1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Du học Thụy điển

Chủ đề trong 'Du học' bởi sportman84, 09/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sportman84

    sportman84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    556
    Đã được thích:
    0
    Các bác nào thông thạo tiếng TĐ xem giúp tôi website này với. các web này đăng quảng cáo nhà nhưng tôi không biết tiếng TĐ nên cũng chẳng hiểu gì.
    http://www.nkbo.com/fastigheter/index.html
    nkbo@telia.com
    www.mullsjo.se/mb/hemsidamb
    www.nkbo.com
    CÓ cái website dạy tiêngd TĐ tôi hỏi anh bquangthong, post lên cho mọi người cùng học
    : http://web.hhs.se/isa/swedish/chap1.htm
  2. myhanh21

    myhanh21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2004
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
  3. myhanh21

    myhanh21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2004
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
  4. meo_bot

    meo_bot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2003
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Xin chia sẽ với các bạn một vài kinh nghiệm sau,
    Visa,
    Có lẽ các bạn đang thắc mắc ở đây chuẩn bị đi du học tự túc đại học? Nếu các bạn học ngắn hạn hoặc có học bổng từ Thụy Điển thì chuyện xin visa rất dễ dàng.
    Duration, có bạn thắc mắc có nên ghi thời gian dài hơn khoá học không, theo tôi thì bạn nên ghi đúng thời gian khoá học. Nếu chương trình học khoảng 1 năm hoăc 18 tháng, thì visa thường được cấp 1 lần. Nhưng nếu chương trình học dài trên 2 năm, thì chỉ được cấp tối đa là 1 năm, sau đó sẽ gia hạn lần lượt hàng năm dựa vào kết quả học tập và tình hình tài chính. Có trường hợp chỉ được cấp 3 tháng, thì các bạn nên chuẩn bị sẵn các giấy tờ cần thiết để sau khi nhập học xin gia hạn visa ngay.
    Vì thời gian cấp visa theo luật tối đa là 4 tháng, nên ngay từ bây giờ nếu đã có giấy gọi nhập học, và chứng minh được tài chính, bạn nên xin visa càng sớm càng tốt. Các trường hợp du học tự túc hoặc học bổng từ phía VN thường có phỏng vấn. Câu hỏi phỏng vấn không khác lắm những câu hỏi trong application form. Mục đích của bạn đến TD để học, học xong sẽ quay về. Và bạn chứng minh có đủ tiền cho khoá học.
    Accommodation,
    Như tôi và nhiều bạn đã trả lời giá thuê 2000-2500 SEK/thang là cho một người, một phòng. Vì bạn phải share bếp và có thể là toilet với những phòng khác, nên việc cho thêm một người vào ở phải tùy thuộc vào thái độ của những người cùng nhà. SV TD thì ít ai sống như thế. Nếu đợt này các bạn có nhiều người cùng đi, thì nên thuê nhà có bếp riêng rồi sống với nhau sẽ tiện hơn.
    Mấy năm nay vào thời điểm nhập học mùa thu, rất nhiều sinh viên không tìm được nhà trọ, phải ở tạm trong tầng hầm hoặc cắm trại trong trường để nhờ giúp đỡ. Các trường sẽ ưu tiên cho sinh viên đăng ký sớm, và sinh viên nước ngoài. Các bạn nên theo hướng dẫn trên website của trường để đăng ký nhà sớm. Sau khi sang đến nơi rồi, nên trực tiếp đến các văn phòng cho thuê nhà cho sinh viên hoặc cho người ngoài để tìm hiểu các loại nhà, giá cả, rồi đăng ký xếp hàng ngay. Thời gian xếp hàng khoảng 6 tháng đến 2 năm. Một điều nhỏ nhắc các bạn là nhà sinh viên trả tiền 10 tháng/năm (miễn phí tháng 6,7), internet giá rẻ, không trả tiền điện. Còn nhà ngoài trả tiền 12 tháng một năm, và nhớ đem theo giấy tờ chứng minh tài chính.

