1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Du học - Đôi điều tản mạn

Chủ đề trong 'Du học' bởi CXR, 09/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Scorps

    Scorps Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    723
    Đã được thích:
    1
    Chuyện bác hay quá bác CXR ơi.Bác kể tiếp đi nhé.Thành phố bác có bờ biển thì cũng giống thành phố em,ngay cạnh bờ biển.

    Tell me whom you love and I will tell you who you are.
  2. Gangster__

    Gangster__ Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2002
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    1
    bác kể tiếp đi bác... để em xem cuộc sống ở mấy nước phát triển hơn Nga ngố nó có vui vẻ và dể chịu hơn bên em không.. hu hu ... đi du học đúng là đi đày ... !
  3. Gangster__

    Gangster__ Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2002
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    1
    bác kể tiếp đi bác... để em xem cuộc sống ở mấy nước phát triển hơn Nga ngố nó có vui vẻ và dể chịu hơn bên em không.. hu hu ... đi du học đúng là đi đày ... !
  4. A_li_bo_bo

    A_li_bo_bo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2002
    Bài viết:
    3.033
    Đã được thích:
    0
    Bác kể tiếp đi thôi,a để mọi ngưòi khái quát được cuộc sống du học cái.Bây giờ tốt nghiệp chưa
    KHÔNG NGHĨ MÌNH Ở VỊ TRÍ THỨ NHẤT NHƯNG CŨNG KHÔNG ĐỂ MÌNH Ở VỊ TRÍ THỨ HAI
  5. A_li_bo_bo

    A_li_bo_bo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2002
    Bài viết:
    3.033
    Đã được thích:
    0
    Bác kể tiếp đi thôi,a để mọi ngưòi khái quát được cuộc sống du học cái.Bây giờ tốt nghiệp chưa
    KHÔNG NGHĨ MÌNH Ở VỊ TRÍ THỨ NHẤT NHƯNG CŨNG KHÔNG ĐỂ MÌNH Ở VỊ TRÍ THỨ HAI
  6. CXR

    CXR Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2003
    Bài viết:
    1.073
    Đã được thích:
    24
    Cám ơn các bác đã ủng hộ. Tớ tốt nghiệp lâu rồi .. nên giờ mới có chuyện mà tào lao với các bác như thế này chứ .. Mời các bác nghe tiếp nhé ...
    Những người bạn: Có lẽ điều may mắn nhất của cuộc đời du học sinh là việc có điều kiện tiếp xúc với xã hội bên ngoài, kết bạn với người thuộc nhiều sắc tộc và các nền văn hoá khác nhau. Tôi thuộc vào loại ai cũng chơi được nên trong mấy năm ở Perth, tôi có rất nhiều bạn, ta cũng như tây. Trong khu ký túc xá tôi ở lúc bấy giờ, cả mấy trăm sinh viên thì đứa nào cũng hoặc là bạn của tôi, hoặc là bạn của một đứa bạn tôi. Mọi người nói tôi là một điểm ?okỳ dị? của thuyết ?o6 degrees of separation? ?
    Người ta bảo, ?ohọc thầy không tày học bạn? - Quả đúng như thế, từ những người bạn của mình, tôi học được nhiều thứ - Tôi học ? uống rượu, học nhảy disco, nhảy rap, học đi bar và night club. Nhưng bên cạnh đó tôi cũng đã cảm thụ được rất nhiều đức tính. Trong 4 năm ở Perth, có khoảng 4-5 người có ảnh hưởng lớn tới cách tôi nhìn nhận cuộc sống, những người đã làm cho tôi thực sự khâm phục ?
