1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Du học Anh-Scotland-Ireland và các vấn đề có liên quan-PHẦN 2 (các bài có liên quan đến du học UK po

Chủ đề trong 'Du học' bởi Tropical_Jungle, 06/11/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tropical_Jungle

    Tropical_Jungle Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2002
    Bài viết:
    1.834
    Đã được thích:
    320
    Du học Anh-Scotland-Ireland và các vấn đề có liên quan-PHẦN 2 (các bài có liên quan đến du học UK post ở đây)

    Chủ đề cũ đã lên đến 99, mời các bạn tiếp tục ở đây. Bác Bizman có nói đến chuyện mở topic mới chuyên về ngành Finance, Biz....em thấy cũng hợp lý, nhưng mà mở topic mới, bác và mọi người học ngành này bỏ sang topic đó hết, bỏ lại mấy bạn học ngành khác bơ vơ ở topic này, lại mốc meo ra thì hỏng...


    Phần 1 ở đây: [topic]1022542[/topic]
  2. BizMan

    BizMan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    1.893
    Đã được thích:
    0
    Em xí phần làm phát đầu tiên, ko đc mở topic mới thì em post lại bài cũ
    Master in Finance: kinh nghiệm chọn ngành học
    Master in Finance: kinh nghiệm chọn ngành học magnify
    Tình hình sang đây mới giật mình vì dân Việt Nam & Asia sang đây học Finance nhiều quá. Cái khoa Economics của mình cứ hỏi dân Á thì chắc chắn là học Finance hoặc các ngành có liên quan, lên khắp các forum du học thì 10 người hỏi thông tin đi học master thì 9 hỏi về Finance. Hình như phong trào MBA cách đây mấy năm đã lắng xuống, phong trào Finance đang lên, có lẽ ăn theo trào lưu "nhà nhà buôn chứng khoán, ngành ngành mở ngân hàng" trong 2 năm vừa rồi. Khoan hãy nói đến hiệu quả hay tương lai của việc đầu tư đi học M.Sc in Finance ở nước ngoài, có điều khi quyết định chọn ngành Finance, các du học sinh tương lai nên quyết định dựa vào các câu hỏi sau:
    1. Sau khi tốt nghiệp bạn muốn làm trong lĩnh vực nào?
    Finance chỉ là lĩnh vực chung, có rất nhiều ngành nhỏ như Banking, Securities, Investment, Corporate Governance... Ví dụ như sau này bạn muốn làm cho các quỹ đầu tư nên chọn ngành Finance & Investment, làm ngân hàng chọn Finance & Banking, quay về làm cho các tổ chức nhà nước nên học Financial Economics, làm cho bộ phận tài chính của các công ty nên học Accounting & Finance or Financial Management ...
    2. Các module học có thực sự phù hợp với mong muốn của bạn?
    Cần xem xét cẩn thận các môn học trong khóa học của bạn, đừng bị đánh lừa bởi chỉ cái tên của khóa học. Có nhiều trường cố ghép những môn không phù hợp với mục đích của khóa học, ví dụ như học về Financial Management lại có môn Public Finance. Việc học được thêm một điều gì đó không bao giờ là thừa, nhưng bạn đã phải trả một số tiền lớn và hy sinh một thời gian khá dài cho việc đi học master, hãy cố gắng chọn những gì hiệu quả nhất có thể. Bạn cũng đã học quá nhiều điều chung chung ở đại học, vậy cũng không nên chọn những khóa học có quá nhiều môn học mang tính chung chung, kiểu như Globlisation and Development, hay IMF and World Bank, đơn giản vì bạn đi học về để đi kiếm tiền, cần những kỹ năng cụ thể để làm việc hơn là hiểu biết về các vấn đề quá vĩ mô.
    3. Số lượng các môn học có phù hợp với thời gian học?
    Thường một khóa M.Sc, ví dụ ở UK, có từ 6-8 môn học, chia làm 2 kỳ học, mỗi kỳ 10 tuần học, chưa kể thi, kỳ thứ ba là kỳ viết dissertation. Thời gian lên lớp của mỗi môn cũng không nhiều thường từ 20h cho cả môn, có thể có thêm các buổi thực hành ở lab, còn lại chủ yếu là tự học. Theo kinh nghiệm của những người đã học thì cứ tương ứng với 1h trên lớp cần có 4h tự nghiên cứu, đọc sách, làm bài tập. Như vậy với 20h/lớp bạn cần có 80h tự học, nhân với 3-4 môn/ kỳ, vậy là bạn cần 240 - 320h tự học cho tất cả các môn trong một kỳ. Như vậy nếu ngày nào bạn cũng học hành một cách rất chăm chỉ thì cần từ 5-7h self-study. Chưa kể nếu ngôn ngữ của bạn chưa thật vững, bạn là người chưa quen với phong các học tập nước ngoài, thời gian để có thể tiêu hóa cùng một khối lượng kiến thức có thể cần gấp rưỡi đến gấp đôi một sinh viên bản địa. Ngoài ra còn thời gian nghỉ ngơi, đi làm thêm và vô số hoạt động khác của một con người. Có một số trường thiết kế các khóa học có đến 10-12 môn học, với yêu cầu tương tự như trên, do vậy bạn nên xem xét kỹ số lượng các môn học như vậy có quá nhiều không? Bạn có đủ sức để học tốt khóa đó không? Số lượng môn học quá nhiều sẽ dẫn đến việc nội dung không tập trung, dàn trải, mất thời gian và không hiệu quả. Thà học ít mà sâu còn hơn biết nhiều mà không có gì thực sự hiểu kỹ cả.
    Trên đây là một số kinh nghiệm trong việc chọn các khóa học liên quan đến ngành Finance, nếu có thời gian tôi xin viết thêm về việc chọn trường sau. Những kinh nghiệm này tôi có được sau khi đã tham khảo rất nhiều người đã tốt nghiệp, và vô tình may mắn thực hiện đúng các bước như trên, theo kiểu "gà có trước trứng". Hy vọng giúp ích được phần nào cho những ai đang băn khoăn tìm một khóa học phù hợp cho mình.
  3. BizMan

