời gian khác (ngược với lỗ đen luôn hút vật chất và năng lượng, lỗ trắng là nơi phun năng lượng. Big Bang chính là một lỗ trắng như vậy).
    Quan niệm về lỗ sâu xuất hiện trong vật lý một cách khá hài hước. Số là nhà thiên văn Carl Sagan, tác giả của viễn cảnh mùa đông hạt nhân nổi tiếng, viết một cuốn sách viễn tưởng về du hành qua lỗ đen để đi từ trái đất tới sao Vega giả định. Vì muốn các lập luận khoa học chính xác tối đa, Sagan nhờ Kip Thorne, một chuyên gia về trường hấp dẫn của Viện Công nghệ California, tính toán.
    Cuối 1985, Thorne nhận thấy rằng, lỗ sâu có thể mở khi chứa loại vật chất kỳ lạ có sức căng rất lớn để chống lại lực hấp dẫn ở lỗ đen. Thích hợp nhất là các dây vũ trụ, loại vật chất giả thuyết dưới dạng các ống năng lượng nhỏ hơn kích thích nguyên tử trải dài trên toàn vũ trụ. Nếu có thật, và luồn được vào lỗ sâu, nó có khả năng giữ cho lỗ sâu luôn luôn mở để đóng vai một đường hầm xuyên qua không - thời gian.
    Đó là kết luận rất thú vị về mặt khoa học, nhưng Thorne rất sợ người khác cười nhạo và cho rằng ông bị điên khi nghiên cứu khả năng du hành xuyên thời gian. Có lẽ không biết Tipler chẳng hề hấn gì khi nghiên cứu bộ máy thời gian nên ông rất lo khi học trò công bố công trình, nghề nghiệp của họ sẽ tiêu tan trước khi bắt đầu. Nghiên cứu cẩn trọng và bí mật với Mike Morris và Ulvi Yurtsever, ông dần tự thuyết phục bản thân rằng, quả thật phương trình Einstein cho phép lỗ sâu nối các điểm thời gian với nhau và do đó có thể đóng vai bộ máy thời gian.
    Đến năm 1988, ba người công bố kết quả trên tạp chí nổi danh Physical Review Letters. Vẫn lo sợ phản ứng không thuận lợi, ông yêu cầu lãnh đạo Viện không những giữ im lặng mà còn kiên quyết cấm mọi người bàn luận về công trình.
    Kết quả ngược với lo lắng của Thorne. Cả giới chuyên môn và công chúng đều rất hào hứng với khả năng du hành xuyên thời gian, dù chỉ trên lý thuyết. Nghề nghiệp của ông thăng tiến rõ rệt, hai học trò được nhiều nơi mời làm việc. Theo gương ông, nhiều nhà vật lý công bố các kết quả nghiên cứu chuyên sâu với bạn đọc đại chúng, một việc được nhiều phía hoan nghênh. Viện Công nghệ California trở thành thánh địa của khả năng du hành xuyên thời gian.
    Ngay lập tức xuất hiện hàng loạt tác phẩm về du hành xuyên không thời gian. Trong khi giới chuyên môn thiên về các khía cạnh khoa học và triết lý, thì giới nghiệp dư hân hoan tuyên bố, đó chính là cách nhân loại du hành hướng tới tương lai hay quay về quá khứ. Nhưng "nghịch lý ông nội" có thể làm nguội niềm phấn khích đó. Giả sử bạn du hành ngược về quá khứ và lỡ tay làm chết ông nội khi ông còn bé tí, lúc ông chưa sinh cha bạn. Không có cha thì tại sao lại có bạn để mà du hành ngược thời gian? Cũng có ý kiến cho rằng, có thể bạn không gặp ông nội, nhưng đó chỉ là ngụy biện (tại sao lại không?).
    Đó là lý do Hawking đưa ra "Ước đoán bảo vệ trình tự thời gian", theo đó các quy luật vật lý cấm một thực thể vĩ mô du hành xuyên thời gian. Muốn du hành như thế, cần nhảy vào lỗ đen, và ngay lập tức bạn bị nghiền nát thành các hạt cơ bản, qua lỗ sâu để phun trào ra ở một lỗ trắng tại vùng không - thời gian khác. Chỉ các hạt cơ bản từng tạo nên cặp chân dài gợi cảm, chứ không phải chính cô người mẫu, mới trải nghiệm chuyến du hành kỳ thú đó.
    http://traitimviet.somee.com
  4. sadnocry04

