1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

DU HỌC NHẬT BẢN, Giấc mơ khó thành... cả đến khi sang tới Nhật, mới thấy "SỐNG trên đất Nhật" khó hơ

Chủ đề trong 'Nhật (Japan Club)' bởi takeshikazuo, 04/02/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. takeshikazuo

    takeshikazuo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/11/2005
    Bài viết:
    1.745
    Đã được thích:
    0
    Một chút so sánh giữa "Học sinh du học tự túc" với "Học sinh du học học bổng toàn phần"
    -----------------------------------------------------------------------------------
    Vẫn có câu nói rằng, trời muốn trao trọng trách cho ai trước tiên sẽ đọa đầy người đó!
    Điểm căn bản khác giữa một "Học sinh du học tự túc" với một "Học sinh du học học bổng toàn phần" nằm chính ở chữ "Học bổng", điều đó có nghĩa là "học sinh du học học bổng" sẽ "dễ chịu" hơn rất nhiều so với những "học sinh du học tự túc".
    Điều Takeshi muốn nói ở đây là những cái "tiền đề" và "hệ quả" của hai chữ "học bổng" này./.
    Để một học sinh du học tự phí có thể tự làm thêm trang trải kinh phí sinh hoạt và học tập của mình, thời gian biểu hàng ngày của họ sẽ như thế nào?
    - Học: 4~6h / ngày
    - Làm: 4~6h / ngày (du học sinh học tiếng Nhật (shugaku visa) chỉ được phép làm thêm không quá 4h / ngày & không quá 28h/tuần)
    - Đi lại: 1~2h
    - Ăn uống, tắm rửa, sinh hoạt: 2~3h
    - Học bài ở nhà + học các môn khác nếu đang ôn vào ĐH: 1~2h
    Đó là lịch cơ bản, để một du học sinh tự phí, có thể tự lực cánh sinh./.
    Nhưng, nếu nghĩ đến việc cần phải tiết kiệm tiền để tự đóng học cho năm tiếp theo (ĐH chẳng hạn), thì thời gian làm thêm sẽ ra vào khoảng: 6~8h / ngày.
    Dĩ nhiên, trong trường hợp này cần phải lách luật./.
    Điểm đáng nói, ko phải là vấn đề luật thế nào, lách ra sao. Mà đơn giản, chỉ là với một cường độ sinh hoạt như thế, cuộc sống của những du học sinh tự túc mới khổ cực thế nào!
    Nó có phải là thiên đường không?
    Và, những du học sinh tự túc này, có thể chia đơn giản thành 2 nhóm:
    - Một nhóm có ý chí học thực sự. Nhóm này, thời gian học ở nhà, làm bài tập, ôn thi, cần thực chất, và phải học thực sự, để bù cho lượng kiến thức khổng lồ chênh lệch giữa giáo dục phổ thông VN và giáo dục phổ thông NB.
    - Một nhóm chỉ đơn thuần là kiếm tiền + kiếm tiền./. Takeshi có biết đến một vài người thuộc nhóm này. Có cậu một tháng kiếm được hơn 30man, gần 40man. Điều này đồng nghĩa với việc, thời gian làm đêm khá dài + thời gian làm một ngày rơi vào khoảng 10h / ngày.
    Nói chung, dù rơi vào nhóm nào, thì những "du học sinh" này còn khá hiếm hoi thời gian để nghỉ ngơi, ăn uống, chứ không nói gì đến "đi chơi", "du lịch", "ngắm cảnh", "thưởng ngoạn" đây đó của NB.
    * Gần như tất cả du học sinh tự túc đều cần trải qua thời gian 4 năm (tối thiểu 2 năm chuyển tiếp nếu đã tốt nghiệp ĐH ở nhà) học ĐH của Nhật./.
    Còn những du học sinh học bổng?
    Phần lớn là những đối tượng sang để học "Cao học", và "không có kinh nghiệm" hay nói cách khác là "không có cơ hội" được học mớ kiến thức nền, căn bản ở bậc Đại học của Nhật./.
    Thời gian của những học sinh này dĩ nhiên thoải mái hơn, và nhiều học bổng cũng "dồi dào", "màu mỡ" hơn./.
    Có điều, đáng buồn là, có khá ít những người trong nhóm này hiểu được một điều rằng, họ được học ở vị trí cao, họ được bỏ qua giai đoạn chuyển tiếp ĐH,... là một ưu ái lớn của chính phủ, của bên cấp học bổng.
    Nhiều người tự cho mình là "tài giỏi" và chỉ cố cho xong cái được gọi là "luận văn thạc sĩ", "luận văn tiến sĩ".
    Và, kết quả là 3 chữ "tiến sĩ giấy" vẫn được sử dụng "gần" khá đúng kể cả khi họ học tại Nhật./.
    Thực sự, nếu không vừa lo cho cái luận văn tốt nghiệp, vừa tự bổ túc những kiến thức nền còn thiếu, thì quả thật họ đang "lãng phí" tiền của, lãng phí "cơ hội" rất nhiều./.
    Điều đáng buồn, trong số những du học sinh tự túc, sau một thời gian dài vất vả, kiếm được học bổng để học ĐH, học CH, thì cũng nhiều người, ngay sau đó dường như thể "trút bỏ được gánh nặng", mà quên bớt đi việc học hành, quên bớt đi cái chí thú có từ lâu./....../. và đi dần vào cuộc sống phóng túng./..
    Bài viết không có ý đánh đồng toàn bộ một nhóm nào, một đối tượng nào.
    Bài viết chỉ nêu thực chất cái "THỰC HỌC" của cả những du học sinh tự túc, lẫn du học sinh học bổng.
    Chỉ với hy vọng, những ai chuẩn bị đi học, dù theo hình thức nào, cũng đừng quên mục đích HỌC TẬP của mình./.
    được Takeshikazuo sửa chữa / chuyển vào 18:48 ngày 23/02/2009
  2. hitomebore

