1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Du học Đức với nguồn tài trợ của người thân ở Đức - Bi kịch của những mảnh đời sinh viên Việt Nam nơ

Chủ đề trong 'Đức (German Club)' bởi quachvu, 01/11/2012.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. quachvu

    quachvu Moderator Staff Member

    Tham gia ngày:
    04/10/2005
    Bài viết:
    1.668
    Đã được thích:
    88
    Có nhiều lí do và nguyên nhân dẫn đến việc các bạn sinh viên Việt Nam quyết định chọn nước Đức là nơi du học của mình. Có bạn được học bổng của chính phủ Đức, có bạn vì yêu thích nước Đức, có bạn vì có người yêu, bạn bè thân du học ở Đức, có bạn vì điều kiện tài chính không nhiều nên chọn nước Đức học vì được miễn học phí, và một trong các lí do chính của đa số các bạn sinh viên VN chọn du học Đức là vì có người nhà, người thân ở Đức. Quả là một điều tuyệt vời khi một du học sinh đi học xa nhà, ở nơi xứ lạ quê người lại có người nhà, người thân ở bên cạnh để làm chỗ dựa cả về tinh thần lẫn vật chất, ba mẹ ở Việt Nam thì an tâm vì đã có anh, em của mình ở bên Đức trông nom và chăm sóc con cái của mình đến nơi đến chốn và con mình có thể an tâm học tập. Vậy sự thật về cuộc sống của một trong các bạn sinh viên đó như thế nào sau khi đã qua đến Đức?

    Sau khi tốt nghiệp ở một trường Đại học quốc gia ở Việt Nam, L. đã sớm khăn gói qua Đức du học với sự tài trợ tài chính của một người cậu ruột đang sống ở thành phố M. thuộc Đông Đức cũ vì gia đình L. ở VN cũng thuộc dạng khó khăn, không thể tự lo tài chính cho L. du học được. Sau khi đã đến thành phố M. ở Đức, ban ngày L. đến trường học lớp tiếng Đức để chuẩn bị thi DSH, chiều tối về phụ Cậu Mợ mình bán hàng ở cửa hàng của gia đình. Sau hơn 1 năm học tiếng, giờ đây L. đã có trong tay giấy gọi nhập học Master của một trường đại học bên Đông Đức và đã có thể ra Sở ngoại kiều xin gia hạn thẻ cư trú dài hạn theo mục đích Studium. Cuối cùng thì ngày định mệnh thật sự của L. cũng đã đến. Ngay sau khi biết cháu mình đã có thể gia hạn thẻ cư trú dài hạn theo Studium và có thể ở Đức học dài hạn, người Cậu ruột đã lập tức yêu cầu L. nghỉ học, ở nhà làm việc tòan thời gian cho cửa hàng của mình cả tuần với lời biện hộ đi học Master xong thì tiền lương có được 2000€ như ra làm ở của hàng của Cậu hay không. Sau một thời gian ngắn nghỉ học ở nhà đi làm, L. đã suy nghĩ rất nhiều và cuối cùng quyết định vấn tiếp tục con đường học vấn của mình và dự định sẽ dọn ra ngòai sống gần trường học để đi học và sẽ tự đi làm để lo chuyện ăn học của mình. Ngay sau khi biết được ý định tiếp tục học của cháu ruột mình, người Cậu đã lập tức yêu cầu L. trả lại tòan bộ số tiền 8000€ đã đưa cho L. trước đây mở tài khỏan DB để qua Đức và số tiền 5000€ đã chi thêm cho L. khi qua Đức sống và học tiếng Đức hơn 1 năm qua rồi muốn tiếp tục học hay dọn ra ngòai sống thì dọn. Phần vì quá bất ngờ trước các yêu cầu của Cậu mình, phần vì gia đình ở VN cũng nghèo, không có khả năng giúp L. trả lại tiền cho Cậu ruột của mình và L. cũng không dám để ba mẹ mình ở Việt Nam biết chuyện bên Đức này lại thêm lo lắng và sinh bệnh, cuối cùng L. đã phải cắn răng chịu đựng, bỏ khóa học Master của mình và ở nhà làm việc cho cửa hàng của Cậu mình tại thành phố M. Từ đây, mọi sinh hoạt, sinh sống hằng ngày của L. đều bị sự khống chế và quản lý của người Cậu ruột của mình. Không thể hẹn hò đi chơi với bạn bè, không thể tự quyết định các việc liên quan đến cuộc đời của mình ở Đức. Cuộc đời của L. cuối cùng đã bị mua đứt bằng số tiền 13.000€ nửa cho nửa nợ không rõ ràng bởi chính Cậu ruột của mình.