    Bạn ta: Đã là bạn thì không nên phân biệt bạn ta hay bạn tây, nhưng vì có sự khác nhau trong phong cách và nhận thức, nên tôi viết riêng rẽ cho dễ đọc. Người bạn Việt nam đầu tiên của tôi ở Perth tên là Hưng. Hưng thực ra học trên tôi một khoá từ hồi phổ thông trung học, nhưng hồi đó bọn tôi chỉ gọi là biết mặt nhau thôi, chứ không thân gì (lớp trên với lớp dưới không ?ochoảng? nhau là may rồi). Hưng qua Perth trước tôi hơn 2 năm. Vốn là ?ocon một? nên ở nhà chắc Hưng thuộc loại ?ocông tử bột?, nhưng khi được ném vào đời, Hưng có vẻ thích nghi nhanh. Hưng học rất giỏi và ít khi thấy phàn nàn về cuộc sống (không như tôi). Dù là ?ocông tử bột?, nhưng Hưng hơn hẳn tôi về khoản ?obếp núc?. Nghe nói trước khi đi Úc, mẹ Hưng cho Hưng theo một khóa nấu ăn ?ochuyên nghiệp?, nên thấy món ?osơn hào hải vị? nào Hưng cũng biết làm cả. Tuy nhiên, biết làm và làm cũng rất khác nhau. Món ăn hiệu quả nhất mà tôi học được ở Hưng là món chả nướng - thịt băm viên nhồi hành tỏi hạt tiêu rồi cho vào lò nướng. Có thời gian 3 đứa: Hưng, Phát và tôi (Phát sẽ được nói đến sau) nấu ăn chung. 10 bữa đến phiên Hưng nấu phải có chín bữa 3 thằng được ăn món chả nướng này, còn bữa thứ mười để đổi khẩu vị ? Hưng cho mấy viên chả vào chảo ? rán. Tôi biết tài Hưng một cách rất tình cờ. Hôm đó, không hiểu mấy cô bạn đi chợ ở đâu mua được con cá còn tươi roi rói cho 3 thằng. Tôi và Phát đang trợn mắt nhìn nhau thì thấy Hưng xắn tay áo lên cạo cạo, chặt chặt ? rồi sai tôi với Phát chạy nhặng xị ngậu đi mua gia vị - Khoảng 1 tiếng sau, đĩa cá sốt cà chua thơm phức được bày lên bàn ăn. Tôi và Pháp vừa ăn vừa nhìn Hưng với con mắt ?ovô cùng ngưỡng mộ?. Hưng là người ít nói, nhưng lúc nào có việc, Hưng luôn hiện diện và hết lòng vì bạn.
    Phát là người bạn thứ 2 tôi quen. Phát hơn tôi khoảng 7 tuổi, nhưng nhất định không chịu cho tôi gọi bằng anh (lý do của Phát rất đơn giản, Hưng có gọi Phát bằng anh đâu mà tôi gọi ?" và cũng vì tôi không gọi Phát bằng anh nên không thể gọi Hưng bằng anh). Điều tôi khâm phục nhất ở Phát là ý chí. Năm 13 tuổi, Phát một mình lênh đênh trên thuyền vượt biển. Phát nói, sang đến ngày thứ hai, không thấy bố mẹ và anh chị em đâu cả, Phát lúc đó mới biết rằng mình đang theo đoàn vượt biên. Phiêu bạt qua Úc, một thân một mình tự lo ăn học cả 10 năm. Sau đó Phát thu xếp thủ tục, đón cả gia đình, bố me, các chị và các em, 9 người sang. Hồi đó, để bảo lãnh cho một người cần phải có mấy nghìn đô trong nhà bank. Phát đã từng phải làm 2 việc một lúc, 16 tiếng một ngày. Một trong 2 việc của Phát là làm trong nhà xẻ thịt. Nghe Phát kể, ở chỗ làm của Phát, chẳng có mấy người còn nguyên vẹn cả 10 ngón tay ?" Tôi không thể hình dung được sự nặng nhọc của công việc này, nhưng chí ít cũng thấy được sự nguy hiểm, nhất là khi trước đó 8 tiếng Phát còn phải làm một công việc khác. Sau khi đã đưa được gia đình sang rồi, Phát vẫn luôn vừa đi học (full time) vừa đi làm (full time) - Hỏi thì Phát bảo Phát quen như vậy rồi, không đi làm, rảnh quá, thấy nó bứt rứt trong người. Tuổi thơ của Phát gắn liền với những lo toan và vật lộn trong cuộc sống. Phát rất thật thà (đến khờ khạo), nên rất dễ bị người khác lừa. Có lẽ vì thế mà tôi và Hưng tự thấy ?ocó trách nhiệm? với chuyện tình cảm của Phát. Đầu tiên là Hưng, chẳng hiểu làm cách nào Hưng giới thiệu được Phát với một cô ca sĩ rất nổi ở Việt nam thời bấy giờ. Và thế là Phát đâm đầu vào