1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Du học Hà Lan (danh sách applicants HSP 2010 trong google speadsheet trang 55)

Chủ đề trong 'Du học' bởi Marchy, 20/08/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. minhthuy88

    minhthuy88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2009
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Hôm t đi dự hội thảo về HSP ở ĐH Ngoại thương, chị presenter có nói những yếu tố quan trong nhất khi làm hồ sơ cho HSP đó là: GPA (top 10%), thư giới thiệu (nếu có thể thì xin LOR của 1người trong ban giám hiệu), và SOP. Còn đối với HSP, Ielts k quan trọng, chỉ quan trọng khi mình xin Ad, No thôi. Và thêm nữa những người học MBA thì cần thêm GRE, GMAT nữa.
    Như t thấy trên box Du hoc đã từng có thread share SOP của các thành viên như Mellypink..., các bạn đã thành công trong apply năm nay, có thể chia sẻ, public được không ah? Vì dù gì, bọn t cũng không thể copy được, mà chỉ làm sample thôi. Nếu được như thế thì không còn gì bằng nữa.
    Thanks!
  2. nhimxu169

    nhimxu169 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2010
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Mình nghĩ ý kiến của bạn rất hay. các anh chị đã apply thành công có thể chia sẻ với bọn em ko ạ?
    Cho mình hỏi luôn GPA 10% là tính theo toàn trường hay tính theo khoa, chuyên ngành mình theo học?
  3. hieu_nd85

    hieu_nd85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/02/2007
    Bài viết:
    270
    Đã được thích:
    1
    Bạn tính theo thế nào cũng được cả, thậm chí là top ở lớp cũng được vì cái này chỉ là tương đối (tuy nhiên ở lớp thì phải là no.1 hay no.2 mới đủ ấn tượng). Nếu là toàn trường thì quá tốt rồi, rank xếp trên mẫu số càng lớn càng ấn tượng. Nhất là các bạn thủ khoa sẽ có cơ hội cao hơn. Tuy nhiên trong trường hợp ban nằm trong top 10% của khoa hoặc trường, nhưng là no.1 or no. 2 của ngành thì cái rank thứ 2 sẽ ấn tượng hơn, nên chọn.
  4. minhthuy88

    minhthuy88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/12/2009
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Hôm t đi dự hội thảo, chị í nói là 10% của toàn trường, nhưng t đọc thì là 10% của your programe, thì hiểu theo khóa mình học sẽ là chính xác nhất (I guess).
    Anw, vẫn hong hóng chờ việc share thông tin của các HSPers. Theo tinh thần như của các bạn TQ là người Việt júp người Việt.
  5. hppdphong77

    hppdphong77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2010
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    2
    Theo mình chỉ là 10% của ngành bạn học thôi (cùng khóa), nếu so sánh rank giữa các ngành trong cùng trường hình như không được chính xác và công bằng cho lắm
  6. nhimxu169

    nhimxu169 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2010
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng nghĩ như bạn, nếu so điểm của các ngành học khác nhau thì sẽ chênh lệch.
    Thường thì các anh chị đã apply thành công có GPA bao nhiêu ạ, trên 9,0 hay có ai thậm chí chưa đc 8,0 ko ạ?
  7. hppdphong77

    hppdphong77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2010
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    2
    Theo mình để ý thì mấy anh chị đó có GPA > 8.0. Nếu được từ 9.0 trở lên thì mình có biết 1 trường hợp bên Vlir (Aquaculture) và 1 bên Huygens (biotechnology), hồ sơ của họ rất mạnh như tốt nghiệp xuất sắc, thủ khoa, giấy khen của trường (các năm), mấy cái chứng nhận tham gia activities
  8. peartree1416

    peartree1416 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Mình đang tìm hiểu về HSP, mong các bạn đi trước giúp mình nha. Mình thấy nói đến SOP, đó là Statement of purpose ah? Khác ji với motivation letter?
    Mình định apply HPS vào năm tới. Vậy thì bây j cần xin nomination letter ngay phải ko? Muốn xin thì vào web của trường HL mình muốn học ah? Rất mong cac bạn giúp đỡ !
  9. hppdphong77