    BizMan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    1.893
    Đã được thích:
    0
    Kinh nghiệm chọn trường (part 1)
    Kinh nghiệm chọn trường (part 1) magnify
    Vậy là ít nhất trong đầu bạn đã có một dự định nào đó về ngành mà bạn muốn theo học, xin nhấn mạnh khái niệm ngành ở đây là một phân ngành chuyên môn nhỏ, cụ thể như "Financial Economics" hay "Investment Banking & Finance" ... chứ không chung chung kiểu như Business hay Finance gì đó. Việc tiếp theo, quan trọng không kém, là chọn trường. Tiêu chí để chọn trường cần thỏa mãn một số các yêu cầu cụ thể chứ không chỉ đơn giản là chất lượng cao hay học phí rẻ.
    Bước khởi động: lập một danh sách các trường mà bạn quan tâm. Lý do bạn đưa một trường nào đó vào danh sách này không cần quá cụ thể hay nhất định phải liên quan đến học hành, có thể do trường đó có danh tiếng tốt, có người đã từng được giải Nobel, do bạn được công tư vấn giới thiệu, do bạn có một người bạn đang học ở đó, do trường đó có những tòa nhà rất cổ, do vùng đó có phong cảnh đẹp, do được kể vùng đó phụ nữ rất xinh, đàn ông rất đẹp trai :-)), hay đã từng nhìn đâu đó có một bức ảnh chụp trường đó rất đẹp ... tóm lại là bất cứ một lý do tích cực nào. Tham khảo mọi nguồn thông tin có thể, có 2 nguồn chính là các triển lãm du học/ công ty tư vấn du học và Internet. Đừng ngại đến một công tư tư vấn du học nào đó vì sợ họ lừa đảo hay lấy tiền của bạn, những việc như vậy đã từng xảy ra nhưng không phải ở các công ty lớn và có uy tín. Một công ty tư vấn du học làm ăn uy tín thường có nguồn tài liệu về các trường khá phong phú, nhân viên tư vấn chuyên nghiệp, nhiệt tình, giúp đỡ bạn chọn trường, xin học bổng, làm thủ tục xin visa, và cuối cùng không thu bất cứ một đồng nào của sinh viên đi học master, họ sẽ được trường trả phí giới thiệu sinh viên. Cách tốt nhất để tìm một công ty như vậy là hỏi những người đã từng đi học qua tư vấn.
    Tiêu chí đầu tiên: chi phí của khóa học. Căn cứ vào tình hình tài chính hay học bổng mà bạn/gia đình bạn có được, hay vạch sẵn ra số tiền mà bạn có thể chi trả cho khóa học của mình. Chi phí học tập tại nước ngoài bao gồm 2 khoản chính: học phí và chi phí sinh hoạt. Học phí của một khóa học MSc các ngành xã hội ở UK thường dao động trong khoảng từ 8,000 - 13,000 GBP, tùy theo từng trường. Chi phí sinh hoạt bao gồm các khoản ăn, ở, đi lại, điện, nước, gas, sách vở, quần áo và tiền tiêu vặt. Các trường thường đề nghị sinh viên chuẩn bị mức sinh hoạt phí từ 600 - 700 GBP/tháng (7,000 - 9,000 GBP/năm), đây là sinh hoạt theo kiểu sinh viên bản địa và ở ký túc xá của trường, còn với đa phần sinh viên VN số tiền này thường thấp hơn, rơi vào khoảng 400-500 GBP/tháng (5,000 - 6,000 GBP/năm) do các bạn không ở ký túc xá của trường mà thuê chung một căn hộ và tự nấu nướng. Chi phí thấp kỷ lục mà tôi được chứng kiến là 250 GBP/tháng, do các bạn đó ở vùng có giá thực phẩm thấp, thuê được nhà rẻ, ăn uống chung và ở gần trường nên hầu như không tốn chi phí đi lại. Khi xem thông tin về khóa học, hãy xem mục học phí đầu tiên và đưa ra khỏi danh sách những trường có học phí không nằm trong khả năng chi trả của mình. Học phí cao không đồng nghĩa với chất lượng cao. Nhưng cũng đừng ham rẻ, "của rẻ là của ôi", đừng mong mua được hàng chất lượng cao với giá quá thấp, và cũng không có khái niệm "sale" trong giáo dục, nếu trường nào đó quảng cáo khóa học MSc <6,000 GBP, cũng nên đưa ra khỏi danh sách xem xét.
    Yêu cầu tiếp theo: có ngành học mà bạn mong muốn? Khi xem xét tiêu chí này bạn nên tham khảo ở công ty tư vấn du học, sau đó vào website của trường, xem lướt qua tên các khóa học có liên quan đến ngành mình quan tâm, sau đó kiểm tra các môn học cụ thể của từng khóa học để tìm ra khóa học đúng với mong muốn của mình nhất, đây là việc bắt buộc phải làm nếu bạn thực sự không muốn sau này hối hận vì đã không dành đủ thời gian để tìm hiểu kỹ về khóa học của mình. Đây là lỗi rất thường gặp, nguyên nhân thường do quá tin công ty tư vấn du học, hoặc chỉ xem tên mà không kiểm tra cụ thể khóa học mình sẽ đăng ký. Ví dụ thực tế, có một bạn đến khi bắt đầu học mới phát hiện ra khóa MSc in Finance của mình có quá nhiều môn học liên quan đến Accounting, và chỉ khác khóa M.Acc có 1/6 môn học, mà bạn ấy từ trước đến giờ không muốn dính đến Accouting một chút nào. Có thể trong quá trình chọn trường, bạn sẽ biết thêm một số phân ngành mới và sát với mong muốn của mình hơn, lúc này có thể vừa chọn trường, vừa điều chỉnh lại phân ngành học.
    Vậy là bạn đã có một danh sách các trường có khóa học bạn mong muốn với mức học phí phù hợp. Giờ là lúc cân nhắc giữa các trường còn lại để chọn ra trường có chất lượng tốt nhất. (Vui lòng xem phần 2)
  4. BizMan

