1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Du học - Đôi điều tản mạn

Chủ đề trong 'Du học' bởi CXR, 09/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xxl

    xxl Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/10/2002
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Hì thôi bác CXR viết tiếp đi ,đang hay :-) . Em nốt năm nay cũng mới xong .Mr Budo đang là lecturer , chủ tích hội học sinh Việt Nam ở Perth . Mr Ken đang ở chơi VN ( lần thứ 3 )
    ------------------------------------
    Người Hà Nội yêu hoà bình nhưng không sợ chiến tranh
  2. CXR

    CXR Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2003
    Bài viết:
    1.073
    Đã được thích:
    24
    Việc học: Theo yêu cầu đặc biệt của một số bác, phần này tôi sẽ viết về cái sự học hành của du học sinh ở Úc, Canada và Mỹ. Tôi chỉ học ở châu Âu có một học kỳ nên không hiểu rõ lắm, vậy nhờ bác nào đang học ở châu Âu viết giúp về việc học hành ở châu Âu cho nó đầy đủ.
    Khó khăn đầu tiên mà du học sinh vấp phải là sự khác nhau trong cách thức học tập. Nếu bạn đi thẳng ngay sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, thì thay đổi này lại càng lớn. Thậm chí, ngay trong nước Mỹ, việc học ở trung học và đại học cũng rất khác nhau. Ở trung học, các thầy giáo, cô giáo có ảnh hưởng trực tiếp tới những gì học sinh tiếp thu được - Học sinh phần lớn chỉ học theo những gì được các thầy cô giao cho. Bước vào môi trường đại học, mỗi người sinh viên phải tự có trách nhiệm đối với kiến thức của mình. Người thầy và giảng đường chỉ nhằm mục đích hướng dẫn cho sinh viên thấy những vấn đề có thể tìm tòi, và phương pháp xây dựng một tầm hiểu biết có hệ thống. Trong bài phát biểu cho tuần ?oorientation? ở trường đại học John Hopkins năm học vừa qua, giáo sư Steven Zucker đã nói ?ochỗ học hiệu quả nhất đối với mỗi người sinh viên phải là thư viện, ký túc xá và phòng của mình? ?" Hoàn toàn không nhắc tới ?olớp học?. Mặt bằng chung sinh viên Việt nam có xu hướng ngược lại, quen theo kiểu học ?ođối phó? mà quên mất rằng mình đang trong giai đoạn xây dựng nền kiến thức của chính bản thân mình. Mỗi học kỳ có duy nhất một kỳ thi cuối kỳ, vì thế suốt cả học kỳ lo chơi và 2-3 tuần cuối cùng mới cố gắng ?onhồi? kiến thức vào đầu, và ?ohy vọng? rằng bài hỏi thi sẽ ?orơi? đúng phần mình nhớ. Tuy nhiên, nếu nói sinh viên ở Việt nam học theo kiểu ?ođối phó?, còn du học sinh bên Mỹ ?ochủ động? trong việc học thì cũng không hẳn là đúng. Có lẽ du học sinh ở Mỹ (Úc và Canada) cũng học theo kiểu ?ođối phó?, nhưng vì phải ?ođối phó? quá thường xuyên, nên dần dần hình thành thói quen.
