1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Du hành xuyên thời gian

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 04/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguyenhongdung

    nguyenhongdung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/02/2006
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    một vật khi rơi vào lỗ đen chắc chắn sẽ không thoát ra đc kể cả các photon. Nếu muốn đến một điểm trong quá khứ nhờ vào sự di chuyển của ánh sáng khi nó mang sự kiện đó đi qua nhờ cỗ máy thời gian ta có thể đến đc thời điểm đó giả sử có 2 điểm A và B. A xẩy ra trước B và l là quãng đường giữa A và B nếu l nhỏ hơn cT với T LÀ thời gian thì A xẫy ra trước B nhưng nếu l lớn hơn cT thì quãng đường quá lớn ngay cả ánh sáng cũng không thễ đi hết được do đó A và B chỉ là tương đối việc A xảy ra trước B trong trường hợp này là điều không thể khảng định
  2. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    thế nào là quãng đường lớn đến mức ánh sáng không đi hết được. xin lỗi tôi đọc xong thấy cái kết luận của bạn hoàn toàn vô nghĩa
  3. star_of_sky

    star_of_sky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    đây cũng là lĩnh vưc ma tôi quan tâmtừ rất lâu tuy nhiên kiến thức vẫn hạn hẹp do đó cũng ko biết nhiều ve vấn dề này
    tuy nhiên tôi có thể nói ra một vài quan điểm :
    thời gian chỉ là một khái niệm mà con người tạo ra để so sự sánh thay đổi của một vật thể so với vật thể khác vì vậy sự tồn tại giữa thơi gian vật lí và thời gian về mặt sinh học của con người thì chưa ai khẳng định rằng có mối ràng buộc giữa hai loai thời gian này.giả sử rằng con người chưa biết đếnkhái niệm thời gian thì họ vẫnthay đổi .sự phát triển trongcon người vẫn tiêp diễn ,nghĩa là sự thay đổi của thời gianvật lí không làm thay đổi thời gian về mặt sinh học của con người.
    theo đó thivề mặt lí thuyết nếu có thể chế tạo ra cỗ máy thời gian chỉ có thể chứng kiến lại hình ảnh đã xảy ra chứ ko thể can thiệp vào sự việc đó được.
    và theo như mấy người nói khi trước là khi ta đã chế tạo ra cỗ máy mà có thể đi nhanh hơn vận tốc ánh sáng thì chỉ có thể đuổi kịp các tia sáng truyền các hình ảnh đã xảy ra và chứng kiến lại hình ảnh đó chứ không thể can thiệp vào vật thể đã tạo ra hình ảnh đó bởi vì chúng ta chỉ chứng kiênlại hình ảnh đã xảy ra.một điều nữa là nếu ta có thể chế tạo ra cỗ máy thời gian thì việc điều khiêncỗ máy là một việc không thể thực hiện vì vận tốc của cỗ máy lớn hơn háng tỉ lần so với tốc đọ suy nghĩ của con người để điều khiển .
    điều tiêp theo là có vật thể nào chịu được vận tốc di chuyển mà lớn hơn vận tốc ánh sáng ko. và cứ cho là có thể thì khi di chuyển với vận tôc đó thì lực liên kết giua các phân tử trở nên vô nghĩa cỗ máy sẽ bị tan rã.
    trong một chiếc máy li tâm dùng trong công nghệ hạt nhấn thì chỉ với vận tốc quay cỡ đó mà lực liên kết đã ko còn có nghĩa gì
    và nếu ai có ý kiến gì thì cứ phê bình thoải mái vì tôi đem vấn đề này ra đẻ thảo luận
  4. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    chú ý phần bôi vàng,
    pu ko nói như thế, động cơ xe honda có nhanh hơn ý nghĩ của con người ko ? pu nói ko ! nhưng ko thể dùng ý nghĩ để điều khiển cỗ máy.
    theo einstein thì ko thể vượt qua tốc độ as.
    theo pu thì chúng ta nên tạo ra 1 vùng xung quanh 1 con tàu vũ trụ , và vùng này phải liên quan đến vật chất tối. dựa vào vật chất tối đó mà lướt. có vậy mới đi được nhanh hơn as.
    còn quá khứ nó có tồn tại thiệt à ? chả lẽ có sao lưu trong vũ trụ à ?
    chúng ta chỉ có thể tạo ra quá khứ khi đi tiếp tục đi về phía trước. vậy thôi.
  5. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Không có cơ sở
    Cũng không có lí thuyết nò cho phép nói như thế này cả
    to Pu:
    Phần trên thì có lí, việc di chuyển nhanh hơn as là không tưởng, nhưng có thể thực hiện theo những lối "đi tắt" và thực tế đã từng có thực nghiệm về không gian chiểu thứ tư
    Còn phần dưới thì có ý kiến thế này: vũ trụ có sao lưu hay không thì không biết. Nhưng thời gian là 1 chiều không gian, có nghĩa à nó có nhiều điểm với toạ độ khác nhau và tại các điểm đó có những sự kiện khác nhau. Cái đặc biệt là người ta chỉ có thể tiến theo 1 chiều trên trục thời gian thôi. Nếu i đó có thể thoát khỏi hệ thống không - thời gian 4 chiều này thì sẽ có một hệ toạ độ mà họ có thể xem và can thiệp được vào bất cứ điểm nào, với người ngoài thì sẽ không còn quá khứ và tương lai. Quá khứ và tương lai đều chỉ là tương đối thôi...
  6. caubemuonbay

    caubemuonbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    0
    To: star_of_sky
    Theo bác nói thì vận tốc suy nghĩ của con người ko nhanh bằng vận tốc cỗ máy thời gian, nhưng em mạo muội hỏi bác là vận tốc suy nghĩ của con người là bao nhiêu.
    Cái gọi là "vận tốc thần kinh của con người" mà chúng ta vẫn biết đơn giản chỉ là vận tốc thông tin từ bộ não tới các cơ quan và ngược lại hoặc là giữa các phần của bộ não với nhau thôi, tức là cái vận tốc ấy chỉ là vận tốc đường truyền, còn vận tốc suy nghĩ thì chưa ai xác định được. Vì không thể đo vận tốc ấy bằng 1phương pháp đơn giản là bấm giây được (giả sử cái máy tính của bác làm phép tính 1+1=2 mất 0,1 giây thì không thể nói rằng vận tốc tính toán của nó là 10Hz được)
    Mà giả sử rằng vận tốc suy nghĩ của con người có chậm hơn vận tốc của cỗ máy thời gian đi nữa thì cũng chẳng sao cả, con người sáng tạo ra máy tính để làm gì cơ chứ, nếu muốn điều khiển cổ máy thời gian thì con người có thể suy nghĩ thoải mái và nạp chương trình vào máy tính trước khi du hành mà.
    Các đại lượng vật lý đều có trục toạ độ kéo dài tới vô tận theo cả 2 hướng, vũ trụ rộng lớn tới đâu con người chưa biết, vật chất có thể chia nhỏ tới cỡ nào con người cũng chưa biết và ngay cả số tự nhiên lớn nhất là bao nhiêu con người cung chỉ đưa ra được cái khái niệm "vô cực"mơ hồ. Vậy nên cũng không thể nói rằng giới hạn của vận tốc là bao nhiêu, vì thế em coi chuyện bay nhanh hơn ánh sáng là có thể, nhưng có điều là bay nhanh hơn ánh sáng thì có thể du hành thời gian hay không thì em chịu không biết, bởi vì bay nhanh hơn ánh sáng nhưng biết bay về đâu để trở về quá khứ đây (ý em nói là bay hướng nào và quỹ đạo như thế nào) còn bay về tương lai thì em nghĩ là không thể vì tương lai đã xảy ra đâu. Em nghĩ cũng có thể đi tới tương lai bằng cách dừng nhịp sinh học của con người lại bằng một phương pháp nào đó (uớp lạnh chẳng hạn) và khi tỉnh dậy người được uớp sẽ ở tương lai trong khi anh ta ko hề già đi.
    Em connhiêuf ý kiến về vấn đề này lắm nhưng để khi khác vậy, em phải đi học đây,em đang ôn thi đại học mà.
    Em nói có sai chỗ nào mong các bác bỏ qua vì trình độ của em mới lớp 11 thôi.
  7. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    trước hết em nên hiểu rằng việc tốc độ ánh sáng là lớn nhất không phải do người ta tìm được nó và không thấy cái nào lớn hơn nên kết luận, do đó khi nói "em cho rằng bay nhanh hơn ánh sáng là có thể" là không có cơ sở nếu không muốn nói là sai hoàn toàn, thực tế hiện nay chúng ta thừa nhận hoàn toàn rằng ánh sáng là thực thể có vận tốc lớn nhất trong vũ trụ, việc "nếu bay nhanh hơn ánh sáng thì có thể về quá khứ" chỉ là 1 giả định logic mà người đặt ra giả định tự cho phép mình đưa ra 1 điều kiện đi trái lại với lí thuyết thôi, thực tế ta hiểu rằng việc này là không thể. Tạm thời đến đây em hãy xác định nhé: ánh sáng có vận tốc lớn nhất , không thể nói không có giới hạn của tốc độ
    Bản thân số lớn nhất là có tồn tại, nó chỉ không tồn tại trong toán học. Theo toán học thì thằng bé lớp 1 cũng biết là nếu đếm 1,2,3,...100,...1000000,....... thì chả bao giờ đếm hết nên số lớn nhất là không tồn tại. Nhưng trong vật lí thì số lớn nhất có tồn tại, đó là số lượng hạt cơ bản tối đa vũ trụ có thể có được tính ra bằng lí thuyết, nếu anh nhớ không nhầm thì là 1040
    Khi nào học vật lí của đại học và có nhiều thời gian nghiên cứu vật lí hiện đại thì em sẽ hiểu về những giới hạn và các phương pháp tư duy của vật lí hiện đại
  8. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    Theo thuyết tương đối hẹp của Einstein thì khi di chuyển với tốc độ xấp xỉ vận tốc ánh sáng thì mọi thứ nhìn thấy xung quanh dường như bị co lại, các hoạt động sinh học trong cơ thể hoạt động chậm lại. Ông ví dụ: nếu 2 người anh em sinh đôi, 1 người bay vào vũ trụ, 1 người ở lại thì 50 năm sau quay về người đó vẫn trẻ, còn người kia đã già đi 50 tuổi..........
  9. Odin2003

    Odin2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/01/2003
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Oh bạn nhầm rồi, Einstein chưa bao giờ lấy ví dụ đó cả, đó chỉ là 1 hệ quả mà sau này người ta suy ra thôi, nó liên quan đến hệ thức của Lorent nhiều hơn là thuyết tương đối hẹp, thuyết tương đối hẹp chỉ có tác dụng khẳng định cho hằng số c (vận tốc ánh sáng) trong hệ thức đó thôi.
    tôi thấy có một bài của Rag viết khá hay ở đây : http://www.ttvnol.com/thienvanhoc/361646/trang-6.ttvn
    bạn nên đọc qua để hiểu hơn về vấn đề anh em sinh đôi này, tránh hiểu nhầm.
  10. caubemuonbay

    caubemuonbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    0
    Hay quá, vậy bác Sơn cho em biết lý thuyết nào để tính số hạt cơ bản tối đa trong vũ trụ đi, em phục bác sát đất luôn.

Chia sẻ trang này