    BizMan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    1.893
    Đã được thích:
    0
    Kinh nghiệm chọn trường (part 2)
    Kinh nghiệm chọn trường (part 2) magnify
    Vậy thế nào là trường có chất lượng tốt? Đa phần các du học sinh tương lai thường dựa vào ranking của các trường do một số báo ở UK như Times hay The Guardian đánh giá, điều này không sai nhưng không hoàn toàn đúng. Những bảng đánh giá dạng như thế này đều không chính thức, tiêu chí đánh giá cũng rất đa dạng, không giống nhau, do đó một trường ở bảng xếp hạng này có thể nằm trong top 10 nhưng sang bảng khác chỉ nằm trong top 30 là chuyện thường gặp. Không hề có một bảng xếp hạng chính thức nào của cơ quan quản lý giáo dục UK xếp hạng các trường đại học cả. Hãy xem xét các tiêu chí dưới đây:
    Lịch sử của trường. Thực tế cho thấy là ở các nền giáo dục lâu đời như ở châu Âu hay Mỹ, trường đại học nào có tuổi đời càng cao, càng được xã hội coi trọng và có nhiều sinh viên bản địa muốn theo học. Cũng như ở bất kỳ xã hội nào, các cơ sở giáo dục bậc đại học là nơi tập trung hàm lượng chất xám cao nhất, có chất lượng nhất, và trường có tuổi đời càng cao thì khả năng tích lũy và kế thừa chất xám, thu hút, hội tụ nhân tài càng cao. Tuổi đời cao cũng đồng nghĩa với việc tiềm lực tài chính tốt hơn, được nhà nước chú ý đầu tư hơn, do đó cơ sở vật chất cho nghiên cứu, giảng dạy và các hoạt động ngoại khóa cũng tốt hơn các trường khác. Ở UK thì chuyện một trường ĐH 100-200 tuổi là phổ biến, các trường lâu đời nhất gồm có Oxford và Cambridge (hơn 800 năm), St. Andrews (600), Glasgow (~600), Edinburgh (500). Đa số các trường lâu đời nhất của UK nằm trong Rusell Group (tham khảo link cuối bài).
    Ranking. Như đã nói ở trên, các bảng ranking là không chính thức, do vậy không nên coi đây là nguồn thông tin duy nhất để so sánh các trường, nhưng đáng để tham khảo vì đa số do các tờ báo có uy tín thực hiện. Vậy dùng bảng ranking như thế nào? Hãy bỏ qua ranking "chung" của trường và chú ý đến xếp hạng của trường theo ngành học. Một trường đào tạo rất nhiều ngành nhưng thường chỉ có một vài ngành mũi nhọn, ranking chung của trường có thể không cao nhưng họ có thể có một (vài) ngành nào đó thuộc hàng top của UK. Không có ranking các trường cho riêng ngành Finance, hãy xem ranking các trường định chọn trong nhóm ngành Business Studies hoặc Accouting and Finance. Chất lượng đào tạo ở UK khá đồng đều, do vậy trừ các trường nằm trong top 5-10, chất lượng đào tạo của đa số các trường ở nhóm giữa (20-50,60) không chênh lệch nhau nhiều. Hơn nữa, dạy là một chuyện, học thế nào lại là chuyện khác, học một trường top không có nghĩa là đương nhiên sau khi ra trường bạn sẽ thuộc hàng top, không có chuyện "đút một con bò vào Oxford hay Cambridge, đầu kia tự nhiên sẽ ra một thiên tài" (trích lời một người đang nghiên cứu PhD tại UK)
    Yêu cầu của trường. Đa số các trường đều có yêu cầu cụ thể về tiêu chuẩn để cấp admission: GPA? IELTS? Kinh nghiệm làm việc? ... Tuy nhiên những điều này không phải là tuyệt đối. Mỗi trường ĐH ở UK là một doanh nghiệp, và doanh nghiệp thì cần (tiền của) khách hàng. Một sinh viên nước ngoài thường phải trả mức học phí cao hơn sinh viên UK & EU từ 2-3 lần, do vậy thu hút sinh viên nước ngoài luôn là ưu tiên số một khi các trường vào mùa tuyển sinh. Đừng e ngại nếu bạn lỡ thiếu một chút điểm IELTS, GPA hơi thấp một chút, hay kinh nghiệm chưa đủ theo yêu cầu. Đa số các trường "nói vậy mà không phải vậy" :-).