    hitomebore Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2007
    Bài viết:
    1.386
    Đã được thích:
    0
    Đọc xong mấy bài của các senpai thực sự cảm thấy rất xúc động, trong lòng nhiều cảm xúc. Chỉ muốn giữ được cảm xúc này mãi mãi, vì đó là cảm giác "thèm được học" học bất cứ cái gì có thể.
    Xưa kia có một cậu bé mải chơi game, hết ngày này qua ngày khác chỉ biết đến mấy thú vui "ảo" để làm bạn. 1, 2, rồi 3 năm. Cậu bé cũng lớn dần và rồi cũng biết suy nghĩ cho tương lai.
    demo cậu bé không biết bắt đầu từ đâu,
    Nhiều lúc ngẩn ngơ bên đường nhìn những người thành công rảo bước hiên ngang trước mặt, người giàu có rộng bước mà đi biết bao nhiêu người ngưỡng mộ. Cậu nghĩ rằng phải chăng họ đã được trời phú cho sự thông minh...những gì họ có mà mình không có. Phải chăng một ngày họ có nhiều thời gian hơn ta để thực hiện ước mơ và hoàn thành những kế hoạch vĩ đại của họ,.... Không phải vậy, cuối cùng cậu bé cũng nhận ra rằng thượng đế không có lòng thiên vị, tất cả chúng ta đều được nặn từ những cục đất sét mà ra. Thế rồi cậu bé lục lọi mọi kiến thức của mình, cậu dành nhiều thời gian cho việc đọc sách báo nhiều hơn,cậu học những gì mình muốn học và rồi một ngày cậu ấy đã tìm thấy cuốn vở tiếng nhật mà trước kia mình đã từng ghi chép rất cẩn thận.... và rồi....
    Cuộc sống cứ trôi đi, mọi chuyện dường như "êm đềm".....thế nhưng hôm nay cậu đã trượt 2kyuu.........................
    Thế nhưng vẫn phải và phải cố gắng nhiều hơn nhé cậu bé, Hãy nhìn những người bạn học 2000 chữ hán chỉ trong vài tuần ấy, nhìn đó mà cố gắng......
    Cám ơn các senpai
    Được hitomebore sửa chữa / chuyển vào 00:14 ngày 24/02/2009
  3. MapGis

