1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Du học Thụy điển

Chủ đề trong 'Du học' bởi sportman84, 09/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. haryldh_ldh

    haryldh_ldh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2003
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Anh Salamanca cho em hỏi, học về kinh tế thì nên học trường nào thì tot ạ.Em dinh học về Banking nhưng em search hoài mà không thấy.
    Anh chị nào học kinh tế thì recommend luon cho em vơi ạ.
  2. sportman84

    sportman84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    556
    Đã được thích:
    0
    Bác Hardly... thân mến, bác có thể tìm hiểu trường Lulea, hay trường Linkoping để tham khảo chương trình Master ở đó.
    Em thấy khá nhiều nghiên cứu sinh VIetnam dang học ở đó.
    Hoặc bác có thể add bác myhanh21 vào Yahoo Messenger để hỏi thêm chi tiết
  3. sportman84

    sportman84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    556
    Đã được thích:
    0
    Bác Hardly... thân mến, bác có thể tìm hiểu trường Lulea, hay trường Linkoping để tham khảo chương trình Master ở đó.
    Em thấy khá nhiều nghiên cứu sinh VIetnam dang học ở đó.
    Hoặc bác có thể add bác myhanh21 vào Yahoo Messenger để hỏi thêm chi tiết
  4. chili

    chili Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Nếu mà bạn muốn học về banking thì hinh nhu truong Umeå co, hoặc là chuong trình về phân tich tài chính cua Umeå cũng có vẻ hay. Umeå cung là trường lớn o TD và hình như hàng năm có sinh viên Vietnam sang exchange. Bạn thể vào xem thêm trường Maladalen vì trường này có nhiều chương trinh master bằng tiếng anh, các trường Linköping va jönkoping cũng là các trương lớn. Trường Luleå có khoá ve e commerce. Nếu học về kinh tế thì có nhiều còn nếu chọn đúng ngành thi cũng hơi khó.
    Nhân tiện cho mình hỏi có bạn nào đang học o Umeå ko nhi? Năm trước co gặp mấy bạn đi cùng máy bay nhưng quên ko hỏi địa chi email để liên lạc
  5. chili

    chili Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2002
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Nếu mà bạn muốn học về banking thì hinh nhu truong Umeå co, hoặc là chuong trình về phân tich tài chính cua Umeå cũng có vẻ hay. Umeå cung là trường lớn o TD và hình như hàng năm có sinh viên Vietnam sang exchange. Bạn thể vào xem thêm trường Maladalen vì trường này có nhiều chương trinh master bằng tiếng anh, các trường Linköping va jönkoping cũng là các trương lớn. Trường Luleå có khoá ve e commerce. Nếu học về kinh tế thì có nhiều còn nếu chọn đúng ngành thi cũng hơi khó.
    Nhân tiện cho mình hỏi có bạn nào đang học o Umeå ko nhi? Năm trước co gặp mấy bạn đi cùng máy bay nhưng quên ko hỏi địa chi email để liên lạc
  6. salamanca

