1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Du học Phần Lan?

Chủ đề trong 'Bắc Âu' bởi HunterSIC, 18/01/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kbchoho

    kbchoho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2008
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    @kimdung89: chưf An Nam la? danh pháp khi nói vê? hay khi phương Tây gọi ngươ?i việt có tư? lâu đơ?i, xưa có báo An Nam, có ngươ?i lấy bút danh An Nam, ko biết bạn hiê?u tư? đâu ma? cho đó la? trêu đu?a, thông tục. Tiếng Pháp có vietnamien(ne) va? annamite đê? chi? ngươ?i An Nam hay ngươ?i Việt Nam chúng ta đó. Ta?i liệu va? sư? sách co?n nhiê?u chứng tích ghi dấu vê? đất An Nam cư dân Việt sinh sống.
    @all: hiện nay thi? giá thuê pho?ng ơ? Fin be?o lắm cufng hơn 200. Đúng la? Sweden,Denmark thi? đaf thu học phí, co?n Fin thi? tui nghif la? như a kimdung, va? chị Nguyệt nói thi? chắc nay mai cufng thu học phí thôi. Theo như tui được biết thi? nếu tính tiê?n Đức va? Frank Pháp ra Euro thi? giá thuê nha? bên Fin vâfn cao hơn nhiê?u. Trên kia chi? la? ba?i trích dâfn tư? diêfn đa?n khác ma? thôi, có link mọi ngươ?i cứ tự ti?m hiê?u thêm.
  2. lionhart

    lionhart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    0
    Mình thấy bạn có vẻ chả biết gì mà viết như đúng rồi ý. Chắc bạn cũng chẳng phải là sinh viên Bắc Âu luôn. Người ta bảo là biết thì thưa thì thốt, mà không biết thì dựa cột mà nghe. Đừng làm kho cho người đi sau thế chứ.
    Hiện tại thì mới chỉ có Đan Mạch là thu học phí. Thuỵ Điển và Phần Lan vẫn đang chưa thu học phí.Thuỵ Điển mới chỉ dang có dự thảo văn bản luật là sẽ thu học phí từ 2010, tuy nhiên quốc hội Thuy Dien cũng chưa thông qua thì phải.
    Còn về tiền nhà thì xin lỗi bạn chứ bạn mình ở Pháp nó thuê nhà 350 E đấy. 200 E của bạn nó là siêu rẻ rồi. Hiện tại ở đây mình đang phải trả tầm gần 300 1 thang tiền nhà. Về sinh hoạt phí thì ở Phần Lan với Thuỵ Điển chỉ cần 5000-6000 là sống phè phỡn rồi. Mình đang ở gothenburg, thành phố lớn thứ 2 Thuỵ Điển, và một tháng cũng chỉ tiêu hết chưa tới 450 E, đấy là phè phỡn lắm rồi đấy. juice Milk hoa quả ăn cả ngày.
    Về chất lượng giáo dục thì Phần Lan không tồi, tuy nhiên để bảo hàng đầu thế giới thì chưa phải. Ít nhất so với Thuỵ Điển vẫn còn ở dưới một chút. Mà Thuỵ Điển thì cũng chả phải là hàng đầu thế giới gì.
    Thế nhé. Mong các bạn lần sau cung cấp thông tin cho nó chính xác một chút, không mấy em đi sau lại hieu lầm khổ chúng nó ra
    Best Regards
  3. mothaiba1234

    mothaiba1234 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/01/2009
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Bên Pháp trợ cấp nhà cửa đến 50% số tiền sinh viên thực sự phải bỏ ra và số tiền trên hợp đồng khác nhau nhiều.
    Tùy theo cách đánh giá thì sẽ có các bảng xếp hạng khác nhau về chất lượng giáo dục của các quốc gia. Nếu ta chỉ tính về chất lượng nghiên cứu hay số giải Nobel thì các nước Bắc Âu chưa phải là hàng đầu. Tuy nhiên nếu đặt giáo dục trong bối cảnh xã hội lớn hơn, đánh giá giáo dục không chỉ ở bậc đại học mà từ bậc mẫu giáo, lấy thước đo không phải là sự thành công của các cá nhân riêng lẻ mà là cơ hội thành công của mỗi học sinh không kể hòan cảnh gia đình giàu nghèo thì các nước Bắc Âu hòan tòan nằm thỏai mái ở những vị trí cao nhất của bảng xếp hạng
  4. lionhart