    MapGis Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2005
    Bài viết:
    1.420
    Đã được thích:
    1
    Trên quan điểm cá nhân có 1 chút ý kiến về bài viết này:
    1. Về du học tự túc, tớ không biết nhiều, chỉ là quen vài bạn học Đông Du, nên mạn phép để chính các bạn Đông Du ( những người tiêu biểu thanh cong cho du học tự túc) cho ý kiến.
    2. Về du học học bổng, theo tớ, nếu bài viết này mà viết ở Box Du Hoc, chắc Takeshi sẽ bị phản bác ở mức độ trầm trọng.
    3. Về du học toàn phần, Takeshi nói như ở trên có phần chưa chuẩn, xinh được tranh luận ở đây.
    a. Nói là không được học mớ kiến thức nền ở bậc học ĐH của Nhật thì đúng rồi, vì có học ở Nhật đâu mà được học. Nhưng như thế không có nghĩa là không có "kinh nghiệm" đâu. Theo tớ, kiến thức nền ở Bậc ĐH Việt Nam cũng rất tốt, nhất là các trường có tiếng ví dụ điển hình như Bách Khoa HN, TPHCM, Khoa học Tự nhiên, ĐH Công nghệ, Ngân Hàng, Ngoại Thương, Kinh tế ... ( vấn đề là chúng ta có chịu khó học hay không thôi).

