1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Du học Mỹ: VEF hay không VEF? Kinh nghiệm chọn trường

Chủ đề trong 'Du học' bởi ltl14, 12/09/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ltl14

    ltl14 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    766
    Đã được thích:
    0
    Du học Mỹ: VEF hay không VEF? Kinh nghiệm chọn trường

    Em dể tiêu đề hơi chuối tý, mong các bác thông cảm. Lâu nay bận chuyện gia đình vợ con học hành kiếm sống..... nên ko tham dự đc nhiều trên 4rum. Anh Tropical Jungle post 1 bài truyền đạt kinh nghiệm của những người đã đỗ học bổng đi US em cũng đú làm 1 bài, nhưng viết dưới khía cạnh khác.
    1. Tại sao apply học bổng VEF:
    Cá nhân em nghĩ, em apply VEF vì VEF cho em có điều kiện vào đc trường lớn, mà thực tế là nếu em tự apply (ko có lobby) thì có mà đến 60 tuổi cũng ko vào đc. 1 phần nhỏ khác em apply VEF cũng vì muốn thử sức mình (chuối) xem thực sự mình có khả năng đi học ở nước ngoài hay ko. Và cũng biết VEF là 1 step-by-step hướng dẫn mình apply học bổng US luôn. Và thêm 1 cái nữa là vấn đề tài chính. Bác nào apply VEF rồi hoặc sắp apple VEF hẳn biết là VEF hỗ trợ tài chính rất nhiều, nào là chuyên cho tiền apply 5 trường recommended, waive application fee... cho đến tiền hỗ trọ $500 khi mới sang. Chính vì điều đó mà VEF fellow có lợi thế hơn, nhiều lựa chọn hơn khi cùng 1 số tiền đầu tư bỏ ra có thể có nhiều trường nhận hơn, do đó thì cũng "sướng" hơn khi chọn trường đi học:D. Trong các lý do trên thì lý do đầu tiên em đưa ra là quan trọng nhất (cá nhân em thấy thế).
    2. VEF có bất lợi gì.
    Nói thẳng ra là VEF cũng có nhiều bất lợi. Theo nhiều người và cũng theo cá nhân em nghĩ thì chuyện Visa là 1 trong những bất lợi lớn nhất của VEF. Vef sponsor Visa J1, tức là sau khi kết thúc học thì phải về nước 2 năm, sau đó mới đc quay trở lại Mỹ dưới dạng another immigration Visa. Điều này cũng khiến nhiều người suy nghĩ trước khi chọn hay ko chọn học bổng VEF. Với 1 Visa J1, Ms chỉ có 18 tháng academic training (36 tháng đối với PhD) trước khi bắt buộc phải về home country trong 2 năm. Điều này chắc các bác cũng nên cân nhắc cẩn thận, vì cá nhân em nghĩ sau khi học xong mới là khoảng thời gian mìh thấy fresh nhất, có mong ước đóng góp cho khoa học nhiều nhất :D. Thế thì sao lại bị bắt buộc về nước (chắc gì về đã đóng góp đc nhiều hơn). Dù sao thì agreement vẫn là agreement, chỉ cần có đồng ý hay ko. Có 1 cái nữa cũng là bất lợi của VEF như sau. Except for các trường đã biết VEF rất rõ, có nhiều VEF fellow sau vài năm thì processdã quen thuộc, nhưng với các trường chưa có VEF fellow nào thì tình hình khá bi đát, vì trường nó chẳng biết VEF là ai.


    Kết luận: Nếu VEF là lựa chọn duy nhất (thật ra ko bao giờ là duy nhất, vì cá nhân em nghĩ, nếu ai apply đỗ VEF thì có đủ khả năng để tự apply đc 1 trường top 100 ở US) mà trong người lại có mơ ước du học chỉ Mỹ mà thôi:D --> thì em khuyên là cũng nên đi. Còn quyết định cuối cùng thế nào thì cũng tuỳ các bác.

