1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Du lịch Campuchia

Chủ đề trong 'Nha Trang' bởi zesman, 07/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. zesman

    zesman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Hơ, hơ, hôm trước có happyexpress mở lời tham gia, mãi sao không thấy liên lạc lại. Hay là bị cho mọi người hù về vấn đề an ninh nên rút lui rồi. Đã thế tớ hù thêm: Giờ lại thêm căng thẳng về vấn đề phân chia biên giới của campuchia với Việt Nam đấy. Bác Hunsen vừa mới bỏ tù vài chính khách vì dám lên tiếng chửi chính phủ nhượng bộ trong vấn đề phân chia biên giới với Việt Nam. Căng nhỉ.
    Bác nào sợ chứ tớ đây đếch sợ. Phải công nhận rằng tớ rất tham sống, sợ chết. Vì chết đi sẽ bỏ mất một cuộc sống rất tươi đẹp, bỏ đi những trách nhiệm, nghĩa vụ mà mình không thể không làm. Nhưng sống chết nó có cái số cả. Tớ đã thử nhẩm sơ qua về việc chi tiêu thời gian trong tương lai xa rồi. Chẳng có khi nào rảnh rỗi hơn bây giờ cả. Với lại, trẻ xông pha, già không hối hận các bác ạ. Dù có một người, tớ vẫn thực hiện chuyến đi vào tháng 3.
    Cả đêm qua tớ thức dịch tài liệu về văn hoá, kiến trúc, lịch sử của Angkor. Ban đầu địch đọc cho biết thôi. Nhưng ngẫm lại thấy thiếu tài liệu tiếng Việt về vấn đề này quá, ít nhất là trên mạng nên tớ bỏ công ra dịch một lần luôn. Sẽ sớm có tài liệu pdf cho mọi người tham khảo.
    Mục đích của chuyến du lịch này là tìm hiểu về văn hoá, kiến trúc, ẩm thực, và nếu có thể, là cả con người. Nếu cùng mục tiêu, các bác hãy tham gia.
  2. rubi_saobien

    rubi_saobien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2004
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    18/04
    Vậy là sau hơn 1 tháng chuẩn bị,hôm nay, đã đến lúc tôi có thể in dấu chân của mình lên mảnh đất còn lại của Indochine, Cambodia. Từ nhỏ Cambodia là một địa danh gây ấn tượng đặc biệt với tôi về nạn diệt chủng, về anh lính tình nguyện Việtnam và điệu múa Apsara. Lớn hơn một chút đó là những thông tin về Angkor Vat, đỉnh cao của nền văn minh Khmer. Đến khi mài đũng quần trong trường đại học, đó là những người bạn người Cambodia, những câu chuyện của thầy giáo chủ nhiệm về thời gian công tác ở Cambodia, hỗ trợ gây dựng lại nền giáo dục cho nước bạn. Những cũng có nhưng thông tin trái ngược về sự bất ổn của Cambodia, về sự kém thân thiện của người Cambodia vói người Việt. Tóm lại, Cambodia là một trong những điểm đến hấp dẫn và đầy bí ẩn mà tôi mong có một ngày được khám phá.
    Lần này theo kế hoạch tôi sẽ ở đây từ 2-3 tuần, với một kế hoạch làm việc khá căng, khiến tôi không nghĩ có thể có thời gian khám phá đất nước này. Tuy nhiên, tôi cũng chuẩn bị sẵn sàng khi có cơ hội.
    (Kẻ phiêu lãng)
  3. rubi_saobien

    rubi_saobien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2004
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Hải quan
    Tôi đã từng nghe những người bạn nói, khi sang Cambodia, hải quan có thể làm bạn đánh mất thiện cảm với đất nước này. Và điều đó đã xảy ra với tôi. Để vào Cambodia, tại sân bay, bạn phải đóng lệ phí Visa. Có ba loại visa
    (i) du lịch - 1 tháng- 20 USD,
    (ii) Business-[không rõ thời hạn] -25 USD
    (iii) Loại dài hạn (dành cho công dân Cambodia).