    Môi trường sống. Đầu tiên nên quay lại vấn đề chi phí, lúc này hãy xem xét đến chi phí sinh hoạt nơi bạn dự định học, như đã nói ở trên, chi phí chênh lệch nhau khá nhiều giữa các vùng, đắt nhất là London và giảm dần tùy theo các khu vực khác nhau. Tuy nhiên thực tế cho thấy, không phải những vùng nông thôn hay thành phố nhỏ thì chi phí sinh hoạt thấp hơn các thành phố đông đúc, ở những nơi như vậy du học sinh thường có ít lựa chọn hơn khi đi chợ, mua sắm, đi lại và số tiền tiết kiệm được so với số phải bỏ ra thêm chẳng đáng là bao. Hơn thế nữa, du học bao gồm cả "học" và "du", "học" ở trường để lấy kiến thức và "du" để trải nghiệm cuộc sống, học những điều hay của nơi mình sống. Vì vậy hãy tránh những nơi quá heo hút, vắng vẻ, cuộc sống sẽ khá tẻ nhạt và bất tiện. Đặc biệt với các bạn có ý định làm thêm trong thời gian học thì càng nên chú ý, tìm được part-time job ở những nơi ít dân cư là khá khó khăn. Cách tốt nhất để có thông tin về chi phí và sinh hoạt ở những nơi bạn dự định đến là liên lạc trực tiếp với những người đã/đang học ở đó. Hãy tìm những người bạn như vậy ở các website có nhiều du học sinh, đa số mọi người đều rất sẵn lòng trả lời các câu hỏi của bạn.
    Ngoài ra, một điểm cần chú ý là khá nhiều trường có tên tuổi, chất lượng tốt ở UK không chú ý nhiều đến Việt Nam, ít làm marketing tại VN nên ít được SV VN biết đến, do vậy hãy kết hợp nhiều nguồn thông tin để có được một danh sách lựa chọn tốt nhất. Mong muốn học trường có ít hay nhiều sinh viên VN là tùy bạn, nhưng ít đôi khi tốt hơn nhiều, bạn sẽ có thể tập trung tốt hơn cho việc học.
    Cuối cùng, chọn ngành học, chọn trường, apply là những việc khá gian nan và tốn nhiều thời gian, công sức. Không có một công thức tuyệt đối nào cho những việc này, hãy bắt đầu sớm nhất có thể, vừa làm vừa rút kinh nghiệm và điều chỉnh, tích cực la cà hỏi han, và mạnh dạn apply. Với kinh nghiệm hàng trăm năm, họ là người biết rõ nhất bạn có thuộc đối tượng họ nhắm đến không, bị một trường ranking thấp hơn từ chối không có nghĩa là bạn không có cơ hội với những trường cao hơn. Đừng chờ đợi đến kỳ sau hay sang năm nếu bạn đã thật sự sẵn sàng vì thời gian thực sự là tiền bạc. Kiên trì, nhẫn nại và chủ động, chắc chắn bạn sẽ tìm được ngành học và trường phù hợp nhất với khả năng và điều kiện của bản thân.
    Chúc bạn may mắn!
    Glasgow, 03/11/2008
    H.Nam
    ---------------------------------------------------------------------------------------------------
    Vài website tham khảo thông tin:
    1. Website chính thức về các trường UK của chính phủ Anh: www.hero.ac.uk
    2. Russell Group:
    http://www.hero.ac.uk/uk/reference_and_subject_resources/groups_and_organisations/groups_and_organisations_a_to_z/russell_group.cfm
    http://en.wikipedia.org/wiki/Russell_Group
    3. Ranking ngành Business của Times:
    http://extras.timesonline.co.uk/tol_gug/gooduniversityguide.php?subject=BUISINESS
    4. Ranking ngành Accounting &Finance của Times:
    http://extras.timesonline.co.uk/gug/gooduniversityguide.php?AC_sub=Accounting+and+Finance&x=31&y=13&sub=0
    5. Ranking của Guardian:
    http://browse.guardian.co.uk/education?SearchBySubject=&FirstRow=0&SortOrderDirection=0&SortOrderColumn=GuardianTeachingScore&Subject=Business+and+management+studies&Institution=
    6. University Guide của Guardian: http://education.guardian.co.uk/universityguide2009
  5. allroadsleadtoRome