    Không quá bi đát như cuộc đời của L., một bạn sinh viên từ Việt Nam qua ,tên S., sau khi đến Đức đã sống tại thành phố K. thuộc vùng Tây Đức cùng gia đình người anh họ của mình. S. qua Đức cũng là vì gia đình người anh họ đã nhận giúp đỡ, cưu mang S. ăn học ở Đức. Chỉ sau nửa năm học tiếng, người anh họ của S. đã bắt đầu yêu cầu S. nghỉ học, ở nhà làm việc cho quán của mình đang mở vì thiếu người làm việc. Ngay sau khi thấy S. không có ý định nghỉ học để ở nhà làm việc cho quán của mình, người anh họ đã lập tức đuổi người em của mình ra khỏi nhà bất kể người em mình sẽ ra sao. Cũng may cho S. là thời điểm đó chung quanh S. còn có một số người bạn thân sẵn sàng hỗ trợ S. trong việc tìm nơi lưu trú tạm thời và gia đình S. ở VN cũng có thể thu xếp trợ giúp phần nào ban đầu để cho S. vượt qua cơn sóng gió này và tiếp tục quá trình học tập cho đến ngày hôm nay.

    Còn rất rất nhiều hòan cảnh bi đát của các bạn du học sinh khác đã phải trải qua khi việc du học nước Đức của mình phụ thuộc vào gia đình họ hàng, người thân của mình bên Đức này. Bạn thì nửa năm, bạn thì 1 năm sau, một số ít bạn chịu đựng được lâu hơn 2-3 năm chỉ vì ba mẹ ở VN bắt buộc con cái của mình phải sống cùng người anh, chi, em của mình bên Đức vì nghĩ rằng sẽ có người trông nom con cái của mình, nhưng đến khi thấy con mình ở bên Đức gần như sắp phát điên thì mới hốt hỏang đồng ý cho con mình dọn ra ngòai sinh sống và học tập. Đã có không ít các bạn sinh viên trong số đó khi còn sống tại nhà người thân, đã chịu nhiều sự ức chế về tâm lí dẫn đến việc không thể tập trung học tập được tốt, thi hòai không thể đậu, sau khi dọn ra ngoài sinh sống đã có thể lấy lại tinh thần thỏai mái hơn và việc học từ đó cũng trở nên thuận lợi hơn.

    Những câu chuyện kể trên đều là những câu chuyện có thật 100% do bản thân QV chứng kiến và biết rõ, đã và đang xảy ra tại nước Đức này. Đương nhiên, vẫn sẽ có một số ít các bạn may mắn có được một cuộc sống vui vẻ, tốt đẹp với gia đình họ hàng, người thân của mình ở nước Đức này và QV thật lòng chúc mừng điều may mắn đó với các bạn được như vậy, vì không có nhiều bạn sinh viên có diễm phúc được như các bạn. Mục đích của QV viết ra bài này để giúp các bạn sinh viên VN đang, sắp qua du học Đức mà chủ yếu dựa vào sự trợ giúp của gia đình người thân hay họ hàng bên này cần có một sự chuẩn bị tâm lý thật vững vàng cho những biến cố xấu nhất có thể xảy ra cho mình sau này tại nước Đức liên quan đến người thân, họ hàng, vì cuộc sống du học có sự dính dáng người thân, họ hàng bên Đức không phải luôn là màu hồng như các bạn nghĩ. Chúc các bạn nhiều may mắn.
  2. quynhanh029

    quynhanh029 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/02/2011
    Bài viết:
    189
    Đã được thích:
    0
    Em nghĩ các vấn đề mà các bạn gặp phải trên đây chủ yếu có liên quan trực tiếp đến vấn đề tài chính. Đó cũng là 1 trong những vấn đề cực kì cơ bản mà các du học sinh bắt buộc phải lường trước khi xác định con đường du học của mình because "There is no free lunch"

    Vì thế có thể đảm bảo được mục tiêu học tập em nghĩ mỗi người chuẩn bị du học cần có 1 nguồn tài chính cơ bản, nó là thiết yếu vì không chỉ phòng trường hợp trên mà còn ví dụ mất job do khủng hoảng TC, những vấn đề phát sinh đột ngột, hoặc là chuyên tâm học hành để đạt kết quả cao trong học tập. Nói ra thì m.ng nghĩ cái này ai mà chẳng biết, nhưng thực sự theo quan điểm cá nhân em nếu nguồn TC còn chưa đảm bảo thì tạm thời ở lại thêm ở VN và cố gắng làm việc tích cóp thêm + học tiếng( để thuận tiện xin việc hơn khi sang đó) sẽ đảm bảo hơn cho mình 1 sự độc lập và tự chủ khi đặt chân sang xứ người. Một khi bị chi phối bởi người khác nó như kiểu bị nắm thóp, rồi cuối cùng phải hy sinh mục đích lâu dài cho mục tiêu trước mắt. Hỏi như vậy có đáng không?