    Giờ thì em chuyển sang lĩnh vực khác tý:
    Nếu có nhiều lựa chọn, nên chọn trường nào để đi học. Cái này thì tuỳ người, em đưa ý kiến của em lên diễn đàn cho mọi người bàn luận tý cho rôm rả.
    1. Nếu có cơ hội học ở Mỹ và 1 số nước khác: Cái này thì tuỳ các bác thôi. Mỹ luôn là 1 trong những nơi nghiên cứu đầu ngành rồi, với cả mang cái tiếng du học Mỹ về sau cũng thích hơn:)). Đùa thôi chứ Pháp hay Đức hay Nhật hay Hàn Quốc cũng tốt lắm chứ.
    2. Nếu đỗ vài trường ở US: Cái này em cũng chỉ đưa suy nghĩ của em, các bác có đóng góp gì thì feel free nhé.
    Vậy nếu đỗ cả trường cao và trường rank thấp, nên đi học trường nào. Câu trả lời ban đầu ai cũng nghĩ ra là "học trường cao chứ":D. "Đã học thì phải học cho đáng", "mình giỏi thế cơ mà, có thua kém ai đâu"..... Thật ra thì ai cũng có cái ý nghĩ ban đầu như thế. Nhưng ý nghĩ đó liệu có phải là 1 ý nghĩ chín chắn khi mà mình ko biết học ở US (nhất là các trường rank cao) thì nó sẽ như thế nào (em đang bàn về các trường GRAD school).
    Nếu em được chọn lại, em sẽ chọn trường rank thấp. Đó là quyết định của em sau 1 tháng sống và học trong môi trường cạnh tranh khốc liệt và còn nhiều lý do khác nữa. Chắc ai cũng nghĩ là ở nhà mình học trâu lắm. "Trâu như thế là trâu nhất thế giới rồi, mình đi học đâu cũng đc" nhưng ý nghĩ này liệu có đúng. Các bác cứ suy nghĩ nhé.... Liệu kiến thức mình học có đủ update để sang bên này theo kịp với bọn học undergraduate ở US, có thực sự là khả năng của mình có thể học đc, sống đc và làm việc đc ở US. Các bác sẽ hỏi em là "có nhiều người sang US học rồi, ai cũng thành công, ai cũng thấy thoải mái khi sống ở US" Liệu các bác có tin vào những lời nói đó thật, hay đằng sau những lời nói đó, là cả 1 con người hoàn toàn khác. Hoàn toàn ko thấy những giấc mơ màu hồng, chỉ thấy bức tranh xám xịt của homework, project, luôn bị stress vì học quá nhiều, sống gấp gáp, ko hoà đồng đc với mọi người. Chưa nói chuyện nghe GS nói ko hiểu bài, về nhà phải cày textbook bù lại cho lecture ngày hôm đó. Thôi thì em cứ đưa ra vài ý kiến. Hy vọng nhận đc feedback của các bác.
  2. Amor

    Amor Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/07/2002
    Bài viết:
    477
    Đã được thích:
    0
    Em không phải là VEF nên chỉ bàn đến ý cuối mà bác ltl14 đưa ra: chọn trường rank cao hay vừa vừa (em ko gọi là rank thấp vì chắc các bác VEF chả bao giờ vào trường nào rank thực sự thấp ) Em cũng như bác ltl14, mới học ở US được một tháng. Cảm nhận của em giống bác: chuyện ranking của trường không quá quan trọng miễn là mình học tốt và thấy thoải mái. Giả sử em là đứa cực kỳ thông minh, cảm thấy trường này chưa xứng tầm mình, lớp học không competitive, classmates kém cỏi, giáo sư không quan tâm đến sinh viên, services chuối... thì lúc đó than phiền cũng vừa. Đằng này em lại thấy bản thân mình còn rất nhiều cái phải học tập chúng nó, mà cũng còn lâu mới take advantage hết được những benefits mình được hưởng ở đây. Vậy thì đứng núi này trông núi nọ làm gì? Học tốt hay không trước tiên là do tự bản thân mình đã.
    (PS: mặc dù tuyên bố hùng hồn như vậy nhưng em vẫn defer admission của một trường top cao hơn để làm Plan B đấy ạ. Nguyên nhân là trong ngành của em, sinh viên trong lớp học nên đa dạng một tí để có thể đánh giá vấn đề từ nhiều quan điểm khác nhau. Lớp em hiện tại hơi bị "regional", có mỗi nhược điểm đấy thôi)
    Được amor sửa chữa / chuyển vào 14:04 ngày 12/09/2007
  3. Junimond