    Khó khăn thứ hai mà du học sinh phải đối mặt là việc tự sắp xếp chương trình học cho bản thân. Ở các trường đại học Việt nam, ngoài việc cuối kỳ phải thi cho qua các môn học, sinh viên hoàn toàn không cần lo lắng gì tới các môn mình sẽ học. Cứ đầu học kỳ, khoa sẽ cho biết kỳ này phải học những môn gì. Đủ 4 hoặc 5 năm thì tốt nghiệp ra trường. Hệ thống đại học ở Mỹ (Úc và Canada) hoàn toàn không như vậy. Ngoài một số môn bắt buộc, có rất nhiều các môn tự chọn. Thời điểm học các môn hoàn toàn do sự lựa chọn của sinh viên. Mỗi kỳ, người sinh viên sẽ phải suy nghĩ và quyết định xem mình học những môn gì trong kỳ đó. Điều này dẫn đến việc, một số học kỳ đầu tiên, học hết mất mấy môn ?odễ?, và vài kỳ cuối còn lại toàn các môn ?okhó?; hoặc thời gian đầu mỗi học kỳ chỉ học vài ba môn, rồi sau 4 năm thấy vẫn còn thiếu khá nhiều môn học mới đủ để tốt nghiệp. Điều này cũng dẫn đến việc nhiều sinh viên cố tình tránh các môn khó, chỉ tìm các môn ?odễ? hoặc ?othường thường? để học. Chính vì phải tự lo - cảm giác như phải tự quyết định ?osố phận? của mình - nên du học sinh ở Mỹ (Úc và Canada) có ?otrách nhiệm? và ?otự tin? hơn so với sinh viên ở Việt nam. Điều khác biệt thứ 3 là việc với mỗi môn học trong các trường đại học ở Mỹ, ngoài kỳ thi cuối học kỳ ra có rất nhiều các kỳ kiểm tra giữa học kỳ, các bài tập ?olớn?. Sinh viên ở Mỹ được làm quen với việc nghiên cứu, tìm tòi tài liệu và thuyết trình seminar ngay từ những năm đầu. Vì vậy mà sau này ra đi làm, du học sinh ở Mỹ có khả năng nghiên cứu và thích nghi với công việc tốt hơn mặt bằng chung sinh viên Việt nam.
    Thời sinh viên ở Việt nam có thể nói là rất đẹp. Ngoại trừ một số người, ngoài việc học, còn phải vật lộn với cuộc sống, phần lớn số còn lại giành rất nhiều thời gian cho việc ?ohưởng thụ?. Sau một kỳ thi đại học ngốn quá nhiều sức lực, ai cũng có xu hướng ?oxả hơi? một chút - nhất là khi, ngoài các kỳ thi cuối kỳ ra, chẳng có gì phải lo lắng cả. Thời sinh viên của du học sinh không hẳn là nhẹ nhàng dễ chịu như vậy. Những đêm thức trắng ngồi ở phòng lab có lẽ không là chuyện lạ đối với bất kỳ người du học sinh nào. Nhất là đối với diện du học sinh ?otự túc?, mỗi môn học được tính bằng bao nhiêu mồ hôi nước mắt của các bậc phụ huynh, vì thế họ không được phép ?orượt vỏ chuối? bất cứ môn nào. Để như vậy, chẳng có cách nào khác ngoài việc lao đầu vào học. Thêm vào đó, ở Việt nam, các trường đại học tập trung hầu hết ở các thành phố lớn, nơi mà xã hội xung quanh vô cùng sôi động, có biết bao chuyện diễn ra hàng ngày thu hút sự chú ý của mình. Trong khi đó, rất nhiều các trường đại học ở Mỹ (Úc và Canada) đặt ở các thành phố chỉ khoảng trên dưới 50 nghìn dân ?" môi trường xung quanh rất bình lặng ?" vì thế, ngoài việc học ra cũng chẳng có mấy chuyện để làm.
    Cái hay của hệ thống giáo dục ở Mỹ là việc hình thành trong người sinh viên một ý thức trách nhiệm đối với kiến thức và công việc của mình. Cái dở của hệ thống giáo dục ở Mỹ có lẽ cùng nằm ở ngay tại điểm này - Người sinh viên có quá nhiều quyết định trong việc học của bản thân. Sinh viên ở đâu cũng vậy, cũng ham chơi và ngại học. Vì thế nhiều người sau khi ra trường đi làm đã không hài lòng với một số quyết định của mình thời còn đi học.
    "Nguyện mỗi người có một niềm vui"
  3. CXR

    CXR Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2003
    Bài viết:
    1.073
    Đã được thích:
    24
    Việc học: Theo yêu cầu đặc biệt của một số bác, phần này tôi sẽ viết về cái sự học hành của du học sinh ở Úc, Canada và Mỹ. Tôi chỉ học ở châu Âu có một học kỳ nên không hiểu rõ lắm, vậy nhờ bác nào đang học ở châu Âu viết giúp về việc học hành ở châu Âu cho nó đầy đủ.