    hppdphong77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2010
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    2
    Hai cái đó cũng là tương tự nhau thôi, nhưng tên gọi khác nhau.
    Bạn muốn xin nomination letter thì bạn phải apply vào trường mình chọn. Có 3 trường hợp: bạn sẽ được admission trước, sau đó sẽ xin nomination sau. Ban sẽ được nomination trước, admission sau (cách đây 1 or 2 năm gì đó, có người nhận nomination, nhận được học bổng nhưng lại ko được đi, vì trường ko cho admission). Cuối cùng là trường hợp trường cho admission và nomination cùng 1 lúc.
    Muốn apply trường nào thì bạn phải vào tìm hiểu creteria của trường đó ( thông qua trang web ).
    Nói chung muốn tìm hiểu về HSP Huygens này bạn cố tìm lại các topics ở box du học và Hà Lan - Bỉ - Luxembourg để hiểu rõ hơn. Trước đây mình cũng dành khoảng 1 tháng để tìm hiểu.
  10. TungKelvin

    TungKelvin Du học Moderator

    Tham gia ngày:
    13/08/2009
    Bài viết:
    324
    Đã được thích:
    31
    Hôm nay ngồi dọn dẹp lại Bookmark thấy bài này, post lên đây cho các bạn có ý định apply HSP các năm tới tham khảo.
    [Nguồn: Phan Ha, link http://vsw.vietroad.org/forum/showthread.php?t=478]
    Kinh nghiệm xin học bổng Huygens​
    1. Giới thiệu HB Huygens
    Chương trình học bổng HSP Huygens dành cho sinh viên các nước trên thế giới. Học bổng này hướng đến những sinh viên tài năng, những người muốn học tại Hà Lan trong kỳ cuối của chương trình đại học hoặc trong khi đang học cao học. Học bổng này bao gồm cả nghiên cứu và/hoặc đào tạo cụ thể. Chương trình tiến sĩ dành cho sinh viên các nước sau: Croatia, Turkey, Bulgaria và Romania.
    Mọi thông tin chung về học bổng Huygens có thể tìm thấy tại:
    http://www.nuffic.nl/international-students/scholarships/worldwide/hsp-huygens-programme
    Hồ sơ xin học bổng bao gồm:
    ? Thư chỉ định của trường nhập học (Admission Letter).
    ? Đơn đăng ký học bổng HSP Huygens
    ? Sơ yếu lý lịch
    ? Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và bảng điểm (có kèm bản dịch và công chứng)
    ? Thư gửi trường nêu rõ lý do tại sao muốn học tập tại Hà Lan ?" Motivation letter (một trang A4)
    ? Hai thư giới thiệu (reference letter).
    ? Chứng chỉ ngoại ngữ hoặc thư xác nhận khả năng ngoại ngữ.
    ? Bản sao hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân.
    ? Đối với ứng cử viên tiến sỹ phải có kế hoạch nghiên cứu hoặc học tập được chấp nhận của giám sát viên.
    Hạn nộp hồ sơ: 31/01 hàng năm
    Ngày thông báo kết quả: 1/5
    2. Các bước xin HB
    2.1. Xin học tại một trường đại học của Hà Lan
    Bạn cần được một trường đại học tại Hà Lan nhận học để có thể xin học bổng Huygens. Hầu hết các trường đại học tại Hà Lan cho phép apply online, các bước đăng ký và gửi giấy tờ đều rất thuận tiện nên việc xin học sẽ không làm bạn gặp nhiều khó khăn. Sau bước này, bạn nhận được thư nhận học (Admission Letter), mặc dù bộ hồ sơ xin HB Huygens không yêu cầu tài liệu này nhưng bạn sẽ cần nó trong các bước tiếp theo. Thông thường bạn sẽ nhận được thư nhận học cả hai dạng: dạng file gửi qua email và qua cả regular mail.
    2.2. Viết Motivation Letter
    Kinh nghiệm của mình cho thấy Motivation letter đóng vai trò cực kỳ quan trọng (nếu không muốn nói là số 1) trong bộ hồ sơ xin Huygens. Bạn có thể có nhiều thành tích nổi trội hơn các ứng viên khác mà vẫn không được chọn vì Motivation letter chưa tốt.
    Chỉ có 3 yêu cầu đơn giản sau khi bạn viết motivation letter:
