1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Du học Anh-Scotland-Ireland và các vấn đề có liên quan (các bài có liên quan đến du học UK post ở đâ

Chủ đề trong 'Du học' bởi reghoaikodc, 17/02/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ftv

    ftv Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Em đang muốn học MA về quy hoạch ở UK, cụ thể là Urban design hoặc Urban Planning. Anh chị nào cùng ngành hoặc có bạn bè học cùng ngành thì cho em nick làm quen, học hỏi kinh nghiệm với ạ.
    Nick YM của em là: closertomusic@yahoo.com
    Cám ơn mọi người
  2. allroadsleadtoRome

    allroadsleadtoRome Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    2.770
    Đã được thích:
    24
    Bạn đọc trang này và vài trang sau nhé (cách đây mấy tháng các bạn hiện đang học ở Anh bàn tán sôi nổi về book vé máy bay):
    http://www10.ttvnol.com/forum/Duhoc/1022542/trang-38.ttvn
  3. huong47

    huong47 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2007
    Bài viết:
    218
    Đã được thích:
    0
    các bác ơi cho em hỏi có ai học ở KING''S COLLEGE LONDON không ah???
    em có anh bạn đang học ở Troy uni của US liên kết với Bkhoa ở vn, muốn học master ngành Computer Science ở king''s
    ví dụ như đủ điểm tiếng anh của nó, bảng điểm bình thường thôi ah, k fải giỏi cho lắm....thì k hiểu nó có đồng ý cho học k nhi????
    nghe nói mấy trng TOP nè kiêu lắm, cho dù đủ dk nó cũng fải xét....
    anh bạn em học TRoy uni( rank thấp tè, chỉ la public uni của US thôi, k có tên tuổi)... k hiểu khi học master nó có xét đến trng ĐH mà mình học đại học k ah?? hay chỉ đủ điểm ielts là ok thôi???
  4. libby13vn

    libby13vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2006
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Mọi người ơi cho em hỏi ở NewCastle có dễ kiếm việc làm thêm ko
  5. allroadsleadtoRome

    allroadsleadtoRome Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    2.770
    Đã được thích:
    24
    Có.
  6. lovelybug90

    lovelybug90 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Bài viết:
    178
    Đã được thích:
    0
    cho em hỏi British Chevening Scholarships và FCO/OSI Chevening Scholarships khác nhau thế nào ạ?
    cả về British Marshall Scholarships nữa??em ko thể xem được website của HB nè, toàn page loading error thui.hic
  7. allroadsleadtoRome

    allroadsleadtoRome Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    2.770
    Đã được thích:
    24
    Cho em hỏi British Chevening Scholarships và FCO/OSI Chevening Scholarships khác nhau thế nào ạ?
    Chị kô biết. Chỉ bít FCO là viết tắt của British Foreign and Commonwealth Office.
    Ở VN hình như chỉ có British Chevening thôi thì phải. Not so sure.
    cả về British Marshall Scholarships nữa??em ko thể xem được website của HB nè, toàn page loading error thui.hic
    http://www.marshallscholarship.org/
    British Marshall Scholarships finance young Americans of outstanding ability to study for a degree in the United Kingdom.
  8. libby13vn

    libby13vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/07/2006
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    mọi người ơi , cho em hỏi với . Cả tháng nay em nghiên cứu khắp box Du học rồi nhưng chưa thấy ai hỏi trường hợp nào như thế này >
    Nếu em và chồng em cùng đi du học thì liệu 1 quyển sổ tiết kiệm của bố mẹ chồng có được phép sử dụng để chứng minh tài chính cho cả 2 người không . Hay là phải tách ra thành 2 quyển .
    Mà nếu để một thì có phải là living cost chỉ tính cộng thêm phần partner là 3000GPB ko . Em thấy 1 số web của trường nói là nếu đi cùng partner thì phải thêm phần đó .
    nếu vậy thì chứng minh tài chính có cần chỉ một người tầm 9000 cộng thêm 3000 nữa là ok ko ạ
  9. allroadsleadtoRome