    Arrival,
    Sau khi nhập học, theo ý tôi điều đầu tiên nên làm là đến tax office để apply a personal number (gồm ngày tháng năm sinh và 4 con số theo sau). Nếu visa của bạn từ một năm trở lên, bạn sẽ có được ngay sau 1 tuần. Còn nếu visa 3 tháng, bạn nên xin gia hạn ngay, hoặc liên hệ với trường để xin các giấy tờ chứng minh bạn sẽ ở TD trên 1 năm. Sau khi có được personal number, bạn sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế như những người dân Thụy Điển. Điều này rất quan trọng. Trong trường hợp bạn bị bệnh khẩn cấp, nếu không có PN, bạn phải trả những số tiền rất khủng khiếp. Đồng thời mọi giấy tờ giao dịch của bạn đều liên quan đến 4 con số này, nên xin càng sớm càng tốt.
    Sau khi có PN, bạn đến ngân hàng để mở một tài khoản. Nhớ hỏi ngân hàng về cái gọi là student package, gồm một thẻ cre*** card và internet account miễn phí hàng năm (phí khoảng 400-500SEK). Với cre*** card bạn có thể rút tiền, và các giao dich qua mạng. Internet account để các bạn có thể tự động trả các hoá đơn bằng internet. Nếu các bạn không có tài khoản này, mỗi lẫn trả tiền nhà, tiền điện thoại, .... bạn phải đến ngân hàng, và mất khoảng 40SEK cho một hoá đơn.
    Sau đó các bạn nên đóng phí sinh viên và làm thẻ sinh viên. Nếu bạn không đóng, nó cũng chẳng nhắc bạn đâu, nhưng đến lúc làm thủ tục ra trường, nó sẽ kiểm tra xem bạn đã đóng đủ tiền cho cả khoá học chưa, vậy nên đóng đầy đủ, thường xuyên để nhận được thẻ sinh viên và với thẻ sinh viên thì có thể được hưởng một vài chính sách giảm giá. Mỗi học kỳ khoảng 200-300SEK tuỳ trường, tuỳ ngành.
    Nếu các bạn dưới 26 tuổi, thì nên để ý để được giảm giá rất nhiều thứ: tàu, xe, bưu điện,....
    IKEA là cửa hàng để bạn mua sắm mọi vật dụng sinh hoạt như chăn, màn, và dụng cụ làm bếp với giá rẻ và nhiều chủng loại.
    Các siêu thị thực phẩm mỗi tuần đều có giảm giá cho những mặt hàng khác nhau. Bạn cũng nên thu thập quảng cáo để tìm xem những thứ đang được bán rẻ.
    Tại các trung tâm đều có cửa hàng bán đồ cũ. Bạn cũng nên lướt qua đó để tìm một vài thứ vật dụng cần thiết và ...lỗi thời :)
    Nếu học lâu ở TD thì tôi khuyên các bạn nên học ít nhất là một khoá tiếng TD. Sẽ rất hữu dụng. Ít nhất cũng phải đủ để mình biết được ngữ pháp, và tra được từ điển.
    Còn rất nhiều kinh nghiệm nho nhỏ trong cuộc sống. Nếu có thể gặp được các anh chị đi trước, họ sẽ giúp đỡ các bạn hoà nhập dễ dàng hơn.
    Một chút tâm sự với các bạn, là người TD phần lớn hơi ..quiet, và shy, nên mới gặp thấy họ có vẻ không nồng nhiệt lắm. Nhưng họ sẽ rất nhiệt tình nếu mình nhờ họ giúp đỡ. Tuy nhiên vì họ rất tôn trọng cuộc sống riêng tư, nên mình không bắt chuyện với họ, thì họ cũng lơ mình luôn. Mới đầu chưa quen sẽ cảm thấy hơi buồn, nhưng sau rồi thấy cũng thích.
    Chúc các bạn enjoy cuộc sống ở đây.
  5. meo_bot

