1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Du lịch Campuchia

Chủ đề trong 'Nha Trang' bởi zesman, 07/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. rubi_saobien

    rubi_saobien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2004
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Dưới bóng Angkor - Nàng Laksmi đã trở lại!
    TT - Ngay buổi chiều vừa đến Siem Reap, tôi ra bến xe mới ở đường Sivutha để tìm hỏi thuê xe gắn máy . Một anh xe ôm nói tiếng Việt khá sõi hỏi ngay: ?oThuê xe đi Angkor hả??. Tôi gật đầu. ?oĐể tôi chở cho, đi thăm nàng Lara nhé?.
    Tôi ngạc nhiên và tưởng anh gợi ý vụ gái gú. Hiểu ý, anh xe ôm cười tủm tỉm: ?oKhông phải đi ?oquán gái? đâu, đi thăm đền Ta Prohm - nơi đóng phim Bí mật ngôi mộ cổ, ai đến Siem Reap cũng đòi đi bằng được nơi này?.
    Tôi thuê xe tự đi với giá 15 USD/ngày và cũng muốn tìm hiểu về nàng Lara...
    Nữ thần bước ra từ... ?oTomb Raider? !
    Sau chiến tranh, đất nước Campuchia gần như kiệt quệ, là một trong những nước nghèo nhất, kinh tế chậm phát triển nhất thế giới. Người dân Campuchia chỉ còn biết trông chờ vào việc khai thác kho tàng của đế chế ngàn năm để lại - cụm di tích đền đài Angkor ẩn chìm giữa rừng sâu với hàng trăm ngọn tháp, ngôi đền được đế chế Angkor xây dựng trong suốt thế kỷ thứ IX-XIV, mà nhà thám hiểm người Pháp Hessi Mouhot đã tìm ra vào năm 1860.
    Năm 1989, tôi đã có dịp đến thăm Angkor. Lúc đó, để vào được khu đền Angkor Wat và Angkor Thom, cả một tiểu đoàn bộ đội phải vào trước dọn đường, rà mìn và truy quét tàn quân Pol Pot. Sự quan ngại về mặt an ninh và nỗi ám ảnh diệt chủng đã cản bước người nước ngoài đến Angkor trong nhiều năm.
    Theo Cơ quan Phát triển du lịch Campuchia, đến năm 1999 - mười năm sau khi bộ đội tình nguyện VN rút quân khỏi Campuchia - thì lượng du khách đến Angkor chỉ đạt khoảng 50.000 - 60.000 khách.
    Cho đến khi Hollywood chọn ngôi đền Ta Prohm - ngôi đền thờ mẹ vua được xây dựng từ thế kỷ XII theo phong cách Phật giáo, để làm bối cảnh quay bộ phim hành động Tomb Raider - kẻ cướp ngôi mộ cổ do nữ diễn viên lừng danh Angelina Jolie (từng đoạt giải Oscar) thủ vai chính (nàng Lara Croft) và được tung ra chiếu tại hàng trăm quốc gia trên thế giới.
    Chỉ trong năm 2001 Tomb Raider đã mang về cho Hollywood 300 triệu USD (dân ghiền xinê ở VN cũng đã từng lên cơn sốt về bộ phim này) và dòng người từ khắp thế giới đã đổ về Siem Reap để khám phá Angkor, khám phá Ta Prohm.
    Cũng theo số liệu do Cơ quan Phát triển du lịch Campuchia thì trong năm 2001 - năm trình chiếu bộ phim, lượng du khách đổ về Angkor đã tăng vọt khủng khiếp: 250.000 du khách nước ngoài và 10.000 du khách trong nước.
    Và tất nhiên số tiền thu về từ du lịch của Campuchia cũng đã lên tới hàng trăm triệu USD - ngành du lịch trở thành mũi nhọn hàng đầu trong nền kinh tế Campuchia, chỉ đứng sau công nghiệp dệt may!
    Dạo quanh các khu bán hàng lưu niệm ở các khu đền, tôi có thể chọn mua một áo thun có in hình Angkor Wat hoặc tượng thần Bayon với giá 2 USD, thế nhưng khi hỏi áo in hình nàng Lara Croft với thân hình bốc lửa, hông mang đôi súng ngắn trễ xuống đùi thì tôi phải trả đến 4 USD.