    b. Đồng ý là việc cấp học bổng cho các nước đang phát triển là ưu ái của Chính phủ Nhật ( không riêng gì VN nhé, thậm chí VN chưa phải là nơi được cấp học bổng vào loại nhiều đâu, nhiều nhất có lẽ là Trung Quốc :D, rồi Indonesia, ....). Nhưng không có nghĩa là họ cấp học bổng thế chỉ là như 1 hình thức trợ giúp các nước kém không đâu. Người Nhật đã suy nghĩ rất kỹ khi đồng ý cấp học bổng hoặc tăng số lượng học bổng cho từng nước ( có thể có 1 số lý do sau đây)
    - Nâng tầm ảnh hưởng và uy tín của Nhật với cộng đồng thế giới
    - Truyền bá, quảng cáo hình ảnh về đất nước con người xã hội Nhật Bản thông qua các du học sinh
    - Đào tạo 1 đội ngũ những người có trình độ, có tư tưởng thân Nhật, giỏi Tiếng Nhật ở các nước đang phát triển (cái này có lẽ ở tầm mình chưa đủ để nhận ra được mục đích chính của ng Nhật, nhưng chắc chắn không đơn giản chỉ là vì trợ giúp các nước nhỏ)
    - Mở rộng thị trường kinh doanh, sản xuất theo hướng đưa các nhà máy, công trường ... sang những nước đang phát triển với nguồn nhân công rẻ mạt và chính sách hỗ trợ đầu tư của nước sở tại ( Mà muốn đầu tư sang các nước đó, vậy nhân lực ban đầu mở đường ở đâu?)
    - Nói một chút về Công nghệ thông tin (IT), thị trường phần mềm ở Nhật Bản là rất lớn, khoảng 100 tỷ USD/năm(chắc chỉ sau Mỹ). Các công ty trong nước không thể đáp ứng hết yêu cầu của thị trường và chi phí lại đắt, do đó Off-shore là phương án phổ biến ở Nhật, các đối tác chính của Nhật chính là các nước đang phát triển ( Trung Quốc, Việt Nam, Philippines...). Ví dụ ở VN, chi phí cho thực hiện 1 phần mềm ở VN bằng 15% chi phí ở Nhật
    c. Học bổng Nhật chính thức cấp cho phía VN hàng năm hiện giờ có mấy nguồn chính sau đây:
    - MEXT theo đường ĐSQ Nhật ( hàng năm, cả Sau ĐH, Đại Học, Cao Đẳng và Trung Cấp nữa, số lượng thì Sau ĐH chỉ có 25-30 chỉ tiêu hàng năm, còn lại khoảng hơn 100 suất cho các bậc học còn lại)
    - MEXT theo đường của Host Universites. Đây cũng là học bổng MEXT nhưng được CP Nhật đưa chỉ tiêu trực tiếp xuống các trường ĐH của Nhật, và chọn ai, tiêu chí thêm của từng trường thế nào là phụ thuộc vào trường đó, phụ thuộc vào các GS cần sinh viên thế nào. Dạng học bổng này dễ hơn MEXT của ĐSQ, tuyển chọn ít khắt khe hơn, đôi khi may mắn chỉ cần GS thấy ưng là được chọn ( xiền thì ngang nhau :D, MapGis đi theo dạng này :D )
    - JDS ( Japanese Development Scholarship) là học bổng theo dạng viện trợ không hoàn lại, 35 chỉ tiêu cho bậc học Master, tất cả các ngành học, nhưng chỉ dành cho đối tượng 2 năm kinh nghiệm đi làm (tất cả các đối tượng kể cả trong và ngoai nhà nước đều được)
    - Các học bổng khác như : ADB, Honda , Toyota ....
    Nhưng có một điều chắc chắn rằng, những người được chọn sang Nhật không phải là những người kém (có thể chưa phải là cực xuất sắc thôi), cũng cực kỳ hiếm trường hợp con ông cháu cha ở các nguồn học bổng này. Bởi vì tất cả đều được tuyển chọn khắt khe, có lẽ khắt khe Nhất vẫn là MEXT theo đường Đại Sứ Quán
    + Bậc Sau ĐH, xét hồ sơ, bảng điểm ĐH như là vòng 1 (70% số môn học trên điểm 7), rồi sau đó ĐSQ tổ chức thi Tiếng Anh, Tiếng Nhật, rồi GS Nhật cùng với phụ trách ở ĐSQ phỏng vấn trực tiếp. Có thể nói là rất khó ( kém ở 1 khâu nào đó là bị loại ngay)
    + Bậc ĐH, Trung cấp: Tuyển những sinh viên năm 1 của các trường danh tiếng, điều kiện là những sinh viên phải thuộc top đầu của năm học đó. Rồi cũng tuyển chọn Tiếng Anh, Toán Lý... vài vòng, cũng vất vả và khó
    + JDS yêu cầu Tiếng Anh ( không cần TNhat), chứng chỉ quốc tế TOEFL từ 550 trở lên, ngoài ra xét hồ sơ, phỏng vấn Video Conference. Nhiều đối thủ cạnh tranh và cũng được đánh giá là khó
    Vậy nếu nói CP Nhật ưu ái thì tại sao lại chọn khắt khe thế. Theo tớ, ngoài lý do nếu kém thì sẽ không theo học được thì còn bởi vì Nhật là nền kinh tế thiên về chất xám, nên họ đầu tư rất nhiều tiền vào việc tìm ra cái mới, nghiên cứu công nghệ mới ( Thuật ngữ gọi là R&D - Research & Development). Mà công việc này thì hầu hết ở các trường ĐH, hoặc là tại các phòng thí nghiệm của các công ty lớn ( có nhiều công ty cộng tác với trường ĐH). Người Nhật sẵn sàng chi tiền để cấp học bổng cho con số 300.000 sinh viên quốc tế, nhưng bù lại nếu chỉ cần 1 người trong số 300,000 sinh viên trên thôi, đưa ra được 1 ý tưởng thành công, thì công nghệ mới sẽ ra đời và ng Nhật sẽ thu lại số tiền lớn hơn gấp bội thông qua bán sản phẩm trên khắp thế giới. Mà để đưa ra 1 công nghệ mới thì 1 người khó làm được, thường là nhiều người, nghiên cứu trong 1 thời gian dài, 1 ông GS nghiên cứu hàng vài chục năm mới cho ra 1 kết quả tốt, vậy rất có thể, trong vài chục năm đó, có thể có đóng góp của các sinh viên quốc tế trong đó, đóng góp từng phần , từng mảng bé nhỏ mà họ không biết :)
    d. Nói TS ở Nhật có "TS giấy" thì tớ không tin. Ngay cả ở trường tớ, Ritsumeikan, là trường có thứ hạng chưa phải là top ở Nhật, thế mà học TS là cực khó, bảo vệ được TS là rất khắt khe. Chỗ tớ hiện đang có mấy bác đang là năm thứ 5 của TS, có nguy cơ không hoàn thành được TS. Bảo vệ được hay không là do GS hướng dẫn, nhưng luật bất thành văn là nếu TS mà không có 2 bài báo ở tạp chí uy tín quốc tế thì đừng mơ bảo vệ. Ở chỗ khác tớ không rõ lắm (nhưng tớ nghĩ cũng thế thôi), các bác làm TS không phải lên lớp, nhưng căng lắm, và hầu như ai cũng đi Mỹ, Châu Âu, .... báo cáo hội thảo.... mà có khi vẫn chưa được bảo vệ.
    Phù phù , bỏ thời gian 1h đồng hồ viết bài này, hy vọng anh chị em có sự phản hồi. Đồng ý cũng được, và phản bác càng hay, tớ muốn xem lại suy nghĩ của mình liệu có đúng như là ở trên không?
    Chờ đọc bài của các bạn
  4. takeshikazuo