yêu một cách cuồng nhiệt. Thỉnh thoảng, vừa đi học về, đầu đang đau như búa bổ, tôi lại bị Phát lôi sang xem băng video ?oem vừa gửi qua?. Có lẽ vì những lúc như vậy mà hồi đó tôi chẳng ?oái mộ? cô ca sĩ này chút nào .. chỉ gần đây bắt đầu nghe lại nhạc Việt nam, mới thấy cô ấy hát cũng khá hay. Được hơn năm thì Phát chán cảnh ?okẻ Nam người Bắc? nên tuyên bố ?ocắt đứt? (chẳng biết cô ca sĩ kia hồi đó có yêu Phát tí nào không?!). Sau vụ này, Hưng và tôi càng ?ogắt gao? hơn trong quan hệ của Phát. Phát không đẹp trai tí nào, lại ?okhờ khờ?, thế mà chẳng hiểu sao nhiều cô cứ theo đuổi ?oxin chết?. Qua chuyện của Phát, tôi nghiệm ra rằng, các cô nhà mình phần lớn là thích các chàng ?okhờ khạo dễ bảo? ? ? Có hôm chạy quanh ký túc xá tìm Phát cả tiếng đồng hồ chẳng thấy, đến khi tìm được rồi, tôi hỏi Phát nãy giờ đi đâu ?" Phát trả lời rất vô tư ?otại có cô bé người Singapore cứ tới cưa Phát nên Phát trốn trong ? toilet?. Trước khi tôi rời Úc khoảng 6 tháng, Phát có tình cảm với một cô bé khá nhỏ tuổi. Bọn tôi nhào lại can ngăn .. nhưng Phát kiên quyết lắm, nhất định không chịu nghe. Phát nói nếu không yêu được cô bé này, Phát sẽ đi tu (Phát theo đạo, nên đi tu nghĩa là đi học để thành Cha cố sau này). Nhưng rồi đùng một cái, Phát tuyên bố chia tay ?" Lý do đơn giản là tại Phát chỉ muốn sau này có 2 con mà cô bé ấy thì cứ muốn 4 cho vui nhà vui cửa, như vậy là không hợp nhau rồi. Phát, bạn tôi, là thế đấy ? thế nhưng trong tất cả những người tôi đã từng gặp, Phát là người tôi đã học được rất nhiều điều. Một tính cách nữa của Phát mà tôi rất quí, đó là Phát rất hiểu giá trị của đồng tiền, không bao giờ vung phí, nhưng khi cần lại chẳng hề hẹp hòi. Trước khi đi ra phố, Phát đều tính sẵn xem sẽ tiêu khoảng bao nhiêu (cái này thì hơi ?ođộc chiêu?), rồi mang chừng đó thôi .. vì thế nên đôi khi bị thiếu, và tất nhiên là Hưng và tôi phải bù vào. Nhưng khi nghe tin miền Trung Việt nam bị lũ lụt tàn phá, Phát gửi cả mấy trăm đô về ủng hộ đồng bào mình.
    "The essential thing in life is not conquering but fighting well"
    Được CXR sửa chữa / chuyển vào 11:17 ngày 10/03/2003
    Được CXR sửa chữa / chuyển vào 11:19 ngày 10/03/2003
    thanh.nguyentang thích bài này.
  7. CXR

    CXR Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2003
    Bài viết:
    1.073
    Đã được thích:
    24
    Cám ơn các bác đã ủng hộ. Tớ tốt nghiệp lâu rồi .. nên giờ mới có chuyện mà tào lao với các bác như thế này chứ .. Mời các bác nghe tiếp nhé ...
    Những người bạn: Có lẽ điều may mắn nhất của cuộc đời du học sinh là việc có điều kiện tiếp xúc với xã hội bên ngoài, kết bạn với người thuộc nhiều sắc tộc và các nền văn hoá khác nhau. Tôi thuộc vào loại ai cũng chơi được nên trong mấy năm ở Perth, tôi có rất nhiều bạn, ta cũng như tây. Trong khu ký túc xá tôi ở lúc bấy giờ, cả mấy trăm sinh viên thì đứa nào cũng hoặc là bạn của tôi, hoặc là bạn của một đứa bạn tôi. Mọi người nói tôi là một điểm ?okỳ dị? của thuyết ?o6 degrees of separation? ?
    Người ta bảo, ?ohọc thầy không tày học bạn? - Quả đúng như thế, từ những người bạn của mình, tôi học được nhiều thứ - Tôi học ? uống rượu, học nhảy disco, nhảy rap, học đi bar và night club. Nhưng bên cạnh đó tôi cũng đã cảm thụ được rất nhiều đức tính. Trong 4 năm ở Perth, có khoảng 4-5 người có ảnh hưởng lớn tới cách tôi nhìn nhận cuộc sống, những người đã làm cho tôi thực sự khâm phục ?