    Còn chiếc nón có dòng chữ đơn giản ?oLara Croft: Tomb Raider? thì cũng phải mất 2 USD. Đĩa phim DVD về nàng Lara Croft cũng được bày bán đầy trong các quầy băng đĩa ở chợ Siem Reap, ở các quầy lưu niệm và nhiều gian hàng bán đồ cổ, giả cổ cũng có Lara Croft.
    Các công ty du lịch Campuchia tại Siem Reap trước đây chỉ đưa vào chương trình tham quan những ngôi đền Angkor Wat, Angkor Thom, đền Bayon hoặc xa hơn với những kiến trúc độc đáo như Bantey Srey, Bakong, Preakko... thì bây giờ tour nào cũng phải có Ta Prohm và được ghi chú rất rõ: ?oNơi đây được chọn làm phim trường để quay bộ phim Tomb Raider với nàng Lara Croft!?.
    Anh Vok Kum - một người Anh gốc Campuchia, giám đốc Công ty du lịch AT - kể: Thật ra nếu chỉ bộ phim không thì chắc chắn người Campuchia không hào hứng với nàng Lara Croft đến thế. Nhưng trong thời gian đóng phim ở Angkor, nữ diễn viên Angelina Jolie đã viếng thăm một trại mồ côi và chọn một bé trai ba tháng tuổi làm con nuôi, đặt tên là Maddox. Lòng nhân ái của cô đã làm người dân cảm mến và bộ phim cũng đã mang lại công ăn việc làm cho người Siem Reap nhiều hơn...
    Ngôi sao Hollywood quốc tịch Campuchia
    Nữ thần sắc đẹp Laksmi - vợ thần Vishnu - là biểu tượng của sự may mắn và giàu sang phú quí.
    Trong các đền đài trong quần thể Angkor và cả trong dòng sông ngàn linga, những bức phù điêu về nàng Laksmi luôn được miêu tả hết sức lộng lẫy.
    Còn đối với Angkor của thế kỷ 21 đã có một người phương Tây được nhiều người dân gọi là ?oNữ thần sắc đẹp Laksmi?...
    Tôi cũng như bao du khách đã không thể bỏ qua đền Ta Prohm. Ngôi đền cổ kính gần 1.000 năm tuổi nằm chìm ẩn giữa rừng cây knia và cây tung mà tuổi của chúng chắc cũng gần bằng tuổi ngôi đền với những bộ rễ to lớn phủ lên cả những bức tường thành, mái nhà, tháp đá của ngôi đền cổ.
    Ngôi đền với 19 ngọn tháp mà đã có nhiều chỗ sạt lở, nhiều chỗ phải được chống đỡ bằng hệ thống giá gỗ và cấm người qua lại, nhưng chỉ mới hơn 9g sáng mà đã có hàng trăm người kéo vào thăm đền cho dù các tour du lịch thường khuyên khách nên đi vào ban chiều vì trong ánh ráng chiều sự cổ kính và huyễn hoặc sẽ tăng lên gấp bội.
    Một nhóm du khách Nhật còn mang theo cả một xấp ảnh chụp các pha hành động của bộ phim Tomb Raider để đọ xem giống cảnh nào của ngôi đền Ta Prohm. Một nhóm du khách Mỹ khi đứng giữa tẩm điện thì khẳng định đó là nơi quay cảnh gay cấn nhất, lúc nàng Lara đào thoát (!?).
    Người ta chen nhau chụp ảnh chung với những bức tường thành cổ, những ngọn tháp rêu phong, những bộ rễ cây tung phủ trên tường. Nhiều du khách đã trầm trồ và tiếc rẻ khi được hướng dẫn xem một chiếc linga khổng lồ bị lật ngang - dấu tích của những kẻ bất lương truy tìm báu vật, vì theo người hướng dẫn giới thiệu thì trước đây tường tẩm điện là nơi cẩn hàng ngàn viên ngọc quí, nay chỉ còn những lỗ sâu trống rỗng...
    Sau khi đóng phim Tomb Raider, Angelina đã nhiều lần quay trở lại Campuchia với một dự án mang tên Maddox, cam kết tài trợ lên đến 1,5 triệu USD để trồng mới hàng trăm ngàn hecta rừng ở khu vực Pailin và Samlaut, giáp với biên giới Thái Lan, nơi nhiều năm là bãi chiến trường đẫm máu với mỏ hồng ngọc Pailin - nguồn cung cấp tài chính dồi dào cho Pol Pot. Angelina Jolie còn triển khai quĩ mang tên Jolie để giúp những trẻ em mồ côi và nạn nhân của mìn tại Campuchia...