    Khi được hỏi thời hạn ở đây, tôi nói 1 tháng và họ nói 25 USD. Vì là đi công tác nên tôi ngoan ngoãn rút ra 25 USD. Nhưng khi nhận xem visa, giá tiền của nó chỉ là 20 USD và bạn, nhà nước Cambodia mất đi 5 USD mỗi lần như vậy. Không muốn loằng ngoằng về mặt thủ tục, tôi quay ra vói suy nghĩ, có phải mình là người Vietnam. Vừa suy nghĩ vừa bước đến quầy làm thủ tục hải quan, tôi thấy một nhân viên hải quan vẫy tôi lại, thấy quầy đó không có ai, tôi bước ra về phía đó. Sau khi nhìn hộ chiếu của tôi, một giọng nói cất nên "Năm USD". Tôi thấy bực mình và nói "What''s up??" Nhân viên này không trả lời thẳng với tôi mà nói với đồng nghiệp bên cạnh "Three USD". Tôi định phản ứng nhưng có lẽ vì công việc còn trước mắt, nên đành "dĩ hòa vi quí" theo đúng tính cách người Việt nam, rút ra 10 USD. Rất lịch sự, họ trả lại cho tôi 7 USD và dù ấm ức, tôi vẫn cứ đặt chân mình lên mảnh đất Cambodia một cách đúng nghĩa.
    Ra đến ngoài, chỉ còn mỗi mình tôi nên vội bước về phía băng chuyền hành lý, lấy valy và bước ra ngoài. Khi gặp người kiểm tra hành lý, tôi đưa ticket nhưng có họ vẫy tay cho qua.Về đến khách sạn, nhận phòng xong, mang valy lên nhà mới nhận ra không phải valy của mình. Vội chạy xuống dưới gọi lái xe quay lại, và lại mang valy ra xe mang đến sân bay. Sau khi ngồi chờ 30 phút, tôi cũng đổi được hành lý của mình. Do hai va ly kích thước như nhau, màu sắc lại giống nhau nên xảy ra chuyện này.
    Vì vậy đến Cambodia, có hai điểm cần chú ý là hải quan và hành lý
  4. rubi_saobien

    rubi_saobien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2004
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Thành phố PhnomPenh nằm cạnh nơi các dòng sông Tonle Sap,Mekong và Bassac gặp nhau. Cái tên PhnomPenh đâu đó bắt nguồn từ tên một người phụ nữ tên là Penh, vớt được 4 thi thể của Phật trôi trên sông, đến thành phố này thì dừng lại. Coi đó là điểm lành, dân Khmer tụ họp lại nơi đây và đến khi một ông vua nào đó đưa kinh đô từ Angkor Vat về đây ..
    Phnompenh lớn hơn Vientiane thủ đô của Lào nhưng so với Hànội thì vẫn nhỏ hơn. Đường phố ở đây cũng sầm uất và náo nhiệt, cũng tắt đường giờ tan tầm, cũng có phong cách giao thông giống Sài Gòn hay bất kỳ thành phố nào ở Việt nam. Tuy nhiên do mới xây dựng nên đường phố ở đây to hiện đại, cũng bụi bặm như bất kỳ thành phố mới xây dựng nào. Kiến trúc thời Pháp còn lại rất ít, chủ yếu là kiến trúc Khmer với những nét đẹp rất riêng..
    Theo cảm nhận của riêng tôi, người Cambodia cũng có cá tính, nghĩa là có bản sắc dân tộc rõ rệt,cũng có phần giống như Việt nam vậy.
    Cambodia sử dụng hai loại tiền chính USD là tiền bản tệ là tiền Riel. Tỉ giá là 1 USD ăn 4000 Riel và ở ngân hàng thì tiền bản tệ là USD. Và khi thanh toán tiền, mọi thứ đều được tính bằng hai loại tiền. Giá cả thì đắt hơn Việt nam, ít thì gấp rưỡi, đắt thì gấp đôi.. Tuy nhiên chỉ có đánh giày và trà đá là như nhau. Nghĩa là người nghèo thì ở đâu cũng như nhau
    Phnompenh yên tĩnh hơn người ta tưởng. Đâu đó có thể có các tin tức về các chính đảng tranh chấp nhau, trên đường phố cảnh sát cũng trang bị vũ khí hot hơn ở Việt nam nhưng cuộc sống ở đây vẫn diễn ra sôi động. Ai đó đã nói "Chó cứ sủa còn đoàn người cứ đi". Cho dù có thế nào đi nữa cuộc sống vẫn diễn ra... trừ khi đó là chính quyền của Pôn Pốt, điều mà trong phần tới tôi sẽ kể cùng các bạn.