    Khó khăn đầu tiên mà du học sinh vấp phải là sự khác nhau trong cách thức học tập. Nếu bạn đi thẳng ngay sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, thì thay đổi này lại càng lớn. Thậm chí, ngay trong nước Mỹ, việc học ở trung học và đại học cũng rất khác nhau. Ở trung học, các thầy giáo, cô giáo có ảnh hưởng trực tiếp tới những gì học sinh tiếp thu được - Học sinh phần lớn chỉ học theo những gì được các thầy cô giao cho. Bước vào môi trường đại học, mỗi người sinh viên phải tự có trách nhiệm đối với kiến thức của mình. Người thầy và giảng đường chỉ nhằm mục đích hướng dẫn cho sinh viên thấy những vấn đề có thể tìm tòi, và phương pháp xây dựng một tầm hiểu biết có hệ thống. Trong bài phát biểu cho tuần ?oorientation? ở trường đại học John Hopkins năm học vừa qua, giáo sư Steven Zucker đã nói ?ochỗ học hiệu quả nhất đối với mỗi người sinh viên phải là thư viện, ký túc xá và phòng của mình? ?" Hoàn toàn không nhắc tới ?olớp học?. Mặt bằng chung sinh viên Việt nam có xu hướng ngược lại, quen theo kiểu học ?ođối phó? mà quên mất rằng mình đang trong giai đoạn xây dựng nền kiến thức của chính bản thân mình. Mỗi học kỳ có duy nhất một kỳ thi cuối kỳ, vì thế suốt cả học kỳ lo chơi và 2-3 tuần cuối cùng mới cố gắng ?onhồi? kiến thức vào đầu, và ?ohy vọng? rằng bài hỏi thi sẽ ?orơi? đúng phần mình nhớ. Tuy nhiên, nếu nói sinh viên ở Việt nam học theo kiểu ?ođối phó?, còn du học sinh bên Mỹ ?ochủ động? trong việc học thì cũng không hẳn là đúng. Có lẽ du học sinh ở Mỹ (Úc và Canada) cũng học theo kiểu ?ođối phó?, nhưng vì phải ?ođối phó? quá thường xuyên, nên dần dần hình thành thói quen.
    Khó khăn thứ hai mà du học sinh phải đối mặt là việc tự sắp xếp chương trình học cho bản thân. Ở các trường đại học Việt nam, ngoài việc cuối kỳ phải thi cho qua các môn học, sinh viên hoàn toàn không cần lo lắng gì tới các môn mình sẽ học. Cứ đầu học kỳ, khoa sẽ cho biết kỳ này phải học những môn gì. Đủ 4 hoặc 5 năm thì tốt nghiệp ra trường. Hệ thống đại học ở Mỹ (Úc và Canada) hoàn toàn không như vậy. Ngoài một số môn bắt buộc, có rất nhiều các môn tự chọn. Thời điểm học các môn hoàn toàn do sự lựa chọn của sinh viên. Mỗi kỳ, người sinh viên sẽ phải suy nghĩ và quyết định xem mình học những môn gì trong kỳ đó. Điều này dẫn đến việc, một số học kỳ đầu tiên, học hết mất mấy môn ?odễ?, và vài kỳ cuối còn lại toàn các môn ?okhó?; hoặc thời gian đầu mỗi học kỳ chỉ học vài ba môn, rồi sau 4 năm thấy vẫn còn thiếu khá nhiều môn học mới đủ để tốt nghiệp. Điều này cũng dẫn đến việc nhiều sinh viên cố tình tránh các môn khó, chỉ tìm các môn ?odễ? hoặc ?othường thường? để học. Chính vì phải tự lo - cảm giác như phải tự quyết định ?osố phận? của mình - nên du học sinh ở Mỹ (Úc và Canada) có ?otrách nhiệm? và ?otự tin? hơn so với sinh viên ở Việt nam. Điều khác biệt thứ 3 là việc với mỗi môn học trong các trường đại học ở Mỹ, ngoài kỳ thi cuối học kỳ ra có rất nhiều các kỳ kiểm tra giữa học kỳ, các bài tập ?olớn?. Sinh viên ở Mỹ được làm quen với việc nghiên cứu, tìm tòi tài liệu và thuyết trình seminar ngay từ những năm đầu. Vì vậy mà sau này ra đi làm, du học sinh ở Mỹ có khả năng nghiên cứu và thích nghi với công việc tốt hơn mặt bằng chung sinh viên Việt nam.