    allroadsleadtoRome Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    2.770
    Đã được thích:
    24
    HỌC BỔNG DU HỌC ANH
    1. Bậc tiến sĩ:
    a. Học bổng của Bộ Giáo dục Việt Nam, còn gọi là học bổng 322.
    b. Link: www.jobs.ac.uk
    2. Bậc thạc sĩ:
    a. Học bổng du học Anh nổi tiếng/danh giá nhất là Chevening
    Học bổng này thường bắt đầu call for application vào tháng 8 và hết hạn nộp hồ sơ vào cuối tháng 11.
    Link: http://ukinvietnam.fco.gov.uk/en/working-with-vietnam/chevening-scholarship-scheme/
    Các link hỗ trợ trên Box Du học:
    Chia sẻ kinh nghiệm apply học bổng Chevening:
    http://www10.ttvnol.com/forum/Duhoc/971834.ttvn
    Kinh nghiệm phỏng vấn Chevening:
    http://www10.ttvnol.com/forum/Duhoc/869963.ttvn
    b. Học bổng của Bộ Giáo dục Việt Nam, còn gọi là học bổng 322.
    c. Học bổng của các trường.
    Hầu như trường nào ở Anh cũng có học bổng cả. Ai có nhu cầu thì vào mục Scholarships/Financial Aid của trường mình định xin học để tìm hiểu.
    Tuy nhiên các học bổng du học Anh thường rất competitive.
    1 số trường (như Sunderland...) thì có chính sách giảm 1.500 bảng học phí cho sinh viên đến từ Đông Nam Á, trong đó có VN.
    Được allroadsleadtoRome sửa chữa / chuyển vào 20:45 ngày 06/11/2008
  6. allroadsleadtoRome