    lionhart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    0
    Đúng là bên Pháp sinh viên được trợ cấp nhà cửa, nhưng ma không đến 50%. Tuy nhiên cái ví dụ mình nêu ra là để muốn là sinh hoạt ví ở bên Fin không hề đắt hơn " 3 4 lần "sinh hoạt phí ở Pháp hay Đức. Thực tế là mình đã sang Pháp và thấy SHP ở đó cũng khoảng same same ở Thụy Điển này.
    Còn về chất lượng giáo dục thì mình thấy bạn hơi AQ một tí. Đồng ý là ai học ở đâu thì cũng muốn ở đấy là nhất cả, nhưng không thể vì thế mà bỏ qua những điều hiển nhiên. Giáo dục bắc âu chưa thể là "nằm thoải mái ở những vị trí cao nhất " được. Thứ nhất, chưa nói đến việc là chúng ta đang bàn đến bậc đại học và sau đại học, khi nói về chất lượng giáo dục, một phần quan trọng không thể thiếu là chất lượng của đội ngũ giáo sư và môi trường học tập. Cả hai điều đó ở Bắc Âu đều tốt, nhưng mà Hoàn Toàn không phải là hàng đầu thế giới. Có khá nhiều vấn đề trong hệ thống giáo dục ở đây. Và thực tế, mình đã nói chuyện với các sinh viên từ các nước tới đây và họ đều nói là học ở đây rất nhẹ và nhàn, nếu so với các nước khác như Đức,Hàn Quốc , và đặc biệt là Mỹ. Bản thân mình cũng cảm thấy nếu về workload thì có lẽ ở đây chỉ bằng nửa ở Mỹ. Và ngay cả thi cử cũng không hề khó lắm. Hầu như SV vào bao nhiêu thì ra bấy nhiêu. Thực tế là ngay cả các giáo sư hay báo chí ở đây cũng chả bao giờ dám tự nhận là đứng đầu thế giới cả. Không hiểu bạn lấy cái thông tin "nằm thoải mái" kia ở đâu ra
    Thứ 2 là bạn nói là thước đo giáo dục của bạn nằm ở " cơ hội thành công của mỗi học sinh không kể hòan cảnh gia đình giàu nghèo và các nước Bắc Âu hòan tòan nằm thỏai mái ở những vị trí cao nhất của bảng xếp hạng" chứng tỏ bạn không hiểu gì về xã hội ở đây. Ở Thụy Điển gần như không có người nghèo. Trợ cấp xã hội rất cao, nên ngay cả khi không có việc làm bạn vẫn đủ tiền để sống và ăn học đầy đủ. Thế cho nên không có sự khác biệt về chất lượng giáo dục dành cho người giàu và người nghèo. Và do đó cái bạn nói "cơ hội thành công không kể hoàn cảnh giàu nghèo " kia là do đặc điểm xã hội chứ chả liên quan gì đến hệ thống giáo dục cả.
    Nói về cơ hội, mình nhớ một vị bộ trưởng của thụy điển đã từng phát biểu rằng "Ở thụy điển chúng tôi không quan tâm đến bằng cấp ". Co nghĩa là ở đây, người ta không trả lương cho bạn dựa trên tấm bằng. Thực tế là đã đi làm ở Thụy Điển là lương khá thoải mái, nhưng điều đó đâu có liên quan đến chất lượng giao dục? Lương của công nhân xây dựng hay là công nhân làm đường có khi còn cao hơn lương giáo sư trong trường DH, vì họ phải làm khá vất vả và trong điều kiện làm việc ngoài trời. Bạn có thể tự đi hỏi để kiểm chứng.
    Thế nên bảo chất lượng giáo dục ở đây là đứng đầu thế giới thì mình không thể đồng ý được.
  5. soleil2210