    Thời sinh viên ở Việt nam có thể nói là rất đẹp. Ngoại trừ một số người, ngoài việc học, còn phải vật lộn với cuộc sống, phần lớn số còn lại giành rất nhiều thời gian cho việc ?ohưởng thụ?. Sau một kỳ thi đại học ngốn quá nhiều sức lực, ai cũng có xu hướng ?oxả hơi? một chút - nhất là khi, ngoài các kỳ thi cuối kỳ ra, chẳng có gì phải lo lắng cả. Thời sinh viên của du học sinh không hẳn là nhẹ nhàng dễ chịu như vậy. Những đêm thức trắng ngồi ở phòng lab có lẽ không là chuyện lạ đối với bất kỳ người du học sinh nào. Nhất là đối với diện du học sinh ?otự túc?, mỗi môn học được tính bằng bao nhiêu mồ hôi nước mắt của các bậc phụ huynh, vì thế họ không được phép ?orượt vỏ chuối? bất cứ môn nào. Để như vậy, chẳng có cách nào khác ngoài việc lao đầu vào học. Thêm vào đó, ở Việt nam, các trường đại học tập trung hầu hết ở các thành phố lớn, nơi mà xã hội xung quanh vô cùng sôi động, có biết bao chuyện diễn ra hàng ngày thu hút sự chú ý của mình. Trong khi đó, rất nhiều các trường đại học ở Mỹ (Úc và Canada) đặt ở các thành phố chỉ khoảng trên dưới 50 nghìn dân ?" môi trường xung quanh rất bình lặng ?" vì thế, ngoài việc học ra cũng chẳng có mấy chuyện để làm.
    Cái hay của hệ thống giáo dục ở Mỹ là việc hình thành trong người sinh viên một ý thức trách nhiệm đối với kiến thức và công việc của mình. Cái dở của hệ thống giáo dục ở Mỹ có lẽ cùng nằm ở ngay tại điểm này - Người sinh viên có quá nhiều quyết định trong việc học của bản thân. Sinh viên ở đâu cũng vậy, cũng ham chơi và ngại học. Vì thế nhiều người sau khi ra trường đi làm đã không hài lòng với một số quyết định của mình thời còn đi học.
    "Nguyện mỗi người có một niềm vui"
    Kommenau thích bài này.
  4. CXR

    CXR Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2003
    Bài viết:
    1.073
    Đã được thích:
    24
    Ở hay về: Vấn đề ?onên hoà hay nên đánh? là rất ?otế nhị? nên tôi đã khá đắn đo trước khi viết phần tản mạn này.
    Trong quá trình du học, năm đầu tiên và năm cuối cùng là những năm vất vả nhất. Năm đầu tiên là khoảng thời gian để thích nghi và ?othám hiểm? môi trường mới, xã hội mới ở quanh mình. Đối với những người lần đầu rời xa gia đình, đây có thể gọi là bước chập chững của quá trình ?otiến hóa?, học ?olàm người?. Năm cuối cùng, tuy không còn phải chật vật với những bữa ăn hàng ngày, nhưng lại là khoảng thời gian phải đối đầu với những quyết định có ảnh hưởng tới cả cuộc đời sau này. Một trong những vấn đề nổi cộm nhất là việc ?ovề hay ở?. Đơn giản gói ghém trong 3 chữ, nhưng đây là vấn đề mà bất cứ quyết định như thế nào cũng có mặt hay mặt dở, những cái ?ođược? và ?omất?. Có lẽ chỉ những ai đã từng trải qua những tháng ngày tự hỏi, dằn vặt, và lo lắng mới hiểu rõ để có một quyết định quả không phải là một điều dễ dàng.