    Không phải ngẫu nhiên mà đích thân Thủ tướng Hun Sen đã mời Angelina đến trò chuyện thân mật nhân dịp cô trở lại Campuchia với danh nghĩa đại sứ thiện chí của Liên Hiệp Quốc. Ông đã ưu ái trao tặng Angelina quyền công dân Campuchia và cô đã rất hài lòng với món quà vô cùng ý nghĩa này... Đối với người Campuchia, Angelina Jolie đúng là nữ thần sắc đẹp Laksmi... Và hàng trăm triệu USD đã theo du khách tuôn về các đền đài Angkor.
    Dòng người đổ về Angkor ngày một đông, đồng đôla cũng theo chân du khách đổ tràn về. Theo ước tính, trong năm 2003 nguồn thu từ du lịch đã lên đến xấp xỉ 500 triệu USD. Nền công nghiệp du lịch phát triển đến chóng mặt, mà chủ yếu từ Angkor mà ra. Thế nhưng cũng chính làn sóng du khách đã làm những nhà bảo tồn, trùng tu lo ngại và lên tiếng báo động. Đồng đôla luôn có mặt trái của nó...
  2. rubi_saobien

    rubi_saobien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2004
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Dưới bóng Angkor - Thế giới thần linh đã mất?
    TT - Mùa hè năm 1989, lần đầu tiên trong đời tôi được chạm tay vào những bức phù điêu của đền Angkor Wat. Đó là thời chiến, cả khu đền cổ kính, bao la trống vắng, nhưng chúng tôi như được sống ở một thế giới khác, thế giới của thần linh, của tiên nữ...
    Mọi phiền muộn, bon chen hầu như tan biến...
    Ký ức thần linh
    Đó là một thế giới của quá khứ, quá khứ hàng ngàn năm trước đã ở ngay trước mặt, ở trong tầm tay, tôi như chạm vào một nàng apsara bay sà xuống rất gần. Một sĩ quan quân tình nguyện VN làm công tác thuyết minh giới thiệu nội dung từ những bức phù điêu cao đến hai mét, dài hàng trăm mét được chạm trổ kỳ công trích ra từ sử thi Ấn Độ Ramayana và Mahabharata trên dãy hàng ba sâu hun hút trong ánh chiều tà.
    Chúng tôi thật sự choáng ngợp bởi hình ảnh vua Suryavarman II ngồi voi với 15 lọng che. Những hình ảnh sống động khiến ta như nghe văng vẳng cả tiếng tù và xung trận, cả tiếng hò reo của hàng ngàn, hàng chục ngàn quan quân đế chế ra trận được tạc trên vách đền qua tiếng thuyết minh của người lính VN.
    Ở hành lang hướng đông, các vị thần Deva như vẫn đang nối tay nhau khuấy động biển sữa để tìm nước cam lồ trường sinh bất tử... Kỳ lạ hơn là hàng ngàn bức tượng tiên nữ apsara không một gương mặt nào giống gương mặt nào.
    Trong ánh chiều tà, những gương mặt kiều diễm, trang phục gợi cảm, có nàng như đang nở nụ cười mãn nguyện chốn thiên thai nơi hạ giới, có nàng hé môi như chờ đón một nụ hôn, có nàng lại như đang mời gọi một cuộc thăng hoa giữa cõi u tịch mà thiên đàng và hạ giới không còn ranh giới... Tôi đã rùng mình, như tỉnh như mê trong cõi thần thánh...
    Sức mạnh của đồng đôla
    Theo dự đoán trước đây của Bộ Du lịch Campuchia, đến năm 2010 Angkor sẽ đón mỗi năm từ 1,9 - 2 triệu du khách.
    Thế nhưng theo thống kê sơ bộ trong năm 2004, con số đã vượt qua 800.000 người - tăng ngoài dự đoán. Và con số 2 triệu đã rất gần.
    Lạc quan nhưng các quan chức ngành du lịch Campuchia lại không vui!
    Chính Thứ trưởng Bộ Du lịch Campuchia Thong Khon cũng thừa nhận: ?oNếu Siem Reap không có một hành động cụ thể thì thành phố này sẽ trở thành một Pattaya của Thái Lan trong nay mai...?.