    takeshikazuo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/11/2005
    Bài viết:
    1.745
    Đã được thích:
    0
    Mình thích những bài như thế này
    Và, cũng khoái chơi với những người như thế này
    Tớ cũng chờ xem tiếp ý kiến phản bác, keke
  5. MapGis

    MapGis Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2005
    Bài viết:
    1.420
    Đã được thích:
    1
    Có lẽ Takeshi lại lái sang 1 vấn đề khác rồi. Tớ chỉ bàn ở vấn đề hẹp, sinh viên có học bổng toàn phần (chứ không phải những người nhận 50% hay 70% học bổng)
    1. Takeshi đồng ý với hầu hết ý kiến mà tớ đưa ra ( những ý kiến này đều là ngược lại với bài Takeshi viết). Và Takeshi chỉ đưa ra 1 vài điểm bôi vàng, nhưng tớ nói rồi, tớ chỉ bàn đến vấn đề rất hẹp, đó là du học sinh học bổng toàn phần của Chính phủ Nhật cấp.
    (vấn đề là chúng ta có chịu khó học hay không thôi).
    Khắt khe và khó, đó là điều dĩ nhiên, cuộc cạnh tranh học bổng nào cũng KHỐC LIỆT, không kém phần long trọng. Không phản đối chuyện này, keke
    ==> Vậy thì những người được nhận học bổng toàn phần là những người có chịu học kiến thức nền không? Chắc chắn là có. Hầu hết là bằng giỏi, thành tích nổi trội so với cùng khóa, sở hữu khả năng ngoại ngữ tốt, nắm bắt thông tin nhanh nhạy...
    Còn tất nhiên về nền Giáo dục VN chung chung thì còn kém xa so với Nhật, đó là điều không thể bàn cãi, nếu Takeshi định nói những người không chịu học kiến thức nền ở ĐH Việt Nam, thì tớ sure là những người đó không bao giờ có đường sang Nhật theo học bổng toàn phần của CP Nhật ( ngay cả học bổng 322 của CP Việt Nam giờ cũng ngày càng khó rồi, vấn còn chút chút tiêu cực nhưng không nhiều và kể cả những người đó cũng phải đạt được 1 mức độ nào đó, còn tác động chỉ 1 chút thôi <--- mạn đàm 1 chút ngoài lề về 322 :D)
    2. Tớ chỉ phản đối Takeshi nói là TS ở Nhật là "TS giấy" thôi, tớ không bàn đến vấn đều sau đó.
    Takeshi cũng đã đồng ý là khó, rất khó. Vậy thì những người TS ở Nhật đó làm sao mà là TS Giấy. Còn "TS Giấy " theo nghĩa THỰC HỌC của Takeshi, lần sau khi viết ra, có lẽ nên giải thích kỹ hơn, kẻo gây hiểu nhầm.
    Còn câu hỏi mà Takeshi đặt ra, về vấn đề bao nhiêu đề tài, bao nhiêu công trình sau tấm bằng TS thì có lẽ tầm của tớ chưa trả lời được. Có khi ngay cả Bộ trưởng Bộ GD bây giờ cũng khó trả lời nữa cơ.
    Và theo tớ biết, những người có học vị TS:
    + nếu ở lại làm việc ở nước ngoài ( trong đó có Nhật) thì hầu hết là thành đạt, là giảng viên các trường ĐH ở Nhật, là nghiên cứu viên ở các viện nghiên cứu...
    + còn về Vn thì đều mang 1 mong muốn đem kiến thức phát triển quê hương. Nhưng cái hậu sau đó, có phát triển được không, có nghiên cứu tiếp được không? có tiếp tục con đường khoa học được không? Câu hỏi này lại thuộc về cơ chế của Việt Nam với những người này. Với cơ chế hiện nay thì chưa thể đáp ứng được nhu cầu cho công tác nghiên cứu khoa học đâu ( đãi ngộ, lương bổng, trang thiết bị, cách đối xử với nhà khoa học...)
    Vậy đây là hệ quả của 1 cơ chế chưa kịp đáng ứng , chưa kịp thay đổi thôi. Không thể nói họ, những người được đào tạo bài bản, ở các nước tiên tiến như Nhật, là "TS Giấy" được.