    - Why you have chosen this study programme or why you have chosen to do the proposed research in het Netherlands.
    - What value the programme would add to your previous education.
    - What the Dutch programme would mean for your future career.
    Tuy nhiên hãy:
    - Đừng viết ngay mà hãy suy nghĩ trước và ghi lại các ý mà bạn muốn nói.
    - Viết đi viết lại nhiều lần, không vội viết cho xong, bản thân mình nhận thấy viết càng lâu càng muốn sửa và đừng ngại sửa chữa nhiều lần.
    - Đừng tham ý và viết quá dài
    - Không nói quá nhiều đến thành tích, vì bạn đã trình bày trong CV và các giấy tờ khác, thay vào đó nên tiết kiệm không gian cho các ý tưởng khác giá trị hơn.
    - Chú ý nhấn mạnh rằng sau khi học tập tại Hà Lan sẽ quay về đóng góp cho sự phát triển của đất nước mình, điều này rất phù hợp với tinh thần của HB Huygens.
    - Nên nhờ những người giỏi Tiếng Anh hoặc người đã và đang du học check và sửa thư cho mình.
    2.3. Xin thư giới thiệu
    Thư giới thiệu (Reference Letter) có độ dài 1 trang A4, có chữ ký, ngày tháng và có thể xin cả dấu xác nhận của khoa, trường, cơ quan của người giới thiệu. Thư giới thiệu được khuyến khích viết trên ?oheaded paper?, tức là loại giấy có in sẵn tên cơ quan, địa chỉ? Nội dung thư phải có tên người được giới thiệu; tên, cơ quan, chức vị, địa chỉ liên hệ của người giới thiệu, mối quan hệ giữa bạn và người viết thư, khả năng học thuật nổi trội của người được giới thiệu.
    Một lựa chọn phổ biến khi xin thư giới thiệu là thầy cô mà bạn đã học ở trường đại học, là giáo sư thì càng tốt. Bạn có thể xin dấu xác nhận tại văn phòng khoa. Thông thường bên ta không hay dùng headed paper, bạn có thể linh hoạt trình bày thêm vào sao cho thư giới thiệu giống như được viết trên headed paper.
    Khi xin thư giới thiệu cũng nhắc luôn người giới thiệu để ý check mail trong trường hợp bên kia cần thêm thông tin. Tuy nhiên, mình thấy trường hợp này ít xảy ra.
    2.4. Viết CV
    Bạn chỉ mất dưới 1 ngày để viết CV, mẫu CV có thể tham khảo trên các website.
    Lưu ý bạn đừng quên đề cập đầy đủ những thành tích mà mình đạt được, hãy dành một chút thời gian và nghĩ lại xem bạn đã có những kinh nghiệm, bằng khen, giấy khen, học bổng, phần thưởng gì cho đến thời điểm hiện tại.
    2.5. Xin thư ứng cử (Nomination letter)
    Ngay sau khi được nhận học, bạn có thể xin thư ứng cử. Programme director sẽ là người viết cho bạn thư này. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với ông này, hoặc làm đúng thủ tục là liên hệ qua người phụ trách học bổng Huygens của trường, nguời này sẽ refer trường hợp của bạn với director.
    Khi liên hệ, tốt nhất bạn nên đính kèm cả admission letter, CV, chứng nhận thuộc top 10% và cả motivation letter vì nhiều khả năng bạn sẽ được yêu cầu gửi các tài liệu này. Programme director (Trường hợp của Wageningen University) có thể chủ động liên hệ với người viết thư giới thiệu cho bạn hoặc trưởng khoa/trưởng bộ môn ở trường đại học nơi bạn đang theo học trước khi quyết định cho bạn Nomination letter. Vì vậy, nếu có thể bạn nên nhắc trước để thầy cô để ý check mail và trả lời sớm.
    Bạn sẽ tìm thấy danh sách địa chỉ liên hệ của người phụ trách Huygens ở mỗi trường tại đây:
    http://www.nuffic.nl/international-students/scholarships/worldwide/hsp-huygens-programme/more-information