    Ngay chính Tamara Teneishvili - điều phối viên UNESCO về bảo tồn các khu đền Angkor tại Campuchia - cũng phải thốt lên rằng: ?oKhu đền đã phải chịu nhiều áp lực và Angkor Wat là biểu tượng quốc gia Campuchia, nhưng người ta đang muốn biến nó thành Las Vegas!?.
    Còn Tổ chức bảo tồn các di sản thế giới Heritage Watch đã không ngần ngại gọi tình hình kinh doanh và khai thác các đền đài Angkor một cách vô tội vạ là: ?oHọ đang xơi tái cả nền văn hóa lẫn bản sắc dân tộc...?.
    Tôi lại chạm tay vào đôi vai gầy của nàng apsara... Bây giờ là mùa cao điểm du lịch của Angkor, cả 398 gian phòng của đền Angkor Wat đi tới đâu cũng chạm mặt du khách. Theo ước tính của tôi thì có đến vài ngàn du khách tràn ngập khắp ba tầng tháp Angkor.
    Hàng chục đoàn du khách với hướng dẫn viên mang theo cả loa giới thiệu một cách vô cảm về apsara, về Vishnu, về những thần tích Hindu, Mahabharata... Khách cứ lật đật chen lấn nhau vì còn phải nhường chỗ cho các đoàn khách khác đang ùn ùn kéo đến...
    Những nàng apsara của tôi sau gần 15 năm có vẻ tàn tạ hơn, bộ ngực tuyệt tác của tiên nữ hôm nay thê thảm quá, láng bóng và đầy những vết trầy sướt. Buồn thảm hơn, có kẻ nhẫn tâm nào đã cắt, đập vỡ núm vú thần tiên. Gương mặt kiều diễm, bí hiểm của tiên nữ hôm nay sao vô hồn và xuống sắc!
    Nhiều người ở Siem Reap cam đoan với tôi: muốn gì ở Angkor cũng được, miễn là có tiền, có đôla! Vé vào tham quan quần thể Angkor giá khá đắt: 20 USD, muốn đi ba ngày giá 40 USD và đúng một tuần giá 60 USD.
    Thậm chí người ta còn cố ép con gà phải đẻ trứng vàng theo kiểu công nghiệp: khu rừng quốc gia Koulen - cái nôi của Angkor - mới được khai phá, con đường độc đạo lên đỉnh còn đầy ổ voi, ổ gà và bụi đỏ, vậy mà ngay dưới chân núi đã có ngay thanh chắn chặn lại thu tiền: 20 USD.
    Cả quần thể Angkor có 259 ngôi đền, trong những ngày đi khắp Angkor tôi đã nhận thấy có quá nhiều đền đài đã trở thành phế tích, nhiều đền sạt lở, ngả nghiêng.
    Tôi cũng đã đi thử khinh khí cầu tham quan toàn cảnh Angkor với giá 11 USD - điểm du lịch gây tranh cãi nhiều nhất trong thời gian qua, vì nó bay cao 200m và quá gần đền Angkor Wat, làm mất vẻ uy nghiêm của ngôi đền.
    Đơn vị tiền tệ của Campuchia là riel, nhưng phần lớn các dịch vụ nơi này đều tính bằng USD, thậm chí khách trả bằng riel các dịch vụ nhà hàng, khách sạn từ chối nhận (!?).
    Giá khách sạn cũng thuộc vào hàng đắt đỏ nhất khu vực, bèo nhất cũng phải 15 USD/ngày, còn muốn sang hơn một chút thì 50 hay 100 USD/ngày, thậm chí trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, khách sạn Grand sang trọng thì 131 phòng có giá khoảng 300 USD/ngày đã không còn chỗ trống và từ đầu năm đến nay gần như các khách sạn đều kín khách, đặc biệt là mùa cuối năm, du khách phương Tây nghỉ đông!
    Đi khinh khí cầu ở độ cao 200m để ngắm toàn cảnh Angkor
    Đi dọc con đường chính của thành phố Siem Reap, hàng loạt khách sạn hối hả mọc lên, như muốn chứng tỏ mình là hậu duệ chánh gốc, tên các khách sạn nào cũng mở đầu hoặc cuối cùng bằng ?oAngkor? hoặc ?oApsara?, nào là Angkor Palace, Angkor Victory, Goldiana Angkor, Apsara Palace, Little Apsara, Apsara Spa...