    salamanca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    To Harry: Bác thử đánh keywords là Finance hoặc Account, sẽ ra kết quả như Chilli nói.
    Vừa rồi cũng có một số bạn mail hỏi mình là sao tìm không thấy ngành bảo hiểm, ngành advertising. Thực ra, bảo hiểm, cũng như banking, chỉ là một chuyên môn trong lĩnh vực Finance. Các ngành trên chỉ là một môn học trong cả một degree program. Cũng như nếu bạn học Marketing, thì trong chuong trình cũng sẽ có môn Advertising.
    Ngoài ra, bạn cũng không nên lo chọn chuyên ngành hẹp nhiều quá. Vì quá trình học, bạn sẽ có cơ hội để nghiên cứu ngành mình quan tâm. Đại học ở đâu cũng vậy, chỉ dạy cái chung và dạy ở tầm quản lí. Tuy nhiên các khác của việc học bên này so với ở nhà là, thông qua các assignment hoặc project cuối khoá, sinh viên phải tự đào sâu vào lĩnh vực mình quan tâm. Cho nên, ví dụ một sinh viên học một chuyên ngành Master of Business Management, gồm 8 môn học gì đó, và nếu 8 project cuối môn + thesis, sinh viên này đều chọn ngành ngân hàng để nghiên cứu, thì sau khi tốt nghiệp, kiến thức của sinh viên này về ngân hàng cũng không thua kém gì các sinh viên chuyên ngành Finance. Này nhé, nếu học môn Business Strategy, thì project cuối khoá là, strategy in banking industry, nếu học môn marketing management, thì project cuối khoá tự chọn là, marketing in banking industry, hoc môn Information System management, thì project cuối khoá là Managing information system in banking industry...cứ như vậy. Và khi làm một project về một đề tài nào đó, bạn phải đọc những gì những người khác đã làm trong hoặc liên quan đến đề tài này, (tất cả thư viện các trường bên này đều có electronic database accessing được hàng ngàn academic journal chuyên ngành) sau đó tóm tắt lại, bổ sung (nếu có) và đề xuất phương án nghiên cứu của bạn. Một project, bạn phải đọc ít nhất là một cuốn sách + 20 articles liên quan. Vậy sau 8 project liên quan đến banking, thì bạn thử nghĩ xem mình đã tự nghiên cứu sâu đến đâu rồi.
    Cho nên, ở bên này, có một chuyện mà hồi mới sang tôi cũng khá ngạc nhiên, nhưng mãi sau mới hiểu. Đó là khi nhà trường mời các nhà quản lí cấp cao từ các cong ty, tập đoàn đến nói chuyện, thì lúc nào trong buổi nói chuyện, cũng sẽ có một vài sinh viên hỏi rất nhiều và hỏi những câu hỏi rất sâu về chuyên ngành mà có khi thầy cô cũng không nắm hết. Ví dụ có lần trường mời một big boss từ Ericsson đến thuyết trình về hệ thống mua hàng điện tử (electronic marketplace) với nhà phân phối của tập đoàn, thì đến phần câu hỏi, hết một nửa các câu hỏi là thuộc về hai sinh viên. Té ra là hai người này đã làm mấy project và cả thesis về đề tài này, nên chuyện họ nắm sâu kiến thức hơn thầy cô là chuyện rất bình thường.
    Salamanca
  7. salamanca

    salamanca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    To Harry: Bác thử đánh keywords là Finance hoặc Account, sẽ ra kết quả như Chilli nói.
    Vừa rồi cũng có một số bạn mail hỏi mình là sao tìm không thấy ngành bảo hiểm, ngành advertising. Thực ra, bảo hiểm, cũng như banking, chỉ là một chuyên môn trong lĩnh vực Finance. Các ngành trên chỉ là một môn học trong cả một degree program. Cũng như nếu bạn học Marketing, thì trong chuong trình cũng sẽ có môn Advertising.
    Ngoài ra, bạn cũng không nên lo chọn chuyên ngành hẹp nhiều quá. Vì quá trình học, bạn sẽ có cơ hội để nghiên cứu ngành mình quan tâm. Đại học ở đâu cũng vậy, chỉ dạy cái chung và dạy ở tầm quản lí. Tuy nhiên các khác của việc học bên này so với ở nhà là, thông qua các assignment hoặc project cuối khoá, sinh viên phải tự đào sâu vào lĩnh vực mình quan tâm. Cho nên, ví dụ một sinh viên học một chuyên ngành Master of Business Management, gồm 8 môn học gì đó, và nếu 8 project cuối môn + thesis, sinh viên này đều chọn ngành ngân hàng để nghiên cứu, thì sau khi tốt nghiệp, kiến thức của sinh viên này về ngân hàng cũng không thua kém gì các sinh viên chuyên ngành Finance. Này nhé, nếu học môn Business Strategy, thì project cuối khoá là, strategy in banking industry, nếu học môn marketing management, thì project cuối khoá tự chọn là, marketing in banking industry, hoc môn Information System management, thì project cuối khoá là Managing information system in banking industry...cứ như vậy. Và khi làm một project về một đề tài nào đó, bạn phải đọc những gì những người khác đã làm trong hoặc liên quan đến đề tài này, (tất cả thư viện các trường bên này đều có electronic database accessing được hàng ngàn academic journal chuyên ngành) sau đó tóm tắt lại, bổ sung (nếu có) và đề xuất phương án nghiên cứu của bạn. Một project, bạn phải đọc ít nhất là một cuốn sách + 20 articles liên quan. Vậy sau 8 project liên quan đến banking, thì bạn thử nghĩ xem mình đã tự nghiên cứu sâu đến đâu rồi.
    Cho nên, ở bên này, có một chuyện mà hồi mới sang tôi cũng khá ngạc nhiên, nhưng mãi sau mới hiểu. Đó là khi nhà trường mời các nhà quản lí cấp cao từ các cong ty, tập đoàn đến nói chuyện, thì lúc nào trong buổi nói chuyện, cũng sẽ có một vài sinh viên hỏi rất nhiều và hỏi những câu hỏi rất sâu về chuyên ngành mà có khi thầy cô cũng không nắm hết. Ví dụ có lần trường mời một big boss từ Ericsson đến thuyết trình về hệ thống mua hàng điện tử (electronic marketplace) với nhà phân phối của tập đoàn, thì đến phần câu hỏi, hết một nửa các câu hỏi là thuộc về hai sinh viên. Té ra là hai người này đã làm mấy project và cả thesis về đề tài này, nên chuyện họ nắm sâu kiến thức hơn thầy cô là chuyện rất bình thường.
    Salamanca
  8. salamanca