    soleil2210 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2008
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0
    Các anh chị trên này debate sôi nổi quá. Năm nay em cũng apply sang Finland . Thực ra em đồng ý với 1 anh/chị nói trên diễn đàn là giáo dục của Finland chưa phải là hàng đầu thế giới. Các nghiên cứu dựa trên khả năng đọc hiểu, logic v..v cũng chưa phản ánh được hết. Công bằng mà nói thì học ở Fin nhàn hơn ở các nước khác rất nhiều, môi trường học tập khá thoải mái. Tuy vậy thì khả năng thành công của mỗi người,theo em nghĩ không nằm ở việc mình có học nhiều hay không, mà quan trọng là mình học như thế nào, khả năng ứng dụng thực tiễn ra sao thôi. Em nghĩ dù sao Finland cũng là 1 lựa chọn tốt, cái này tuỳ quan điểm của mỗi người mà thôi. Em rất thích sang Finland vì đây là 1 đất nước bình yên, con người Fin rất nồng hậu, khiêm tốn, cuộc sống không hối hả, nặng nề, bon chen như ở Mỹ. Đi học thì vấn đề văn hóa cũng quan trọng lắm, mình phải cảm thấy thoải mái thì mới có thể học tập tốt được.
  6. mothaiba1234

    mothaiba1234 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/01/2009
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Tôi có điều kiện học tập ở nhiều nền giáo dục khác nhau, có lẽ mỗi lựa chọn đều là lựa chọn "tốt nhất" nhưng chỉ là chủ quan của tôi trong hòan cảnh cụ thể chứ không phải là khách quan cho mọi người. ( Thực ra tôi cũng không dùng từ "tốt nhất" mà dùng từ "thích hợp nhất"). Cái "tốt nhất"/"thích hợp nhất" trong hòan cảnh cụ thể hòan tòan không thể là cái tốt nhất của mọi hòan cảnh nên không hề lọai trừ lẫn nhau. Tôi còn nhớ mấy anh bạn của tôi sau khi lấy vợ tòan hồ hởi khoe, vợ tao là nhất. Tất nhiên nhất đó là nằm trong một "situated context", nó không imply là vợ tôi chỉ đứng thứ 2 3 và dở hơn vợ thằng kia.
    Quay lại với giáo dục Bắc Âu, trường tôi học có khá nhiều sinh viên quốc tế đến từ nhiều nước và có nhiều bạn đến từ Châu Phi nơi mà hòan cảnh đất nước còn tang thương khó khăn hơn anh em VN mình nhiều. Đối với họ thì Thụy Điển là quốc gia rất humane, cho họ có cơ hội học tập rất tốt mà không phải đóng học phí. Tôi vẫn giữ quan điểm của mình là Thụy Điển là nước một trong những nước tốt nhất nếu không nói là tốt nhất trong việc tạo điều kiện có "equal ỏpportunity" for all dù đó là con của một gia đình nghèo( tất nhiên là giàu hơn các gia đình trung lưu ở các xã hội nghèo) trong xã hội thụy điển hay một học sinh nghèo đến từ các nước đang/kém phát triển
  7. lionhart