  5. rubi_saobien

    rubi_saobien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2004
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    [Ăn]
    Ở phần tiếp theo KPL nói đến khoản không kém phần quan trọng trong mỗi chuyến đi là ăn. Nếu như bạn đến Hàn Quốc, Thái Lan ngại món ăn cay, vào Sài Gòn hay sang Nhật ngại món ăn ngọt, đến đây, bạn có thể tìm kiếm được món ăn phù hợp với mình. Tất cả những món ăn mà KPL được ăn ở đây đều giống Việt nam, hoặc trung Quốc. Nếu cần thêm cay thì có sẵn ớt cho bạn, và nếu cần thêm ngọt thì cũng có đường cho bạn luôn.
    Có mấy loại thức ăn đáng được kể như sau:
    (i) Fast food. Thú thật với các bác mấy cái món này em không có khoái nhưng cũng "tham chiến" mấy lần vì đi cùng mọi người, chẳng nhẽ hôm nào cũng cơm với cả mì. Chinh vì không ăn quen nên mấy cái món này không biết thế nào nhưng túm lại thì cũng không đến nỗi bị địa phương hóa. Giá cả thì cũng từ gần 1 USD cho đến 2,3 USD. Cũng khoai tây chiên, coke, cánh gà rán, sốt cà chua...
    (ii) Đồ ăn trong siêu thị. Ở đây có mấy nơi bán đồ ăn tập trung trong siêu thị (kiểu giống như bên Tháiland hay đại loại như ở VKO-Hà nội gì đó). Mua vé và mang vé đi dạo khắp các quầy hàng, thấy món nào hợp lý là mình "chiến". Giá cả một suất ăn cũng giao động từ 4-6000 Riel... Có đủ cả cơm rang, mì xào, cơm gà rán, gà luộc, rồi đến cả chè, hoa quả xay, sinh tố, nước ngọt...
    Nói tóm lại hai cái khỏan này cũng đủ thấy Phnom Penh cũng phát triển , hiện đại ra phết
    (iii) Đồ ăn ở quán bình dân: Thường thì mấy cái món ở đây hợp với tôi nhất, cả về túi tiền lẫn khẩu vị. Cơm trắng, canh hải sản nấu chua, canh sườn, thịt gà nấu nấm, trứng đúc thịt, gà rang gừng, thịt bò bít tết, rau xào ... với cả trà đá ( hoặc cái mà được gọi là trà đá vì không có vị trà gì hết á) . Giá cả cũng hợp lý 4,5 người ăn cũng hết chừng 5000 Riel một người thôi (qui ra VND cũng đến 20000 chứ ít à)
    (iv) Đồ ăn ở khách sạn, nhà hàng, cũng chẳng có gì khác ngoài chuyện phục vụ tốt hơn, trông sạch sẽ hơn và đương nhiên là expensive hơn.. Thường là gấp 1,5 đến hai lần bình thường. Cũng có những tụ điểm ăn uống kiểu như các quán ăn trên Quảng Bá. Cũng lều, trại dựng bên bờ sông Mekong hoặc Tonle Sap, các món nhậu kiểu như lẩu, xào, (gà hay cá, bò) gì đó nói túm lại là không khác Việt Nam bao nhiêu
    (v) Đồ ăn chơi: Gọi là đồ ăn chơi cho vui nhưng thực sự khi đi làm về muộn quá, có lẽ đây là những loại đồ ăn duy nhất còn được phục vụ (đương nhiên là trừ những nhà hàng sang trọng). Bánh mỳ, thịt bò xiên nướng, nem nướng, trứng vịt lộn, mì xào... luôn giúp bạn chống đỡ được với cơn đói bất kỳ khi nào
    Còn về vụ cách ăn thì an cơm thường dùng thìa+dĩa, đồ ăn nên lấy về đĩa của mình bằng các thìa riêng được coi là lịch sự . Tuy nhiên khi đi ăn chỉ có mấy người cùng nhau thì khi đó qui tắc lịch sự đó coi như bỏ qua....