    Về thì sao và ở thì sao? Có rất nhiều người khi đứng trước câu hỏi này sẽ không ngần ngại mà trả lời rằng ?onên ở?, nhưng cũng có một số không ít sẽ quả quyết rằng ?onên về?. Trước hết hãy nói về những cái ?ođược?. Vì sao lại chọn ?onên ở?? ?" Ngoài lý do chính về kinh tế, tất nhiên phải kể tới việc sau bao nhiêu năm du học, du học sinh đã quen với sinh hoạt và phong cách làm việc ở nước ngoài. Vì sao lại chọn ?onên về?? ?" Dù thế nào đi nữa, người Việt nam vẫn quen với môi trường Việt nam hơn. Quan trọng hơn cả là việc về Việt nam, ngoài gia đình và bạn bè ra, xã hội xung quanh còn là cái xã hội mà từ đó mình đã lớn lên, là ?ongôi nhà? thực sự của mình. Bây giờ hãy nói về những cái dở. Vì sao lại ?okhông nên ở?? - Trước tiên, để ở lại ta cần phải có việc làm, và việc làm ổn định không phải là chuyện dễ tìm, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay, khi mà vấn đề được đưa bàn luận thường xuyên là ?ochiến tranh? và tỷ lệ thất nghiệp ngày một leo thang. Ngay cả khi tìm được việc làm rồi thì vẫn không bao giờ có cái cảm giác mình đang ở ?onhà? của mình, sống với những người như mình. Rồi còn phải xa gia đình họ hàng, đôi khi có thể nói là ?omột thân một mình nơi đất khách quê người?. Vì sao lại ?okhông nên về?? - Những kiến thức đã học, nhiều khi chỉ được phát huy ở mức cao nhất trong cùng một môi trường. Ngoài ra, do rời Việt nam quá sớm, một số du học sinh sẽ gặp nhiều vấn đề trong việc thích nghi với cách làm việc ở Việt nam. Đó là chưa kể, tìm một việc làm thích hợp ở Việt nam cũng không phải là điều đơn giản. Sựa lựa chọn giữa ?ovề? và ?oở? thường gắn liền với sự lựa chọn giữa ?ocuộc sống? và ?osự nghiệp?. Theo suy nghĩ của riêng bản thân tôi, một bên là cuộc sống thoải mái, vui vẻ bên cạnh những người thân, và một bên là cuộc sống thầm lặng ngày ngày chỉ lo cho công việc. Tất nhiên, điều này hoàn toàn không có nghĩa rằng ở Việt nam ta không phải vật lộn với cuộc sống, và ở nước ngoài ta không phải thường xuyên đối mặt với các vấn đề xuất phát từ công việc của mình.
    Tôi đã từng trải qua những tháng ngày lo lắng về tương lai. Lần thứ nhất, khi chuẩn bị tốt nghiệp đại học và rời Perth. Lúc đó, như mọi người, tôi nộp hồ sơ vào một số nơi để tiếp tục theo học chương trình sau đại học. Bên cạnh đó tôi cũng để ý tới khả năng tìm việc làm. Thế rồi, tôi đứng trước 3 sự lựa chọn: về làm việc cho một công ty Úc ở Việt nam, ở lại Perth tiếp tục học cao học, hoặc sang Canada. Tôi đã giành rất nhiều thời gian suy nghĩ hơn thiệt mà chẳng quyết định được mình nên làm gì. Tôi