    salamanca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Vụ visa, các bạn đang xin visa đi Thụy điển từ Việt nam , chú ý, từ Việt nam, khi khai thời hạn học Master, cứ khai lên thêm 6 tháng, để có gì học xong nếu muốn đi du lịch cũng không phải mất công renew lại visa - tốn kém (1000kr lận). Cho nên nếu chuong trình 1 năm thì ghi 1.5, nếu 1,5 thì ghi 2 năm. Sứ quán chẳng hơi nào họ quan tâm đâu. Tôi và một số bạn hồi trước đã làm như vậy rồi, yên tâm.
    À, nhưng mà nếu ct học là 2 năm thì thôi nhé, vì chẳng có chương trình nào lại 2,5 năm cả --người ta sẽ biết ngay.
    Riêng các bạn đang ở TD thì thôi, chương trình bạn học dù có 4 năm thì nó chỉ cấp visa từng năm một, nên khỏi quan tâm đên vụ này cho mệt.
    À, bên này mấy vụ cắt tóc tốn kém lắm đó, (300 kr tuong duong 600.000 vnd một lần cắt - chả trách bọn Tây đi tiên phong trong vụ cạo đầu, chẳng phải quậy gì đâu, mà không có tiền đó) bác nào trước khi đi luyện được tay nghề thì tha hồ sang đây cắt cho đám sinh viên tiền...bo cũng đủ sống! (Thật đấy, chỗ tôi có một chú sv người Iran, cắt tóc lấy 150 kr `td 300.000!)
    Các bác trai lẫn gái cũng nên luyện vài kỹ năng sữa xe đạp căn bản, vì bên này không có ai sữa đâu - nếu có thì tiền sửa cũng mắc hơn cái xe.
    Bác nào có bằng lái xe hơi thì cứ đem sang, dùng được trong một năm đầu. Xe hơi rẻ, nhưng xăng mắc, giá 1 Euro một lit.
    P.S 18 tháng 6 này tôi ghé Stockholm, 1 ngày, có ai ở đó rảnh đi uống cà phê không! Có gì PM nhé.
  9. salamanca