    Bạn ta: Đã là bạn thì không nên phân biệt bạn ta hay bạn tây, nhưng vì có sự khác nhau trong phong cách và nhận thức, nên tôi viết riêng rẽ cho dễ đọc. Người bạn Việt nam đầu tiên của tôi ở Perth tên là Hưng. Hưng thực ra học trên tôi một khoá từ hồi phổ thông trung học, nhưng hồi đó bọn tôi chỉ gọi là biết mặt nhau thôi, chứ không thân gì (lớp trên với lớp dưới không ?ochoảng? nhau là may rồi). Hưng qua Perth trước tôi hơn 2 năm. Vốn là ?ocon một? nên ở nhà chắc Hưng thuộc loại ?ocông tử bột?, nhưng khi được ném vào đời, Hưng có vẻ thích nghi nhanh. Hưng học rất giỏi và ít khi thấy phàn nàn về cuộc sống (không như tôi). Dù là ?ocông tử bột?, nhưng Hưng hơn hẳn tôi về khoản ?obếp núc?. Nghe nói trước khi đi Úc, mẹ Hưng cho Hưng theo một khóa nấu ăn ?ochuyên nghiệp?, nên thấy món ?osơn hào hải vị? nào Hưng cũng biết làm cả. Tuy nhiên, biết làm và làm cũng rất khác nhau. Món ăn hiệu quả nhất mà tôi học được ở Hưng là món chả nướng - thịt băm viên nhồi hành tỏi hạt tiêu rồi cho vào lò nướng. Có thời gian 3 đứa: Hưng, Phát và tôi (Phát sẽ được nói đến sau) nấu ăn chung. 10 bữa đến phiên Hưng nấu phải có chín bữa 3 thằng được ăn món chả nướng này, còn bữa thứ mười để đổi khẩu vị ? Hưng cho mấy viên chả vào chảo ? rán. Tôi biết tài Hưng một cách rất tình cờ. Hôm đó, không hiểu mấy cô bạn đi chợ ở đâu mua được con cá còn tươi roi rói cho 3 thằng. Tôi và Phát đang trợn mắt nhìn nhau thì thấy Hưng xắn tay áo lên cạo cạo, chặt chặt ? rồi sai tôi với Phát chạy nhặng xị ngậu đi mua gia vị - Khoảng 1 tiếng sau, đĩa cá sốt cà chua thơm phức được bày lên bàn ăn. Tôi và Pháp vừa ăn vừa nhìn Hưng với con mắt ?ovô cùng ngưỡng mộ?. Hưng là người ít nói, nhưng lúc nào có việc, Hưng luôn hiện diện và hết lòng vì bạn.
    Phát là người bạn thứ 2 tôi quen. Phát hơn tôi khoảng 7 tuổi, nhưng nhất định không chịu cho tôi gọi bằng anh (lý do của Phát rất đơn giản, Hưng có gọi Phát bằng anh đâu mà tôi gọi ?" và cũng vì tôi không gọi Phát bằng anh nên không thể gọi Hưng bằng anh). Điều tôi khâm phục nhất ở Phát là ý chí. Năm 13 tuổi, Phát một mình lênh đênh trên thuyền vượt biển. Phát nói, sang đến ngày thứ hai, không thấy bố mẹ và anh chị em đâu cả, Phát lúc đó mới biết rằng mình đang theo đoàn vượt biên. Phiêu bạt qua Úc, một thân một mình tự lo ăn học cả 10 năm. Sau đó Phát thu xếp thủ tục, đón cả gia đình, bố me, các chị và các em, 9 người sang. Hồi đó, để bảo lãnh cho một người cần phải có mấy nghìn đô trong nhà bank. Phát đã từng phải làm 2 việc một lúc, 16 tiếng một ngày. Một trong 2 việc của Phát là làm trong nhà xẻ thịt. Nghe Phát kể, ở chỗ làm của Phát, chẳng có mấy người còn nguyên vẹn cả 10 ngón tay ?" Tôi không thể hình dung được sự nặng nhọc của công việc này, nhưng chí ít cũng thấy được sự nguy hiểm, nhất là khi trước đó 8 tiếng Phát còn phải làm một công việc khác. Sau khi đã đưa được gia đình sang rồi, Phát vẫn luôn vừa đi học (full time) vừa đi làm (full time) - Hỏi thì Phát bảo Phát quen như vậy rồi, không đi làm, rảnh quá, thấy nó bứt rứt trong người. Tuổi thơ của Phát gắn liền với những lo toan và vật lộn trong cuộc sống. Phát rất thật thà (đến khờ khạo), nên rất dễ bị người khác lừa. Có lẽ vì thế mà tôi và Hưng tự thấy ?ocó trách nhiệm? với chuyện tình cảm của Phát. Đầu tiên là Hưng, chẳng hiểu làm cách nào Hưng giới thiệu được Phát với một cô ca sĩ rất nổi ở Việt nam thời bấy giờ. Và thế là Phát đâm đầu vào yêu một cách cuồng nhiệt. Thỉnh thoảng, vừa đi học về, đầu đang đau như búa bổ, tôi lại bị Phát lôi sang xem băng video ?oem vừa gửi qua?. Có lẽ vì những lúc như vậy mà hồi đó tôi chẳng ?oái mộ? cô ca sĩ này chút nào .. chỉ gần đây bắt