    Những cái tên gợi nhớ thời huy hoàng của đế chế, nhưng cái hồn đã phảng phất bay xa. Khách sạn thì sang trọng nhưng đường phố khá bẩn, đầy rác và bụi bặm, con sông Siem Reap chảy ngang qua thành phố một thời là nơi thơ mộng đón gió về chiều, nay đầy rác rến, hôi thối.
    Xe cộ chạy khá hỗn loạn, cứ 10 chiếc xe hơi thì bảy chiếc không có bảng số và năm chiếc là tay lái nghịch được nhập lậu từ Thái Lan về, vậy mà cảnh sát chẳng buồn hỏi thăm. Tôi hỏi một bác tài taxi ?odù? về chuyện xe không biển số, ông cười to: ?oĐất nước tự do mà, muốn làm gì cũng được?...!?
    Đúng là làm gì cũng được. Các doanh nhân nước ngoài đổ xô vào Angkor để kinh doanh hình bóng của đế chế, mới đây người ta còn dự định tổ chức show ?oÂm thanh và ánh sáng Angkor? ngay trên nền đền Angkor Wat và còn có một dự án ?ovĩ đại? bêtông hóa đường lên đỉnh đền Ba Kheng... Rất may những dự án hiện đại hóa đã bị chính phủ trung ương gạt bỏ...
    Ở Siem Reap có cảnh sát du lịch. Khách muốn thuê hẳn một nhân viên cảnh sát theo đoàn khi đến những ngôi đền hẻo lánh? OK, miễn là có đôla. Hôm thuê xe máy chạy vào đền Ta Prohm, tôi bị hai anh cảnh sát du lịch tuần tra bằng môtô phân khối lớn chặn lại với lý do: Tôi không mặc áo gilê được đánh số đúng quy định dành cho xe ôm trong khu vực đền đài (?). Tôi nói tôi không phải xe ôm, nên không có áo gilê. Vậy mà tôi phải ?otrả công? cho hai anh cảnh sát mỗi người 1 USD vì chặn lầm mới đi được!
    Người Campuchia có quyền tự hào Angkor là kỳ quan số một thế giới về điêu khắc và kiến trúc, là một trong những công trình tôn giáo đồ sộ nhất thế giới, thế nhưng Angkor Wat đã bị UNESCO liệt vào danh sách ?oDi sản thế giới bị xâm hại? trong suốt 12 năm...
  3. rubi_saobien

    rubi_saobien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2004
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Dưới bóng Angkor (ky? 4)-Trên đường biên giới
    Hai hình ảnh ở biên giới Poi Pet : một bên là hàng xe bóng lộn của các casino và một bên là những cửu vạn nghèo khó sống bằng nghề kéo xe tay thồ người, thồ hàng
    TT - Từ Siem Reap theo quốc lộ 6 qua Kra Lanh lên Sisophon (thủ phủ của tỉnh Banteay Meanchey) dài 106km và từ đó rẽ vào quốc lộ 5 thêm 48km nữa là đến cửa ngõ sang Thái Lan khét tiếng cả trong thời chiến cũng như thời bình: Poi Pet!
    Casino giữa ?ocánh đồng chết?!
    Con đường ngày xưa tôi đi bằng xe quân sự Zil 130 của mặt trận 479 và con đường hôm nay đi bằng xe Toyota tay lái nghịch nhập lậu từ Thái Lan với giá thuê 40 USD không khác nhau là bao, vẫn đầy ổ voi, bụi mù trời, tất cả xe lớn bé qua con đường này đều phải mở đèn pha cho dù giữa ban ngày để tránh đâm vào nhau vì bụi.
    Thậm chí bây giờ đường còn xấu hơn thời chiến, bởi có nhiều đoạn xe phải chạy xuống ruộng màu rạ cháy vì khô nước. Tôi hỏi anh lái xe người Campuchia vui tính: ?oVậy mùa mưa đi bằng cách nào??. Anh cười: ?oThì lội nước chứ sao!?.
    Chỉ vừa tới Kra Lanh, xe dừng lại cho tôi xuống mua chiếc khăn càma quấn cho đỡ bụi, bà chủ quán nhất quyết không chịu nhận tiền riel mà yêu cầu trả bằng đôla Mỹ hoặc baht Thái. Ngay cả tên quán cũng được viết bằng tiếng Thái. Vùng nông thôn của biên giới tây bắc Campuchia nghèo quá, hai bên đường chỉ thấy rạ cháy khô vàng chóe.