    meo_bot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2003
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Xin chia sẽ với các bạn một vài kinh nghiệm sau,
    Visa,
    Có lẽ các bạn đang thắc mắc ở đây chuẩn bị đi du học tự túc đại học? Nếu các bạn học ngắn hạn hoặc có học bổng từ Thụy Điển thì chuyện xin visa rất dễ dàng.
    Duration, có bạn thắc mắc có nên ghi thời gian dài hơn khoá học không, theo tôi thì bạn nên ghi đúng thời gian khoá học. Nếu chương trình học khoảng 1 năm hoăc 18 tháng, thì visa thường được cấp 1 lần. Nhưng nếu chương trình học dài trên 2 năm, thì chỉ được cấp tối đa là 1 năm, sau đó sẽ gia hạn lần lượt hàng năm dựa vào kết quả học tập và tình hình tài chính. Có trường hợp chỉ được cấp 3 tháng, thì các bạn nên chuẩn bị sẵn các giấy tờ cần thiết để sau khi nhập học xin gia hạn visa ngay.
    Vì thời gian cấp visa theo luật tối đa là 4 tháng, nên ngay từ bây giờ nếu đã có giấy gọi nhập học, và chứng minh được tài chính, bạn nên xin visa càng sớm càng tốt. Các trường hợp du học tự túc hoặc học bổng từ phía VN thường có phỏng vấn. Câu hỏi phỏng vấn không khác lắm những câu hỏi trong application form. Mục đích của bạn đến TD để học, học xong sẽ quay về. Và bạn chứng minh có đủ tiền cho khoá học.
    Accommodation,
    Như tôi và nhiều bạn đã trả lời giá thuê 2000-2500 SEK/thang là cho một người, một phòng. Vì bạn phải share bếp và có thể là toilet với những phòng khác, nên việc cho thêm một người vào ở phải tùy thuộc vào thái độ của những người cùng nhà. SV TD thì ít ai sống như thế. Nếu đợt này các bạn có nhiều người cùng đi, thì nên thuê nhà có bếp riêng rồi sống với nhau sẽ tiện hơn.
    Mấy năm nay vào thời điểm nhập học mùa thu, rất nhiều sinh viên không tìm được nhà trọ, phải ở tạm trong tầng hầm hoặc cắm trại trong trường để nhờ giúp đỡ. Các trường sẽ ưu tiên cho sinh viên đăng ký sớm, và sinh viên nước ngoài. Các bạn nên theo hướng dẫn trên website của trường để đăng ký nhà sớm. Sau khi sang đến nơi rồi, nên trực tiếp đến các văn phòng cho thuê nhà cho sinh viên hoặc cho người ngoài để tìm hiểu các loại nhà, giá cả, rồi đăng ký xếp hàng ngay. Thời gian xếp hàng khoảng 6 tháng đến 2 năm. Một điều nhỏ nhắc các bạn là nhà sinh viên trả tiền 10 tháng/năm (miễn phí tháng 6,7), internet giá rẻ, không trả tiền điện. Còn nhà ngoài trả tiền 12 tháng một năm, và nhớ đem theo giấy tờ chứng minh tài chính.