    Junimond Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2005
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Tớ cũng ko phải VEF (suýt thôi :D) nhưng cũng xin vào đóng góp kinh nghiệm chọn trường rank cao hay thấp. Sau hơn một năm, tớ thấy khi chọn trường thì nên chọn trường nào mà trong department của mình có nhiều thầy Mỹ, ít thầy Tàu, Ấn,...Học các thầy Mỹ có rất nhiều cái lợi, đầu tiên về mặt tiếng Anh, nghe mấy thầy Tàu, Ấn giảng bài rất khó. Thứ hai là phong cách làm việc của mấy thày Mỹ cũng thoải mái hơn, mình có thể học được nhiều thứ hơn. Tất nhiên cũng có mấy thầy TQ ở Mỹ lâu năm thì cũng tạm được.
    Tiêu chí thứ hai là trường nào có lĩnh vực nghiên cứu mà mình thích/quan tâm. Cuộc sống xa nhà, công việc bận rộn, học tập,... vốn dĩ đã rất stress rồi. Nếu phải làm thứ mà mình ko thích nữa thì sẽ càng xì trét hơn rất nhiều.
    Khi đi học thì cố gắng tìm mọi cách để hạn chế những thứ có thể gây stress: nhà cửa, thời gian, môn học, bạn bè,...Cố gắng dành mỗi tuần 1 ngày nghỉ ngơi thoải mái, đi chơi, party...
    (Bạn chủ topic ơi, có nên chuyển tên topic thành VEF or not VEF và kinh nghiệm chọn trường ko?)
  4. ltl14

    ltl14 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    766
    Đã được thích:
    0
    Nhờ anh TJ chuyển hộ tiêu đề cái, em ko e*** đc bài nữa:D. Tình hình các bác vào khuyên răn cho mọi người đi sau, đừng có thấy trường đỉnh mà thích quá nhận luôn:D. Kẻo vào rồi hối ko kịp. Chẳng may bị đuổi về 1 phát thì ngượng "cửu tộc" mất :D
  5. Viettelhnvn

    Viettelhnvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2007
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề là định hướng tương lai thế nào. Nếu xác định học xong về VN thì vào trường tầm thôi, kể cả <100 cũng Ok. Còn nếu ở lại Mẽo mà học mấy trường vớ vẩn thì khó xin việc lắm.
    Nhưng mà VEF Fellow mà nói thế thì không được , đi ngược lại vision của VEF (j/k) =))
    được tropical_jungle sửa chữa / chuyển vào 11:18 ngày 13/09/2007
  6. Tropical_Jungle

