1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Du hành xuyên thời gian

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Astronaut, 04/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    to chunhoc_yeuthienvan: anh nói mấy lần rồi, em đừng nên tin mấy cái chương trình trên TV hay mấy cuốn sách linh tinh kiểu ấy. Anh không có thói quen đó, anh có tin ai hay không thì phụ thuộc vào việc anh có được xem giải thích và giải thích có hợp lí không, đằng này cái giải thích căn bản nhất đã sai, anh tin là Einstein mà sống dậy sẽ đòi treo cổ mấy cái thằng nói rằng thuyết tương đối bảo là khi chuyển động nhanh quá trình lão hoá sẽ chậm đi. Thế nên hãy nên cẩn thận hơn, ở đây chúng ta không dùng các chương trình trên TV để làm căn cứ nhé.
    Ở đây mọi người có thể tuỳ ý đưa ý kiến và giải thích, tôi chỉ mong muốn 1 điều, đó là tôi yêu vật lí tương đối tính và vô cùng kính trọng Einstein, do đó mong các bạn ai chưa nghiên cứu cho đúng nghĩa về tính tương đối thì đừng phát biểu về các luận đề của nó ở đây, tôi đã phải chứng kiến Einstein và lí thuyết của ông bị bóp méo quá nhiều vì sự thiếu hiểu biết rồi
  2. Astronaut

    Astronaut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/08/2005
    Bài viết:
    5.555
    Đã được thích:
    1
    To Sky: Sự thay đổi đó là ko đáng kể, cũng tuỳ thuộc vào hệ quy chiếu xác định, tôi cũng từng hiểu nhầm như bạn đó,bạn tìm hiểu trong topic Nghịch lý anh em sinh dôi đi, à ko theo tôi thì hiện tại "chưa" thể, ko biết sau này thế nào....
    Mọi người xem thêm ở đây đi:
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Không-thời_gian
    Được Astronaut sửa chữa / chuyển vào 14:39 ngày 01/05/2006
  3. nguyen_vinh_thanh

    nguyen_vinh_thanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2006
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    +Anh RANGAROK nói thế thành ra những người còn bé ,ít biết về thiên văn nhưng lại có hứng thú về nó chỉ đưọc dựa cột mà nghe?
    +Thôi kệ anh vậy
    +Việc đi xuyên thời gian trở về quá khứ thì thật quá khó nhưng nhìn về quá khứ thì thật dễ dàng khi nhìn vào những sự việc ngoài trái đất
    + Hằng đêm chúng ta quan sát thiên văn trên bầu trời chính là chúng ta đang nhìn về quá khứ ở nhiều thời điêm khác nhau . Có những ngôi sao đã nổ rồi nhưng chúng ta vẫn thấy nó lơ lửng một cách bình yên trên bàu trời
  4. mamruoc

    mamruoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2006
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    có ai nghĩ hố đen là một cái máy nén áp suất lớn không
  5. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    anh không nóikhông biết thì không được nói, anh nói rằng hãy cẩn thận với những gìmình nói. Các thông tin thiên văn cơ bản thì đọc ở đâu cũng như nhau, còn các vấn đề lớn của vật lí thì đừng nên cho rằng cái mình đã được xem trên TV hay trên mấy tờ báo là đúng và như thế đã là biết
    to manruoc: hôm nọ hình như tôi thấy cái câu hỏi của bạnlà tiêu đề ở một chỗ nào đó trên mạng, nhưng không đọc vì tôi không lạ gì tin khoa học của các báo điện tử cỡ như VNExpress, không hơn 1 tờ báo lá cải.
    Việc lỗ đen có phải cái đó không thì tôi nghĩ chả có gì quan trọng, các tính chất của lỗ đen nhìn chung bây giờ tương đối sáng tỏ, nếu có quan tâm là người ta quan tâm xem có thể làm gì với những thông tin đó. Còn so sánh, bình luận thì ai chả nói được, không có gì đáng quan tâm và tôi cũng không hứng thú với việc bình luận tạo hoá, tôi chỉ thích bình luận về những kẻ thích bình luận tạo hoá thôi.
  6. tmhung

    tmhung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    982
    Đã được thích:
    0
    trùi, mí bác này bác nào cũng noái NẾU đi nhanh hơn vận tốc ánh sáng thì có thể nhìn thấy được sự kiện trong qua khứ.......trùi, sao mừ nhìn thấy nổi....giả sử hình ảnh vua Quang Trung đứng cạo râu đã được truyền đi trong lịch sử và bi giờ người ta canh theo hướng ánh sáng đó mà vọt theo.....đến khi đuổi kịp rồi thì sẽ nhìn thấy gì.......>_< có thấy gì đâu.....vì lúc đó xa quá roài.....mừ Quang Trung thì bé xí......sao nhìn thấy được
  7. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Tôi nghĩ có lẽ bạn nên học lại về quang học nhỉ, xem xem tại sao thường ngày người ta nhìn vật ở xa thì bé và mờ hơn vật ở gần, kích thước của vật không có ý nghĩa gì cả đâu
  8. caubemuonbay

    caubemuonbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    0
    Phù, em thi học kì xong rồi các bác ạ, bây giờ em mới đưa ra ý tưởng cụ thể của em về việc chế tạo con tàu chạy nhanh hơn ánh sáng đây, các bác xem em có điên rồ không nhé:
    Như chúng ta đã biết đấy, lỗ đen có thể hút được ánh sáng, tức là nếu ánh sáng chạy ngược hướng với lỗ đen thì để "tóm" được "thằng ấy" thì lỗ đen phải tạo ra 1 lực hút đủ để làm cho ánh sáng có 1 vận tốc ngược lại và lớn hơn vận tốc ban đầu của ánh sáng ( thậm chí lớn hơn nhiều lần ), mà lực hút của lỗ đen là lực hấp dẫn, tức là nếu đặt lực hút như vậy vào 1 con tàu vũ trụ thì con tàu đó sẽ chuyển động về phía lỗ đen với vận tốc lớn hơn ánh sáng.
    Không biết đó có phải là 1 ý tưởng vô cùng điên rồ không nũa, mong các bác cho ý kiến giùm em.
  9. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Có quá nhiều điểm không ổn em ạ
    1- Không có thứ gì có thể gia tốc cho ánh sáng như em nói. Sự tồn tại của lỗ đen làm không - thời gian quanh nó bị uốn cong, ánh sáng chỉ là thực thể truyền trong không gian, khi đường đi của nó bị uốn cong thì nó cứ thế nó đi thôi, không có sự biến đổi vận tốc nào cả
    2- Nếu em chuyển động nhanh hơn ánh sáng đuợc và không bị lỗ đen xé xác thì em sẽ đi đến đâu khi mà chỉ đi trong lỗ đen?
  10. phicau

    phicau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.669
    Đã được thích:
    0
    Em thì chẳng có chút kiến thức nào ra hồn về vấn đề này, vì vậy em chỉ xin được nêu ra giả thiết người ta đã nêu mà em thấy có lý nhất cộng thêm chút suy luận của em :
    Giả thiết về đường hầm không -thời gian:
    - Mọi người thử tưởng tượng một chiếc máy bay bay với vận tốc rất lớn bay một vòng quanh thế giới từ Hà Nội lên phía Paris, Mĩ qua Hawaii rồi đến đảo Hải Nam của Trung Quốc. Em thì em đi tàu du lịch hạng trung qua Hải Nam chơi một chuyến. Như vậy chắc là em sẽ đến Hải Nam trước cái máy bay phải không?
    Tới đây em lại nảy ra một ý nghĩ hết sức buồn cười. Đó là chẳng cần mình phải du hành với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng thực sự, mà chỉ cần tìm ra được một "đường hầm" không thời gian gì gì đó có "quãng đường" ngắn hơn quãng đường thời gian phải đi rất nhiều. Tuy thời gian "chạy" rất nhanh, nhưng chúng ta vẫn đến trước. Như vậy xét về mặt tương đối, chúng ta đã chạy nhanh hơn thời gian và đến được quá khứ là điều có thể hiểu được. Như vậy sự giới hạn của vận tốc vẫn được bảo toàn, ánh sáng vẫn đang di chuyển với vận tốc nhanh nhất .
    - Đến được quá khứ nếu vận tốc "dương" lớn hơn vận tốc ánh sáng. Nếu suy ngược, giả sử chúng ta du hành với vận tốc "âm" (tức là có dấu trừ đằng trước ạ) nhỏ hơn vận tốc "âm" của ánh sáng, vậy thì ô la la...chúng ta có thể đến được tương lai rồi. Vận tốc âm theo cách em hiểu, là tự giam mình vào một "đường hầm" cực cực dài. Như thế xét theo tính tương đối, thế giới thực họ sẽ chuyển động với vận tốc ...ánh sáng so với chúng ta. Vậy là chuyện đi đến tương lai không còn là điều viễn tưởng nữa.
    Có điều, với cách suy diễn như trên, liệu chúng ta chỉ có thể nhìn mà không thể sờ hay tác động lên hiện vật ???
    - Tất nhiên có bác sẽ nói "ánh sáng luôn đi theo đường thẳng, vậy thì làm sao có "đường tắt" nào có quãng đường nhanh hơn nó được?".
    Tất nhiên em cũng khẳng định em chưa tiến hóa đến mức có thể nhìn được chiều không gian thứ 4, vì vậy những lý luận blah blah gì đó về cái gọi là không gian 4 chiều em hoàn toàn mù tịt.
    Em chỉ muốn đặt ra một câu hỏi nho nhỏ "Có thật là ánh sáng di chuyển theo đường thẳng không?". Thử lấy ví dụ đoạn đường từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh. Giả sử chúng ta đo đạc, xây cực kỳ cẩn thận, cuối cùng đến mức ai nhìn cũng phải trầm trồ : đường siêu thẳng! Nhưng thực sự, con đường này "dán chặt " trên trái đất, mà trái đất không phải hình vuông, vì vậy con đường cũng không thể thẳng.
    Chúng ta thử giả thiết vũ trụ hình cầu, và hình cầu này được chia thành nhiều lớp, hệt như củ hành vậy. Như vậy trong từng lớp, ánh sáng sẽ di chuyển trên mặt phẳng của lớp đó đến các điểm khác nhau. Vậy là nó di chuyển không theo đường thẳng!
    Nhưng như vậy, sẽ giải thích làm sao nếu ánh sáng di chuyển từ một điểm trên lớp này đến một điểm trên lớp kia? Xem ra cái mô hình này là bất khả thi. Vì vậy em lại nghĩ tới một mô hình khác : Mô hình "cuộn giấy Puppy". Tức là ánh sáng sẽ đi cố định trên bề mặt lớp giấy, không thể khác được! Vậy đúng là ánh sáng đi theo đường cong rồi. Hay hơn nữa, nếu ta tìm được đường hầm cho phép xuyên thẳng từ ngoài vào lõi cuộn giấy Puppy thì chắc chắn sẽ "đi tắt đón đầu" dễ ợt!
    Ý nghĩ của em có ngu ngốc mấy, các bác có chửi thì cũng chửi nhẹ nhẹ thôi nhé, không em tủi thân lắm
    Được phicau sửa chữa / chuyển vào 02:58 ngày 11/05/2006

Chia sẻ trang này