    allroadsleadtoRome Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    2.770
    Đã được thích:
    24
    Bài viết của bác minhuk
    Để mở màn cho topic mới lập về du học UK của bác người rừng, tôi giới thiệu các bạn một số trang web học bổng ở Anh Cát Lợi, Tô Cách Lan, Ái Nhĩ Lan và xứ Gan mà sinh viên Việt Nam có thể apply.
    Search học bổng sau đại học ở UK: www.jobs.ac.uk
    Học bổng ORS: http://www.universitiesuk.ac.uk/ors/
    Học bổng Dorothy Hodgkin (tuyển hằng năm): http://www.rcuk.ac.uk/hodgkin/default.htm
    Học bổng Chevening: http://www.chevening.com/
    Học bổng liên minh các trường ở Tô Cách Lan (tuyển hàng năm) : http://www.supa.ac.uk/
    Học bổng chính phủ Ái Nhĩ Lan (tuyển hằng năm) http://www.ircset.ie/grant_schemes/postgrad.html
  7. gresun

    gresun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2008
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Em moi la ca vao day nhung thay topic nay thuc su rat huu ich den tung chi tiet nho cho nhung nguoi dang chuan bi tim duong ra "the gioi". Em muon vote cho cac bac nay qua ma khong biet lam the nao?????!!!!!!!!
  8. allroadsleadtoRome