    allroadsleadtoRome Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    2.770
    Đã được thích:
    24
    Cái nì đọc đc trên blog của Bizman, đã nhận đc sự đồng ý cho post trên Box Du học.
    Thấy tiếc khi post lẫn vào đây song mình cũng ngại kô muốn mở hẳn 1 thread riêng:
    Master in Finance: kinh nghiệm chọn ngành học​
    Tình hình sang đây mới giật mình vì dân Việt Nam & Asia sang đây học Finance nhiều quá. Cái khoa Economics của mình cứ hỏi dân Á thì chắc chắn là học Finance hoặc các ngành có liên quan, lên khắp các forum du học thì 10 người hỏi thông tin đi học master thì 9 hỏi về Finance. Hình như phong trào MBA cách đây mấy năm đã lắng xuống, phong trào Finance đang lên, có lẽ ăn theo trào lưu "nhà nhà buôn chứng khoán, ngành ngành mở ngân hàng" trong 2 năm vừa rồi. Khoan hãy nói đến hiệu quả hay tương lai của việc đầu tư đi học M.Sc in Finance ở nước ngoài, có điều khi quyết định chọn ngành Finance, các du học sinh tương lai nên quyết định dựa vào các câu hỏi sau:
    1. Sau khi tốt nghiệp bạn muốn làm trong lĩnh vực nào?
    Finance chỉ là lĩnh vực chung, có rất nhiều ngành nhỏ như Banking, Securities, Investment, Corporate Governance... Ví dụ như sau này bạn muốn làm cho các quỹ đầu tư nên chọn ngành Finance & Investment, làm ngân hàng chọn Finance & Banking, quay về làm cho các tổ chức nhà nước nên học Financial Economics, làm cho bộ phận tài chính của các công ty nên học Accounting & Finance or Financial Management ...
    2. Các module học có thực sự phù hợp với mong muốn của bạn?
    Cần xem xét cẩn thận các môn học trong khóa học của bạn, đừng bị đánh lừa bởi chỉ cái tên của khóa học. Có nhiều trường cố ghép những môn không phù hợp với mục đích của khóa học, ví dụ như học về Financial Management lại có môn Public Finance. Việc học được thêm một điều gì đó không bao giờ là thừa, nhưng bạn đã phải trả một số tiền lớn và hy sinh một thời gian khá dài cho việc đi học master, hãy cố gắng chọn những gì hiệu quả nhất có thể. Bạn cũng đã học quá nhiều điều chung chung ở đại học, vậy cũng không nên chọn những khóa học có quá nhiều môn học mang tính chung chung, kiểu như Globlisation and Development, hay IMF and World Bank, đơn giản vì bạn đi học về để đi kiếm tiền, cần những kỹ năng cụ thể để làm việc hơn là hiểu biết về các vấn đề quá vĩ mô.
    3. Số lượng các môn học có phù hợp với thời gian học?
    Thường một khóa M.Sc, ví dụ ở UK, có từ 6-8 môn học, chia làm 2 kỳ học, mỗi kỳ 10 tuần học, chưa kể thi, kỳ thứ ba là kỳ viết dissertation. Thời gian lên lớp của mỗi môn cũng không nhiều thường từ 20h cho cả môn, có thể có thêm các buổi thực hành ở lab, còn lại chủ yếu là tự học. Theo kinh nghiệm của những người đã học thì cứ tương ứng với 1h trên lớp cần có 4h tự nghiên cứu, đọc sách, làm bài tập. Như vậy với 20h/lớp bạn cần có 80h tự học, nhân với 3-4 môn/ kỳ, vậy là bạn cần 240 - 320h tự học cho tất cả các môn trong một kỳ. Như vậy nếu ngày nào bạn cũng học hành một cách rất chăm chỉ thì cần từ 5-7h self-study. Chưa kể nếu ngôn ngữ của bạn chưa thật vững, bạn là người chưa quen với phong các học tập nước ngoài, thời gian để có thể tiêu hóa cùng một khối lượng kiến thức có thể cần gấp rưỡi đến gấp đôi một sinh viên bản địa. Ngoài ra còn thời gian nghỉ ngơi, đi làm thêm và vô số hoạt động khác của một con người. Có một số trường thiết kế các khóa học có đến 10-12 môn học, với yêu cầu tương tự như trên, do vậy bạn nên xem xét kỹ số lượng các môn học như vậy có quá nhiều không? Bạn có đủ sức để học tốt khóa đó không? Số lượng môn học quá nhiều sẽ dẫn đến việc nội dung không tập trung, dàn trải, mất thời gian và không hiệu quả. Thà học ít mà sâu còn hơn biết nhiều mà không có gì thực sự hiểu kỹ cả.
    Trên đây là một số kinh nghiệm trong việc chọn các khóa học liên quan đến ngành Finance, nếu có thời gian tôi xin viết thêm về việc chọn trường sau. Những kinh nghiệm này tôi có được sau khi đã tham khảo rất nhiều người đã tốt nghiệp, và vô tình may mắn thực hiện đúng các bước như trên, theo kiểu "gà có trước trứng". Hy vọng giúp ích được phần nào cho những ai đang băn khoăn tìm một khóa học phù hợp cho mình.
    Được allroadsleadtoRome sửa chữa / chuyển vào 03:01 ngày 04/11/2008
  10. allroadsleadtoRome