    Tropical_Jungle Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/12/2002
    Bài viết:
    1.834
    Đã được thích:
    320
    Tớ không thi VEF nên không biết nhiều về học bổng này, nên không có ý kiến gì. Có lẽ để Linh và các bạn trong cuộc có ý kiến về món này là chuẩn nhất. Tuy nhiên lát nữa tớ cũng sẽ nói thêm để các bạn biết sự khác nhau thực tế của visa F và visa J và suy nghĩ thực tế của những người mang hai loại visa này.
    1. Về việc chọn trường, tớ hoàn toàn đồng ý với ý kiến của Linh và các bạn đã có ý kiến: Đó là đừng thấy trường rank cao mà nhảy xổ vào, đương nhiên nếu được nhận vào những trường nổi tiếng, rank cao thì là điều rất đáng tự hào, và đó quả thực là 1 thành quả rất lớn. Tuy nhiên việc chọn học trường nào thì lại là chuyện khác. Tớ lấy ví dụ, ngành Computer Science, nếu ai đó thích làm về Networking, mà lại nhảy vào Carnegie Mellon thì đó sẽ là 1 sai lầm rất lớn, cho dù CMU là No.1 ở US về ngành máy tính, nhưng trường này là số 1 về trí thông minh nhân tạo, nhưng về networking thì lại không. Đấy là những điều tớ được nghe trực tiếp từ những người học về máy tính và có hiểu biết nhiều về các trường đại học ở Mỹ, cũng như điểm mạnh và điểm yếu của các trường. Một điều nữa là nên xem xét khả năng của mình, học ở các trường tốt đều rất mệt mỏi, khối lượng bài vở và công việc cực lớn....nói ra điều này để các bạn tự cân nhắc....tớ đã nói chuyện với nhiều bạn, cũng thuộc hàng "cao thủ" trong giới học hành trong nước (nói thật là ai đã sang được Mỹ và vào được các trường tốt, thì cũng không phải họ thuộc hạng "lơ mơ") nhưng hầu hết đều cảm thấy rất mệt mỏi với cường độ làm việc ở đây....mọi người đều phải căng ra để bơi theo....
    Vậy nên khi chọn trường để apply, cũng như chọn trường để học khi đã có admissions, nên suy nghĩ và tìm hiểu cẩn thận....trường rank cao nhất chưa hẳn đã là trường tốt nhất và cũng chưa hẳn là trường phù hợp nhất đối với mình....
    Nói điều này không phải để khuyên các bạn chỉ vào mấy trường "thường thường"....mà để mọi người nhìn nhận và cân nhắc cẩn thận hơn....
    2. Về vấn đề Visa J1 và F1: Như Linh đã nói ở trên, điểm khác biệt lớn nhất của visa J1 là có "2 year rule applied"...tức là sau khi hoàn thành chương trình học bạn phải quay về nước, và thời gian tổng cộng bạn sống ở VN phải đủ 2 năm thì bạn mới được phép vào Mỹ với bất kỳ dạng visa nào. Điều này bình thường thì không sao, tức là học xong, thực tập xong là bạn về nước ngay....nếu chỉ đơn giản thế thì chẳng có gì phải nói. Nhưng giả sử sau khi bạn học xong, và có 1 công ty nào đó offer bạn 1 job cực tốt, hay 1 trường đại học nào đó offer bạn 1 vị trí giảng dạy....lúc đó sẽ nảy sinh vấn đề...
    thôi, phải vào lớp rồi....lúc nào lại viết tiếp.....
  7. ltl14

    ltl14 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    766
    Đã được thích:
    0
    Bác nói thế này làm em cũng chả biết nói thế nào nữa. VEF fellow hay ko VEF fellow thì cũng là con người cũng có những ý nghĩ riêng của cá nhân bác à. Đi ngược lại vision của VEF là thế nào à. Bác giải thích hộ em cái. Nếu bác nói là VEF muốn VEF fellow đc vào trường cao học thì hỏi bác 1 câu, VEF muốn thế để làm gì. Liệu quá trình tuyển chọn của VEF thực sự chọn ra những người xứng đáng, hay cũng có những người ko thực sự giỏi nhưng vẫn đỗ VEF. Đến lúc chọn trường thì VEF cũng là người chọn cho fellow bác à (thường là chọn rank cao nhất). Thôi em chỉ nói đến thế. Bác cứ nghĩ em ko đc cũng chả sao:D
    Anh TJ nói đúng 1 phần, thật ra thì Visa J1 trong vòng 2 năm đó chỉ ko đc apply immigration visa thôi, còn Visa du lịch hay làm việc ngắn hạn thì vô tư. Mà thời gian 2 năm home country đó cũng đc aggregated nên dù có trong 10 năm hay 20 năm vẫn chưa đủ 2 năm aggregated cũng chả sao:P.
    Quay lại kinh nghiêm chọn trường:
    Em có ý kiến là các bác nào đang ở US rồi thì nói qua 1 chút về trường hợp của mình để các bác đi sau còn rút kinh nghiệm:D
  8. kitte783