    Còn trong trường hợp thấy bản thân không thể tự chủ 1 nguồn lực tài chính nhất định hoặc là" tuổi xuân ko đợi ai", có lẽ ở VN cố gắng chăm chỉ làm việc, học cao hơn, cũng có thể ở bên cạnh ba mẹ, xem ra lại là 1 phương án khả thi hơn là cố gắng qua bằng được rồi phải ngậm ngùi. Ai bảo ở VN sẽ khổ hơn đâu, ở đâu mà chẳng có những người thành công hơn những ng còn lại cho dù foundation là như nhau, và thậm chí có ng thành công vượt trội hơn ng khác cho dù xuất phát điểm rất thấp.
    Tuy nhiên, Vẫn có nhiều người dám nghĩ dám làm thì có gì mà không thế chứ? Ng năng động thì chắc chắn không ngại đương đầu rồi, " A visionary sees the light in the dark" :P
  3. quachvu

    quachvu Moderator Staff Member

    Tham gia ngày:
    04/10/2005
    Bài viết:
    1.668
    Đã được thích:
    88
    vấn đề nằm ở chỗ ai cũng biết nhưng chẳng mấy ai muốn tin hay nghĩ là nó sẽ thật sự như thế, cứ được đi nước ngòai sớm ngày nào tốt ngày đó, rồi sau đó ra sao thì ra, khổ mấy cũng được. Anh, em, cô, chú ở xa nhau thỉnh thỏang gặp còn quí, thỉnh thỏang nước ngòai gửi tiền, gửi quà về VN khiến mọi người đều nghĩ là tình cảm rất gắn bó chứ không nghĩ là nhờ ở xa nhau, ít gặp nên mới thế, chứ đến khi cho con cái của mình qua ở cùng rồi thì được thời gian vài tháng, nửa năm đầu gọi là còn khách sáo nên còn nể nang chiều chuộng, sau đó thì từ từ bắt đầu tính tóan, đối xử thẳng thừng và kiểm soát, bắt buộc mọi thứ đều phải theo ý của mình, không nghe theo thì gọi về VN mắng vốn ba mẹ, nghe theo thì bị stress tòan tập vì đôi khi người lớn qua đây từ xưa họ không hiểu rõ việc học tập của sinh viên bây giờ, và mục tiêu, quan điểm sống của họ cũng khác. Như câu chuyện ở trên thì họ chỉ quan tâm đến chuyện làm ăn của họ chứ chả quan trọng gì chuyện học hành của em mình hay cháu mình. Họ cho là cháu mình rồi thì cũng phải sống và đi theo con đường họ đã phải trải qua, không trình độ thì lại mở quán ăn, vô làm hãng xưởng hoặc ra ngồi rũa ở tiệm Nail. Nếu chống đối lại xếp đặt của họ thì bị cho là hỗn láo, chịu không nổi dọn ra ở riêng tự sống thì bị cho là ăn cháo đá bát, công lao họ đưa qua đây ban đầu giờ trở mặt với họ ..... một số ít đồng ý tài trợ vô tư và vô điều kiện, nhiều người thì tính trước là đưa cháu mình qua nó sẽ có thể giúp mình làm cái này, phụ cái kia hoặc sẽ có thể điều khiển cháu mình sông và làm các công việc mình cần có người giúp thay vì phải bỏ tiền ra thuê người làm có khi phải trả tiền thuê nhiều hơn. Đã có mấy em sinh viên trong năm nay từng kể với anh chuyện ban đầu qua Đức cũng vì nghĩ có anh chị họ, chú ruột sẽ giúp mình, đến khi qua thì ngày đi học vài tiếng tiếng Đức rồi thì học xong về nhà lại lo ra làm ở quán ăn, cửa hàng này nọ của mấy người đó quanh năm suốt tháng mà chả nhận được đồng lương nào, rồi thì ăn ở ở nhà người đó thì vẫn bị mang tiếng là nhờ vả công ơn người đó giúp. Đó là một trong những trường hợp phổ biến nhiều bạn du học sinh đã phải đối diện ... và anh cũng không dám vơ đũa cả nắm vì ở đâu thì cũng có người này người kia, quan trọng là người nào ít, người nào nhiều.
  4. quynhanh029

    quynhanh029 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/02/2011
    Bài viết:
    189
    Đã được thích:
    0
    Xem như e được động viên chút, khi là 1 trong số hiếm hoi muốn sang đó học mà chẳng có ng quen :P
  5. KyonThinh