    Người ta có thể đầu tư hàng triệu đôla vào một khu ăn chơi nhưng hầu như chưa thấy đầu tư công trình thủy lợi, do đó hầu hết ruộng lúa xứ sở này đều chỉ làm một vụ rồi bỏ hoang. Dọc đường từ thủ phủ Sisophon lên Poi Pet vẫn còn biển cắm cảnh báo mìn và khuyến cáo không sử dụng súng ống. Trong thời chiến, doi đất nhô sang phía Thái mang tên Poi Pet đã là một cánh đồng chết khủng khiếp của Pol Pot, hơn thế nữa nơi đây còn là một trong những chiến trường ác liệt và đẫm máu nhất.
    Nhưng Poi Pet bây giờ... Nhiều khối nhà to đùng, lắp kính vô cùng tráng lệ đã mọc lên từ thuở nào: đó là hệ thống sáu casino - sòng bạc hạng năm sao: Holyday Palace casino, Holyday Poi Pet casino, Crown casino, Tropicana casino, Ango casino, Ho Wah Genting casino... Không chỉ riêng gì ở cửa khẩu Poi Pet mới có sòng bạc, mà hôm tôi sang qua cửa khẩu Mộc Bài, ngay tại Ba Vet (tỉnh Svay Rieng) cũng có tới bốn casino để nghênh tiếp du khách.
    Anh Chan Thy - người bạn đồng hành theo tôi lên Poi Pet - cho biết tất cả cửa khẩu quốc tế của Campuchia đều có casino để thu hút du khách và thu ngoại tệ như cửa khẩu O?Tmach (Udor Meanchey), Pailin (Battambang), Koh Kong, Kompong Som... Trong nội địa thì chỉ có sòng bạc Naga tại thủ đô Phnom Penh là nổi tiếng nhất, nhưng không thể so sánh được với hệ thống sòng bạc biên giới lên đến vài chục cái.
    Hôm ở Phnom Penh nằm chờ tàu đi Siem Reap, tôi đã vào chơi casino Naga. Không như nhiều người đồn đại là phải có tay trong hoặc là VIP mới vào được. Tôi quần áo xộc xệch bước vào cổng có tấm bảng ghi rất rõ cấm năm thứ: súng ống, lựu đạn, chó, mặc quân phục và chụp ảnh. Hai gã bảo vệ đứng sau máy rà kim loại dùng máy rà quét sơ qua người và cho vào ngay.
    Còn ở Poi Pet, tôi vừa bước tới cổng casino Holyday Palace, hai nhân viên rất nhã nhặn chắp tay chào cung kính mời vào mà chẳng cần phải rà riếc gì cả. Ở đây chỉ cần đổi phỉnh mệnh giá 1 USD là có thể lên sòng, 100 USD là được phục vụ buffet miễn phí. Chỉ mới chạng vạng tối mà đã có hàng trăm người vào chơi bạc, đa số là người Thái, Malaysia và Campuchia, kể cả những quân nhân Thái mặc quân phục, súng lục kè kè bên hông cũng ra vào thoải mái.
    Ở vùng biên này còn có cả một hệ thống taxi sang trọng của các casino chạy đi chạy lại đón khách chơi bạc sát phạt nhau, cho dù từ sòng này sang sòng khác xa lắm cũng chỉ mất năm phút đi bộ.
    Nếu như ở Phnom Penh luật chơi bạc có qui định tối thiểu 5 USD /phỉnh và nếu chơi hơn 15.000 USD phải vào phòng VIP thì ở nơi thâm sơn cùng cốc này, các casino hầu như không có luật, 1 USD hay 100.000 USD cũng vậy, có tiền là chơi, ăn thua đủ trên sòng chưa xong thì ra phố... đấu súng!
    Do quá dễ dàng nên lượng người Thái, nhất là công chức, từ các vùng biên và thậm chí từ thủ đô Bangkok cũng đua nhau kéo sang Poi Pet sát phạt. Nhiều người thua bạc, kể cả quân nhân Thái, đã sa vào bẫy của bọn cho vay nặng lãi nên bị cầm giữ làm con tin, lực lượng từ Thái sang giải cứu bằng ?ohàng nóng? gây nên cảnh huyên náo như cao bồi viễn tây trên phim ảnh Hollywood.
