1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Du học Đức khi sức học chỉ ở mức bình thường, liệu mình có quá mạo hiểm?

Chủ đề trong 'Đức (German Club)' bởi ShynJIJI, 18/08/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hecxogen

    hecxogen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/08/2012
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    6
    Đi du học, dù ở đâu mà đặt ra nhiều tiêu chí: học ngành gì hot, tốt nghiệp ra ở lại có công việc, rủi có về VN cũng OK, trong lúc học có thể làm thêm để bù đắp kinh phí ... chẳng khác gì giải bài toán đa nghiệm và chẳng biết nghiệm nào nằm trong khoảng ưa thích, phù hợp với mình.
    Theo mình thì nên xác định đi là để học, để mở mang đầu óc, giao tiếp .... với một nền văn hóa, xã hội văn minh hơn mình nhiều. Và kết quả trước tiên là phải đạt thành tích tốt (có thể) của việc học và phong cách sống, làm việc đã. Khi đạt kết quả tốt thì cơ hội luôn sẽ đến (vì khác ở VN, mình học có giỏi nhưng còn nhiều thứ về quan hệ XH bị ảnh hưởng nên ko thể có chỗ làm phù hợp ...).
    hungpv0202 thích bài này.
  2. legend14312

    legend14312 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/08/2012
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    tất nhiên là mạo hiểm rồi. nếu con đường của bạn không phải học đến cũng thì khi học bạn sẽ rất nản và chuyển hướng sang lấy chồng để làm giấy tờ là rất rất rất cao
  3. Aliencc

    Aliencc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/09/2007
    Bài viết:
    2.813
    Đã được thích:
    83
    Nói chung mình rất phản đối chọn ngành cái kiểu ngành nào hot, kiếm việc cho dễ các kiểu. Học đã khó rồi các bạn nên chọn ngành nào mình thực sự yêu thích thì mới có động lực mà học tốt được, chứ ngành hot mà không thích thì không học tốt được đâu.
    hungpv0202 thích bài này.
  4. duongminhhanh

    duongminhhanh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/07/2012
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    7
    haizzz, còn mình, mình vừa nhập học chính thức được 1 tháng và đang cảm thấy rất hoảng loạn. Mình học Master 1 ngành liên quan đến thiết kế... Seminar ngập đầu, mỗi Seminar là 1 Referat... cách làm việc quá khác hồi học ở VN (dù mình đã chuẩn bị sẽ tâm lý, shock sẵn ngay từ đầu rồi) Bạn cùng lớp nói quá nhanh, tranh luận quá nóng, mình nghe còn không hiểu được mấy nữa là tham gia vào tranh luận. Thầy thì hiển nhiên không ưa mấy đứa ngồi Seminar mà im lìm như khúc gỗ, khổ cũng muốn nói nhưng có nói được đâu, đi duyệt đồ án một mình với thầy thì chỉ muốn có cái lỗ để chui xuống cho rảnh chứ xấu hổ không đỡ được... Kiểu này chắc trượt chổng vó lên trời rồi, coi như đi tong kỳ đầu.

    Đấy là mình học cũng không đến nỗi nào ở VN, luôn luôn nằm trong top ở lớp, thi testDaF thì điểm cao ngất ngưởng (nhưng mình chỉ khá mỗi phần tiếng Đức đi thi thôi, chứ nói chuyện bình thưởng thì thua xa mấy đứa tiếng Đức thi vừa đủ đỗ), chưa đi học đã nhận được một cái Festanstellungsangebot của 1 công ty của Đức, tuy chỉ là 1 công ty mới mở nên ng ta cần nhân viên giá rẻ nhưng thế cũng là 1 thành công với bản thân mình rồi, nếu không phải vì mình không đổi được Visum thì giờ thay vì đi học mình đã đi làm.

    Nói tóm lại là với ai mình không biết nhưng mình thấy học ở Đức này thực sự rất khó, quá khó. Nhưng vẫn phải cố mà học, và một cái quan trọng nhất nếu bạn thực sự muốn học hành nghiêm túc, đó là tiếng Đức. Không phải là cái loại tiếng Đức đi thi như mình, mà là tiếng Đức thực sự. Thế thôi, chúc bạn lựa chọn sáng suốt, và bạn cũng nên "cẩn thận" với chính người cô của bạn thì tốt nhất, đừng để mất bò mới lo làm chuồng, vì sang bên này rồi bạn dễ rơi vào tình trạng phụ thuộc vào người ta, rồi lâm vào những hoàn cảnh như có 1 topic của anh quachvu đã lập.