    Arrival,
    Sau khi nhập học, theo ý tôi điều đầu tiên nên làm là đến tax office để apply a personal number (gồm ngày tháng năm sinh và 4 con số theo sau). Nếu visa của bạn từ một năm trở lên, bạn sẽ có được ngay sau 1 tuần. Còn nếu visa 3 tháng, bạn nên xin gia hạn ngay, hoặc liên hệ với trường để xin các giấy tờ chứng minh bạn sẽ ở TD trên 1 năm. Sau khi có được personal number, bạn sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế như những người dân Thụy Điển. Điều này rất quan trọng. Trong trường hợp bạn bị bệnh khẩn cấp, nếu không có PN, bạn phải trả những số tiền rất khủng khiếp. Đồng thời mọi giấy tờ giao dịch của bạn đều liên quan đến 4 con số này, nên xin càng sớm càng tốt.
    Sau khi có PN, bạn đến ngân hàng để mở một tài khoản. Nhớ hỏi ngân hàng về cái gọi là student package, gồm một thẻ cre*** card và internet account miễn phí hàng năm (phí khoảng 400-500SEK). Với cre*** card bạn có thể rút tiền, và các giao dich qua mạng. Internet account để các bạn có thể tự động trả các hoá đơn bằng internet. Nếu các bạn không có tài khoản này, mỗi lẫn trả tiền nhà, tiền điện thoại, .... bạn phải đến ngân hàng, và mất khoảng 40SEK cho một hoá đơn.
    Sau đó các bạn nên đóng phí sinh viên và làm thẻ sinh viên. Nếu bạn không đóng, nó cũng chẳng nhắc bạn đâu, nhưng đến lúc làm thủ tục ra trường, nó sẽ kiểm tra xem bạn đã đóng đủ tiền cho cả khoá học chưa, vậy nên đóng đầy đủ, thường xuyên để nhận được thẻ sinh viên và với thẻ sinh viên thì có thể được hưởng một vài chính sách giảm giá. Mỗi học kỳ khoảng 200-300SEK tuỳ trường, tuỳ ngành.
    Nếu các bạn dưới 26 tuổi, thì nên để ý để được giảm giá rất nhiều thứ: tàu, xe, bưu điện,....
    IKEA là cửa hàng để bạn mua sắm mọi vật dụng sinh hoạt như chăn, màn, và dụng cụ làm bếp với giá rẻ và nhiều chủng loại.
    Các siêu thị thực phẩm mỗi tuần đều có giảm giá cho những mặt hàng khác nhau. Bạn cũng nên thu thập quảng cáo để tìm xem những thứ đang được bán rẻ.
    Tại các trung tâm đều có cửa hàng bán đồ cũ. Bạn cũng nên lướt qua đó để tìm một vài thứ vật dụng cần thiết và ...lỗi thời :)
    Nếu học lâu ở TD thì tôi khuyên các bạn nên học ít nhất là một khoá tiếng TD. Sẽ rất hữu dụng. Ít nhất cũng phải đủ để mình biết được ngữ pháp, và tra được từ điển.
    Còn rất nhiều kinh nghiệm nho nhỏ trong cuộc sống. Nếu có thể gặp được các anh chị đi trước, họ sẽ giúp đỡ các bạn hoà nhập dễ dàng hơn.
    Một chút tâm sự với các bạn, là người TD phần lớn hơi ..quiet, và shy, nên mới gặp thấy họ có vẻ không nồng nhiệt lắm. Nhưng họ sẽ rất nhiệt tình nếu mình nhờ họ giúp đỡ. Tuy nhiên vì họ rất tôn trọng cuộc sống riêng tư, nên mình không bắt chuyện với họ, thì họ cũng lơ mình luôn. Mới đầu chưa quen sẽ cảm thấy hơi buồn, nhưng sau rồi thấy cũng thích.
    Chúc các bạn enjoy cuộc sống ở đây.
  6. sportman84

    sportman84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    556
    Đã được thích:
    0
    Chào chị meo_bot, làm phiền chị trả lời thắc mắc của em
    Em được nhận học ở trường Jonkoping, khoá học của em kéo dài 3.5 năm.
    Nếu theo chị nói thì khoá hock > 2năm thì chỉ dc cấp VISA tối đa 1 năm. Vậy 2.5 rưỡi sau em phải xin gia hạn VISA.
    Em muốn hỏi về phần chứng minh tài chính trong việc gia hạn VISA. Sau năm thứ 1 em se hết hạn VISA, vậy còn lại 2.5 năm nữa, em muốn xin gia hạn VISA lúc đó thì em sẽ phải chứng minh tài chính ? năm. Phải chăng là 2.5 năm còn lại, hay chỉ 1 năm tiếp sau thôi. Mà yêu cấu của trường là cm 1 năm 8.500 USD, điều này cũng hơi khó.
    Lúc em nộp hồ sơ xin VISA thì em cũng nộp sổ tiết kiệm 30 000 USD, đủ dùng trong 3.5 năm, nếu như thế có khả năng nào em được cấp VISA cả 3.5 năm không?
  7. sportman84