    Mình và nhiều bạn khác phải chờ khá lâu để nhận được thư ứng cử, trong thời gian chờ đợi thỉnh thoảng bạn hãy nhắc programme director cho yên tâm. Thông thường bạn sẽ chỉ nhận được thư ứng cử trước deadline cho Huygens (thường là cuối tháng 1 hàng năm) nhiều nhất là 3 tuần, nhưng yên tâm là ít khi bạn nhận được thư này quá muộn. Cả 3 trường mình xin nomination letter đều im lặng khi mình spam, nhưng vẫn gửi thư kịp để chuyển qua Hà Lan.
    Trong thời gian chờ thư ứng cử bạn nên hoàn tất các thủ tục khác, đảm bảo rằng ngay sau khi nhận được nomination letter bạn chỉ còn phải in thư ra và gửi đi luôn cùng các tài liệu khác.
    2.6. Xin chứng nhận thời gian ra trường
    Nếu chưa có bằng tốt nghiệp, bạn cần xin giấy chứng nhận tại phòng đào tạo, ghi rõ thời gian bạn sẽ có bằng tốt nghiệp.
    2.7. Xin bảng điểm
    Phòng đào tạo sẽ cho bạn bản kết quả học tập, có thể bạn sẽ không xin được bản tiếng anh tại phòng đào tạo, khi đó bạn phải đem tài liệu này đi dịch công chứng. Hãy tham khảo kinh nghiệm xin bảng điểm tiếng anh ở mục 2.9.
    2.8. Xin chứng nhận top 10%
    Phòng đào tạo sẽ cho bạn giấy chứng nhận này, một số trường còn đòi phòng đối ngoại duyệt trước khi phòng đào tạo ký. Nếu nằm trong top 5% thì hãy mạnh dạn xin 5%. Thực tế yêu cầu top 10% của Huygens mang nhiều tính chất thủ tục, bạn sẽ không bắt buộc phải chứng minh với Nuffic điều này, tuy nhiên mình vẫn gửi kèm giấy chứng nhận trong bộ hồ sơ Huygens. Bạn nên gửi kèm giấy này khi xin Nomination letter.
    2.9. Các thủ tục khác
    Hộ chiếu: Scan hộ chiếu vì nhiều trường yêu cầu bạn gửi cho họ.
    Chứng chỉ tiếng anh: Kinh nghiệm nhỏ: Khi thi IELTS xong bạn có thể yêu cầu gửi thêm 2 certificate nữa về cơ quan của bố mẹ, với lý do ?ogửi về cơ quan công tác/cơ quan nhận mình vào làm?, và như vậy bạn sẽ có 03 giấy chứng nhận kết quả IELTS.
    Các loại giấy khen, chứng nhận: Bạn nên dịch và công chứng, không cần gửi bản gốc. Có thể scan để gửi khi xin học và xin nomination.
    Gửi hồ sơ sang Hà Lan: Bạn có thể chọn nhiều hãng chuyển phát khác nhau, mỗi hãng có mức giá khác nhau. Mình chọn hãng Tín Thành, chuyển sang Hà Lan trong vòng 3 ngày, giá tầm 52$, nếu chuyển trong thời gian lâu hơn giá sẽ thấp hơn. Trong thời gian đó, bạn có thể gọi điện đến hãng để kiểm tra xem tài liệu đã tới chưa.
    Xin các giấy tờ bằng tiếng anh tại trường: Nếu không xin được bản tiếng anh cho các tài liệu do trường cấp (bảng điểm, giấy chứng nhận thời gian ra trường, chứng nhận các thành tích khác) bạn có thể thử cách này: Dựa trên bản tiếng Việt, tự dịch ra một bản tiếng anh sau đó gửi phòng có trách nhiệm xem xét và xác nhận cho. Có thể bạn sẽ phải sửa lại một số thông tin trong bản dịch của mình, nhưng nếu được thì sẽ không mất công đi dịch công chứng.
    Khó khăn nhất trong các loại giấy tờ xin tại trường thường là chứng nhận top 10%, vì có thể trước nay chưa có sinh viên nào xin loại chứng nhận này nên phòng đào tạo lúng túng.
    Kinh nghiệm của mình là:
    - Nếu bạn học các lớp tài năng, chất lượng cao thì hãy sử dụng lợi thế này, khi biết bạn học tại các lớp đó phòng đào tạo sẽ có cơ sở để cho bạn giấy chứng nhận 10%.
    - Sử dụng bảng điểm có điểm số cao: Phòng đào tạo nhìn bảng điểm có thể biết bạn ở vị trí nào và xem đó là cơ sở để cho giấy 10%.
    - Xin ý kiến của khoa hoặc giáo viên chủ nhiệm: Khoa và giáo viên chủ nhiệm biết bạn rõ hơn phòng đào tạo, nếu có ý kiến của họ bạn sẽ dễ xin được giấy 10% hơn.
    Chúc bạn thành công trên con đường chiến thắng và giành HB Huygens
    Được TungKelvin sửa chữa / chuyển vào 16:20 ngày 08/05/2010
    Được TungKelvin sửa chữa / chuyển vào 16:21 ngày 08/05/2010

Chia sẻ trang này