    KyonThinh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    13/10/2010
    Bài viết:
    551
    Đã được thích:
    3
    Thật ra có cũng chả sao, mình có cả cô chú, chú thì 3,4 tháng gặp 1 lần, mỗi lần 1 ngày, cô cũng thế, chả có gì, thân vẫn phải vác đi làm wurst kiếm tiền.
  6. pear_pink_rose91

    pear_pink_rose91 German Club

    Tham gia ngày:
    01/03/2008
    Bài viết:
    2.271
    Đã được thích:
    15
    cái này thực ra cùng tuỳ thôi anh :D, em với chị họ em thân nhau lắm, ở với nhau suốt vẫn ko sao cả. Nhưng từ khi có ny với cả nhiều bạn bè thì mình cũng cần nhiều thời gian hơn nên tốt nhất là ở riêng ^^. hồi đầu chị họ cũng cứ rủ rê học làm nails nhưng quan điểm của em là đi học chứ ko phải đi làm, đi làm chỉ là để kiếm tiền đi học nên từ chối thẳng ^^
  7. Aliencc

    Aliencc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/09/2007
    Bài viết:
    2.813
    Đã được thích:
    83
    Bác Vũ bác làm một bài báo đi cho nó máu:))

    Em có chị họ bên này, về toàn được chiều, thích thì làm không thì thôi. Với lại em với bà ấy cũng thoải mái, chả phải giữ ý gì sất, như là ở nhà mình vậy:D Nói chung là không phải như kiểu người bề trên bảo gì mình phải nghe nấy:D Hồi xưa cũng ở nhà bà ấy mấy tháng, suốt ngày chỉ chơi với cháu chả có vấn đề gì:D

    Cơ mà với cô dì chú bác thì chắc cũng phải khác, cũng phải ngoan ngoãn một tí:D Nếu chú có là chú ruột mình thì vẫn còn cô:P Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh, chúc các bác may mắn:D
    P.S. ny em ở hơn 1 năm ở nhà anh chị (thực ra cũng ko có họ hàng gì cả) cũng không làm sao cả mà lại được quý:D
  8. quachvu

    quachvu Moderator Staff Member

    Tham gia ngày:
    04/10/2005
    Bài viết:
    1.668
    Đã được thích:
    88
    ừ, anh cũng công nhận là tùy, cũng tùy thuộc vào mức độ phụ thuộc tài chính của du học sinh đó vào người thân bên Đức, chính vì thế anh mới ghi tựa đề là "Du học Đức với nguồn tài trợ của người thân ở Đức". Đó mới là nguyên nhân chính khiến người du học sinh mất độc lập, tự chủ của mình ở Đức khi qua Đức chủ yếu dựa vào nguồn tài trợ tài chính của người thân bên đây. Em thì theo anh biết em qua Đức theo nguồn tài chính của ba mẹ em, rồi qua đây em đi làm tiết kiệm được lại gửi về lại cho ba mẹ em thì thật ra ngay từ đầu em không có hoặc ít có sự phụ thuộc tài chính gì đối với người thân của em bên đây rồi, cho nên anh nghĩ em có ở với ai đi nữa cũng khó mà có vấn đề gì được.
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    ừ, trường hợp em qua nhưng không phụ thuộc tài chính của người thân và cũng không ở cùng người thân thì em không bị giống mấy bạn kia là đúng rồi :)
  9. quachvu

    quachvu Moderator Staff Member

    Tham gia ngày:
    04/10/2005
    Bài viết:
    1.668
    Đã được thích:
    88
    bài văn được 0 điểm vì lạc đề :)
  10. mrphong92hp

    mrphong92hp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/11/2010
    Bài viết:
    3.377
    Đã được thích:
    10
    nói chung là tùy vào tính tình của người thân . nói thế này bi quan cho các bạn du học sinh dự định sang đức có người thân quá

Chia sẻ trang này