1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Du học - Đôi điều tản mạn

Chủ đề trong 'Du học' bởi CXR, 09/03/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mountainering

    mountainering Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2004
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Hồi đấy tôi mới sang nhưng đã kịp choáng ba bốn cú rồi, chưa bình phục nên không biết thế nào là choáng nữa. Cậu bạn tôi người miền nam, nói giọng Sài Gòn đáng yêu như một thiếu nữ. Thả nào nhiều cô theo cậu ấy thế. Tôi cứ tưởng chỉ có loài chim, loài vượn mới coi tiếng hót của mình là một vũ khí lợi hại, thế mà? Tôi quay sang bảo với cậu ấy ?oHoa giấy kìa, đắt chưa?. Cậu ấy nhìn ngắm một lúc rồi kết luận ?oHoa thật?. Tôi nhìn lại cậu ấy với con mắt nghi ngờ. Hay là con gái thời nay lú lẫn hết rồi. Chúng tôi còn phải trao đổi với nhau một lúc nữa mới đi đến thống nhất. Chỉ tội cho cô bé bán hoa. Hôm nay cái lũ ngoại quốc nói giọng như vẹt, như khiếu này mất trí hết cả rồi hay sao. Mọi hôm đối tượng chú ý của bọn nó có bao giờ là hoa đâu. Chắc cô ấy nghĩ thế. Tôi thấy mừng vì cô không hiểu tiếng Việt Nam ta. Nếu hiểu chắc cô sẽ như Hồ Xuân Hương, còn bọn tôi như lũ học trò bên cạnh chậu hoa giấy to bằng một phần mười quả chuông chùa Quán Sứ kia. Ấy vậy mà có một lần tôi cũng đến mua hoa chỗ cửa hàng của cô. Một bó to với giá rất đắt. Nhìn đôi mắt mở to, tròn xoe, tôi nghĩ hay là tặng bó hoa cho cô ấy rồi mua bó khác. Chắc cô ấy nghĩ rằng tôi cũng nên làm thế. Ô hay, đôi mắt của chúng tôi biết nói kìa. Cái này khiến tôi nhớ đến câu thơ cô bạn tặng chồng nhân kỷ niệm một năm ngày cưới:
    Đôi mắt của anh biết nói
    Nhưng đôi khi nói lên những điều rất bậy

    Thế là thôi. Tôi chấm dứt ngay cái kiểu miên man mây gió. Cô ấy mà đọc được những suy nghĩ bằng tiếng Việt Nam ta trong đôi mắt của tôi, có lẽ cô ấy sẽ úp cái xô sau khi rút hết hoa lên đầu tôi mất. Thực ra tôi muốn tặng bó hoa ấy cho một người khác. Tôi ôm bó hoa đẹp nhưng đắt tiền ấy đi một quãng đường dài, đến tặng cho người ấy. Nàng nhận hoa xong liền hỏi tôi ?oAnh mua hoa ở đầu phố nhà em đấy à??. Tôi chẳng biết trả lời ra sao. Thôi, tặng được hoa là tốt rồi. Chuyện tặng hoa thế thôi vậy. Chủ đề này cũng hay. Nếu có dịp, tôi xin trở lại sau.
    Một lần, cũng vào dịp mới sang, hồi ấy đang là mùa xuân, hoa nở khắp nơi, thú thực là ở Nhật Bản nhưng hoa cũng rất phong phú và rất đẹp, lại có cả hoa tulip nữa chứ. Hai anh em chúng tôi đi mua nước mắm nhưng tranh thủ tạt qua sân vận động trung tâm. Tới nơi mới ngỡ ngàng ra, chao ôi, bạt ngàn là hoa. Hoa nhiều thật. Lần đầu tiên tôi thầy nhiều hoa một lúc như thế, đặc biệt là hoa tulip. Hay là triển lãm hoa. Hai đứa hỏi nhau. Nhưng nhớ lại vụ chậu hoa giấy to bằng một phần mười cái chuông chùa Quán Sứ nên lần này chúng tôi giải quyết êm xuôi hơn.
    Thực lòng, chúng tôi không biết mình là cái gì trên đời này nữa, chẳng biết với những đôi mắt biết nói thì có xứng đáng để đến những nơi như thế này không. Cả cái sân vận động to như sân động quốc gia Mỹ Đình ở Việt Nam ta mà xung quanh trồng toàn hoa. Nhiều hoa tulip quá. Hoa trồng rất bài bản, xắp xếp hợp lý, màu sắc xen kẽ và tự nhiên khiến chúng làm nổi bật lẫn nhau.
    Nếu không biết trước thì tôi sẽ cãi nhau kiểu hoa giấy với một đồng chí đi Hà Lan về mất. Làm gì có chuyện quê hương hoa tulip ở Hà Lan, nó di cư sang Nhật hết rồi. Giả sử có thực hiện hình thức dân chủ cơ sở, thông qua phổ thông đầu phiếu, thì hai thằng chúng tôi thắng một thằng Hà Lan là cái chắc. Hình thức này hay thật. Chả thế mà có chuyện vui, nói nhỏ với nhau thôi nhé, là ở một quán bia có 8 đồng chí Hải Phòng và 3 đồng chí Nghệ An đang ngồi dốc bầu tâm sự với nhau. Sau vài chầu và một cuộc họp dân chủ cơ sở ngắn gọn, 3 đồng chí Nghệ An rụt rè nhìn nhau và tự hỏi ?oHay Bác Hồ quê ở Hải Phòng thật chúng mày ạ??.
    Khi chúng tôi thì đang say sưa ngây ngất giữa vườn hoa thì ô hay, lạ chưa kìa, cái dân Nhật này không biết thưởng thức nghệ thuật hay sao ấy. Toàn những đồng chí công chức áo trắng cổ cồn, họ đi ngang qua vườn hoa mà cứ như đi qua sa mạc. Chí ít thì cũng phải ngước mắt lên mà ngắm nghía, mà hít hít, ngửi ngửi hoặc trầm trồ thán phục chứ. Đằng này thì không, cái họ chú ý nhất lại là hai thằng chúng tôi. Chắc họ nghĩ chúng tôi có vấn đề về mặt tâm lý, không thì cũng có vấn đề về mặt giới tính. Ai lại hai thằng con trai rủ nhau vào vườn hoa, còn ra chiều thưởng thức nữa chứ. Không biết trong những đồng chí đi ngang qua ấy có đồng chí nào làm ở Quỹ bảo trợ xã hội không. Nếu có thì đồng chí ấy sẽ lắm đấy. Đêm về thể nào cũng tâm sự với vợ (bằng tiếng Nhật) ?oLại phải chu cấp thêm cho 2 thằng nữa rồi?. Rõ chán cho các đồng chí này. Mất hết cả hứng thú.
    Được cái giống hoa, dù rất nhậy cảm nhưng cũng rất bao dung. Người có phụ nó chứ nó có bao giờ phụ người. Hoa cứ như từ dưới đất chui lên. Bông nào cũng to, cũng đẹp rực rỡ. Đứng ngắm mà tiếc ngẩn tiếc ngơ. Có những bông hoa mọc ngay trên lối đi, có những bông thì mọc lẻ loi một mình cách xa đồng loại, có bông mọc dưới gốc cây cổ thụ, xem chừng như muốn tranh tài cao thấp. Thôi thì đời hoa cũng như đời người. Việc ai nấy lo. Đến lúc đi ra khỏi vườn hoa rồi, bạn tôi mới thì thầm ?oHay là về hỏi cô bán hoa xem có bán được hoa tulip không. Hoa giấy còn đắt thế cơ mà. Quanh đây thì có mống nào đâu?. Nghe cũng có lý. Ừ, ta thử một lần xem sao, biết đâu?
  2. mountainering