đầu nghe lại nhạc Việt nam, mới thấy cô ấy hát cũng khá hay. Được hơn năm thì Phát chán cảnh ?okẻ Nam người Bắc? nên tuyên bố ?ocắt đứt? (chẳng biết cô ca sĩ kia hồi đó có yêu Phát tí nào không?!). Sau vụ này, Hưng và tôi càng ?ogắt gao? hơn trong quan hệ của Phát. Phát không đẹp trai tí nào, lại ?okhờ khờ?, thế mà chẳng hiểu sao nhiều cô cứ theo đuổi ?oxin chết?. Qua chuyện của Phát, tôi nghiệm ra rằng, các cô nhà mình phần lớn là thích các chàng ?okhờ khạo dễ bảo? ? ? Có hôm chạy quanh ký túc xá tìm Phát cả tiếng đồng hồ chẳng thấy, đến khi tìm được rồi, tôi hỏi Phát nãy giờ đi đâu ?" Phát trả lời rất vô tư ?otại có cô bé người Singapore cứ tới cưa Phát nên Phát trốn trong ? toilet?. Trước khi tôi rời Úc khoảng 6 tháng, Phát có tình cảm với một cô bé khá nhỏ tuổi. Bọn tôi nhào lại can ngăn .. nhưng Phát kiên quyết lắm, nhất định không chịu nghe. Phát nói nếu không yêu được cô bé này, Phát sẽ đi tu (Phát theo đạo, nên đi tu nghĩa là đi học để thành Cha cố sau này). Nhưng rồi đùng một cái, Phát tuyên bố chia tay ?" Lý do đơn giản là tại Phát chỉ muốn sau này có 2 con mà cô bé ấy thì cứ muốn 4 cho vui nhà vui cửa, như vậy là không hợp nhau rồi. Phát, bạn tôi, là thế đấy ? thế nhưng trong tất cả những người tôi đã từng gặp, Phát là người tôi đã học được rất nhiều điều. Một tính cách nữa của Phát mà tôi rất quí, đó là Phát rất hiểu giá trị của đồng tiền, không bao giờ vung phí, nhưng khi cần lại chẳng hề hẹp hòi. Trước khi đi ra phố, Phát đều tính sẵn xem sẽ tiêu khoảng bao nhiêu (cái này thì hơi ?ođộc chiêu?), rồi mang chừng đó thôi .. vì thế nên đôi khi bị thiếu, và tất nhiên là Hưng và tôi phải bù vào. Nhưng khi nghe tin miền Trung Việt nam bị lũ lụt tàn phá, Phát gửi cả mấy trăm đô về ủng hộ đồng bào mình.
    "The essential thing in life is not conquering but fighting well"
    Được CXR sửa chữa / chuyển vào 11:17 ngày 10/03/2003
    Được CXR sửa chữa / chuyển vào 11:19 ngày 10/03/2003
  8. CXR

    CXR Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2003
    Bài viết:
    1.073
    Đã được thích:
    24
    Người bạn thứ 3 mà tôi khâm phục là một cô gái: Hiền. Tôi quen Hiền không lâu, chỉ khoảng 6, 7 tháng trước khi rời Perth. Hiền cũng là du học sinh, nhưng đi theo diện ?otự túc?. Hồi đó, cứ nghe tới dân ?otự túc? là thế nào cũng buông ngay một câu ?owow .. nhà giàu thế!?. Sau này tôi mới biết, du học ?otự túc? có mấy loại. Tôi đã từng gặp những ?oanh?, những ?ochị? mang tiền của bố mẹ đi du học, một năm đóng cho trường hơn 10 nghìn đô chỉ để lấy cái Visa ở chơi cho sướng, sau 3-4 năm chơi chán thì về. Nhưng cũng có những người ngày ngày vật lộn với cuộc sống, vừa làm vừa học. Nói về học hành thì nhóm du học sinh ?otự túc? loại này chăm hơn dân ?obọc bổng? nhiều. Có lẽ vì biết ?oxót? đồng tiền thấm đầy mồ hôi và nước mắt của bố mẹ. Ngoài đến trường ra, họ còn tranh thủ làm thêm để đỡ được đồng nào hay đồng nấy. Hiền thuộc loại du học sinh này. Thực ra, gia đình của Hiền cũng khá giả. Nhưng Hiền theo chủ nghĩa ?ođộc lập tự lo? nên không chịu nhận sự trợ giúp của gia đình. Có lần, về hè, mấy đứa bọn tôi đến nhà Hiền chơi, nghe bố Hiền bảo ?ochẳng hiểu nó sống bên đó thế nào mà lần nào nhà gửi tiền sao nó đều gửi trả lại?. Tôi thật sự khâm phục Hiền ?" Trong khi tôi chỉ lo ăn, ngủ và chơi, rồi đến tháng đi lĩnh học bổng, Hiền hàng ngày ngoài đi học ra còn làm việc để có thể tự lo cho bản thân mà không đặt gánh nặng lên vai gia đình. Sau khi rời Úc một thời gian, khoảng năm năm trước, tôi mất liên lạc với Hiền. Tháng vừa rồi, tìm lại được ?" Thật mừng. Bạn bè đôi khi không cần gặp nhau thường xuyên nhưng vẫn rất hiểu và quí mến nhau.