  6. rubi_saobien

    rubi_saobien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2004
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Giao thông]
    Về giao thông, do PhnomPenh là thành phố được tái thiết lại trong vòng hơn 20 năm trở lại đây, nên đường phố chính ở đây khá tốt, nhất là con đường từ sân bay về đến trung tâm thành phố. Tuy nhiên các đường ngang ngõ tắt, nhỏ hẹp thì vẫn không thể khác được...
    Phương tiện giao thông chủ yếu là xe máy, như bất kỳ thành phố nào ở đông Nam á. Tuy nhiên, ô tô ở đây cũng nhiều chẳng kém, phần vì nhiều ô tô là hàng second-hand, demode nhưng các chính là giá xe ở bên này cũng khá rẻ (nghe đâu hồi xưa có nhiều chú VN sang đây buôn lậu ô tô thì phải)..
    Giờ cao điểm cũng có kẹt xe, ngoài ra có một điểm thú vị là ở đây đi kẹp ba không bị bắt. Thế là có lần khổ thân con xe Cha ly phải cõng đến 3 chú, mà chú nao cũng tầm 60kg .... Quang cảnh đường phố giống hệt một thành phố ở VN vì chuyện nhốn nháo, xe máy lấn đường ô tô, vượt đèn đỏ..
    Taxi ở đây thì rất hiếm, chủ yếu là từ sân bay về trung tâm thành phố thôi, còn lại chủ yếu là xe ôm, có một cái tên mĩ miều là moto-taxi..hehehe, giá cả thì KPL không nắm rõ vì sang đây chưa phải đi lần nào (toàn có người đón ) nhưng cũng khá hợp lý..
  7. rubi_saobien

    rubi_saobien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2004
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay KPL quay lại tiếp tục góp vui cho các bác trong chủ đề này.
    [Ba địa điểm nên đến ở PhnomPenh]
    Một trong ba địa điểm chính là cung điện Hoàng gia .Đây được coi là biểu tượng của Cambodia, nơi nhà vua Shi-ha-nuc đang sinh sống( ảnh đầu tiên). Cảm giác chung của KPL là thấy nó đẹp và tinh xảo... tuy nhiên bản thân vốn không phải là con người thích những nơi như vậy nên cũng không có nhiều cảm xúc lắm. Tuy nhiên ở đó có hai cái cây rất là đẹp, hoa màu vàng giống như cây hoa dẻ ở mình nhưng trong cái nắng gay gắt, những cây hoa này trở nên rực rỡ kô ngờ...
    Ngoài ra có một vài lưu ý khi các bạn đến nơi đây.
    (1) nếu bạn là người nước ngoài, bạn phải trả thêm vài USD nữa cho entrance ticket
    (2) Nếu bạn mang máy ảnh mà để họ nhìn thấy, cũng phải trả thêm 5(?) USD nữa...
    Tuy nhiên nếu bạn là dân bản xứ thì không mất gì cả
  8. rubi_saobien

    rubi_saobien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2004
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Địa điểm thứ hai nên đến là National Museum
    Để tìm hiểu lịch sử, cũng như quan điểm chính trị của một quốc gia, theo tôi bạn nên đến các kiểu bảo tàng hoặc chí it là bảo tàng quốc gia của nước đó.
    Ở đây bạn được chứng kiến những gì đáng gọi là tự hào của một quốc gia. Cambodia trong lịch sử vốn là một đế chế hùng mạnh, gọi là Khmer Empire. Không hùng mạnh sao được khi họ đã dựng lên một Angkor Wat hùng vĩ.
    Đi khắp bảo tàng này, các bạn sẽ được chứng kiến những hiện vật là hiện thân của cái quá khứ hào hùng đó. Những bức tượng đủ loại, đủ kích cỡ cho thấy những phát triển vượt bậc của nền văn minh đó..