    mountainering Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2004
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Lại nói vào cái ngày 29 tết năm ngoái ấy, chúng tôi đang trên đường đến chợ hoa. Thời tiết thật đẹp. Cái rét ngòn ngọt cùng với vài hạt mưa bay lất phất khiến lòng chúng tôi phấn chấn lạ thường. Mấy năm nay đời sống kinh tế khá hơn. Người dân đón tết như vui hơn. Không còn cái cảnh chen lấn, xô đẩy để xếp hàng mua dầu, mua gạo. Thay vào đó là bánh kẹo, rượu bia đủ loại. Và còn cả hoa nữa.
    Trước đó một năm, quãng 4 giờ sáng, tôi cũng ra khỏi nhà để đi chợ hoa, lần đó tôi đi một mình. Mấy đứa bạn hẹn nhau và tôi có nhiệm vụ đi đón một cô bé mới quen trong nhóm. Không biết chúng nó có ý gì không mà cứ thấy nhấm nháy với nhau hoài. Tôi vốn là người cẩn thận nên đến nhà cô bé sớm hơn 15 phút. Đợi mãi mà chẳng thấy nàng đâu, tôi tính chạy lên nhà nàng xem sao. Nhưng vừa nhìn quanh là tôi đã phải bỏ ngay cái ý định ấy rồi. Cách chỗ tôi không xa, ngồi trên bờ tường vắt vẻo là hai đồng chí trùm khăn, trùm mũ kín mít. Mà nhà nàng ở tận trên tầng 5, lối đi lắt léo khuất sau một dãy cầu thang, đấy là chưa kể phải vượt qua mấy ngôi nhà cơi nới dưới tầng 1.
    Không hiểu sao cái cảnh này khiến tôi nhớ đến bức ảnh ?oChết đói ở Sudan? năm 1993 của phóng viên nhiếp ảnh Nam Phi Kevin Carter, bức ảnh mà sau đó vào năm 1994 đoạt giải Pulitzer. Hai chú ngồi trên bờ rào kia sao mà giống mấy con chim kền kền đến thế. Vậy là đợi thêm 30 phút nữa vẫn không thấy nàng, tôi đành phải ra về. Vào đến nhà là chui vào chăn ngủ tiếp. Mẹ tôi còn hỏi vọng sang ?oSao về sớm thế con, có mua được nhiều hoa không??. Tôi chỉ còn cách trả lời cho qua truyện ?oMãi 8 giờ sáng họ mới mở cửa hàng hoa mẹ à?. Lúc ấy thì chỉ còn có hoa trên phố chứ chợ hoa thì tan lâu rồi. Sau này tôi mới biết, hôm đó nàng cũng dạy sớm và chuẩn bị trước 15 phút. Chỉ có điều nàng ngồi trong nhà khép cửa hờ, đợi tôi lên gọi là nàng đi ngay. Khổ thân cho nàng, chỉ 2 bước chân ra khỏi nhà thôi là nàng đã nhìn thấy tôi từ đằng xa rồi. Nàng trách tôi sao không lên nhà, sao không gọi toáng lên hay gì gì đó nữa. Tôi cũng kém thật. Có lẽ hồi ấy tôi hơi xấu hổ, ai lại kêu toáng lên chuyện hẹn hò vào lúc hơn 4 giờ sáng như thế. Hơn nữa, tôi sợ gọi tên nàng, lỡ may quanh đấy cũng có một cô trùng tên mà nhiều tuổi rồi vẫn chưa lập gia đình thì sao, chuyện này tế nhị lắm?
    Có một điều thật bất ngờ là 4 tháng sau khi nhận giải Pulitzer thì Kevin Carter đã phải tự sát vì bức ảnh, người ta lên án ông sao nỡ bàng quan trước số phận một đứa trẻ đáng thương. Không biết cái ông tạo ra cuộc hẹn hò của tôi hôm ấy có bị làm sao không, chắc là không, chứ nếu có thì cái thế giới này loạn mất rồi. Nhưng thôi, trách ông mà làm gì, nếu ông đồng ý cho chúng tôi gặp nhau, biết đâu bây giờ tôi chẳng phải ngồi đây mà đang sung sướng ở nhà chuẩn bị đi chợ hoa tết cùng nàng, và cùng với một thiên thần bé nhỏ nữa thì sao. Cuộc đời mà, biết đâu được đấy.
    ? Thế rồi chúng tôi cũng đến được chợ hoa. Trên đường đi, cô em họ tôi cứ lo lắng sợ tan chợ mất rồi. Cũng phải thôi, tính từ đầu đường Quán Thánh lên đến hết đê Yên Phụ đã thấy từng đoàn người, xe đạp, xe máy, ôtô chở hoa tấp nập đi theo hướng ngược lại. Năm nay nó định mang hoa về quê bán. Năm ngoái, không biết nghe ai nói có người mang hoa về bán lãi nhiều lắm. Nó cũng muốn thử xem sao. Ở quê bố mẹ nó còn nghèo. Cho con ra thành phố ăn học là cả một cố gắng lớn, lại còn mấy cậu em nữa chứ.
    Từ trên đê chúng tôi đã biết mình sắp đến khu vực họp chợ rồi. Cái mùi vị chợ hoa không lẫn đi đâu được. Nó đặc trưng lắm. Trong cái rét ngọt ngào những ngày giáp tết, gió từ dưới sông Hồng thổi lên nhè nhẹ cuốn theo mùi sương mù ẩm ướt, mùi lá dong, mùi cải cúc, mùi của cây rau mùi thơm mẹ vẫn mua về cho cả nhà tắm tất niên. Nhưng trên tất cả là mùi các loài hoa, mùi hoa hồng, hoa lan, hoa huệ, hoa lay ơn, hoa cúc, hoa đồng tiền? có rất nhiều hoa ở đây. Tôi không dám chắc có phải mình ngửi thấy tất cả các mùi hoa ấy hay không, vì chúng đã hòa quện vào nhau, trộn lẫn vào nhau thành một thứ mùi rất thanh tao, rất đặc trưng của chợ hoa rồi. So với chợ cá, chợ đồ khô thì khác nhau một trời một vực. Chính vì vậy, năm nào tôi cũng đến đây, không chỉ để mua hoa mà còn được ngửi cái mùi hương tinh khiết, nồng nàn này. Không hiểu sao tôi còn thấy mùi lá hành, mùi bánh chưng ở trong đó nữa. Có lẽ những mùi vị tinh hoa của đất trời đã được góp nhặt về đây trong cái chợ hoa nhỏ bé này.
    Chúng tôi đi vào trong chợ, trời vẫn chưa sáng rõ, đèn ở các quầy hoa còn chiếu mờ mờ, chỗ những chiếc xe thồ thì chả có đèn đóm gì cả, tối thui. Vậy mà cảnh mua bán vẫn diễn ra rất tấp nập. Những bó hoa to quấn bằng giấy báo và ni lông được xếp khắp nơi. Người mua chọn hoa chủ yếu dựa vào màu sắc và kích thước của bông hoa. Nhiều nhất là hoa hồng và lay ơn. Hoa hồng thì có đủ loại, đủ các màu sắc và kích cỡ, giá không chênh lệch nhau là bao. Hoa lay ơn thì ít màu sắc hơn, toàn màu đỏ và trắng, mầu phấn hồng thỉnh thoảng cũng có. Ở cái chợ hoa này, người ta không gọi bó hoa mà gọi là mớ hoa, giống như mớ rau mớ đậu ấy. Tôi tiến đến chỗ mớ hồng trắng dựng sát tường, hai đứa em lẵng nhẵng theo sau. Đây là lần đầu tiên chúng theo tôi đi chợ hoa nên vẫn còn cái cảm giác vừa lạ lẫm vừa thích thú. Tôi hỏi cô bé đứng bên cạnh:
    - Mớ này có bán không?
    - Không bán thì mang ra đây làm gì?
    - Thế giá bao nhiêu?
    - Tôi không biết.
    - Ô hay cái cô này, hài hước gớm nhỉ, bán hoa mà không biết giá.
    - Không phải hoa của tôi.
    - Thế hoa của cô đâu?
    - Bán hết rồi?
    Tôi còn định hỏi ?oThế cô đứng đây làm gì?? nhưng mấy đứa em đã toe toét cười rồi kéo tôi đi chỗ khác. Nó biết tỏng là tôi thì mua hoa cái nỗi gì. Phải cái cô bé ấy kháu khỉnh thật. Chỉ có cái mồm hơi chua ngoa. Cô ấy mà về gặp mẹ tôi thì gay. Bà gia giáo và nghiêm khắc lắm. Nhưng thôi, mấy đứa em đã quen hơn, chúng xông xáo vào những hàng hoa mặc cả, mua bán. Tôi chỉ ngắm và mang vác thôi. Thế mà lúc về buộc đầy hai xe. Thả nào những người đi trên đường trông chẳng khác gì cái kios hoa lưu động. Anh em tôi thì gần được như vậy. Hoa năm nay vừa rẻ, vừa thơm, lại đẹp hơn, bông hoa to và dài hơn. Hoa nhập trong Sài Gòn ra thì vẫn đắt, không được tươi. Năm nay ở đây không có hoa tulip. Nếu có thể nào tôi cũng mua. Tôi vốn thích loài hoa này mà.
    Xe chúng tôi lên đến trên đê thì đường tắc. Nhìn từ trên cao, con đường ngoằn nghèo giống như một dòng sông hoa đang di động, hai bên đường cũng là những cánh đồng hoa đủ mầu sắc. Vẻ đẹp ấy làm tôi thấy sững sờ. Phía ngoài đê, sương phủ trên mặt sông đang tan dần để lộ ra từng mảng nước đỏ ngầu phù sa; phía trong đê, hoa với muôn màu sắc vàng, đỏ, trắng, xanh, hồng, tím, hoa cà... thôi thì đủ cả, lại còn có cả đào và quất nữa chứ. Lúc ấy trời đã hửng sáng, mùi hoa cũng nhạt đi. Có thể khứu giác của tôi đã bị bão hòa hoặc gió sông cũng làm nó tan đi thật. Tuy nhiên mầu sắc thì rất đẹp. Nhất là cái màu hoa đào ấy, trông thì phơn phớt, nhìn thì chẳng thấy đâu, mờ mờ, ảo ảo, hương hoa cũng không có nốt. Vậy mà nó khắc sâu vào tâm trí con người ta đến vậy. Khiến cho tôi cứ mỗi dịp gần tết lại nhớ nao nao cái màu chẳng ra đâu vào đâu ấy. Ấy vậy mà phải chiều mai - chiều 30 - tôi và em gái mới quay lại đây mua đào, chọn đào, rồi em tôi nó lại giục mua nhanh mà về, để cho mấy chị ấy còn bán. Ừ thì nói chuyện với các cô bán hoa cũng vui, cũng là cái thú đi chợ hoa ngày tết chứ sao. Các cô cũng giống như những cành đào mà các cô đang cầm trên tay. Lại còn biết nói nữa chứ. Nhất là những cô mồm mép vừa vừa thôi? Thật tình, đến chợ hoa mà lòng chẳng muốn về. Bởi có đến đây ta mới thấy thấm thía hết hình ảnh tuyệt vời trong câu hát của Đoàn Chuẩn - Từ Linh ?Hà Nội mừng đón tết, hoa chen người đi, liễu rủ mà chi?
    Loay hoay mãi cuối cùng cũng ra khỏi dòng sông hoa. Vất vả là thế nhưng khi thoát ra rồi lại thấy tiếc. Phải đợi một năm nữa mới có cái không khí như thế này. Không biết năm sau có còn vui như năm nay nữa hay không. Mỗi năm con người một thay đổi, thời thế một thay đổi, chẳng biết thế nào mà lần. Ngoái lại đằng sau nhìn cái chợ hoa, nhìn dòng sông hoa một lần nữa rồi mới luyến tiếc ra về. Đứa em tôi nó lại giục. Ừ thì nó còn nhiều thời gian, còn nhiều cơ hội, tất cả đối với nó còn ở phía trước. Tôi thì bắt đầu khác rồi. Tôi đã cảm thấy tiếc.
    Đi ngang đường Thanh Niên, cảnh Hồ Tây trải dài ra trước mắt. Ở trên kia đang đông vui náo nhiệt là thế, đến đây lại thấy lòng mình bình yên, thanh thản lạ lùng. Qua chùa Trấn Quốc, tiếng gõ mõ tụng kinh cùng với mùi trầm hương và khói hương lan tỏa trên mặt hồ khiến cho buổi sớm mai càng trở nên trong lành, tinh khiết. Trước chùa, những cây bàng khẳng khiu rụng lá sau những ngày mùa đông giá rét đã lấm tấm những nụ tầm xanh, báo hiệu một mùa xuân mới đang về. Chỉ một tháng nữa thôi, cái nụ xanh bé tí ấy sẽ trở thành những phiến lá to, xanh mượt, tràn đầy sức sống. Xa xa chỗ Phủ Tây Hồ, sương mù vẫn còn chưa tan làm nổi bật lên dáng vẻ lung linh, huyền ảo của mặt nước hồ Tây. Mấy chú chim sâm cầm, chắc là mới choàng tỉnh giấc sau một đêm dài, đang mải miết bay về phía đường Cổ Ngư. Kia là trường trung học Chu Văn An, cổ kính, thâm nghiêm, thấp thoáng sau những rặng cây già là ngói đỏ rêu mờ, là đầu tường quét vôi mầu trắng với những khung cửa sổ mầu xanh. Nhớ một lần chèo thuyền với chúng bạn ở đây, tôi đã nói đùa nếu học ở ngôi trường này, có lẽ mình thi trượt đại học mất, cảnh đẹp đến thế cơ mà? Đi qua Đền Quán Thánh, con đường rẽ vòng qua vườn hoa gần công viên Bách Thảo rồi nối vào đường Hùng Vương, đường Thụy Khuê, đường Phan Đình Phùng, đường Hoàng Hoa Thám. Vậy là một lúc nữa thôi, khi đi hết con đường này là tôi sẽ trở lại cuộc sống đời thường, cuộc sống tấp nập của thành phố những ngày cuối năm. Tôi lại cảm thấy tiếc. Tiếc cái khung cảnh Hồ Tây tĩnh mịch vào một buổi sớm trong lành.
    Về đến nhà, bố mẹ tôi ra đón, cả ba anh em đều tranh nhau khoe. Mẹ thì khen hết lời. Mấy đứa em tôi thích chí lắm, chả gì thì chúng nó cũng là người chọn mua hoa mà. Phải nói là hoa đẹp thật. Tất cả đều mới cắt đêm qua. Vết cắt rất ngọt, chỗ cắt vẫn đang còn chảy mủ. Cánh hoa còn tươi nguyên. Mùi hoa thơm ngào ngạt. Dường như cái không khí chợ hoa còn thoang thoảng đâu đây. Đúng lúc ấy tôi nhận được giấy báo đi học của nhà trường. Không khí tự dưng chùng hẳn xuống. Tôi thì không sao nhưng thấy mọi người có vẻ suy tư. Thế là năm sau không ăn tết ở nhà nữa rồi, tiếc nhất là không được đi chợ hoa ngày tết. Em gái tôi mếu máo ?oThế năm sau thì sao hả anh??. ?oỜ thì cũng như mọi năm chứ sao?. Nói thế chứ tôi biết năm sau sẽ khác, khác nhiều lắm.
    Vậy mà lại sắp đến 29 tết, năm cũ đã qua để đón chào một năm mới tới. Tết năm nay chợ hoa chắc vẫn đông, biết đâu lại đông hơn mọi khi. Cái không khí đi chợ hoa thật là vui, thật là lạ, nó nao nao khó tả. Phải gọi điện về nhà cho mấy đứa bạn thôi. Nhắn chúng nó có đi chợ hoa, nhớ mua nhiều nhiều vào, rồi còn mang đến cho nhà mình một ít. Mấy đứa chúng nó cũng hay đi chợ hoa lắm, nhất là được chở bạn gái đi cùng.
    Hôm vừa rồi gọi điện về cho gia đình, em gái tôi nó muốn đi chợ hoa. Nó nói thích đi với tôi, nghe tôi nói chuyện với mấy chị bán đào rất vui. Tôi bảo hỏi thử xem bố có đưa đi không. Nói vậy thôi chứ bố tôi mà biết chắc ông cụ cho tôi một trận. Ai lại bắt người già xông vào cái chỗ chật chội, chen chúc nhau ấy làm gì, trông xa thì đẹp đấy nhưng không hợp. Thế là năm nay không được đi chợ hoa thật rồi. Tiếc. Không biết cái cô bé năm ngoái đứng cạnh bó hoa hồng, năm nay còn đi chợ nữa không, chắc vẫn chua ngoa đanh đá, vẫn quát nạt khách hàng?
    Giờ đây tôi đã có một niềm vui khác, niềm vui của người con xa quê hương, xa Hà Nội, xa cái chợ hoa nhỏ bé nằm núp bóng dưới chân đê con sông Hồng ấy, đó là niềm vui được chia xẻ chút cảm xúc của mình với bạn bè, nhấm nháp những kỷ niệm ngày xưa đẹp đẽ, ngọt ngào với bánh qui và cà phê rồi tặc lưỡi ?oCái thời hoàng kim ấy qua rồi. Có lẽ qua thật rồi?.
    ****
    Nghe tin thành phố quy hoạch lại khu vực Nhật Tân - Phú Thượng, lòng tôi như se lại. Chẳng lẽ chuyện này thật sao. Tôi không phê phán quyết định của Nhà nước. Là người lãnh đạo, ai chẳng muốn dân giàu, nước mạnh. Tôi chỉ thấy tiếc. Mảnh đất đó một thời gắn bó với bao người Hà Nội, trong đó có tôi. Không biết vài năm nữa khi làng đào, làng hoa không còn, cái chợ Hoa nhỏ bé ấy sẽ đi về đâu, cái cô bé chanh chua ngày nào sẽ ra sao. Mỗi lần đi qua đó, chắc tôi sẽ thấy bùi ngùi nhớ lại những ngày 29 tết của mình, nhớ lại những hình ảnh ngày xưa sao mà thân thương thế.
    Tây Hồ sương khói ngày xuân ấy,
    Nhớ nẻo ta về những sớm mai?
  3. mountainering