    sportman84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2003
    Bài viết:
    556
    Đã được thích:
    0
    Chào chị meo_bot, làm phiền chị trả lời thắc mắc của em
    Em được nhận học ở trường Jonkoping, khoá học của em kéo dài 3.5 năm.
    Nếu theo chị nói thì khoá hock > 2năm thì chỉ dc cấp VISA tối đa 1 năm. Vậy 2.5 rưỡi sau em phải xin gia hạn VISA.
    Em muốn hỏi về phần chứng minh tài chính trong việc gia hạn VISA. Sau năm thứ 1 em se hết hạn VISA, vậy còn lại 2.5 năm nữa, em muốn xin gia hạn VISA lúc đó thì em sẽ phải chứng minh tài chính ? năm. Phải chăng là 2.5 năm còn lại, hay chỉ 1 năm tiếp sau thôi. Mà yêu cấu của trường là cm 1 năm 8.500 USD, điều này cũng hơi khó.
    Lúc em nộp hồ sơ xin VISA thì em cũng nộp sổ tiết kiệm 30 000 USD, đủ dùng trong 3.5 năm, nếu như thế có khả năng nào em được cấp VISA cả 3.5 năm không?
  8. meo_bot

    meo_bot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2003
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Không ai được cấp visa 3 năm, trừ những trường hợp định cư. Lần đầu xin visa mục đích cho khoá học 3,5 năm thì có hai cách, hoặc là sổ tiết kiệm có đủ tiền cho 3,5 năm, hoặc có tiền đủ cho một năm đầu, và chứng minh thu nhập hàng tháng của người bảo lãnh (ba, mẹ) đảm bảo nhiều hơn chi phí sinh họat của TĐ. Nhưng visa được cấp lần đầu không nhiều hơn 1 năm. sau đó, mỗi năm gia hạn một lần. Mỗi lần gia hạn phải có kết quả học tập và bank statements, chứng minh số tiền tiết kiệm mình đang có, hoặc số tiền mình được nhận mỗi năm.
  9. meo_bot

    meo_bot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2003
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Không ai được cấp visa 3 năm, trừ những trường hợp định cư. Lần đầu xin visa mục đích cho khoá học 3,5 năm thì có hai cách, hoặc là sổ tiết kiệm có đủ tiền cho 3,5 năm, hoặc có tiền đủ cho một năm đầu, và chứng minh thu nhập hàng tháng của người bảo lãnh (ba, mẹ) đảm bảo nhiều hơn chi phí sinh họat của TĐ. Nhưng visa được cấp lần đầu không nhiều hơn 1 năm. sau đó, mỗi năm gia hạn một lần. Mỗi lần gia hạn phải có kết quả học tập và bank statements, chứng minh số tiền tiết kiệm mình đang có, hoặc số tiền mình được nhận mỗi năm.
  10. harmonia