    Có một suy nghĩ cứ theo đuổi tôi suốt thời gian tham quan bảo tàng. Nếu như đi thăm quan bảo tàng Việt Nam (có thể các nước khác cũng vậy), bạn sẽ thấy quá trình phát triển từ thấp đến cao của một dân tộc. Nhưng ở đây, bạn sẽ thấy được đỉnh cao phát triển và sau đó là sự lụi tàn của cả một đế chế. Không thể tin được vì theo sử sách không có một ngoại lực nào tác động mạnh đến họ. Các nền Văn minh Maya, Inca ở châu Mỹ, Ai Cập ở châu Phi, Lưỡng Hà, Babylone ở Tây Á, Roma, Hi Lạp ở châu Âu đều hoặc do sự hùng mạnh của một đế chế khác hoặc do thiên nhiên tác động dẫn đến sự suy vong. Còn ở đây, tại sao lại như vậy??
    Sau nhiều ngày chiêm nghiệm vào suy ngẫm, KPL cho rằng đó là do mâu thuẫn nội tại bên trong đế chế đó. Khi các ông vua chỉ chăm chăm vào xây cung điện, đền đài và phủ nhận các ông vua khác, không lo đến phát triển bền vững thì một lúc nào đó, sự suy vong là không thể tránh khỏi...
  9. rubi_saobien

    rubi_saobien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2004
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Có thể những nhận định của KPL khiến mọi người không tin nhưng khi bạn đến điểm thứ 3 của Phnompenh bạn sẽ có thể chiêm nghiệm được điều đó.
    [Toul Sleng museum]
    Nếu bạn đến Cambodia mà không đến đây, bạn coi như chưa đặt chân đến Cambodia.
    Có hai điều khiến Cambodia nổi tiếng trên thế giới là Angkor Wat và Khmer đỏ, và Toul Sleng museum là nơi được chọn để lưu lại chứng tích về một "kỳ quan" khác của thế giới: nạn diệt chủng.
    trước đây Toul Sleng Museum là một trường trung học vào loại lớn ở PhnomPenh được xây dựng vào năm 1962 . Năm 1975 khi Polpot đưa chiến binh Khmer đỏ ( đỏ vì họ cũng là cộng sản, giống như Hồng quân Liên xô hay Hồng vệ binh của Mao chủ tịch) vào "giải phóng" PhnomPenh, nơi đây đã trở thành trại S.21, một nhà tù dùng để giam giữ các nhân vật quan trọng, các trí thức cũng như những người bị coi là chống đối.
    Gần 12 ngàn người đã bị giam giữ và tra tấn ở đây, trong đó có không ít trẻ em.
    Hình thức tra tấn ở đây gây sốc với bất kỳ ai. KPL không đi vào miêu tả chi tiết chỉ đưa ra một vài thông tin thế này
    (i) KPL không đi hết bảo tàng này. Lý do đơn giản bởi vì thần kinh yếu, sợ đi tiếp không chịu nổi nhiệt
    (ii) Nếu như trước đây KPL được biết Khmer đỏ đào hố chôn người và sau đó dùng cuốc, xẻng để "tăng gia" sản xuất thì những thứ khác mô tả ở đây còn gây sốc hơn nhiều
    (iii) Mọi thứ ở đây ngoài sức tưởng tượng của KPL (dù là fan của phim kinh dị)
    ....
    Như trên đã nói, khi đến đây KPL nghiệm thêm rằng đế chế đã xây dựng lên Angkor Wat tự nhiên tàn lụi cũng là có lý của nó. Chỉ cần một vài ông vua giống như Polpot thì .... 3 năm -hơn 50% dân số biến mất...
    Điều gây sốc nhất cho KPL chính là bảo tàng không có ghi nhận TẠI SAO Cambodia không phải hứng chịu nạn diệt chủng thêm vài năm nữa....
    Và KPL cho rằng đây mới là lý do chính khiến nền văn minh Khmer lụi tàn... Vẫn biết câu "làm ơn há dễ trông người trả ơn", vẫn biết không biết bao anh lính tình nguyện nằm lại mảnh đất đó không chỉ là để " cho em được múa dưới trời tự do" và còn cho nhiều toan tính chính trị khác..