    kitte783 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2006
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    0
    1. Chuyện chọn trường chọn khoa thì có một câu kinh điển thế này: Chọn (theo rank) trường không bằng chọn khoa, chọn khoa không bằng chọn ngành học, advisor. Nói chung điều quan trọng cuối cùng là ngành học của mình ở trường đó như thế nào và advisor của mình là ai.
    Còn chuyện vào trường rank cao hay rank thấp cái cốt lõi vẫn phụ thuộc vào mục đích của mỗi người. Tất nhiên là ở các trường rank cao thì học sẽ vất vả hơn và mức độ cạnh tranh cũng khốc liệt hơn. Nếu bạn cảm thấy có đủ khả năng và tham vọng để vượt qua tất cả những điều đó thì sau khi ra trường bạn sẽ có những cơ hội tốt hơn. Cái gì cũng có giá của nó thôi, no free lunch
    2. To các bạn mới sang: tớ cũng mới sang US chưa được 1 tháng. Nói chung là có rất nhiều khó khăn cho các sinh viên đến từ các nước như Việt Nam. Văn hoá, ngôn ngữ, môi trường, phong cách làm việc cái gì cũng mới lạ. Tớ cẩm thấy việc hoà nhập là rất khó khăn, nhất là chuyện Tiếng Anh. Tớ thấy vấn đề quan trọng nhất bây giờ là cải thiện Tiếng Anh và thích nghi với môi trường mới. Tớ quyết định giành cả kỳ đầu để tập trung vào việc này. VÌ thế kỳ đầu tiên tớ take 2 course mình đã khá quen rồi cho đỡ vất vả (chắc 1 số bạn cũng phải làm TA giống tớ nữa, công việc tốn khá nhiều time). Cứ từ từ từng bước 1 rồi mọi chuyện sẽ khá hơn thôi. Nói chung màu hồng hay màu xám thì phụ thuộc vào cách nhìn nhận và cư xử của mỗi cá nhân thôi.
    Right! Đến bây giờ tớ mới biết trường tớ chưa từng nhận bất cứ 1 VEF Fellow nào mặc dù ranking của trường tớ (UW-Madison) không phải là quá kém (hầu hết các ngành cho grad study ranking nếu không được top 10 thì cũng trong top 20)
  9. Emilio

    Emilio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2004
    Bài viết:
    1.469
    Đã được thích:
    0
    Hi!
    Vấn đề chọn trường là 1 vấn đề mình quan tâm và lăn tăn nhất.
    Ông anh mình đã thất bại vì chọn những trường cao trong khi mục đích của ông ý chỉ đơn giản là về VN với bằng PhD và giảng dạy.
    Mình thì thực sự ko cần học ở top ranked vì kiến thức thì đâu cũng vậy, mà benefits thì thật sự đối với SV VN thì ở đó với trường thấp hơn cũng đã là quá đủ thôi. Chất lượn hơn nữa mình cũng ko cảm nhận dc. Mà học thì vất vả kinh khủng
    Cái mình cần là 1 công việc tốt sau khi ra trường. Tốt có nghĩa là càng tốt càng tốt Thế nên mình vẫn lăn tăn lắm là ko biết appky vào mức nào thì vừa? Mình biết mỗi cái Top 30 MBA program của Business Week. Học ở đấy ra có khả năng kiếm được 1 công việc bình thường như financial consultant với mức lương trung bình của nghề này ko? Top 50, 100 có dc ko?
    Tất nhiên mọi tính toán chỉ xét trên điều kiện là mình học bình thường Không trông chờ vào điều gì quá kỳ diệu
  10. Viettelhnvn

    Viettelhnvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2007
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Tớ chỉ nói đùa thôi, ghi rõ j/k (just kidding) rồi mà sao ltl serious thế . Nhưng thôi, lại lý sự tí
    Vision của VEF đặt ra là cố gắng đưa thật nhiều sinh viên VN có năng lực học tập tốt vào các trường tốt ở US để cho họ có điều kiện học tập, nhằm sau này xây dựng đội ngũ các nhà khoa học cho nước nhà. Còn vấn đề học tập được hay không là do chính bản thân SV đó. Dù sao cũng nên cố gắng chứ không nên chùn bước.
    Vấn đề tuyển chọn của VEF rõ ràng không thể không có sai sót được, ngay cả quy trình tuyển chọn ở các trường bên US có trường nào là hoàn hảo đâu, vẫn để lọt những người không có năng lực vào học và sau hai năm bị đuổi về, thậm chí có người còn không đủ năng lực để lấy được cái bằng Master trước khi về nước cơ mà . Bạn nói thế chẳng lẽ bạn lại coi mình là người không thực sự giỏi ? Bạn giỏi, ít nhất là ở trong nước, còn ra ngoài bạn là sinh viên bình thường, thậm chí kém nếu so với sinh viên các nước khác như tàu, Ấn. Lỗi này không phải là lỗi của bạn mà là do nền GD VN lạc hậu thấp kém, nên bạn không có điều kiện học tập phát triển.
    Ai cũng có cái riêng nhưng ai cũng nên vì một cái chung, nhất là khi mình bị ràng buộc bởi một cái gì đó. Tớ không dám nhắc đến chuyện đóng góp gì cho đất nước sau này vì nó có vẻ to tát quá. Nếu bạn tự apply tự do để được đi, bạn quyết định thế nào là quyền của bạn, vì tiền bạn tiêu không phải là của VEF (tiền của trường). Còn khi bạn đã lấy tiền của VEF rồi tức là phải tuân theo một số những quy định của VEF và được VEF kì vọng là sẽ học tốt, mà bạn bỏ bê thì có lẽ không được ethical lắm. Cũng giống như từ bé bố mẹ bạn đầu tư cho bạn đi học, kì vọng vào bạn sau này sẽ có thể trưởng thành được (chưa nói đến chuyện đền đáp gì), tự lo cho bản thân chính bạn. Nhưng nếu bạn bỏ bê không chịu học hành phấn đấu, an nhàn hưởng thụ thì bạn có cảm thấy có lỗi với bố mẹ không? Chỉ là ví dụ thôi chứ còn chắc VEF là cha chung nên không ai khóc, nhỉ. Cứ vắt kiệt bầu sữa đã rồi tính sau đúng không .
    Nếu tớ nhớ không lầm thì hình như cậu xin VEF cho vợ cậu được học trường cùng thành phố với cậu cho tiện chăm sóc .
    Tóm lại tớ chỉ muốn nói một điều là các bạn đang là VEF Fellow thì nên cố gắng học tốt vì các bạn có điều kiện hơn các bạn khác rất nhiều và được nhiều người kì vọng vào sự thành công của các bạn. Và các bạn sắp sửa là VEF thì cũng nên chuẩn bị kiến thức và tinh thần cho thật tốt, học hành sẽ vất vả đấy. Vào trường top thì sẽ phải vất vả, nhưng bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn cho tương lai của chính các bạn sau này.
    Trước khi kết thúc nói luôn, tớ không hề liên quan đến VEF, không thi trượt VEF vì không hề apply VEF nên không cay cú ăn thua với các VEF Fellow, tranh luận thẳng thắn trên quan điểm và cách nhìn nhận vấn đề của riêng tớ, theo ethics mà tớ cho là đúng. Đây là thread để tranh luận mà, thế nên đừng bạn nào nói tớ thế này thế kia, không ăn được VEF nên đạp đổ nhé :D.
    Quên sorry bác kitte và bác Jungle, em sẽ chú ý :D.

Chia sẻ trang này