    Tớ nhắc lại là tớ chỉ nói những điều trên nằm trong khả năng hiểu biết của tớ, ngoai` ra xin miễn bàn. Nếu muốn có thêm nhiều ý kiến, làm 1 cái link sang Box Du Học, chắc chắn sẽ có nhiều ý kiến xác đáng từ nhiều phía, sẽ khách quan hơn (Box Du Học tập trung dân du học khắp nơi, trong đó có cả Japan, nên không sợ lạc đề đâu)
  6. xuantruyen

    xuantruyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/01/2008
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    0
    Em xin mạn phép nói vài lời.
    @ mapgis san :
    1. Về du học tự túc, tớ không biết nhiều, chỉ là quen vài bạn học Đông Du, nên mạn phép để chính các bạn Đông Du ( những người tiêu biểu thanh cong cho du học tự túc) cho ý kiến
    Về phần này em không dám nhận xét vì em chỉ là 1 thành viên của tập thể Đông du ( sắp tới sẽ lên tới 1000 người ) . Nhưng cũng có rất nhiều anh chị hay các bạn du học tự túc khác thành công trên con đường của riêng mình , không cứ phải vào Đông du mới có thể thành công .
    @ Takeshi : có lẽ ở trên anh hơi nói quá 1 chút . Có có những trường hợp anh nói đúng , nhưng tất nhiên cũng có những trường hợp khác . Và anh Mapgis nói đúng 1 câu : Tùy thuộc vào mình thui .
    Chuyện của 2 anh nói đều có phần đúng của riêng mình , em nghĩ các anh cũng không có ai quá sai lầm . Mong 2 anh có những ý kiến nữa để em được tham khảo . Cảm ơn 2 anh .
  7. takeshikazuo

    takeshikazuo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/11/2005
    Bài viết:
    1.745
    Đã được thích:
    0
    ừh, Mapgis nói đúng mà. Anh có bảo Mapgis nói sai đâu, keke!
    Còn, ý anh nói thì anh chỉ muốn những bạn du học bằng học bổng cần xác định rõ cho chính bản thân mình chút thì hơn.
    Cần nhận thức được rõ mình đang ở đâu, mình cần làm gì.
    Đặc biệt, kể cả Xuantruyen chẳng hạn... cho đến bây giờ vẫn Ok
    Và, khả năng gần như 100% là Xtruyen sẽ xin đc học bổng và học tiếp bằng học bổng./.
    Sau quãng thời gian gian khổ vừa rồi, khi nhận được học bổng, ko phải lo đến chuyện tài chính... nữa... có thể sẽ có gì đó thay đổi chăng?
    Anh hy vọng không phải như thế!
    Thực tế, anh đã có lần vô tình gặp một số Senpai của Xuantruyen, chỉ một lần đó thôi, thấy cách ăn chơi, vung tiền của mấy ng đó, anh thấy hơi xót xa./.
    Anh ko trực tiếp nói chuyện, nhưng họ ngồi ngay bàn bên cạnh, và những câu chuyện mà anh nghe được, nó không quá so với những gì anh nói bên trên đâu.
    Zannen nagara
  8. lotusvanilla