    (chuyện người lớn chúng ta không tham gia) nhưng quả thật bạn không thể duy trì một xã hội nếu như bạn không biết nhớ kẻ trồng cây cho bạn ăn quả dù người ta trồng cây vào mục đích khác
    Vì có thể liên quan đến vấn đề nhạy cảm nên KPL sẽ không post tiếp và chúng ta cũng không thảo luận vấn đề này nữa. mà chuyển sang chuyện khác vui hơn...
    Tuy nhiên, hãy đến và cảm nhận điều này trên đất Cambodia
  10. rubi_saobien

    rubi_saobien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2004
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Dưới bóng Angkor -Cái nôi của đế chế
    TT - Trở lại Campuchia, hình như tôi có duyên nợ với xứ sở này. Thời chiến tranh hay những ngày bất ổn chính trị, đảo chính quân sự hay lang thang tìm ra con đường xuyên Đông Dương... hàng chục chuyến đi đã lôi kéo tôi. Và mỗi chuyến đi đến đất nước chùa tháp đều để lại trong tôi cảm giác kỳ lạ: vừa ngần ngại, vừa muốn khám phá.
    Trong chuyến đi này tôi dành trọn cho những cung đường tây bắc xa xôi...
    Kbal Spean ?" dòng sông ngàn linga
    Xe vượt qua biên giới Ba Vet vào lúc 9g55 sau thủ tục xin visa nhập cảnh tại cửa khẩu giá 25 USD. Những địa danh Svay Chrum, Kien Sray, Koki, Svay Rieng, Prey Veng, Neak Loeung, Phnom Penh... quá quen đã lùi về phía sau lưng. Tôi chọn phương tiện tàu cao tốc để lên Siem Reap và từ đó thuê Honda với giá 15 USD/ngày phóng thẳng về hướng Anlong Veng - một địa danh khét tiếng của thời chiến tranh, mà con đường đi ngang qua ngôi đền cổ kính Banteay Srey người ta gọi là ?ocon đường của máu?.
    Từ Siem Reap theo ?ocon đường của máu? lên tới khoảng 50km tôi rẽ phải vào hướng đông bắc, hướng dãy núi KouLen với con đường mòn hiểm trở dẫn lên đỉnh núi theo đúng qui luật: sáng cho phép lên mà không được xuống, sau 12g trưa chỉ được phép xuống mà không lên! Đỉnh KouLen là đầu nguồn dòng sông Siem Reap và là nơi hành hương không thể thiếu của người Khơme, như người Hồi giáo trong đời phải một lần hành hương về thánh địa Mecca vậy.
    Năm 802 sau Công nguyên, đích thân nhà vua Jayavarman II đã cho khảo sát, tìm ra đầu nguồn dòng sông Siem Reap và chọn nơi này làm kinh đô đầu tiên của đế chế Angkor - mở đầu kỷ nguyên rực rỡ của dân tộc Khơme mà mãi về sau này người ta vẫn còn nhắc đến một thời huy hoàng, thời kỳ ?oĐông Nam Á dưới bóng Angkor?, vó ngựa của chiến binh Angkor hùng mạnh mở rộng biên cương đế chế...
    KouLen (rộng 37.500 ha) vẫn còn tồn tại 37 ngôi chùa cổ, trong đó có chùa Paang Thom - bởi ngoài bức tượng Phật cao 30m, phần thân tượng dài 9,7m, cao 3,3m được tạc thẳng vào đá hàng ngàn năm tuổi, nơi này còn lưu giữ dấu chân dài 2m, sâu 0,4m mà theo truyền thuyết là dấu chân của vị thần phù hộ thần dân Khơme xây dựng đền Angkor. Ở đây là dấu chân phải, còn dấu chân trái nằm trên đỉnh núi Ba Kheng cách KouLen 50km!