    mountainering Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2004
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Lại nói vào cái ngày 29 tết năm ngoái ấy, chúng tôi đang trên đường đến chợ hoa. Thời tiết thật đẹp. Cái rét ngòn ngọt cùng với vài hạt mưa bay lất phất khiến lòng chúng tôi phấn chấn lạ thường. Mấy năm nay đời sống kinh tế khá hơn. Người dân đón tết như vui hơn. Không còn cái cảnh chen lấn, xô đẩy để xếp hàng mua dầu, mua gạo. Thay vào đó là bánh kẹo, rượu bia đủ loại. Và còn cả hoa nữa.
    Trước đó một năm, quãng 4 giờ sáng, tôi cũng ra khỏi nhà để đi chợ hoa, lần đó tôi đi một mình. Mấy đứa bạn hẹn nhau và tôi có nhiệm vụ đi đón một cô bé mới quen trong nhóm. Không biết chúng nó có ý gì không mà cứ thấy nhấm nháy với nhau hoài. Tôi vốn là người cẩn thận nên đến nhà cô bé sớm hơn 15 phút. Đợi mãi mà chẳng thấy nàng đâu, tôi tính chạy lên nhà nàng xem sao. Nhưng vừa nhìn quanh là tôi đã phải bỏ ngay cái ý định ấy rồi. Cách chỗ tôi không xa, ngồi trên bờ tường vắt vẻo là hai đồng chí trùm khăn, trùm mũ kín mít. Mà nhà nàng ở tận trên tầng 5, lối đi lắt léo khuất sau một dãy cầu thang, đấy là chưa kể phải vượt qua mấy ngôi nhà cơi nới dưới tầng 1.
    Không hiểu sao cái cảnh này khiến tôi nhớ đến bức ảnh ?oChết đói ở Sudan? năm 1993 của phóng viên nhiếp ảnh Nam Phi Kevin Carter, bức ảnh mà sau đó vào năm 1994 đoạt giải Pulitzer. Hai chú ngồi trên bờ rào kia sao mà giống mấy con chim kền kền đến thế. Vậy là đợi thêm 30 phút nữa vẫn không thấy nàng, tôi đành phải ra về. Vào đến nhà là chui vào chăn ngủ tiếp. Mẹ tôi còn hỏi vọng sang ?oSao về sớm thế con, có mua được nhiều hoa không??. Tôi chỉ còn cách trả lời cho qua truyện ?oMãi 8 giờ sáng họ mới mở cửa hàng hoa mẹ à?. Lúc ấy thì chỉ còn có hoa trên phố chứ chợ hoa thì tan lâu rồi. Sau này tôi mới biết, hôm đó nàng cũng dạy sớm và chuẩn bị trước 15 phút. Chỉ có điều nàng ngồi trong nhà khép cửa hờ, đợi tôi lên gọi là nàng đi ngay. Khổ thân cho nàng, chỉ 2 bước chân ra khỏi nhà thôi là nàng đã nhìn thấy tôi từ đằng xa rồi. Nàng trách tôi sao không lên nhà, sao không gọi toáng lên hay gì gì đó nữa. Tôi cũng kém thật. Có lẽ hồi ấy tôi hơi xấu hổ, ai lại kêu toáng lên chuyện hẹn hò vào lúc hơn 4 giờ sáng như thế. Hơn nữa, tôi sợ gọi tên nàng, lỡ may quanh đấy cũng có một cô trùng tên mà nhiều tuổi rồi vẫn chưa lập gia đình thì sao, chuyện này tế nhị lắm?
    Có một điều thật bất ngờ là 4 tháng sau khi nhận giải Pulitzer thì Kevin Carter đã phải tự sát vì bức ảnh, người ta lên án ông sao nỡ bàng quan trước số phận một đứa trẻ đáng thương. Không biết cái ông tạo ra cuộc hẹn hò của tôi hôm ấy có bị làm sao không, chắc là không, chứ nếu có thì cái thế giới này loạn mất rồi. Nhưng thôi, trách ông mà làm gì, nếu ông đồng ý cho chúng tôi gặp nhau, biết đâu bây giờ tôi chẳng phải ngồi đây mà đang sung sướng ở nhà chuẩn bị đi chợ hoa tết cùng nàng, và cùng với một thiên thần bé nhỏ nữa thì sao. Cuộc đời mà, biết đâu được đấy.
    ? Thế rồi chúng tôi cũng đến được chợ hoa. Trên đường đi, cô em họ tôi cứ lo lắng sợ tan chợ mất rồi. Cũng phải thôi, tính từ đầu đường Quán Thánh lên đến hết đê Yên Phụ đã thấy từng đoàn người, xe đạp, xe máy, ôtô chở hoa tấp nập đi theo hướng ngược lại. Năm nay nó định mang hoa về quê bán. Năm ngoái, không biết nghe ai nói có người mang hoa về bán lãi nhiều lắm. Nó cũng muốn thử xem sao. Ở quê bố mẹ nó còn nghèo. Cho con ra thành phố ăn học là cả một cố gắng lớn, lại còn mấy cậu em nữa chứ.
    Từ trên đê chúng tôi đã biết mình sắp đến khu vực họp chợ rồi. Cái mùi vị chợ hoa không lẫn đi đâu được. Nó đặc trưng lắm. Trong cái rét ngọt ngào những ngày giáp tết, gió từ dưới sông Hồng thổi lên nhè nhẹ cuốn theo mùi sương mù ẩm ướt, mùi lá dong, mùi cải cúc, mùi của cây rau mùi thơm mẹ vẫn mua về cho cả nhà tắm tất niên. Nhưng trên tất cả là mùi các loài hoa, mùi hoa hồng, hoa lan, hoa huệ, hoa lay ơn, hoa cúc, hoa đồng tiền? có rất nhiều hoa ở đây. Tôi không dám chắc có phải mình ngửi thấy tất cả các mùi hoa ấy hay không, vì chúng đã hòa quện vào nhau, trộn lẫn vào nhau thành một thứ mùi rất thanh tao, rất đặc trưng của chợ hoa rồi. So với chợ cá, chợ đồ khô thì khác nhau một trời một vực. Chính vì vậy, năm nào tôi cũng đến đây, không chỉ để mua hoa mà còn được ngửi cái mùi hương tinh khiết, nồng nàn này. Không hiểu sao tôi còn thấy mùi lá hành, mùi bánh chưng ở trong đó nữa. Có lẽ những mùi vị tinh hoa của đất trời đã được góp nhặt về đây trong cái chợ hoa nhỏ bé này.
    Chúng tôi đi vào trong chợ, trời vẫn chưa sáng rõ, đèn ở các quầy hoa còn chiếu mờ mờ, chỗ những chiếc xe thồ thì chả có đèn đóm gì cả, tối thui. Vậy mà cảnh mua bán vẫn diễn ra rất tấp nập. Những bó hoa to quấn bằng giấy báo và ni lông được xếp khắp nơi. Người mua chọn hoa chủ yếu dựa vào màu sắc và kích thước của bông hoa. Nhiều nhất là hoa hồng và lay ơn. Hoa hồng thì có đủ loại, đủ các màu sắc và kích cỡ, giá không chênh lệch nhau là bao. Hoa lay ơn thì ít màu sắc hơn, toàn màu đỏ và trắng, mầu phấn hồng thỉnh thoảng cũng có. Ở cái chợ hoa này, người ta không gọi bó hoa mà gọi là mớ hoa, giống như mớ rau mớ đậu ấy. Tôi tiến đến chỗ mớ hồng trắng dựng sát tường, hai đứa em lẵng nhẵng theo sau. Đây là lần đầu tiên chúng theo tôi đi chợ hoa nên vẫn còn cái cảm giác vừa lạ lẫm vừa thích thú. Tôi hỏi cô bé đứng bên cạnh:
    - Mớ này có bán không?
    - Không bán thì mang ra đây làm gì?
    - Thế giá bao nhiêu?
    - Tôi không biết.
    - Ô hay cái cô này, hài hước gớm nhỉ, bán hoa mà không biết giá.
    - Không phải hoa của tôi.
    - Thế hoa của cô đâu?
    - Bán hết rồi?
    Tôi còn định hỏi ?oThế cô đứng đây làm gì?? nhưng mấy đứa em đã toe toét cười rồi kéo tôi đi chỗ khác. Nó biết tỏng là tôi thì mua hoa cái nỗi gì. Phải cái cô bé ấy kháu khỉnh thật. Chỉ có cái mồm hơi chua ngoa. Cô ấy mà về gặp mẹ tôi thì gay. Bà gia giáo và nghiêm khắc lắm. Nhưng thôi, mấy đứa em đã quen hơn, chúng xông xáo vào những hàng hoa mặc cả, mua bán. Tôi chỉ ngắm và mang vác thôi. Thế mà lúc về buộc đầy hai xe. Thả nào những người đi trên đường trông chẳng khác gì cái kios hoa lưu động. Anh em tôi thì gần được như vậy. Hoa năm nay vừa rẻ, vừa thơm, lại đẹp hơn, bông hoa to và dài hơn. Hoa nhập trong Sài Gòn ra thì vẫn đắt, không được tươi. Năm nay ở đây không có hoa tulip. Nếu có thể nào tôi cũng mua. Tôi vốn thích loài hoa này mà.
    Xe chúng tôi lên đến trên đê thì đường tắc. Nhìn từ trên cao, con đường ngoằn nghèo giống như một dòng sông hoa đang di động, hai bên đường cũng là những cánh đồng hoa đủ mầu sắc. Vẻ đẹp ấy làm tôi thấy sững sờ. Phía ngoài đê, sương phủ trên mặt sông đang tan dần để lộ ra từng mảng nước đỏ ngầu phù sa; phía trong đê, hoa với muôn màu sắc vàng, đỏ, trắng, xanh, hồng, tím, hoa cà... thôi thì đủ cả, lại còn có cả đào và quất nữa chứ. Lúc ấy trời đã hửng sáng, mùi hoa cũng nhạt đi. Có thể khứu giác của tôi đã bị bão hòa hoặc gió sông cũng làm nó tan đi thật. Tuy nhiên mầu sắc thì rất đẹp. Nhất là cái màu hoa đào ấy, trông thì phơn phớt, nhìn thì chẳng thấy đâu, mờ mờ, ảo ảo, hương hoa cũng không có nốt. Vậy mà nó khắc sâu vào tâm trí con người ta đến vậy. Khiến cho tôi cứ mỗi dịp gần tết lại nhớ nao nao cái màu chẳng ra đâu vào đâu ấy. Ấy vậy mà phải chiều mai - chiều 30 - tôi và em gái mới quay lại đây mua đào, chọn đào, rồi em tôi nó lại giục mua nhanh mà về, để cho mấy chị ấy còn bán. Ừ thì nói chuyện với các cô bán hoa cũng vui, cũng là cái thú đi chợ hoa ngày tết chứ sao. Các cô cũng giống như những cành đào mà các cô đang cầm trên tay. Lại còn biết nói nữa chứ. Nhất là những cô mồm mép vừa vừa thôi? Thật tình, đến chợ hoa mà lòng chẳng muốn về. Bởi có đến đây ta mới thấy thấm thía hết hình ảnh tuyệt vời trong câu hát của Đoàn Chuẩn - Từ Linh ?Hà Nội mừng đón tết, hoa chen người đi, liễu rủ mà chi?
    Loay hoay mãi cuối cùng cũng ra khỏi dòng sông hoa. Vất vả là thế nhưng khi thoát ra rồi lại thấy tiếc. Phải đợi một năm nữa mới có cái không khí như thế này. Không biết năm sau có còn vui như năm nay nữa hay không. Mỗi năm con người một thay đổi, thời thế một thay đổi, chẳng biết thế nào mà lần. Ngoái lại đằng sau nhìn cái chợ hoa, nhìn dòng sông hoa một lần nữa rồi mới luyến tiếc ra về. Đứa em tôi nó lại giục. Ừ thì nó còn nhiều thời gian, còn nhiều cơ hội, tất cả đối với nó còn ở phía trước. Tôi thì bắt đầu khác rồi. Tôi đã cảm thấy tiếc.
    Đi ngang đường Thanh Niên, cảnh Hồ Tây trải dài ra trước mắt. Ở trên kia đang đông vui náo nhiệt là thế, đến đây lại thấy lòng mình bình yên, thanh thản lạ lùng. Qua chùa Trấn Quốc, tiếng gõ mõ tụng kinh cùng với mùi trầm hương và khói hương lan tỏa trên mặt hồ khiến cho buổi sớm mai càng trở nên trong lành, tinh khiết. Trước chùa, những cây bàng khẳng khiu rụng lá sau những ngày mùa đông giá rét đã lấm tấm những nụ tầm xanh, báo hiệu một mùa xuân mới đang về. Chỉ một tháng nữa thôi, cái nụ xanh bé tí ấy sẽ trở thành những phiến lá to, xanh mượt, tràn đầy sức sống. Xa xa chỗ Phủ Tây Hồ, sương mù vẫn còn chưa tan làm nổi bật lên dáng vẻ lung linh, huyền ảo của mặt nước hồ Tây. Mấy chú chim sâm cầm, chắc là mới choàng tỉnh giấc sau một đêm dài, đang mải miết bay về phía đường Cổ Ngư. Kia là trường trung học Chu Văn An, cổ kính, thâm nghiêm, thấp thoáng sau những rặng cây già là ngói đỏ rêu mờ, là đầu tường quét vôi mầu trắng với những khung cửa sổ mầu xanh. Nhớ một lần chèo thuyền với chúng bạn ở đây, tôi đã nói đùa nếu học ở ngôi trường này, có lẽ mình thi trượt đại học mất, cảnh đẹp đến thế cơ mà? Đi qua Đền Quán Thánh, con đường rẽ vòng qua vườn hoa gần công viên Bách Thảo rồi nối vào đường Hùng Vương, đường Thụy Khuê, đường Phan Đình Phùng, đường Hoàng Hoa Thám. Vậy là một lúc nữa thôi, khi đi hết con đường này là tôi sẽ trở lại cuộc sống đời thường, cuộc sống tấp nập của thành phố những ngày cuối năm. Tôi lại cảm thấy tiếc. Tiếc cái khung cảnh Hồ Tây tĩnh mịch vào một buổi sớm trong lành.
    Về đến nhà, bố mẹ tôi ra đón, cả ba anh em đều tranh nhau khoe. Mẹ thì khen hết lời. Mấy đứa em tôi thích chí lắm, chả gì thì chúng nó cũng là người chọn mua hoa mà. Phải nói là hoa đẹp thật. Tất cả đều mới cắt đêm qua. Vết cắt rất ngọt, chỗ cắt vẫn đang còn chảy mủ. Cánh hoa còn tươi nguyên. Mùi hoa thơm ngào ngạt. Dường như cái không khí chợ hoa còn thoang thoảng đâu đây. Đúng lúc ấy tôi nhận được giấy báo đi học của nhà trường. Không khí tự dưng chùng hẳn xuống. Tôi thì không sao nhưng thấy mọi người có vẻ suy tư. Thế là năm sau không ăn tết ở nhà nữa rồi, tiếc nhất là không được đi chợ hoa ngày tết. Em gái tôi mếu máo ?oThế năm sau thì sao hả anh??. ?oỜ thì cũng như mọi năm chứ sao?. Nói thế chứ tôi biết năm sau sẽ khác, khác nhiều lắm.
    Vậy mà lại sắp đến 29 tết, năm cũ đã qua để đón chào một năm mới tới. Tết năm nay chợ hoa chắc vẫn đông, biết đâu lại đông hơn mọi khi. Cái không khí đi chợ hoa thật là vui, thật là lạ, nó nao nao khó tả. Phải gọi điện về nhà cho mấy đứa bạn thôi. Nhắn chúng nó có đi chợ hoa, nhớ mua nhiều nhiều vào, rồi còn mang đến cho nhà mình một ít. Mấy đứa chúng nó cũng hay đi chợ hoa lắm, nhất là được chở bạn gái đi cùng.
    Hôm vừa rồi gọi điện về cho gia đình, em gái tôi nó muốn đi chợ hoa. Nó nói thích đi với tôi, nghe tôi nói chuyện với mấy chị bán đào rất vui. Tôi bảo hỏi thử xem bố có đưa đi không. Nói vậy thôi chứ bố tôi mà biết chắc ông cụ cho tôi một trận. Ai lại bắt người già xông vào cái chỗ chật chội, chen chúc nhau ấy làm gì, trông xa thì đẹp đấy nhưng không hợp. Thế là năm nay không được đi chợ hoa thật rồi. Tiếc. Không biết cái cô bé năm ngoái đứng cạnh bó hoa hồng, năm nay còn đi chợ nữa không, chắc vẫn chua ngoa đanh đá, vẫn quát nạt khách hàng?
    Giờ đây tôi đã có một niềm vui khác, niềm vui của người con xa quê hương, xa Hà Nội, xa cái chợ hoa nhỏ bé nằm núp bóng dưới chân đê con sông Hồng ấy, đó là niềm vui được chia xẻ chút cảm xúc của mình với bạn bè, nhấm nháp những kỷ niệm ngày xưa đẹp đẽ, ngọt ngào với bánh qui và cà phê rồi tặc lưỡi ?oCái thời hoàng kim ấy qua rồi. Có lẽ qua thật rồi?.
    ****
    Nghe tin thành phố quy hoạch lại khu vực Nhật Tân - Phú Thượng, lòng tôi như se lại. Chẳng lẽ chuyện này thật sao. Tôi không phê phán quyết định của Nhà nước. Là người lãnh đạo, ai chẳng muốn dân giàu, nước mạnh. Tôi chỉ thấy tiếc. Mảnh đất đó một thời gắn bó với bao người Hà Nội, trong đó có tôi. Không biết vài năm nữa khi làng đào, làng hoa không còn, cái chợ Hoa nhỏ bé ấy sẽ đi về đâu, cái cô bé chanh chua ngày nào sẽ ra sao. Mỗi lần đi qua đó, chắc tôi sẽ thấy bùi ngùi nhớ lại những ngày 29 tết của mình, nhớ lại những hình ảnh ngày xưa sao mà thân thương thế.
    Tây Hồ sương khói ngày xuân ấy,
    Nhớ nẻo ta về những sớm mai?
  4. NhuUyen

    NhuUyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Tết Tết
    Mấy ngày này, cứ thỉnh thoảng lại nghe bạn bè khoe là sắp về, tim đập nhanh một chút vì ghen tị. Đọc mail bạn bè kể tíu tít về Tết, về cúm gà, mà cứ cảm thấy mình đang đứng ở bên ngoài, nhìn về cái nơi tha thiết kia, nơi có thật nhiều người thân yêu và một không khí rộn ràng khôn tả.
    Năm nay ở nhà gói giò thủ và có thêm một cây mai đang nở thật nhiều hoa trong phòng khách. Trời ạ, con mà đang ở nhà thì việc lặt lá mai và làm mấy cái ***g đèn bằng bao lì xì là ko thể thiếu. Mà sao thật lạ, năm nào cũng vậy, cái cây mai õng ẹo đó luôn làm mình mỏi hết cả cổ, với những cái lá nằm tuốt đầu cành. Lặt lá mai thật nhẹ nhàng, gom lại mà nghe như Tết đang về, đang len lỏi trong từng cái nụ xinh xinh, xanh biếc và bé bỏng kia. Sẽ ko thiếu một nồi thịt kho nước dừa, một nồi măng và kiệu muối. Và cả bánh chưng nữa. Rồi cả nhà tranh nhau bàn xem năm nay ăn mứt gì. Mứt gừng cho ba, mứt me cho má, mứt thơm là của con. Thêm hột dưa nữa là đủ để cái hộp mứt tính tang quay tròn trên bàn. Năm nay con ko ở nhà, chắc hộp mứt trước Tết sẽ được nguyên vẹn.
    Còn hoa Tết, mọi năm nếu con ở nhà, thì hoa Tết sẽ là hoa cúc mâm xôi, thêm một lẵng hoa trong phòng khách nữa. Năm nay có chị thay con mua hoa đào về cắm trong phòng khách. Chị háo hức khoe với con: "Cắm đến 2 giờ sáng mới xong". Con đang cố gắng hình dung về cái bình hoa đào (ba vẫn hay đùa là "khúc cây khô có túm bông gòn") đang thêm một chút sắc xuân vào phòng khách nhà mình.
    Không hiểu sao, con vẫn yêu cái không khí náo nức của những ngày trước Tết, cái vẻ hối hả hiện lên trên từng khuôn mặt người trong những ngày cuối năm. Dường như ai cũng đang chạy đua, để mong kết thúc mọi việc thật sớm, thật tốt, để năm mới sang, nhàn hạ hơn và tốt đẹp hơn.
    Những ngày này thường con làm gì ở nhà nhỉ? Quét dọn, đi chợ với má, và cũng ko quên hẹn hò bạn bè đi phố, đi để nghe mùa xuân về thật gần. Chợ hoa đã thôi họp bên Nguyễn Huệ lâu rồi, nhưng con vẫn nhớ cái nắng giáp Tết trên con đường đó, có lẫn vào những chậu cúc vàng ươm, những cánh mai trắng muốt, những giò lan yêu kiều, những trái tắc tròn xinh, bóng mượt. Lẫn vào là tiếng chào mời, là những giọt mồ hôi xen lẫn nụ cười khi mình tìm được một chậu cây ưng ý. Cái nắng ấy sao mà rạng rỡ, sao mà nồng ấm. Con và hội bạn sẽ chạy qua chợ, đi sắm mâm ngũ quả, đi nếm mứt rồi sà vào hàng trái cây, chết dí ở đó với xoài tượng và mắm đường.
    Con nhớ pháo, nhớ cái mùi hương nồng nồng, nhớ màu hồng rực rỡ trên những con đường ngày mùng 1. NHớ chùa thật đông người, khói hương nghi ngút. NHớ cảnh con mặc áo dài, vào chùa cầu an cho gia đình, mà vẫn phải dòm chừng đôi giày kế bên, sợ chút nữa đi chân ko ra khỏi chùa. Nhớ cảnh cả nhà tụ họp ở nhà ngoại, và dù biết "bé lớn rồi bé ko thích lì xì", con vẫn ko khỏi bật cười khi thấy tụi nhỏ tị nạnh nhau, và đua nhau chúc ngoại thật nhiều, mà mắt cứ chăm chăm nhìn vào xấp phong bao mà ngoại cầm trên tay.
    Nhớ những bữa dọn dẹp xong nhà cửa, con lại muốn đi vòng vèo ngoài phố, như để thu lại những giờ khắc cuối cùng của một năm. Rồi về nhà, lục tủ lạnh, kiếm vài món khoái khẩu, ngồi xem tivi hay nghiền ngẫm đống báo Tết mà con đã nhường cả nhà coi từ trước Tết. hihih, giờ thì chỉ có mình ta, một đống báo Tết, ngồi nhâm nhi hạt dưa, và tha hồ chết chìm trong những trang báo. Rồi là giao thừa, là những lời dặn dò yêu thương của ba má cho con, cho anh chị.
    Nhớ những ngày mùng 3 Tết, lên nhà thầy, chúc Tết thầy cô, rồi bày trò ra chơi. Nhớ những ngày Tết ngồi chơi bài với mấy đứa bạn, hò hét, giành giật chỉ vì thắng thua đỏ đen, rồi lại cười xoà, xung vào công quỹ để cả đám đi chơi Tết.
    Bên này con có đưa ông Táo đi. Tội nghiệp ông, cả năm chẳng thèm thắp nhang cho ông, đến 23 đưa ông đi rồi 30 làm sao con đón ông về. Mà bên này ko có cá, ko có mía, con đang thắc mắc làm sao ông bay về trời được. Đốt cá giấy để ông đi, mà con buồn cười vì bạn con đang loay hoay tháo alarm báo cháy, rồi lo ko biết cảnh sát hay hàng xóm có phiền hà gì ko. Ngày mai con sẽ kho thịt, rồi đặt bánh chưng. Thêm một nồi canh khổ qua nữa, là đỡ nhớ Tết.
    Tết này con sẽ gọi điện về nhà cho ba má, cho ngoại. Nhưng đừng kể con nghe Tết ở nhà thế nào nhé, ko thì con sẽ khóc đó. Tết thì phải vui vẻ, phải ko ba má? Con sẽ nghĩ xem chúc ba má việc gì cho năm nay đây.
    Thương và nhớ lắm, Tết ở nhà ơi
    Uyen
  5. NhuUyen

    NhuUyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Tết Tết
    Mấy ngày này, cứ thỉnh thoảng lại nghe bạn bè khoe là sắp về, tim đập nhanh một chút vì ghen tị. Đọc mail bạn bè kể tíu tít về Tết, về cúm gà, mà cứ cảm thấy mình đang đứng ở bên ngoài, nhìn về cái nơi tha thiết kia, nơi có thật nhiều người thân yêu và một không khí rộn ràng khôn tả.
    Năm nay ở nhà gói giò thủ và có thêm một cây mai đang nở thật nhiều hoa trong phòng khách. Trời ạ, con mà đang ở nhà thì việc lặt lá mai và làm mấy cái ***g đèn bằng bao lì xì là ko thể thiếu. Mà sao thật lạ, năm nào cũng vậy, cái cây mai õng ẹo đó luôn làm mình mỏi hết cả cổ, với những cái lá nằm tuốt đầu cành. Lặt lá mai thật nhẹ nhàng, gom lại mà nghe như Tết đang về, đang len lỏi trong từng cái nụ xinh xinh, xanh biếc và bé bỏng kia. Sẽ ko thiếu một nồi thịt kho nước dừa, một nồi măng và kiệu muối. Và cả bánh chưng nữa. Rồi cả nhà tranh nhau bàn xem năm nay ăn mứt gì. Mứt gừng cho ba, mứt me cho má, mứt thơm là của con. Thêm hột dưa nữa là đủ để cái hộp mứt tính tang quay tròn trên bàn. Năm nay con ko ở nhà, chắc hộp mứt trước Tết sẽ được nguyên vẹn.
    Còn hoa Tết, mọi năm nếu con ở nhà, thì hoa Tết sẽ là hoa cúc mâm xôi, thêm một lẵng hoa trong phòng khách nữa. Năm nay có chị thay con mua hoa đào về cắm trong phòng khách. Chị háo hức khoe với con: "Cắm đến 2 giờ sáng mới xong". Con đang cố gắng hình dung về cái bình hoa đào (ba vẫn hay đùa là "khúc cây khô có túm bông gòn") đang thêm một chút sắc xuân vào phòng khách nhà mình.
    Không hiểu sao, con vẫn yêu cái không khí náo nức của những ngày trước Tết, cái vẻ hối hả hiện lên trên từng khuôn mặt người trong những ngày cuối năm. Dường như ai cũng đang chạy đua, để mong kết thúc mọi việc thật sớm, thật tốt, để năm mới sang, nhàn hạ hơn và tốt đẹp hơn.
    Những ngày này thường con làm gì ở nhà nhỉ? Quét dọn, đi chợ với má, và cũng ko quên hẹn hò bạn bè đi phố, đi để nghe mùa xuân về thật gần. Chợ hoa đã thôi họp bên Nguyễn Huệ lâu rồi, nhưng con vẫn nhớ cái nắng giáp Tết trên con đường đó, có lẫn vào những chậu cúc vàng ươm, những cánh mai trắng muốt, những giò lan yêu kiều, những trái tắc tròn xinh, bóng mượt. Lẫn vào là tiếng chào mời, là những giọt mồ hôi xen lẫn nụ cười khi mình tìm được một chậu cây ưng ý. Cái nắng ấy sao mà rạng rỡ, sao mà nồng ấm. Con và hội bạn sẽ chạy qua chợ, đi sắm mâm ngũ quả, đi nếm mứt rồi sà vào hàng trái cây, chết dí ở đó với xoài tượng và mắm đường.
    Con nhớ pháo, nhớ cái mùi hương nồng nồng, nhớ màu hồng rực rỡ trên những con đường ngày mùng 1. NHớ chùa thật đông người, khói hương nghi ngút. NHớ cảnh con mặc áo dài, vào chùa cầu an cho gia đình, mà vẫn phải dòm chừng đôi giày kế bên, sợ chút nữa đi chân ko ra khỏi chùa. Nhớ cảnh cả nhà tụ họp ở nhà ngoại, và dù biết "bé lớn rồi bé ko thích lì xì", con vẫn ko khỏi bật cười khi thấy tụi nhỏ tị nạnh nhau, và đua nhau chúc ngoại thật nhiều, mà mắt cứ chăm chăm nhìn vào xấp phong bao mà ngoại cầm trên tay.
    Nhớ những bữa dọn dẹp xong nhà cửa, con lại muốn đi vòng vèo ngoài phố, như để thu lại những giờ khắc cuối cùng của một năm. Rồi về nhà, lục tủ lạnh, kiếm vài món khoái khẩu, ngồi xem tivi hay nghiền ngẫm đống báo Tết mà con đã nhường cả nhà coi từ trước Tết. hihih, giờ thì chỉ có mình ta, một đống báo Tết, ngồi nhâm nhi hạt dưa, và tha hồ chết chìm trong những trang báo. Rồi là giao thừa, là những lời dặn dò yêu thương của ba má cho con, cho anh chị.
    Nhớ những ngày mùng 3 Tết, lên nhà thầy, chúc Tết thầy cô, rồi bày trò ra chơi. Nhớ những ngày Tết ngồi chơi bài với mấy đứa bạn, hò hét, giành giật chỉ vì thắng thua đỏ đen, rồi lại cười xoà, xung vào công quỹ để cả đám đi chơi Tết.
    Bên này con có đưa ông Táo đi. Tội nghiệp ông, cả năm chẳng thèm thắp nhang cho ông, đến 23 đưa ông đi rồi 30 làm sao con đón ông về. Mà bên này ko có cá, ko có mía, con đang thắc mắc làm sao ông bay về trời được. Đốt cá giấy để ông đi, mà con buồn cười vì bạn con đang loay hoay tháo alarm báo cháy, rồi lo ko biết cảnh sát hay hàng xóm có phiền hà gì ko. Ngày mai con sẽ kho thịt, rồi đặt bánh chưng. Thêm một nồi canh khổ qua nữa, là đỡ nhớ Tết.
    Tết này con sẽ gọi điện về nhà cho ba má, cho ngoại. Nhưng đừng kể con nghe Tết ở nhà thế nào nhé, ko thì con sẽ khóc đó. Tết thì phải vui vẻ, phải ko ba má? Con sẽ nghĩ xem chúc ba má việc gì cho năm nay đây.
    Thương và nhớ lắm, Tết ở nhà ơi
    Uyen
  6. NhuUyen

    NhuUyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Uyên vừa nhận được tùy bút của một người bạn, post lên để mọi người cùng đọc nhé.
    Một chiều cuối năm
    Mưa. Mưa suốt buổi chiều, khó chịu và ướt át. Ở cái xứ sở mà địa hình cứ phẳng lì, cảnh vật đẹp và đồng nhất một cách lạnh lùng, những cơn mưa cũng uể oải như thế. Vậy là cũng đã giữa mùa đông. Anh lặng lẽ mở khóa cửa ?" căn phòng nhỏ anh vẫn đi về gần nửa năm chẵn. Mặc anh cố gắng tạo cho nó một không gian quen thuộc - bề bộn trong trật tự, anh vẫn gọi như thế - nó vẫn dườngnhư thiếu một cái gì đó. Những cái đó, chẳng bàn tay sắp đặt nào có thể kiến tạo được. Chỉ có tình người. Chỉ có thời gian. Cuộc sống vẫn luôn đúng, chỉ có các kiến trúc sư mãi sai lầm mà thôi. Anh mỉm cười, nhớ lại câu nói của Le Corbusier mà các thầy anh ngày trước vẫn thường nhắc. Rồi đến anh, lâu nay cũng thường nhắc lại như thế với đám đàn em trẻ tuổi của mình, vốn luôn háo hức với những ý tưởng táo bạo. Dường như người ta dễ dàng vẻ như tâm đắc với những điều như thế, chỉ để tỏ ra với người khác là mình cũng trải nghiệm ít nhiều. Anh chợt nghĩ, mà hình như trong công việc anh vẫn thường dùng cái tôi chuyên môn để áp đặt khách hàng. Anh đã thường không chấp nhận cuộc sống như
    vốn có. Nhưng cuộc sống kiên nhẫn vẫn chấp nhận anh như bao người con khác. Sẽ có lúc trưởng thành?