    salamanca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Vụ visa, các bạn đang xin visa đi Thụy điển từ Việt nam , chú ý, từ Việt nam, khi khai thời hạn học Master, cứ khai lên thêm 6 tháng, để có gì học xong nếu muốn đi du lịch cũng không phải mất công renew lại visa - tốn kém (1000kr lận). Cho nên nếu chuong trình 1 năm thì ghi 1.5, nếu 1,5 thì ghi 2 năm. Sứ quán chẳng hơi nào họ quan tâm đâu. Tôi và một số bạn hồi trước đã làm như vậy rồi, yên tâm.
    À, nhưng mà nếu ct học là 2 năm thì thôi nhé, vì chẳng có chương trình nào lại 2,5 năm cả --người ta sẽ biết ngay.
    Riêng các bạn đang ở TD thì thôi, chương trình bạn học dù có 4 năm thì nó chỉ cấp visa từng năm một, nên khỏi quan tâm đên vụ này cho mệt.
    À, bên này mấy vụ cắt tóc tốn kém lắm đó, (300 kr tuong duong 600.000 vnd một lần cắt - chả trách bọn Tây đi tiên phong trong vụ cạo đầu, chẳng phải quậy gì đâu, mà không có tiền đó) bác nào trước khi đi luyện được tay nghề thì tha hồ sang đây cắt cho đám sinh viên tiền...bo cũng đủ sống! (Thật đấy, chỗ tôi có một chú sv người Iran, cắt tóc lấy 150 kr `td 300.000!)
    Các bác trai lẫn gái cũng nên luyện vài kỹ năng sữa xe đạp căn bản, vì bên này không có ai sữa đâu - nếu có thì tiền sửa cũng mắc hơn cái xe.
    Bác nào có bằng lái xe hơi thì cứ đem sang, dùng được trong một năm đầu. Xe hơi rẻ, nhưng xăng mắc, giá 1 Euro một lit.
    P.S 18 tháng 6 này tôi ghé Stockholm, 1 ngày, có ai ở đó rảnh đi uống cà phê không! Có gì PM nhé.
  10. meo_bot