    Tôi theo chân Kay - một thanh niên địa phương, đi dọc theo dòng sông Kbal Spean lên thượng nguồn, mà theo thỏa thuận tôi sẽ trả cho Kay chỉ 1 USD. Trong ngôn ngữ Khơme, Kbal Spean có nghĩa là dòng sông ban phước, dòng sông gột rửa tội lỗi. Một cảnh hết sức ấn tượng hiện ra trong mắt tôi khi đi về phía đầu nguồn: bên dưới lòng sông nước lấp xấp đến ống chân là cả một kiệt tác điêu khắc khổng lồ với hàng ngàn ngẫu tượng linga, yoni (ngẫu tượng miêu tả bộ phận sinh dục của nam và nữ) được tạc thẳng vào nền đá của lòng sông.
    Không chỉ thế, dưới lòng sông còn có hàng ngàn bức phù điêu chạm trổ tinh vi, sống động các tượng thần Deva - thần giúp đời của người Khơme chống lại quỉ dữ Asura, hàng ngàn tiên nữ apsara mà qua ánh nắng lung linh tôi có cảm giác như họ đang nhảy múa, uốn lượn. Và cũng giống như hàng ngàn bức tượng apsara ở đền Angkor Wat, gương mặt những nàng apsara không gương mặt nào giống gương mặt nào, có nàng thì tươi cười, có nàng trầm mặc, có nàng cười rất tươi, nhưng cũng có nàng cười bí ẩn như thần Bayon.
    Ở đoạn khuất sâu trong rừng sâu, chúng tôi phát hiện nhiều mảng điêu khắc khổng lồ chạm trổ nữ thần sắc đẹp Laksmi - biểu tượng của sự phú quí... Thật kỳ vĩ với một di tích huy hoàng, rực rỡ.
    Tôi cũng bắt chước những người dân bản địa òa vào làn nước mát lạnh, đám trẻ con trần truồng vô tư nô đùa quanh các ngẫu tượng linga. Phía xa xa, nhiều thanh niên ngồi lên những chiếc linga khổng lồ với vẻ mặt thành kính.
    Kay cho biết đàn ông Khơme hành hương về Kbal Spean thường chọn những chiếc linga khổng lồ để ngồi lên nhập thiền cầu xin sức mạnh, còn phụ nữ thì chọn những chiếc yoni khuất sau tán lá rừng để nằm lên mong dòng sông thần xóa bỏ mọi lỗi lầm. Kay cũng tìm một linga to lớn nằm phía bên kia sông để ngồi lên cầu khấn thật lâu...
    Nén hương cho người nằm lại
    Do hiểm trở và hàng ngàn năm ẩn mình dưới làn nước sâu, mãi đến năm 1968, một nhà thám hiểm người Pháp trong quá trình đi tìm cội nguồn dòng sông Siem Reap mới phát hiện Kbal Spean và từ đó người Khơme xem đây là chốn hành hương để tưởng nhớ cội nguồn rực rỡ.
    Theo các nhà nghiên cứu khảo cổ phương Tây, Kbal Spean được nhà vua Hashavarman III cho thực hiện từ năm 1054 với ý tưởng độc nhất vô nhị: biến lòng sông bằng đá dài hơn 4km này thành một tuyệt tác để đời với hàng ngàn linga, yoni, tượng thần và cả một pho sử thi Khơme khắc chìm dưới làn nước.
    Để có được tuyệt tác để đời ngàn năm này, các vị vua Khơme đã huy động hàng ngàn thần dân và nô lệ đục đẽo ngày đêm, công việc kéo dài hơn 100 năm và được xem là công trình kéo dài nhất của nền văn minh Angkor.
    Hàng ngàn thân phận đã tạc cả xương mình vào lòng sông để hậu thế ngàn năm sau được chiêm bái!
    Ngược dòng sông ngàn linga, tôi tiếp tục đi sâu vào trong rừng. Kay bảo tôi nói khe khẽ. Hình như lẩn khuất sau những tán rừng là hình bóng thần linh đang ngắm nhìn thần dân Kay đưa người ngoại tộc vào chốn linh thiêng.
    Kay như muốn dành cho tôi một bí mật lớn khi đưa đến xem giếng nước thần, mà theo Kay, mười người hành hương lên đây thì chỉ có một người biết nơi này (!?). Đó là một mạch nước ngầm khá kỳ lạ, nước không sủi lên liên tục mà theo chu kỳ và sắc màu của cát dưới mạch cũng thay đổi theo chu kỳ, khi thì màu vàng, màu nâu, khi lại chuyển sang xám hay màu vỏ trứng gà.