    Người thứ 4 tôi sẽ kể là một người lớn hơn tôi rất nhiều: anh Đôi. Anh Đôi có thể nói là một cuốn từ điển về cuộc sống cho thế hệ của tôi. Năm 18 tuổi, anh nhập ngũ trong đợt tổng động viên toàn quốc, vào chiến trường miền Nam, bị thương rồi giải ngũ. Anh tốt nghiệp đại học ở Nga, về nước đi làm, và năm 1979, khi Trung Quốc đánh sang Việt nam, anh lại xung phong lên biên giới phía Bắc. Sáu tháng nằm trên ?ochốt? đến trọc cả đầu. Anh sang Perth sau tôi một năm để học Master. Anh đã kể cho chúng tôi nghe về những mất mát của các cuộc chiến tranh, những thảm cảnh mà chỉ nghe thấy thôi cũng đủ để phải rùng mình. Từ anh, tôi đã học được cái tình ?ođồng đội?, cái tình giữa ?ocon người? với ?ocon người?. Anh cũng kể cho chúng tôi nghe về cuộc sống của du học sinh mình bên Nga. Những gì tôi đã từng đọc trong các tiểu thuyết lần lượt hiện về - Rừng thông, rừng bạch dương, những mùa thu phủ lá vàng, những mối tình thơ mộng bên dòng sông Nê va (không biết tôi nhớ tên dòng sông này có đúng không?!).
    Bạn tây: Monica không phải là người bạn Úc đầu tiên của tôi, nhưng đã để lại trong tôi một ấn tượng rất sâu sắc. Tôi quen Monica vào năm cuối cùng trước khi rời Perth. Trước đó, Monica vừa làm một chuyến ?ochu du? vòng quanh châu Âu và châu Phi trong 2 năm. Đi theo kiểu, khi nào hết tiền thì làm việc gì đó, đủ tiền lại tiếp tục đi sang nước khác ?" đúng phong cách ?otây ba-lô?. Có lẽ chính nhờ chuyến đi này mà vốn hiểu biết của Monica về phong tục tập quán và nền văn hóa của nhiều nước khác nhau rất rộng. Monica còn là người hay làm việc từ thiện. Trong gần một năm biết Monica, tôi chưa bao giờ thấy cô ấy ngừng làm việc từ thiện. Trong tuần thì làm cho đường giây ?onóng? chuyên tư vấn về các vấn đề khó khăn mà sinh viên nước ngoài gặp phải khi qua Úc học. Cuối tuần, Monica thường giành sáng thứ 7 để vào thăm một trại nuôi dưỡng người già, nói chuyện và đọc sách cho họ nghe. Tôi vẫn hay đùa Monica rằng chắc cô ấy ?omê? ?oông già? nào đó trong trại dưỡng lão.