đâm ra cáu kỉnh với bản thân và những người xung quanh. Nhưng sự cáu kỉnh cũng chẳng giúp làm cho đầu óc sáng suốt hơn chút nào trong quyết định của mình. Cuối cùng, tôi đành phải giở tới con ?oát chủ bài? ?" đó là gọi điện về hỏi bố mẹ (hình như ?ochiêu? này lúc nào cũng rất hiệu quả). Bố mẹ tôi xưa nay vẫn luôn quan niệm tôi đang sống cuộc sống của riêng mình và chỉ có tôi, người trong cuộc, mới có thể hiểu rõ điều gì là tốt nhất cho bản thân tôi. Sau cuộc nói chuyện với bố mẹ, phải nói tôi chỉ còn thiếu nước đập đầu vào .. gối .. vì ?obí? vẫn hoàn ?obí?. Tuy nhiên tôi nhớ mãi một câu mà bố mẹ tôi đã nói: ?ohãy làm điều gì con cảm thấy mình thích, không thể nói trước thế nào là ?ođược?, thế nào là ?omất? ?" con thử ngẫm chuyện ?otái ông mất ngựa mà xem!?? ?" Vâng, tôi đã làm theo sở thích của mình. Lần thứ hai, khi tôi tốt nghiệp chương trình sau đại học. Lần này, tôi không phải đắn đo xem mình sẽ làm gì. Tôi tìm kiếm việc làm và may mắn được nhận vào một nơi ở Mỹ. Chuẩn bị mọi thứ để lên đường sang Mỹ, nhưng xin Visa lại bị từ chối - Bất ngờ! Vì thế, tôi khăn gói về Việt nam. Một lần nữa bố mẹ tôi lại nhắc tôi về chuyện ?otái ông mất ngựa?. Và quả thật tôi đã rất vui khi được sống và làm việc ở Hà nội. Thời gian làm việc ở Hà nội có lẽ là khoảng thời gian thoải mái và vui vẻ nhất trong suốt bao nhiêu năm kể từ ngày tôi rời Việt nam theo con đường học tập của mình.
    "Nguyện mỗi người có một niềm vui"
    Kommenau thích bài này.
  5. CXR

    CXR Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2003
    Bài viết:
    1.073
    Đã được thích:
    24
    Ở hay về: Vấn đề ?onên hoà hay nên đánh? là rất ?otế nhị? nên tôi đã khá đắn đo trước khi viết phần tản mạn này.
    Trong quá trình du học, năm đầu tiên và năm cuối cùng là những năm vất vả nhất. Năm đầu tiên là khoảng thời gian để thích nghi và ?othám hiểm? môi trường mới, xã hội mới ở quanh mình. Đối với những người lần đầu rời xa gia đình, đây có thể gọi là bước chập chững của quá trình ?otiến hóa?, học ?olàm người?. Năm cuối cùng, tuy không còn phải chật vật với những bữa ăn hàng ngày, nhưng lại là khoảng thời gian phải đối đầu với những quyết định có ảnh hưởng tới cả cuộc đời sau này. Một trong những vấn đề nổi cộm nhất là việc ?ovề hay ở?. Đơn giản gói ghém trong 3 chữ, nhưng đây là vấn đề mà bất cứ quyết định như thế nào cũng có mặt hay mặt dở, những cái ?ođược? và ?omất?. Có lẽ chỉ những ai đã từng trải qua những tháng ngày tự hỏi, dằn vặt, và lo lắng mới hiểu rõ để có một quyết định quả không phải là một điều dễ dàng.