    harmonia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Arrival in Jonkoping
    Các bạn nên tìm đường bay đến Gothenburg, từ đó đến Jonkoping gần hơn (khoảng 2h đi xe bus). Nếu đến Stockholm thì đi như sau: Tốt nhất là đến được sân bay Arlanda vào buổi sáng, từ đó mua vé xe bus đi vào Cityterm của Stockholm. Vé hình như 89 SEK, đi khoảng 1h. Sau đó mua vé xe bus đi tiếp Jonkoping (line 777, 831 hoặc 833). Cố gắng đi vào ngày thường, tức là từ thứ 2 đến thứ 5, không trùng ngày lễ, trình ISIC card hoặc passport thì giá vé chỉ 160 SEK (từ Gothenburg: 90 SEK). Các bạn hỏi non-stop bus thì sau 4h là đến nơi, nếu không thì phải mất 5h. Đến ga trung tâm Jonkoping, gọi là Resecentrum, đi thẳng vào trong sẽ thấy Pressbyran là chỗ người của trường đứng đón (nếu các bạn có đăng ký pick-up service).
    Nên đăng ký xin thuê nhà ở Raslatt để có chỗ ở ngay. Hợp đồng thuê tối thiểu 3 tháng, giá khoảng 1900 SEK. Sau đó các bạn tìm chỗ rẻ hơn và chuyển đi cũng được.
    Những thủ tục đăng ký khác chị meo_bot đã nói, các bạn có thể hỏi thêm International Office của trường để họ giúp đỡ.
    Living in Jonkoping:
    Các bạn sẽ sống ở đây nhiều năm, sẽ có nhiều kinh nghiệm mua cái gì lúc nào, ở đâu là rẻ nhất. Còn kinh nghiệm sau vài tháng ở đây của tớ thì thế này.
    1. Siêu thị Willy''''s ở Raslatt (tầng 2 Raslatt station) là rẻ nhất thành phố, trong đó tất cả những thứ mang nhãn hiệu Eldorado là rẻ nhất siêu thị. Mở cửa tất cả các ngày trong tuần. Xe bus số 1 từ Centrum (trung tâm)
    2. Cửa hàng second hand, cũng Raslatt luôn, tầng 1 Raslatt station, không phải ngày nào cũng mở cửa. Nói thêm là ở Raslatt tốt ở chỗ đây là khu đô thị nhỏ dành cho người có thu nhập thấp nên cái gì cũng có và rẻ.
    3. Các vật dụng khác, đúng như chị meo_bot nói, mua ở IKEA. IKEA Jonkoping nằm cạnh trung tâm thương mại thành phố: A6 center. Xe bus số 3, 26, 29... từ Centrum.
    Có hai điều tớ nghĩ các bạn nên lưu ý khi sống ở Thụy Điển (để ít nhất người Thụy Điển không khó chịu với mình). Thứ nhất là luôn luôn xếp hàng, mọi lúc, mọi nơi, dù là cửa hàng, quầy bán vé, trường học hay máy rút tiền. Nhiều cửa hàng có máy lấy số xếp hàng, các bạn nên để ý tìm. Thứ hai là đúng giờ. Các bạn đã hẹn ai thì tuyệt đối đúng hẹn. Muộn 10 phút đối với người Thụy Điển là rất tệ, còn muộn đến 15 phút thì tốt hơn là không đến.
    Cũng giống chị meo_bot, em thích tính cách quiet và helpful của người Thụy Điển. Sống ở đây cảm thấy thoải mái vì không ai quan tâm đến việc mình làm, nhưng cũng không thấy lạnh lẽo vì ai cũng nhiệt tình giúp đỡ khi cần. Nói chung ở Thụy Điển có cái hay là an toàn, tin tưởng được mọi người. Tất nhiên có ngoại lệ, nhưng không nhiều ở Jonkoping.
    Studying in Jonkoping University
    Mới đến đây có thể các bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi không khí "international". Hàng năm trường đón hàng trăm sinh viên quốc tế đến học, và các class học bằng tiếng Anh chủ yếu là exchange students. Đối với họ, thời gian ở đây giống như một temporary vacation, chủ yếu là du lịch và parties, học hành vừa phải thôi. Sau một thời gian sẽ quen, dễ tập trung vào việc học hơn.
    Ngoài chuyện tiền ra thì sống ở đây không phải lo lắng nhiều, các bạn cứ yên tâm lên đường. Cái khó là cả trường không có một sinh viên nào từ VN sang để các bạn hỏi kinh nghiệm, cứ tự học hỏi, tự điều chỉnh thôi.
    Good luck!
    Được harmonia sửa chữa / chuyển vào 08:12 ngày 19/05/2004

Chia sẻ trang này