    Người bạn cuối cùng tôi sẽ kể là Michelle - bạn thân nhất của tôi trong suốt mấy năm ở Úc. Michelle người Singapore. Tôi với Michelle thân như anh em vậy. Vì thế, mỗi lần tôi dừng chân ở Singapore, gia đình của Michelle lại đưa đưa đón đón .. lắm lúc cũng thấy ngại. Chơi với nhau được khoảng một năm, một hôm Michelle nói với tôi ?ođến bây giờ thì tao thực sự tin rằng có tình bạn thuần túy giữa một người con trai và một người con gái rồi? (trong tiếng Anh không có ?oanh? và ?oem? nên tôi đành dịch tạm là ?otao? với ?omày?). Tôi cười hỏi ?othế lâu nay mày nghĩ bọn mình chơi với nhau không chỉ đơn thuần là tình bạn à?. Michelle trả lời tỉnh queo ?othì mới đầu tao nghĩ mày thích tao nên thông qua con đường làm bạn để tiến xa hơn?. Tôi trợn mắt lên ?otao thích mày mà lại ngồi yên mỗi lần mày chui vào chăn tao nằm à?? ?" Vâng, phòng của tôi được coi như ?ocommon room? của mấy đứa bạn trong cùng một ?oflat?. Hở cái là bọn nó kéo nhau vào phòng tôi chơi, đứa thì tót lên giường, đứa thì nằm ngay xuống sàn, thậm chí vào mùa thi mấy đứa cũng vác sách vở vào phòng tôi học chung. Michelle là người chứng kiến những lúc tôi vui nhất, cũng như những lúc tôi buồn nhất. Đứa này ốm thì đứa kia lo việc cơm nước ?. Trước khi về nước, Michelle nói với tôi rằng, nếu không có tôi, Michelle không biết sẽ vượt qua khoảng thời gian ở Perth bằng cách nào. Tôi không nói gì, nhưng trong bụng cũng nghĩ điều tương tự về Michelle.
    ?oA true friend
    not only shares laughters
    but also tears.
    One who believes in us
    throughout the years,
    who cries when we hurt,
    smiles when we're down,
    who we count
    together the scars
    time could not heal ??
    "Gắng sức trồng hoa, hoa chẳng bén
    Vô tình cắm liễu, lại nên cây"
  9. CXR

    CXR Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2003
    Bài viết:
    1.073
    Đã được thích:
    24
    Người bạn thứ 3 mà tôi khâm phục là một cô gái: Hiền. Tôi quen Hiền không lâu, chỉ khoảng 6, 7 tháng trước khi rời Perth. Hiền cũng là du học sinh, nhưng đi theo diện ?otự túc?. Hồi đó, cứ nghe tới dân ?otự túc? là thế nào cũng buông ngay một câu ?owow .. nhà giàu thế!?. Sau này tôi mới biết, du học ?otự túc? có mấy loại. Tôi đã từng gặp những ?oanh?, những ?ochị? mang tiền của bố mẹ đi du học, một năm đóng cho trường hơn 10 nghìn đô chỉ để lấy cái Visa ở chơi cho sướng, sau 3-4 năm chơi chán thì về. Nhưng cũng có những người ngày ngày vật lộn với cuộc sống, vừa làm vừa học. Nói về học hành thì nhóm du học sinh ?otự túc? loại này chăm hơn dân ?obọc bổng? nhiều. Có lẽ vì biết ?oxót? đồng tiền thấm đầy mồ hôi và nước mắt của bố mẹ. Ngoài đến trường ra, họ còn tranh thủ làm thêm để đỡ được đồng nào hay đồng nấy. Hiền thuộc loại du học sinh này. Thực ra, gia đình của Hiền cũng khá giả. Nhưng Hiền theo chủ nghĩa ?ođộc lập tự lo? nên không chịu nhận sự trợ giúp của gia đình. Có lần, về hè, mấy đứa bọn tôi đến nhà Hiền chơi, nghe bố Hiền bảo ?ochẳng hiểu nó sống bên đó thế nào mà lần nào nhà gửi tiền sao nó đều gửi trả lại?. Tôi thật sự khâm phục Hiền ?" Trong khi tôi chỉ lo ăn, ngủ và chơi, rồi đến tháng đi lĩnh học bổng, Hiền hàng ngày ngoài đi học ra còn làm việc để có thể tự lo cho bản thân mà không đặt gánh nặng lên vai gia đình. Sau khi rời Úc một thời gian, khoảng năm năm trước, tôi mất liên lạc với Hiền. Tháng vừa rồi, tìm lại được ?" Thật mừng. Bạn bè đôi khi không cần gặp nhau thường xuyên nhưng vẫn rất hiểu và quí mến nhau.
    Người thứ 4 tôi sẽ kể là một người lớn hơn tôi rất nhiều: anh Đôi. Anh Đôi có thể nói là một cuốn từ điển về cuộc sống cho thế hệ của tôi. Năm 18 tuổi, anh nhập ngũ trong đợt tổng động viên toàn quốc, vào chiến trường miền Nam, bị thương rồi giải ngũ. Anh tốt nghiệp đại học ở Nga, về nước đi làm, và năm 1979, khi Trung Quốc đánh sang Việt nam, anh lại xung phong lên biên giới phía Bắc. Sáu tháng nằm trên ?ochốt? đến trọc cả đầu. Anh sang Perth sau tôi một năm để học Master. Anh đã kể cho chúng tôi nghe về những mất mát của các cuộc chiến tranh, những thảm cảnh mà chỉ nghe thấy thôi cũng đủ để phải rùng mình. Từ anh, tôi đã học được cái tình ?ođồng đội?, cái tình giữa ?ocon người? với ?ocon người?. Anh cũng kể cho chúng tôi nghe về cuộc sống của du học sinh mình bên Nga. Những gì tôi đã từng đọc trong các tiểu thuyết lần lượt hiện về - Rừng thông, rừng bạch dương, những mùa thu phủ lá vàng, những mối tình thơ mộng bên dòng sông Nê va (không biết tôi nhớ tên dòng sông này có đúng không?!).