    Về thì sao và ở thì sao? Có rất nhiều người khi đứng trước câu hỏi này sẽ không ngần ngại mà trả lời rằng ?onên ở?, nhưng cũng có một số không ít sẽ quả quyết rằng ?onên về?. Trước hết hãy nói về những cái ?ođược?. Vì sao lại chọn ?onên ở?? ?" Ngoài lý do chính về kinh tế, tất nhiên phải kể tới việc sau bao nhiêu năm du học, du học sinh đã quen với sinh hoạt và phong cách làm việc ở nước ngoài. Vì sao lại chọn ?onên về?? ?" Dù thế nào đi nữa, người Việt nam vẫn quen với môi trường Việt nam hơn. Quan trọng hơn cả là việc về Việt nam, ngoài gia đình và bạn bè ra, xã hội xung quanh còn là cái xã hội mà từ đó mình đã lớn lên, là ?ongôi nhà? thực sự của mình. Bây giờ hãy nói về những cái dở. Vì sao lại ?okhông nên ở?? - Trước tiên, để ở lại ta cần phải có việc làm, và việc làm ổn định không phải là chuyện dễ tìm, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay, khi mà vấn đề được đưa bàn luận thường xuyên là ?ochiến tranh? và tỷ lệ thất nghiệp ngày một leo thang. Ngay cả khi tìm được việc làm rồi thì vẫn không bao giờ có cái cảm giác mình đang ở ?onhà? của mình, sống với những người như mình. Rồi còn phải xa gia đình họ hàng, đôi khi có thể nói là ?omột thân một mình nơi đất khách quê người?. Vì sao lại ?okhông nên về?? - Những kiến thức đã học, nhiều khi chỉ được phát huy ở mức cao nhất trong cùng một môi trường. Ngoài ra, do rời Việt nam quá sớm, một số du học sinh sẽ gặp nhiều vấn đề trong việc thích nghi với cách làm việc ở Việt nam. Đó là chưa kể, tìm một việc làm thích hợp ở Việt nam cũng không phải là điều đơn giản. Sựa lựa chọn giữa ?ovề? và ?oở? thường gắn liền với sự lựa chọn giữa ?ocuộc sống? và ?osự nghiệp?. Theo suy nghĩ của riêng bản thân tôi, một bên là cuộc sống thoải mái, vui vẻ bên cạnh những người thân, và một bên là cuộc sống thầm lặng ngày ngày chỉ lo cho công việc. Tất nhiên, điều này hoàn toàn không có nghĩa rằng ở Việt nam ta không phải vật lộn với cuộc sống, và ở nước ngoài ta không phải thường xuyên đối mặt với các vấn đề xuất phát từ công việc của mình.
    Tôi đã từng trải qua những tháng ngày lo lắng về tương lai. Lần thứ nhất, khi chuẩn bị tốt nghiệp đại học và rời Perth. Lúc đó, như mọi người, tôi nộp hồ sơ vào một số nơi để tiếp tục theo học chương trình sau đại học. Bên cạnh đó tôi cũng để ý tới khả năng tìm việc làm. Thế rồi, tôi đứng trước 3 sự lựa chọn: về làm việc cho một công ty Úc ở Việt nam, ở lại Perth tiếp tục học cao học, hoặc sang Canada. Tôi đã giành rất nhiều thời gian suy nghĩ hơn thiệt mà chẳng quyết định được mình nên làm gì. Tôi đâm ra cáu kỉnh với bản thân và những người xung quanh. Nhưng sự cáu kỉnh cũng chẳng giúp làm cho đầu óc sáng suốt hơn chút nào trong quyết định của mình. Cuối cùng, tôi đành phải giở tới con ?oát chủ bài? ?" đó là gọi điện về hỏi bố mẹ (hình như ?ochiêu? này lúc nào cũng rất hiệu quả). Bố mẹ tôi xưa nay vẫn luôn quan niệm tôi đang sống cuộc sống của riêng mình và chỉ có tôi, người trong cuộc, mới có thể hiểu rõ điều gì là tốt nhất cho bản thân tôi. Sau cuộc nói chuyện với bố mẹ, phải nói tôi chỉ còn thiếu nước đập đầu vào .. gối .. vì ?obí? vẫn hoàn ?obí?. Tuy nhiên tôi nhớ mãi một câu mà bố mẹ tôi đã nói: ?ohãy làm điều gì con cảm thấy mình thích, không thể nói trước thế nào là ?ođược?, thế nào là ?omất? ?" con thử ngẫm chuyện ?otái ông mất ngựa mà xem!?? ?" Vâng, tôi đã làm theo sở thích của mình. Lần thứ hai, khi tôi tốt nghiệp chương trình sau đại học. Lần này, tôi không phải đắn đo xem mình sẽ làm gì. Tôi tìm kiếm việc làm và may mắn được nhận vào một nơi ở Mỹ. Chuẩn bị mọi thứ để lên đường sang Mỹ, nhưng xin Visa lại bị từ chối - Bất ngờ! Vì thế, tôi khăn gói về Việt nam. Một lần nữa bố mẹ tôi lại nhắc tôi về chuyện ?otái ông mất ngựa?. Và quả thật tôi đã rất vui khi được sống và làm việc ở Hà nội. Thời gian làm việc ở Hà nội có lẽ là khoảng thời gian thoải mái và vui vẻ nhất trong suốt bao nhiêu năm kể từ ngày tôi rời Việt nam theo con đường học tập của mình.