    allroadsleadtoRome Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    2.770
    Đã được thích:
    24
    Visa đi Anh:
    Link: http://ukinvietnam.fco.gov.uk/vi/visas/how-do-i-apply/
    http://www10.ttvnol.com/Duhoc/967840/trang-2.ttvn
    Được allroadsleadtoRome sửa chữa / chuyển vào 00:13 ngày 07/11/2008
  9. forgetmenot

    forgetmenot Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Các Mod box Du học ơi! Sao Box mình không tạo thêm các Sub-box cho các chủ để cho các bạn mới dễ theo dõi nhỉ ???
    VD
    Du học Anh
    - Các trường
    ++Trường Trung Học
    ++Trường Đại học
    ++Trường Ngoại Ngữ
    -Đời sống
    ++Anh
    +++London
    +++Manchester
    +++...
    ++Wales
    ++Ireland
    -Việc làm thêm
    ...
    -Học bổng
    ...
    -Vé máy bay
    +Về VN
    +Từ VN
    -Du lịch, khám phá
    ...
    Chat chit, làm quen
    ...
    Như vậy các bạn khác có thể dễ dàng nắm bắt thông tin, còn trong Topic 1 cả 99 trang nhưng cũng chỉ 1/3 là có thông tin thôi
  10. allroadsleadtoRome

    allroadsleadtoRome Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    2.770
    Đã được thích:
    24

    Trích từ bài của Toc_xuan viết lúc 21:52 ngày 30/06/2008:
    --------------------------------------------------------------------------------
    Một người bạn của mình vừa từ Sunderland về bảo là từ năm nay chính phủ Anh đã có chính sách cho phép sinh viên được ở lại Anh thêm 2 năm để làm việc sau khi hoàn thành chương trình học. mình đã tìm kiếm thông tin về vấn đề này nhưng chưa tìm ra. Có bạn nào biết thông tin này thì chia sẻ cho những ai đang quan tâm đi Anh như tớ với
    --------------------------------------------------------------------------------
    Phần trả lời của NCD:
    Đồng chí này cập nhật tin nhanh thế
    Vừa vào lại trang web http://www.bia.homeoffice.gov.uk/ thì quả nhiên cả 3 cái:
    Science and Engineering Graduates Scheme (SEGS) - ở lại 1 năm
    International Graduates Scheme (IGS) - ở lại 1 năm
    Fresh Talent: Working in Scotland Scheme (FT:WISS) - ở lại 2 năm
    đều bị xóa và thay vào là cái Post-study workers, bắt đầu có hiệu lực từ hôm nay: 30 June 2008.
    Nhìn chung cái này dựa trên hệ thống tính điểm (bắt chước bọn Canada), các tiêu chuẩn vẫn thế:
    - Original certificate of award
    - Original letter from the academic institution where you studied
    - Original passport/s or travel document/s containing the relevant grant/s of leave in the United kingdom for the period during which you studied and/or conducted research for your eligible qualification in the United Kingdom
    - English language ability (cái này chả cần chứng minh, vì khi có bằng là nó tự động chấm điểm cái này luôn)
    - Maintenance (Funds)
    personal bank statements covering a period of 3 months; savings account pass book/s covering a period of 3 months..
    Nhưng cái này có điểm hay là có thể kéo vợ, chồng, con cái sang thoải mái. Đọc đoạn này hơi bị buồn cười: "...Partners (married, unmarried, same ***) must intend to live together and the relationship must be subsisting..".
    Đúng là cái này thì được 2 năm thật, nhưng bọn nó cũng nói: "...If you are granted permission to stay as a post-study worker, we expect that you will switch into another tier of the points-based system as soon as you are able to..." tức là ám chỉ cái "Highly skilled workers". Nếu sang cái này thì được work permit 5 năm.
    Phù, công đoạn đọc đã xong, các bạn muốn biết chi tiết hơn thì vào theo link sau:
    http://www.ukba.homeoffice.gov.uk/workingintheuk/tier1/poststudy/
    và cách tính điểm
    http://www.ukvisas.gov.uk/en/howtoapply/infs/inf25pbspoststudywork
    Được allroadsleadtoRome sửa chữa / chuyển vào 01:25 ngày 07/11/2008
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này