    Bạn tây: Monica không phải là người bạn Úc đầu tiên của tôi, nhưng đã để lại trong tôi một ấn tượng rất sâu sắc. Tôi quen Monica vào năm cuối cùng trước khi rời Perth. Trước đó, Monica vừa làm một chuyến ?ochu du? vòng quanh châu Âu và châu Phi trong 2 năm. Đi theo kiểu, khi nào hết tiền thì làm việc gì đó, đủ tiền lại tiếp tục đi sang nước khác ?" đúng phong cách ?otây ba-lô?. Có lẽ chính nhờ chuyến đi này mà vốn hiểu biết của Monica về phong tục tập quán và nền văn hóa của nhiều nước khác nhau rất rộng. Monica còn là người hay làm việc từ thiện. Trong gần một năm biết Monica, tôi chưa bao giờ thấy cô ấy ngừng làm việc từ thiện. Trong tuần thì làm cho đường giây ?onóng? chuyên tư vấn về các vấn đề khó khăn mà sinh viên nước ngoài gặp phải khi qua Úc học. Cuối tuần, Monica thường giành sáng thứ 7 để vào thăm một trại nuôi dưỡng người già, nói chuyện và đọc sách cho họ nghe. Tôi vẫn hay đùa Monica rằng chắc cô ấy ?omê? ?oông già? nào đó trong trại dưỡng lão.
    Người bạn cuối cùng tôi sẽ kể là Michelle - bạn thân nhất của tôi trong suốt mấy năm ở Úc. Michelle người Singapore. Tôi với Michelle thân như anh em vậy. Vì thế, mỗi lần tôi dừng chân ở Singapore, gia đình của Michelle lại đưa đưa đón đón .. lắm lúc cũng thấy ngại. Chơi với nhau được khoảng một năm, một hôm Michelle nói với tôi ?ođến bây giờ thì tao thực sự tin rằng có tình bạn thuần túy giữa một người con trai và một người con gái rồi? (trong tiếng Anh không có ?oanh? và ?oem? nên tôi đành dịch tạm là ?otao? với ?omày?). Tôi cười hỏi ?othế lâu nay mày nghĩ bọn mình chơi với nhau không chỉ đơn thuần là tình bạn à?. Michelle trả lời tỉnh queo ?othì mới đầu tao nghĩ mày thích tao nên thông qua con đường làm bạn để tiến xa hơn?. Tôi trợn mắt lên ?otao thích mày mà lại ngồi yên mỗi lần mày chui vào chăn tao nằm à?? ?" Vâng, phòng của tôi được coi như ?ocommon room? của mấy đứa bạn trong cùng một ?oflat?. Hở cái là bọn nó kéo nhau vào phòng tôi chơi, đứa thì tót lên giường, đứa thì nằm ngay xuống sàn, thậm chí vào mùa thi mấy đứa cũng vác sách vở vào phòng tôi học chung. Michelle là người chứng kiến những lúc tôi vui nhất, cũng như những lúc tôi buồn nhất. Đứa này ốm thì đứa kia lo việc cơm nước ?. Trước khi về nước, Michelle nói với tôi rằng, nếu không có tôi, Michelle không biết sẽ vượt qua khoảng thời gian ở Perth bằng cách nào. Tôi không nói gì, nhưng trong bụng cũng nghĩ điều tương tự về Michelle.
    ?oA true friend
    not only shares laughters
    but also tears.
    One who believes in us
    throughout the years,
    who cries when we hurt,
    smiles when we're down,
    who we count
    together the scars
    time could not heal ??
    "Gắng sức trồng hoa, hoa chẳng bén
    Vô tình cắm liễu, lại nên cây"
  10. Scorps

    Scorps Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/01/2002
    Bài viết:
    723
    Đã được thích:
    1
    Tuyệt,văn hay,thơ cũng hay.Em đón đọc chuyện bác hàng ngày đó.

    Tell me whom you love and I will tell you who you are.

Chia sẻ trang này