    "Nguyện mỗi người có một niềm vui"
  6. CXR

    CXR Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2003
    Bài viết:
    1.073
    Đã được thích:
    24
    Cám ơn bác đã vote nhé .. Tớ chả biết mấy cái vote này để làm gì .. nhưng thấy mấy ngôi sao xếp hàng cũng hay hay .. Cám ơn bác đã ghé qua đọc những dòng tản mạn của tớ!
    "Nguyện mỗi người có một niềm vui"
  7. CXR

    CXR Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2003
    Bài viết:
    1.073
    Đã được thích:
    24
    Cám ơn bác đã vote nhé .. Tớ chả biết mấy cái vote này để làm gì .. nhưng thấy mấy ngôi sao xếp hàng cũng hay hay .. Cám ơn bác đã ghé qua đọc những dòng tản mạn của tớ!
    "Nguyện mỗi người có một niềm vui"
  8. Gangster__

    Gangster__ Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2002
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    1
    bài viết của Bác rất hay , có giá trị và chân thực lắm... có thể đăng lên Báo được Bác ạ...
    Những vấn đề bác đưa ra rất sát thực với tất cả mọi người , ai rồi cũng đối đầu với nó... có điều cho em hỏi : Bác đi học bằng tiền của chính phủ Úc hay của chỉnh phủ Việt Nam mà bác lại có quyền quyết định chuyện về hay ở vậy ?
    Chúc Bác vui ,khoẻ và cố gắng viết tiếp những gì mà bác cho là có ích cho Hậu Duệ nhé :-)
  9. Gangster__

    Gangster__ Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2002
    Bài viết:
    897
    Đã được thích:
    1
    bài viết của Bác rất hay , có giá trị và chân thực lắm... có thể đăng lên Báo được Bác ạ...
    Những vấn đề bác đưa ra rất sát thực với tất cả mọi người , ai rồi cũng đối đầu với nó... có điều cho em hỏi : Bác đi học bằng tiền của chính phủ Úc hay của chỉnh phủ Việt Nam mà bác lại có quyền quyết định chuyện về hay ở vậy ?
    Chúc Bác vui ,khoẻ và cố gắng viết tiếp những gì mà bác cho là có ích cho Hậu Duệ nhé :-)
  10. macodon87

    macodon87 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/07/2002
    Bài viết:
    589
    Đã được thích:
    0
    Trời ơi...Nghe bác Xương Rồng kể thía lày thì chắc bây giờ bác phải đến 35 tuổi là ít..Hì...Đúng là già roài mà còn ham chơi...Keke...Bác có vợ chưa bác ơi...Đừng nói là quên chưa cưới nhé..Hì...Bác ơi...Bác biết làm bài kiểm tra ko..? Đi sang đây làm hộ em...Em giả bác mỗi bài 10$...Hì..Đỡ phải làm cho công ty này công ty nọ làm gì.. Trước mắt..Em chỉ mong sẽ vượt qua kì thi VCE ( Kì thi kết thúc lớp 12 của Victoria ) đã....Sau đó sẽ quyết định tiếp...Suy nghĩ nhiều tóc bạc nhanh..Già nhanh roài lại như bác ko ai lấy cả...Hì... Bác ơi...Hay mọi người hẹn nhau bữa nèo về Vnam...Tất cả họp mặt nhé...Ở nước nèo cũng được...Ko quan trọng..Hì...Nhưng bên Úc chán lắm...Có mỗi 1 kì nghỉ hè ( Tháng 12 --> 2 ). Nên em chả được về nhiều...Mấy lần định về trong đợt nghỉ Holiday 2 tuần nhưng thấy ít quá..Xót tiền...

    Mất em rồi anh như làn mây trắng
    Mây không nhà mây sống lang thang

    Được macodon87 sửa chữa / chuyển vào 10:52 ngày 19/03/2003

Chia sẻ trang này