    Cuộc sống vẫn đổi thay. Thế giới vẫn đổi thay. Không có ngày hôm nay nào ở lại giống nhau? Kênh CNN lại bắt đầu bản tin thế giới quen thuộc. Anh xoay người, theo dõi tình hình căng thẳng ở Iraq. Những gương mặt lớn ngày nào anh cũng thấy, rao giảng những kiểu đạo đức khác nhau cho mục đích của mình. Cũng có nhiều, nhiều hơn những gương mặt anh chỉ thấy một lần, nhỏ và không tên, nhưng trong mắt họ chất chứa những âu lo về tương lai, về cuộc sống. Về cả cái chết. Như những con chiên vô tội quây quần với nhau. Có lẽ họ vẫn trông chờ sự cứu rỗi của Chúa. Đức tin dẫu có mong manh, nhưng
    chờ đợi và hy vọng một điều, dù không rõ ràng, cũng làm người ta dễ sống hơn. Đôi khi anh cảm thấy sợ: anh chai sạn. Những hình ảnh như thế vẫn diễn ra hằng ngày, anh dần trở nên không còn cảm xúc nữa. Tất cả chỉ là sự kiện. Dù thế nào chăng nữa, cũng chỉ là đổi thay. Anh ít khi nuốc tiếc với những gì đã qua. Con người, có ai có thể tắm hai lần trong cùng một dòng sông. Anh bật cười, một câu triết lý cũ rích của một bậc hiền triết
    nào đó ?" anh không nhớ rõ - cũng giúp anh bào chữa sự lạnh lùng của mình. Vậy mà anh lại ghét triết lý.
    Cũng gần đến Tết. Những ngày này, ở xa kia hơn một phần tư trái đất, anh nhớ, cuộc sống cứ như rối tung cả lên. Đường phố đầy ắp người và xe. Ồn ào và bụi khói. Người lớn vội vã sắm sửa, dù nghèo cũng phải tươm tất bàn thờ ông bà ngày Tết. Trẻ con chạy nhảy, đuổi bắt nhau qua những sạp dưa trước nhà. Gia đình anh chẳng có không khí chờ Tết như vẫn thường được mô tả, chẳng có xúm xít làm dưa kiệu, chẳng có quây quần bên bếp lửa đêm ngồi trông bánh chưng. Mọi người đều đi làm suốt năm. Chút ngày nghỉ này, cả nhà mỗi người một việc. Tất bật, vội vàng. Có thể nghĩ đó như nghĩa vụ. Anh nghĩ đó là hạnh phúc. Thời gian ít ỏi quá. Tưởng như mọi thứ cứ đông đặc lại, nhồi nhét trong những ngày ngắn ngủi cuối năm. Anh thấy mắt mình cay cay. Một năm cũ, có một buổi tối 30 Tết, người đàn bà kéo xe rác oằn lưng, cố gắng về nhanh với núi rác to sụ. Cô bé nhỏ lẽo đẽo theo mẹ, mặt con trẻ cứ sáng ngời trong vắt, tay ôm khư khư gói bao kiếng trong mình - đâu như là bộ quần áo mới. Đã gần đến giao thừa. Đường phố chợt vắng lặng hẳn, không gian chùng xuống, lắng đọng. Năm nào cũng thế, phải đến giờ này, nhà anh mới gần như sẵn sàng đón Tết. Ngoại anh chăm chút lại mâm cúng tổ tiên. Bà cứđi tới đi lui, xoay cái chân đèn cho thẳng, xếp lại đĩa ngũ quả. Có lúc, bà dừng lại bên mấy di vật của ông trên bàn thờ một thoáng. Chắc bà nhớ đến ông. Ngày trước, ông nghiêm khắc lắm. Anh vẫn không quên những buổi buộc phải ngủ trưa với ông nằm bên cạnh, anh nằm im thin thít, mà chẳng thể nào ngủ được, mi mắt cứ chớp chớp. Trẻ con mà. Anh thấy lòng quặn lên. Anh nhớ ông. Hồi nhỏ, anh vẫn thường thức giấc nửa đêm, và chỉ có thể ngủ lại khi nằm trên tay ông, chìm dần trong tiếng ru dịu dàng. Ông chỉ có một bài ru, và ông cũng chẳng hát được. Vậy mà tiếng ông ?oti ti ti, tì ti tí tị tì tì? giai điệu bài Hòn Vọng Phu đã êm đềm đi vào tuổi thơ anh như thế. Chỉ còn vài phút nữa. Mẹ anh mở tung khung cửa nhìn ra ban-công. Gió thổi nhè nhẹ. Ba anh đứng lặng yên bên cạnh, ngắm mai. Năm nào ba anh cũng chở về từ đâu đó thêm một chậu mai mới. Cả một rừng mai. Hai ông bà thích mai lắm, và anh cũng vậy.
    Mai đã nở vàng rực rỡ. Đêm giao thừa nào, nhà anh cũng có nắng?
    Ấy là anh nhớ, chứ nơi này Tết đang đến với anh thật lặng lẽ. Không có mai. Sẽ không có nắng đêm giao thừa. Rồi anh sẽ ngồi bên các bạn, chia nhau cắn ít hạt dưa, kể cho nhau nghe về những kỷ niệm Tết ở cả ba miền đất Việt. Sẽ vẫn có niềm vui, sẽ vẫn có tiếng cười trong cái không gian Việt giữa xứ Hà Lan lạnh lẽo này. Anh biết, những người Việt sống xa đất nước nhiều năm rồi cũng cảm thấy thân thương cái Tết xa quê. Nhưng anh cũng biết, anh sẽ trở về.
    ***
    Trời vẫn còn mưa. Mới bảy giờ tối, mà đường phố đã không một bóng người. Có ai lại ra khỏi cái ấm áp của ánh đèn vàng ruộm để co ro trong cái rét kinh người. Những mái nhà thấp lè tè, thấp đến nỗi những cành cây trụi lá hằn lên trên nền trời xám xịt những hình thù kỳ dị, run rẩy. Thoảng đâu đó, vài ánh đèn xe lẻ loi của những người về muộn. Họ vội vã về với gia đình đang đợi. Ở đâu cũng có tình người. Nhưng mỗi người chỉ có một quê hương.
    ---------
    Wageningen, 27 Tết
    Lý Khánh Tâm Thảo
    Uyen
    Được Nhuuyen sửa chữa / chuyển vào 10:51 ngày 18/01/2004
  7. NhuUyen

    NhuUyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    0
    Uyên vừa nhận được tùy bút của một người bạn, post lên để mọi người cùng đọc nhé.
    Một chiều cuối năm
    Mưa. Mưa suốt buổi chiều, khó chịu và ướt át. Ở cái xứ sở mà địa hình cứ phẳng lì, cảnh vật đẹp và đồng nhất một cách lạnh lùng, những cơn mưa cũng uể oải như thế. Vậy là cũng đã giữa mùa đông. Anh lặng lẽ mở khóa cửa ?" căn phòng nhỏ anh vẫn đi về gần nửa năm chẵn. Mặc anh cố gắng tạo cho nó một không gian quen thuộc - bề bộn trong trật tự, anh vẫn gọi như thế - nó vẫn dườngnhư thiếu một cái gì đó. Những cái đó, chẳng bàn tay sắp đặt nào có thể kiến tạo được. Chỉ có tình người. Chỉ có thời gian. Cuộc sống vẫn luôn đúng, chỉ có các kiến trúc sư mãi sai lầm mà thôi. Anh mỉm cười, nhớ lại câu nói của Le Corbusier mà các thầy anh ngày trước vẫn thường nhắc. Rồi đến anh, lâu nay cũng thường nhắc lại như thế với đám đàn em trẻ tuổi của mình, vốn luôn háo hức với những ý tưởng táo bạo. Dường như người ta dễ dàng vẻ như tâm đắc với những điều như thế, chỉ để tỏ ra với người khác là mình cũng trải nghiệm ít nhiều. Anh chợt nghĩ, mà hình như trong công việc anh vẫn thường dùng cái tôi chuyên môn để áp đặt khách hàng. Anh đã thường không chấp nhận cuộc sống như
    vốn có. Nhưng cuộc sống kiên nhẫn vẫn chấp nhận anh như bao người con khác. Sẽ có lúc trưởng thành?