    À mà còn một chuyện quan trọng nữa, sang đây mình biết rất nhiều người Việt, cũng tốt nghiệp được từ 1 trường ở Đức nhưng cuối cùng thì cái bằng cũng chỉ để đấy, thay vào đó là đi làm cho người Việt hoặc tự mở ra 1 cái gì đó làm, hiển nhiên là không liên quan đến cái ngành học :D cho nên, học được thì tốt, nhưng không học được thì chưa chắc đã là không tốt, đừng quá câu nệ chuyện học hành và bằng cấp :D
    Kris93 thích bài này.
  5. lifesucks

    lifesucks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/08/2004
    Bài viết:
    756
    Đã được thích:
    95
    Chào bạn,

    Mình muốn hỏi chút. Mình có tìm hiểu cấu trúc của testdaf thì thấy khá giống với cấu trúc IELTS. Mà mình đã thi IELTS rồi và thấy rằng những dạng bài trong IELTS giúp ích rất nhiều về mặt học thuật, khi theo học các trường đại học. Từ những bài nghe về tình hình thế giới, bài đọc về các nghiên cứu khoa học, nói thì trình bày quan điểm về một vấn đề xã hội, viết thì mô tả biểu đồ và một bài argument. Vậy nên mình hơi ngạc nhiên khi bạn nói là điểm testdaf cao nhưng vẫn khó hoà nhập. Có phải bạn thấy những kĩ năng làm bài trong testdaf ít mang tính ứng dụng trong môi trường học thuật ko? Hay đó là do bạn mới học nên bị shocked, chưa theo kịp nhịp độ?

    Bạn mất bao lâu để ôn testdaf, và chắc là bạn ôn ở Đức? ĐIểm testdaf của bạn thế nào? Bạn có qua khoá học dự bị master nào ko? Nếu có thì là bao lâu?

    Hy vọng bạn có thể chia sẻ chút thông tin. Mình cảm ơn. Mình cũng hy vọng bạn sớm vượt qua giai đoạn khó khăn này. Vạn sự khởi đầu nan mà :)
  6. duongminhhanh

    duongminhhanh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/07/2012
    Bài viết:
    113
    Đã được thích:
    7
    Mình chưa nghe thấy dự bị Master bao h, có chắc mình cũng học :D

    Mình chưa thi IELTS và cũng không có ý định thi nhưng mình cũng thi TOEFL iBT rồi, mình không biết đánh giá so sánh như thế nào vì tiếng Anh và tiếng Đức khác nhau nhưng mình thấy TestDaF dễ hơn khá nhiều. Nhưng theo dân gian đồn thổi thì IELTS cũng dễ hơn TOEFL. TOEFL mình học hết hơi mới được 9 mấy điểm, trong khi TestDaF mình ôn trong khoảng 2 tháng, sau khi học xong B2 và 1 tháng của C1, mình được 5545. 4 là điểm viết và mình cảm thấy rất thất vọng vì kết quả đấy, vì viết là cái mình tự tin nhất, nhưng hôm thi đến lúc cuối mình ...chán, lười không viết cái kết luận (vì mình thi viết cuối cùng, trước đó là bài thi nói, mình làm bài thi nói khá tệ, trong đầu đinh ninh là trượt nên lúc đó cảm thấy rất là demotiviert), mà bạn chắc cũng biết bài viết thiếu form bị trừ điểm nặng thế nào. Còn bình thường lúc ôn thi thì thầy thường bảo mình viết rất tốt, đủ để làm văn mẫu, nếu mình viết đầy đủ cả kết luận thì chắc chắn được 5.

    Đúng là kỳ thi cũng chuẩn bị cho bạn kiến thức để học trong trường, nhưng mình nghĩ đấy là cấp Bachelor, bạn sẽ gặp khó khăn, chắc chắn rồi, nhưng nó cũng không đến nỗi như ở bậc Master. Vì ở Bachelor, 1, 2 năm đầu bao h cũng là đi nghe Vorlesung, làm bài nhóm, viết bài về nhà, mình nghĩ tầm đấy thời gian sẽ chuẩn bị cho bạn tinh thần và vốn từ vựng chuyên môn để tiếp tục. Nhưng vấn đề là mình học Master, vừa vào học đã toàn là Seminar, hoàn toàn không có Vorlesung, vốn từ chuyên ngành gần như bằng không, và để nói về một vấn đề chuyên ngành người ta cũng dùng những cấu trúc khác, từ cũng khác ... 1 điểm khác của ngành của mình là phải nói làm sao để thuyết phục ng nghe theo phương án của mình, giống như bán bảo hiểm vậy, cho nên không những phải nói đúng mà còn phải nói cho hay.

    Ngoài ra mình còn 1 điểm yếu riêng là phát âm rất kém :)) ngồi giữa một đống người Đức nói như gió, toàn dùng những câu từ hoa mỹ mình chỉ có im hoặc ú ớ thôi. Chữ với nghĩa lúc đấy chạy khỏi đầu hết, nhớ được nói với giáo sư dùng Sie và với bạn dùng du là thành công rồi :))

    Còn một vấn đề nữa là giữa chuyện học để thi lấy cái bằng tiếng và việc áp dụng cái đấy vào trong một môi trường học thuật là hai chuyện cách nhau khá xa (ít ra là đối với mình). Hãy cứ tưởng tượng một thanh niên nghiêm túc vừa tốt nghiệp đại học ra trường tinh thần phơi phới xuân xanh đi làm lần đầu thì với đa số trường hợp là phải để người khác dắt tay chỉ việc, và làm được cái việc đấy hay không thì còn phải xem đã...

Chia sẻ trang này