    Hài lòng vì được xem giếng thần, tôi ?oboa? thêm cho Kay 1.000 riel và hỏi còn chỗ nào khám phá nữa không, Kay lắc đầu: vào sâu trong rừng sợ mìn, còn mìn nhiều lắm!
    Cho dù được phát hiện vào năm 1968, nhưng do chiến tranh triền miên và nhất là trong những năm 1980 - 1990 nơi đây là căn cứ địa của Pol Pot nên mãi đến năm 2000 người ta mới khai phá một con đường dẫn lên KouLen mà từ đây theo đường chim bay lên Anlong Veng - tổng hành dinh của Pol Pot - chỉ vài chục cây số.
    Tôi tiếp tục đi sâu vào rừng, ở nhiều quãng rừng rậm thấy có nhiều bảng cảnh báo không vượt qua vì vẫn còn mìn, đúng như Kay nói. Khuất sau một cánh rừng là một khu nhà sàn có phần xiêu vẹo, xác xơ theo thời gian. Kay cho hay đó là căn cứ của Pol Pot ngày trước, người dân KouLen giữ lại căn cứ này như dấu tích của một giai đoạn kinh hoàng nhất trong lịch sử Campuchia.
    Năm 1975, sau khi chiếm giữ được thủ đô Phnom Penh, ?othầy giáo thủ lĩnh Angkar? Saloth Sar - tên tục của Pol Pot, đã dựng nên chính phủ Campuchia dân chủ (CPK) với ý đồ thiết lập một đế chế giống như Angkor trước đây đã lấy năm này làm ?onăm zêrô? và bắt đầu ?ocông cuộc? diệt chủng.
    Nếu như các vị tiên đế xây dựng Angkor bằng những phiến đá khổng lồ thì kẻ đồ tể số 1 Pol Pot đã xây dựng đế chế của mình bằng xương và đầu lâu của chính dân tộc mình. Chỉ trong giai đoạn từ 1975 đến tháng 1-1979, ngày bộ đội tình nguyện VN sang giúp người Khơme thoát khỏi thảm họa diệt chủng, đã có hơn 2 triệu người Campuchia bị tàn sát.
    Trong những năm 1988, 1989 tôi đã từng rong ruổi khắp các nẻo đường biên giới tây bắc Campuchia với những đơn vị quân tình nguyện VN với tư cách phóng viên chiến trường: Sisophon, Svay Chek, Thma Fuok, Kra Lanh, Banteay Chhmar... nhưng chưa từng một lần được đến Anlong Veng.
    Ngày ấy Anlong Veng là địa danh khủng khiếp. Tôi có người bạn học từ bé đã nằm lại đâu đó trên những cánh rừng Anlong Veng, mà trong chuyến đi này tôi muốn đến tận nơi thắp cho bạn nén hương và cũng vì một hiếu kỳ: muốn biết nhà ?ođồ tể số 1? tại Anlong Veng!
    Trong những năm 1980, chính Pol Pot đã đặt tổng hành dinh tại vùng núi KouLen nơi có bàn chân thần giúp xây đền Angkor - cái nôi của đế chế Angkor - như muốn được thần linh phù trợ xây dựng đế chế mới, nhưng đã bị đánh bật khỏi KouLen và chạy về vùng biên giới Anlong Veng. Năm 1998 Pol Pot đã trút hơi thở cuối cùng tại ngôi nhà này, và đến bây giờ người ta vẫn giữ nguyên trạng như một chứng tích chiến tranh.
    Đường lên Anlong Veng bây giờ đã được trải nhựa thẳng tắp, nhưng không may cho tôi người dân cho biết hôm nay không thể đến thăm nhà Pol Pot vì đang có đoàn quay phim nước ngoài làm việc, tôi đành quay về Siem Reap. Một nén hương cho bạn trên đường tới Anlong Veng trong buổi chiều tà cũng đã thỏa lòng...

Chia sẻ trang này