    sadnocry04 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2006
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Như chúng ta biết với "nghịch lý thuyết tương đối của Einstien" và xin trích dẫn 1 phần trong trang http://vietsciences.free.fr/giaokho...4 sửa chữa / chuyển vào 17:12 ngày 03/12/2006
  5. a4cva

    a4cva Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    1.859
    Đã được thích:
    8
    em có một câu hỏi có vẻ rất hay đây? Vận tốc là tương đối, người này chuyền động với người kia 1 vận tốc v thì người kia cũng tương đối chuyển động với người này 1 vận tốc v tương tự nhưng ngược chiều. Vậy theo giả thuyết 2 anh em sinh đôi thì cả 2 phải già đi như nhau chứ sao lại người già người trẻ? hoạc thời gian thay đổi co giãn phải như nhau với 2 người chứ? Bác nào giải thích hộ cái?
    Nếu đúng vậy thì em xin kết luận là giả thuyết 2 anh em sinh đôi là sai và thời gian là cố định và bất biến so với không gian và vận tốc. Hết. Được nhận giải nobel chưa nhỉ ?
    Được a4cva sửa chữa / chuyển vào 12:00 ngày 09/12/2006
  6. a4cva

    a4cva Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    1.859
    Đã được thích:
    8
    ồ, bây giờ em mới đọc cái bài đã bị khóa cũng đã cãi nhau nhiều về cái này.
    Bác RAGNAROK có bài nói về lực quán tính và gia tốc làm co giãn thời gian bên đó em đọc cũng thấy vô lý quá. Ko biết bác học đến trình độ nào rồi nhưng mà những gì bác nói quá là mô thuẫn với vật lý cơ bản em được học ở phổ thông. Chưa thấy ai bảo là thời gian co giãn là do lực gia tốc và quán tính cả, chỉ toàn thấy nói là do vận tốc lớn thôi. Để em chứng minh.
    Thứ nhất là bác bảo là người ở trên đỉnh núi với người mặt biển (hay gần tâm trái đất) già trẻ khác nhau vì lực hấp dẫn khác nhau và sinh lực quán tính cũng khác nhau. Vô lý đùng đùng. Ai học phổ thông cũng biết là lực quán tính chỉ sinh ra khi mà người ta thay đổi vận tốc thôi đúng ko? Lực quán tính sinh ra để cản lại sự thay đổi đó và ngược chiều với lực gia tốc. Nhưng mà thưa bác là người sống ở trên núi hay đồng bằng đều ko có thay đổi vận tốc gì hết vì đều bị mặt đất giữ lại rồi nên làm gì có lực quán tính mà sinh ra già trẻ khác nhau? Bác giải thích được ko?
    Còn về nghịch lý hai anh em sinh đôi thì có người giải thích là do lực gia tốc tác dụng, vô lý đùng đùng vì theo Anhxtanh thì thời gian co giãn là do tốc độ cao chứ ko phải là do gia tốc, nên ta có thể bỏ cái gia tốc đi và coi như là tầu nó chuyển động thẳng đều từ đầu đến cuối luôn. Và coi đó là hệ quy chiếu quán tính. Các bác lôi lực gia tốc vào đây chẳng khác nào bảo Nga Mỹ đánh nhau vì lý do là do Việt Nam ăn khoai lang vậy, chẳng có liên quan gì đến nhau cả.
    Em ko phủ định cái gì hết vì ko biết gì mà phủ định, chỉ muốn hỏi để củng cố thêm cái vốn hiểu biết hẹp hòi của mình mà thôi.
    Được a4cva sửa chữa / chuyển vào 14:21 ngày 09/12/2006
  7. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Bạn thử đọc thêm nhé:
    http://www.ttvnol.com/thienvanhoc/361646/trang-1.ttvn
  8. a4cva

    a4cva Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    1.859
    Đã được thích:
    8
    bạn đọc kỹ lại đi, tôi đã đọc bài đó rồi. Và cả bài viết ở trang 6 của bài đó nữa trong đó có bài của RAGNAROK và có mấy câu hỏi như trên. Bạn đọc kỹ lại đi.
  9. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    oh sao lạ nhỉ, bây giờ mình mới nhìn thấy bài trên, sao lúc nãy ko thấy nhỉ
  10. caubemuonbay

    caubemuonbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    0
    Bác chưa đọc hay chưa hiểu thuyết tương đối thế: "vận tốc ánh sáng không phụ thuộc vào các hệ quy chiếu quán tính", chính vì thế nó là cái tyuệt đối, vì thế nó được dùng làm thước đo thời gian.

Chia sẻ trang này