    allroadsleadtoRome Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    2.770
    Đã được thích:
    24
    Vẫn xin từ blog của Bizman:
    Kinh nghiệm chọn trường ​
    Vậy là ít nhất trong đầu bạn đã có một dự định nào đó về ngành mà bạn muốn theo học, xin nhấn mạnh khái niệm ngành ở đây là một phân ngành chuyên môn nhỏ, cụ thể như "Financial Economics" hay "Investment Banking & Finance" ... chứ không chung chung kiểu như Business hay Finance gì đó. Việc tiếp theo, quan trọng không kém, là chọn trường. Tiêu chí để chọn trường cần thỏa mãn một số các yêu cầu cụ thể chứ không chỉ đơn giản là chất lượng cao hay học phí rẻ.
    Bước khởi động: lập một danh sách các trường mà bạn quan tâm. Lý do bạn đưa một trường nào đó vào danh sách này không cần quá cụ thể hay nhất định phải liên quan đến học hành, có thể do trường đó có danh tiếng tốt, có người đã từng được giải Nobel, do bạn được công tư vấn giới thiệu, do bạn có một người bạn đang học ở đó, do trường đó có những tòa nhà rất cổ, do vùng đó có phong cảnh đẹp, do được kể vùng đó phụ nữ rất xinh, đàn ông rất đẹp trai :-)), hay đã từng nhìn đâu đó có một bức ảnh chụp trường đó rất đẹp ... tóm lại là bất cứ một lý do tích cực nào. Tham khảo mọi nguồn thông tin có thể, có 2 nguồn chính là các triển lãm du học/ công ty tư vấn du học và Internet. Đừng ngại đến một công tư tư vấn du học nào đó vì sợ họ lừa đảo hay lấy tiền của bạn, những việc như vậy đã từng xảy ra nhưng không phải ở các công ty lớn và có uy tín. Một công ty tư vấn du học làm ăn uy tín thường có nguồn tài liệu về các trường khá phong phú, nhân viên tư vấn chuyên nghiệp, nhiệt tình, giúp đỡ bạn chọn trường, xin học bổng, làm thủ tục xin visa, và cuối cùng không thu bất cứ một đồng nào của sinh viên đi học master, họ sẽ được trường trả phí giới thiệu sinh viên. Cách tốt nhất để tìm một công ty như vậy là hỏi những người đã từng đi học qua tư vấn.
    Tiêu chí đầu tiên: chi phí của khóa học. Căn cứ vào tình hình tài chính hay học bổng mà bạn/gia đình bạn có được, hay vạch sẵn ra số tiền mà bạn có thể chi trả cho khóa học của mình. Chi phí học tập tại nước ngoài bao gồm 2 khoản chính: học phí và chi phí sinh hoạt. Học phí của một khóa học MSc các ngành xã hội ở UK thường dao động trong khoảng từ 8,000 - 13,000 GBP, tùy theo từng trường. Chi phí sinh hoạt bao gồm các khoản ăn, ở, đi lại, điện, nước, gas, sách vở, quần áo và tiền tiêu vặt. Các trường thường đề nghị sinh viên chuẩn bị mức sinh hoạt phí từ 600 - 700 GBP/tháng (7,000 - 9,000 GBP/năm), đây là sinh hoạt theo kiểu sinh viên bản địa và ở ký túc xá của trường, còn với đa phần sinh viên VN số tiền này thường thấp hơn, rơi vào khoảng 400-500 GBP/tháng (5,000 - 6,000 GBP/năm) do các bạn không ở ký túc xá của trường mà thuê chung một căn hộ và tự nấu nướng. Chi phí thấp kỷ lục mà tôi được chứng kiến là 250 GBP/tháng, do các bạn đó ở vùng có giá thực phẩm thấp, thuê được nhà rẻ, ăn uống chung và ở gần trường nên hầu như không tốn chi phí đi lại. Khi xem thông tin về khóa học, hãy xem mục học phí đầu tiên và đưa ra khỏi danh sách những trường có học phí không nằm trong khả năng chi trả của mình. Học phí cao không đồng nghĩa với chất lượng cao. Nhưng cũng đừng ham rẻ, "của rẻ là của ôi", đừng mong mua được hàng chất lượng cao với giá quá thấp, và cũng không có khái niệm "sale" trong giáo dục, nếu trường nào đó quảng cáo khóa học MSc <6,000 GBP, cũng nên đưa ra khỏi danh sách xem xét.
    Yêu cầu tiếp theo: có ngành học mà bạn mong muốn? Khi xem xét tiêu chí này bạn nên tham khảo ở công ty tư vấn du học, sau đó vào website của trường, xem lướt qua tên các khóa học có liên quan đến ngành mình quan tâm, sau đó kiểm tra các môn học cụ thể của từng khóa học để tìm ra khóa học đúng với mong muốn của mình nhất, đây là việc bắt buộc phải làm nếu bạn thực sự không muốn sau này hối hận vì đã không dành đủ thời gian để tìm hiểu kỹ về khóa học của mình. Đây là lỗi rất thường gặp, nguyên nhân thường do quá tin công ty tư vấn du học, hoặc chỉ xem tên mà không kiểm tra cụ thể khóa học mình sẽ đăng ký. Ví dụ thực tế, có một bạn đến khi bắt đầu học mới phát hiện ra khóa MSc in Finance của mình có quá nhiều môn học liên quan đến Accounting, và chỉ khác khóa M.Acc có 1/6 môn học, mà bạn ấy từ trước đến giờ không muốn dính đến Accouting một chút nào. Có thể trong quá trình chọn trường, bạn sẽ biết thêm một số phân ngành mới và sát với mong muốn của mình hơn, lúc này có thể vừa chọn trường, vừa điều chỉnh lại phân ngành học.
    Vậy là bạn đã có một danh sách các trường có khóa học bạn mong muốn với mức học phí phù hợp. Giờ là lúc cân nhắc giữa các trường còn lại để chọn ra trường có chất lượng tốt nhất.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này