    lionhart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2005
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    0
    Bạn nói thế thì lại hơi cùn rồi. LOLz. Không thể so sánh chất lượng giáo dục với vợ được. Vợ thì rất là subjective, với lại lấy vợ thì Thuong` người ta không có tiêu chí gì cả, yêu là lấy. Còn chất lượng giáo dục thì khác, người ta có tiêu chuẩn hẳn hoi. Làm sao có thể đem ý thích cá nhân của mình ra để bóp méo được. Nếu chủ quan duy ý chí như bạn thì đối với tôi giáo dục Việt Nam mới là tốt nhất thế giới, ( cung như lay vợ Việt nam vậy ). Điều này giống như là một ông đi Matiz cãi nhau với một ông đi BMW ý. Bạn có thể cãi là đối với bạn Matiz là nhất, vì nó rẻ, tiết kiệm xăng, xe nhỏ dễ lái Blah blah blah.... nhưng điều đó chỉ nói lên rang nó phù hợp nhất với bạn, và bạn thích nó nhất, chứ không thể nói rằng xe Matiz tốt hơn BMW hay tốt nhất thế giới được. ( Và bạn đừng lái sang là ý bạn ở trên khi "đặt nó nằm thoải mái ở vị trí đầu bãng xếp hạng" chỉ là giáo dục Thuỵ Điển không phải "tốt nhất" mà chỉ là "phù hợp nhất với tôi" thôi đấy nhé. Vì neu nói thế thì mình xin thua luôn . Chiu không cãi được ^^ )
    Còn đoạn tạo cơ hội công bằng thì bạn nói đúng. Tuy nhiên đó là do mô hình xã hội khá giàu có và " Xã Hội Chủ Nghĩa " ở đây, chứ không liên quan gi` đến chất luợng giáo dục của Thuỵ Điển cả
    Được Lionhart sửa chữa / chuyển vào 01:09 ngày 10/02/2009
  8. mothaiba1234

    mothaiba1234 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/01/2009
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Ngòai lụân điểm "situated context", cái mà bạn nói chính là cái mà tôi muốn nói. Đó là với những tiêu chí khác nhau ta sẽ có những kết quả khác nhau. Với những thước đo như trên rõ ràng xe Matiz sẽ có điểm cao hơn xe BMW và xếp hạn trên xe BMW.
    Hiện nay có rất nhiều bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới, đáng tiếc là những bảng xếp hạng không đáng tin cậy thì lại phổ biến hơn. Như là The Times ( một tờ báo in hàng ngày ở Anh) hay Shanghai JiaoTong:một đại học tương đối ở TQ.
    Còn về những bảng xếp hạng để giáo dục TĐ Phần Lan lên hàng đầu thế giới thì không phải tôi bịa ra. Vì tôi chưa có điều kiện làm việc đó nhưng Liên Hợp Quốc, các tổ chức nghiên cứu giáo dục nghiêm túc đã làm và tôi có điều kiện tìm hiểu rồi.
    Thân ái
  9. TexTex

    TexTex Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2003
    Bài viết:
    231
    Đã được thích:
    0
    Mình xin tham gia một chút. Thực chất, vấn đề chất lượng giáo dục mà ta đang bàn phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm cá nhân.
    Thứ nhất, mình đồng ý với Lionhart, workload khi học ở Thuỵ Điển khá nhẹ. Mình đã từng học cả ở Mỹ (dù chỉ là short courses) và hiện đang học master tại Thuỵ Điển và mình thấy điều này hoàn toàn đúng. Giáo dục Thuỵ Điển có vẻ không có tính đào thải cao như Mỹ, gần như cuối cùng ai cũng tốt nghiệp cả. Mình nghĩ là vì họ không quá đề cao bằng cấp. Bằng cấp chỉ là visa để bạn bắt tay vào công việc và ở đó mình thấy rất nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu giỏi là người Thuỵ Điển. Giáo dục Thuỵ Điển không mang lại cho họ tất cả nhưng tạo điều kiện cho họ phát triển. Mình thích mô hình này.
    Thứ hai, về ranking, mình nghĩ chả có nghĩa lý mấy. Có thể nó mang lại cho bạn danh tiếng ban đầu nhưng không quyết định tương lại của bạn. Vì thế, theo mình, du học, nhất là ở Bắc Âu, bạn nên xác định nỗ lực thì mới đạt được những điều cần thiết để đi làm tốt sau này. Không thì chỉ có tấm bằng thôi.
    Mạn phép
  10. kimdung89

    kimdung89 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2006
    Bài viết:
    2.994
    Đã được thích:
    0
    An Nam là Pháp quốc mượn của Trung Hoa. Đại ý là "Bình ổn (và cai trị) xứ Nam". Người Pháp gọi bằng tên này, có thể do vô tình (rất nhiều cái cho đến bây giờ vẫn gọi theo sách Tàu), nhưng nguy cơ lớn hơn là ý họ cũng muốn "bình định và đô hộ xứ Nam".

Chia sẻ trang này