    lotusvanilla Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2008
    Bài viết:
    592
    Đã được thích:
    0
    Em không thể trả lời về Đông du,vì những gì em biết về Đông Du rất hạn hẹp,chưa nói gì đến những bạn du học tự túc khác.Đó là lý do em chưa viết một bài nào nêu ý kiến của em trong topic này.Nhưng có một điều,anh Takeshi viết ở trên
    Cần nhận thức được rõ mình đang ở đâu, mình cần làm gì.
    có lẽ là nói đến những bạn nhận học bổng cần cố gắng cho xứng đáng với những gì mình đang được nhận đúng không ạ?
    Trước hết tại sao không xét đến lý do các bạn ấy được nhận học bổng ạ? Người ta không cố gắng,không hơn người khác thì làm sao có thể có học bổng ạ? Trong lúc những người bạn xung quanh còn đang 迷って,<??về con đường phía trước thì các bạn ấy đã xác đinh được hướng đi cho mình và cố gắng theo cái gì mình chọn.Không chỉ những anh chị tốt nghiệp đại học,mà thậm chí cả những bạn năm 1,và cả ngay khi tốt nghiệp phổ thông đã có chí hướng cho mình.Những bạn em quen,kể cả ít tuổi hơn em,em rất nể,học kiến thức vững vàng,tiếng anh cũng ổn,năng động.Còn sau khi sang bên này,các bạn ấy thoả mãn với thành công của mỉnh rồi ,fo,<YEm không kết luận đưọc vì em không học cùng các bạn ấy,nhưng em nghĩ nên nhìn vào những gì các bạn ấy đạt được khi trở về,đó là những kiến thức mới mẻ.Không cứ phải là nghiên cứu này kia,ra kết quả nhìn thấy được mới là tiến sĩ,cứ phải là thành tựu khoa học mới là cái thực học của tiến sĩ ạ? Đối với em,mỗi người có khả năng đóng góp nhất định cho đất nước.Một ông tiến sĩ không có một công trình khoa học nào nhưng có thể truyền thụ một cách hoàn hảo những điều mới mẻ cho sinh viên ,cho những nghiên cứu viên khác không có điều kiện ra nước ngoài học tập đã là một đóng góp lớn lao rồi.Và em tin chắc,Giáo dục Nhật Bản không cho ra những ông Tiến Sĩ Giấy đâu ạ!Lý do ạ? Một người thu dọn vệ sinh ở Nhật cũng được họ dậy dỗ một cách cẩn thận từ cách thay túi nilon cho thùng rác,cách lau kính,lau góc nhà,sàn và dọn sao cho không làm phiền tới người khác,không gây tiếng ồn.
    Đó là ý kiến riẻng của em.Mong nhận được những ý kiến tiếp theo.
  9. jindo0o7

    jindo0o7 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/01/2009
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Đâm lao phải theo lao
    Gió chiều nào xoay chiều đó
    Ba phải
    " Ba câu này có xứng đáng cho bài này không các bác "
    Ai cũng có cái lý riêng của mịnh vì mỗi người đều nhận thức về sự vật, việc là khác nhau và ở đâu cũng vậy có người nọ người kia cho nên ....
    ?>z^'.??>z^SY?,
  10. takeshikazuo

    takeshikazuo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/11/2005
    Bài viết:
    1.745
    Đã được thích:
    0
    Uh, cảm ơn các bạn.
    Đúng là bài mình viết lần này có động chạm nhiều nhỉ, hihi.
    Nhưng thực ra, mình lại đang cố tình động chạm chút, có động chạm quá thì cũng xin thông cảm./.
    Vì mấy người mà Takeshi muốn động chạm thì lại hổng phải mấy bạn đang tranh luận ở đây với mình, hihi.
    Xin có một câu hỏi chung cho cả 3 nhé (Mapgis, Xuantruyen và đặc biệt, câu hỏi này dành cho Lotusvallina):
    - Học bậc Trung học để làm gì? Hay nói cách khác Giáo dục phổ thông là giáo dục nhằm mục đích gì?
    - Học bậc Đại học để làm gì? Hay nói cách khác Giáo dục Đại học là giáo dục nhằm mục đích gì?
    - Học bậc Sau đại học để làm gì? Hay nói cách khác Giáo dục Sau đại học là giáo dục nhằm mục đích gì?
    Thêm một hai câu nữa, vẫn liên quan đến chữ "tiến sĩ giấy":
    - Cho mình xin những SỐ LIỆU chứng minh rằng Một nửa các ông Tiến sĩ không phải là "tiến sĩ giấy".
    - "Thế nào là tiến sĩ thực", "thế nào là tiến sĩ giấy" ???

Chia sẻ trang này