    Cuộc sống vẫn đổi thay. Thế giới vẫn đổi thay. Không có ngày hôm nay nào ở lại giống nhau? Kênh CNN lại bắt đầu bản tin thế giới quen thuộc. Anh xoay người, theo dõi tình hình căng thẳng ở Iraq. Những gương mặt lớn ngày nào anh cũng thấy, rao giảng những kiểu đạo đức khác nhau cho mục đích của mình. Cũng có nhiều, nhiều hơn những gương mặt anh chỉ thấy một lần, nhỏ và không tên, nhưng trong mắt họ chất chứa những âu lo về tương lai, về cuộc sống. Về cả cái chết. Như những con chiên vô tội quây quần với nhau. Có lẽ họ vẫn trông chờ sự cứu rỗi của Chúa. Đức tin dẫu có mong manh, nhưng
    chờ đợi và hy vọng một điều, dù không rõ ràng, cũng làm người ta dễ sống hơn. Đôi khi anh cảm thấy sợ: anh chai sạn. Những hình ảnh như thế vẫn diễn ra hằng ngày, anh dần trở nên không còn cảm xúc nữa. Tất cả chỉ là sự kiện. Dù thế nào chăng nữa, cũng chỉ là đổi thay. Anh ít khi nuốc tiếc với những gì đã qua. Con người, có ai có thể tắm hai lần trong cùng một dòng sông. Anh bật cười, một câu triết lý cũ rích của một bậc hiền triết
    nào đó ?" anh không nhớ rõ - cũng giúp anh bào chữa sự lạnh lùng của mình. Vậy mà anh lại ghét triết lý.
    Cũng gần đến Tết. Những ngày này, ở xa kia hơn một phần tư trái đất, anh nhớ, cuộc sống cứ như rối tung cả lên. Đường phố đầy ắp người và xe. Ồn ào và bụi khói. Người lớn vội vã sắm sửa, dù nghèo cũng phải tươm tất bàn thờ ông bà ngày Tết. Trẻ con chạy nhảy, đuổi bắt nhau qua những sạp dưa trước nhà. Gia đình anh chẳng có không khí chờ Tết như vẫn thường được mô tả, chẳng có xúm xít làm dưa kiệu, chẳng có quây quần bên bếp lửa đêm ngồi trông bánh chưng. Mọi người đều đi làm suốt năm. Chút ngày nghỉ này, cả nhà mỗi người một việc. Tất bật, vội vàng. Có thể nghĩ đó như nghĩa vụ. Anh nghĩ đó là hạnh phúc. Thời gian ít ỏi quá. Tưởng như mọi thứ cứ đông đặc lại, nhồi nhét trong những ngày ngắn ngủi cuối năm. Anh thấy mắt mình cay cay. Một năm cũ, có một buổi tối 30 Tết, người đàn bà kéo xe rác oằn lưng, cố gắng về nhanh với núi rác to sụ. Cô bé nhỏ lẽo đẽo theo mẹ, mặt con trẻ cứ sáng ngời trong vắt, tay ôm khư khư gói bao kiếng trong mình - đâu như là bộ quần áo mới. Đã gần đến giao thừa. Đường phố chợt vắng lặng hẳn, không gian chùng xuống, lắng đọng. Năm nào cũng thế, phải đến giờ này, nhà anh mới gần như sẵn sàng đón Tết. Ngoại anh chăm chút lại mâm cúng tổ tiên. Bà cứđi tới đi lui, xoay cái chân đèn cho thẳng, xếp lại đĩa ngũ quả. Có lúc, bà dừng lại bên mấy di vật của ông trên bàn thờ một thoáng. Chắc bà nhớ đến ông. Ngày trước, ông nghiêm khắc lắm. Anh vẫn không quên những buổi buộc phải ngủ trưa với ông nằm bên cạnh, anh nằm im thin thít, mà chẳng thể nào ngủ được, mi mắt cứ chớp chớp. Trẻ con mà. Anh thấy lòng quặn lên. Anh nhớ ông. Hồi nhỏ, anh vẫn thường thức giấc nửa đêm, và chỉ có thể ngủ lại khi nằm trên tay ông, chìm dần trong tiếng ru dịu dàng. Ông chỉ có một bài ru, và ông cũng chẳng hát được. Vậy mà tiếng ông ?oti ti ti, tì ti tí tị tì tì? giai điệu bài Hòn Vọng Phu đã êm đềm đi vào tuổi thơ anh như thế. Chỉ còn vài phút nữa. Mẹ anh mở tung khung cửa nhìn ra ban-công. Gió thổi nhè nhẹ. Ba anh đứng lặng yên bên cạnh, ngắm mai. Năm nào ba anh cũng chở về từ đâu đó thêm một chậu mai mới. Cả một rừng mai. Hai ông bà thích mai lắm, và anh cũng vậy.
    Mai đã nở vàng rực rỡ. Đêm giao thừa nào, nhà anh cũng có nắng?
    Ấy là anh nhớ, chứ nơi này Tết đang đến với anh thật lặng lẽ. Không có mai. Sẽ không có nắng đêm giao thừa. Rồi anh sẽ ngồi bên các bạn, chia nhau cắn ít hạt dưa, kể cho nhau nghe về những kỷ niệm Tết ở cả ba miền đất Việt. Sẽ vẫn có niềm vui, sẽ vẫn có tiếng cười trong cái không gian Việt giữa xứ Hà Lan lạnh lẽo này. Anh biết, những người Việt sống xa đất nước nhiều năm rồi cũng cảm thấy thân thương cái Tết xa quê. Nhưng anh cũng biết, anh sẽ trở về.
    ***
    Trời vẫn còn mưa. Mới bảy giờ tối, mà đường phố đã không một bóng người. Có ai lại ra khỏi cái ấm áp của ánh đèn vàng ruộm để co ro trong cái rét kinh người. Những mái nhà thấp lè tè, thấp đến nỗi những cành cây trụi lá hằn lên trên nền trời xám xịt những hình thù kỳ dị, run rẩy. Thoảng đâu đó, vài ánh đèn xe lẻ loi của những người về muộn. Họ vội vã về với gia đình đang đợi. Ở đâu cũng có tình người. Nhưng mỗi người chỉ có một quê hương.
    ---------
    Wageningen, 27 Tết
    Lý Khánh Tâm Thảo
    Uyen
    Được Nhuuyen sửa chữa / chuyển vào 10:51 ngày 18/01/2004
  8. mountainering

    mountainering Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2004
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Nhân dịp năm mới, chúc anh chị và các bạn một năm mới mạnh khoẻ, hạnh phúc, có nhiều niềm vui, học hành tấn tới, làm ăn phát đạt.
    Chúc cho mùa xuân đến với tất cả mọi người!
    Dear all.
  9. mountainering

    mountainering Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/01/2004
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Nhân dịp năm mới, chúc anh chị và các bạn một năm mới mạnh khoẻ, hạnh phúc, có nhiều niềm vui, học hành tấn tới, làm ăn phát đạt.
    Chúc cho mùa xuân đến với tất cả mọi người!
    Dear all.
  10. breaking_news

    breaking_news Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    1.200
    Đã được thích:
    0
    Hi mountainering, Breaking_news viết mấy dòng để tỏ lòng ngưỡng mộ bạn. Bạn là con trai mà viết được như thế này thì quả thật rất đáng ngả mũ kính chào: "Cái mùi vị chợ hoa không lẫn đi đâu được. Nó đặc trưng lắm. Trong cái rét ngọt ngào những ngày giáp tết, gió từ dưới sông Hồng thổi lên nhè nhẹ cuốn theo mùi sương mù ẩm ướt, mùi lá dong, mùi cải cúc, mùi của cây rau mùi thơm mẹ vẫn mua về cho cả nhà tắm tất niên. Nhưng trên tất cả là mùi các loài hoa, mùi hoa hồng, hoa lan, hoa huệ, hoa lay ơn, hoa cúc, hoa đồng tiền? có rất nhiều hoa ở đây. Tôi không dám chắc có phải mình ngửi thấy tất cả các mùi hoa ấy hay không, vì chúng đã hòa quện vào nhau, trộn lẫn vào nhau thành một thứ mùi rất thanh tao, rất đặc trưng của chợ hoa rồi"

    Một hình ảnh rất tuyệt mà bạn đã khắc họa rất có hồn nữa là đoạn con đường hoa di động phơi phới giữa hai bên cánh đồng hoa đủ màu sắc. Cái này gọi là gì ấy nhỉ? Điểm 10 cho chất lượng có được không? Một cô bạn thân của BN cũng rất thích đi chợ hoa sớm. Cô ý học cùng cấp 3 với mấy cô bạn có bố mẹ ở HN lâu đời. Thế là cả hội cô ý tháng một lần rủ nhau đi. Về sau còn định góp vốn mở cửa hàng hoa. Cô ý đã vẽ mấy bức tranh đẹp lắm về cái sự "sương khói mờ nhân ảnh" trong những chợ hoa đêm. Giá mà cô ý gặp Mountainering thì sắc màu sẽ sống phải biết. Còn bản thân cô ý đi về thì chỉ thì thụt kể cho BN là lạnh đến thế nào, những người bán hàng lặng lẽ ra sao, sương sa nặng hạt, gió quất u u, hoa chất từng đống lặng lẽ, khách hàng cũng chỉ trao tiền rồi đi, không gian tịch lặng. Nói chung là một không khí im lìm, trầm uất. Trước nay BN vẫn tin thế. Nhờ cái bài viết của bạn mà thấy được cái vẻ sống động đáng yêu của chợ hoa tưng bừng màu sắc và náo nức mặt người. Quá hay

    A, quên mất đoạn phàn nàn. Trích từ bài viết ngày 8/1/04 của bạn: "Tính tôi vốn hiếu động từ bé, dù đã trở nên khá điềm đạm sau một thời gian đi làm với các quan chức đáng kính của nhà nước". Đoán là bạn đã học đại học xong, lại còn đi làm một thời gian nữa, thế là cũng không phải là quá trẻ. Thế mà đoạn ra mắt bạn trịnh trọng tuyên bố: "Em chỉ định đọc thôi, cũng muốn đóng góp, chia xẻ cảm nghĩ của mình nhưng ngẫm lại, đứng trước các cây cao bóng cả như anh CXR, anh Netwalker, chị Breaking_News, chị Sleeping_Beauty và rất nhiều anh chị em khác" làm BN tự nhiên thấy mình lưng còng tóc bạc, mắt mũi lèm nhèm, ho húng hắng. Lòng tự hỏi không biết nhân vật Mountainering này có thâm thù gì với mình mà lại nhất định coi mình là lão lão bà bà thế. Nếu mà có lòng nhường nhịn trước sau thì gọi là tỷ tỷ cũng quá đáng lắm rồi
    Hehe, năm mới năm me, chúc mountainering và tất cả mọi người luôn vui vẻ hạnh phúc và đạt được những gì mình mong muốn

Chia sẻ trang này