    meo_bot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2003
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn,
    Trong thời gian vừa qua có một số bạn gởi pm cho tôi, nhưng vì không có thời gian nên tôi không trả lời được. Thành thật xin lỗi các bạn.
    Về chuyện bảo hiểm, tôi nghĩ bạn Salamanca nói chưa đúng lắm. Về cơ bản, sau khi có personal number các bạn sẽ được hưởng bảo hiểm y tế xã hội như tất cả mọi công dân Thụy Điển (trừ trường hợp ngoài lãnh thổ Thụy Điển), bất kể là bạn có thu nhập hay không. Các trường sẽ có thêm bảo hiểm cho bạn theo thời gian học chính thức tại trường như bạn Salamanca nói, nhưng đó chỉ là những vấn đề phát sinh, vd như bạn phải trả tiền đi khám bệnh, hoặc phải thanh toán viện phí trong trường hợp bạn không có personal number. Nhưng nếu để trường thanh toán tất cả tiền, thì nó sẽ tìm cách đẩy bạn đi cho rảnh nợ. Ví dụ như vừa rồi có một bạn học ở Jonkoping, tuy được học bổng của SIDA, nhưng vì thời gian chưa đến 12 tháng, nên không có personal number, học được 5 tháng thì bị đau dạ dày. Nhà trường gởi trả về VN, bảo khi nào chữa bệnh xong thì sang học tiếp. Trong khi đó, nếu bạn ấy có PN, thì bắt buộc xã hội TĐ phải chữa trị cho bạn bất kể là bạn bị bệnh gì. Như trường hợp một đứa sinh viên người Pakistan ở trường tôi, bị bệnh thận, nhưng cũng tìm cách xin sang TĐ học master, xin được PN rồi thì nó cứ đi chạy thận (mà các bạn biết là chạy thận thì đắt đỏ đến như thế nào rồi). Nó học mãi gần 4 năm, không ra trường được, nhà trường cũng không đuổi đi, mặc dù biết muc đích của nó cố tìm cách ở lại TĐ để chữa bệnh thôi. Nói tóm lại, tôi vẫn recommend các bạn "try to get a PN as soon as possible".
    Một số bạn có hỏi về cách tìm trường và tìm ngành học. Tôi nghĩ các bạn nên chịu khó tìm hiểu các thông tin trên các website, tôi nghĩ là các thông tin ở đó, rất đầy đủ và cập nhật. Vì chỉ có các bạn mới biết cái nào thích hợp với mình. Chứ tôi và các bạn khác cũng chỉ biết trong lĩnh vực của mình học, và cũng không thể có thời gian tìm hiểu từng trường hợp được. Cách tìm thông tin thì tôi và một vài bạn đã đưa các link rồi.
    Thời gian gần đây, các báo của Thụy Điển đề cập rất nhiều đến vấn đề sinh viên nước ngoài khá đông, và TĐ đã phải tốn một số tiền quá lớn (không chỉ mỗi tiền học phí mà còn cả các bảo hiểm xã hội) , và đề nghị chính phủ nên thay đổi luật để bắt sinh viên nước ngoài đóng tiền học phí. Và có thể là luật sẽ thay đổi trong thời gian sắp tới. Hy vọng các bạn có ý định đến TĐ học, sẽ nhanh chân nhập học trước khi phải đóng tiền.
    NHỮNG THỨ CẦN MANG THEO
    Khi tôi sang đây, chưa quen một người nào (thậm chí còn không biết ở đây có người VN hay không), nên gặp khá nhiều khó khăn khi chuẩn bị hành lý. Tôi rất vui được chia sẻ với các bạn một ít kinh nghiệm tôi thu thập được từ những người khác, và sau một thời gian sống ở đây.
    Quần áo,
    Các bạn có thể xem thời tiết từ trên trang web, nhưng đúng là rất khó hình dung thế nào là -20độ C. Các bạn không nên quá lo lắng, vì thời gian lạnh đến -20độ không dài lắm, và vì khí hậu khô, nên vẫn không quá khó chịu, và chúng ta cũng không phải ở ngoài trời quá lâu. Thường chỉ đứng chờ xe bus vài phút. Tuy nhiên các bạn cũng nên mua ít nhất 1 cái áo dày nhất ở VN có thể có (thường là hàng may để xuất khẩu) và một vài cái áo vừa phải dùng trong màu thu và mùa xuân. Nên chú ý mua áo khoác dài và có mũ dính liền, sẽ ấm hơn là dùng mũ riêng. Chuẩn bị một ít quần thun loại bó sát để mặc bên trong quần jean.
    Khi đi ngoài trời thường mặc 1 cái áo khoát dày, còn ở trong phòng chỉ mặc một cái sơ mi hoặc thun bên trong, một áo len bên ngoài là đủ ấm. Ở đây các bạn có thể mua được hàng giảm giá, nhưng cần có thời gian, và cũng hơi khó tìm size vừa người. Các thứ như bao tay, mũ , khăn quàng cổ, thì cũng không nên mua nhiều lắm, sau này quen dần các bạn sẽ tìm được ở đây. Bình thường thì sinh viên ăn mặc rất thoải mái, áo thun quần bò. Nhưng nếu được mời ăn tối, thì cũng nên có một bộ đồ thật lịch sự. Mỗi năm có khoảng 3 tháng ấm áp có thể mặc áo thun ngắn tay, và chuẩn bị thêm áo khoác mỏng mỗi khi ra ngoài. Xin lỗi một chút là các bạn nữ nên mang nhiều đồ underwear. Sau khi chuẩn bị đầy đủ quần áo rồi, nếu vẫn còn có thể mang vác thêm thì tôi xin nói tiếp đến thức ăn
    Thức ăn,
    Tùy theo khẩu vị của mỗi bạn, mà có thể mang theo một ít gia vị để chế biến thức ăn theo kiểu Việt Nam. Phần lớn những gia vị này các bạn có thể mua được ở hàng VN (ở đây thường gọi là hàng tàu), nhưng có một vài thứ có thể mang theo được như bạc hà khô (dọc mùng khô), nấm mèo (mộc nhĩ), nấm hương, bánh tráng mỏng (bánh đa nem). Nồi cơm điện mang theo cũng được hoặc sang đây mua.
    Nói sơ sơ như thế thì hành lý cũng đã lên đến 40-50kg. Nếu các bạn có thể đi cùng nhau thì tốt lắm. Có thể giúp đỡ nhau mang vác khi chuyển đổi tàu xe.
    Chúc các bạn mọi việc thuận lợi.

Chia sẻ trang này