    Siêu chợ trời Đông Nam Á!
    Tuy là một trong 49 quốc gia chậm phát triển nhất thế giới nhưng Campuchia lại được ghi nhận là nước mở cửa nhất Đông Nam Á, thậm chí nhất châu Á.
    Nhiều người lập luận bước ra từ đống tro tàn của chiến tranh thì chỉ còn cách mở sòng bạc thu ngoại tệ là nhanh nhất. Và người láng giềng khá nhất, dễ dụ nhất lại là Thái Lan, người Thái đã giận dữ về điều này...
    Đầu năm 2004, đích thân Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra đã lên đài tuyên bố sẽ sa thải đối với bất cứ quan chức nào bị bắt quả tang sang Poi Pet, Campuchia đánh bạc và khẳng định ?ohọ cũng sẽ không được hưởng các quyền lợi như nghỉ hưu sớm và hưởng trợ cấp?.
    Thủ tướng Thái cũng yêu cầu người dân thường phải tuân thủ lệnh này và hải quan cửa khẩu phải kiểm tra thẻ căn cước và ghi hình tất cả quan chức sang Poi Pet, nếu hải quan không làm tốt cũng sẽ bị nghiêm trị!
    Nhưng những tuyên bố cứng rắn đó là từ Bangkok xa xôi, còn ở Poi Pet tôi đã chứng kiến ba cảnh sát Thái Lan vui vẻ dắt nhau vào casino Holyday Poi Pet, theo sau là hai em gái trắng nõn mặc váy ngắn cũn cỡn...
    Nếu như bên Poi Pet của Campuchia khét tiếng với hệ thống casino giữa rừng thì bên Rong Kloea, thuộc quận Aranyaprathet, tỉnh Sakaeo của Thái Lan lại nổi danh không kém: siêu chợ trời biên giới lớn nhất Đông Nam Á rộng đến 100 ha và có đến hàng ngàn gian hàng.
    Tôi và Chan Thy, người bạn Campuchia, sang thăm siêu chợ trời. Quả thật, để đi hết những gian hàng này phải cần khoảng một tuần lễ.
    Ở đây bán không thiếu thứ gì, từ cây kim, sợi chỉ cho đến quân trang quân dụng, xe Humvee loại dùng trong chiến tranh Iraq, và một Việt kiều bán ở chợ Rong Kloea cam đoan với tôi rằng năm ngoái người ta còn chào bán cả một chiếc trực thăng!
    Để phục vụ khách đi chợ, lựa đồ, mỗi đầu dãy gian hàng được cất bằng tôn đều có dịch vụ chở thuê bằng những chiếc xe đạp ba bánh, còn muốn tự đi thì có thể thuê xe đạp với hàng trăm chiếc cho khách chọn lựa đủ kiểu, đủ cỡ.
    Mỗi gian hàng chuyên kinh doanh một món, ít có gian nào buôn bán kiểu tả pí lù. Có gian hàng chuyên kinh doanh dao bấm, kiếm, mã tấu, có cả dao chuyên dùng để hạ thủ dùng cho lính biệt kích. Còn ở gian hàng khóa thì cơ man là khóa, khóa chó, khóa nhà, khóa xe, khóa xe tải, khóa chuyên dùng dành cho tàu thủy và kể cả mỏ neo (!).
    Còn ở gian chuyên bán giày sida thì giày mùa hè, mùa đông, giày lính đủ các binh chủng hải lục không quân, có cả giày đế sắt dành cho người nhái làm việc dưới biển, và ở giữa cái xứ nhiệt đới quanh năm đổ lửa cũng bày bán giày trượt tuyết! Đồ chơi Trung Quốc tràn đầy chợ.
    Ẩm thực thì khỏi phải nói, tất cả món ngon vật lạ của khu vực Đông Nam Á đều được bày bán ở đây và phần lớn do đích thân người bản xứ đứng nấu!
    Ngay ở cửa khẩu, hàng đoàn xe siêu trường, siêu trọng chở đến 50 tấn hàng nằm nối đuôi nhau chờ sang biên giới. Người ta còn tải hàng qua biên giới bằng nhiều cách, bằng xe tải nhẹ mà hàng hóa nhét chật cứng bên trong, người đi buôn ngồi lên mui và cả trên capô xe hoặc những chiếc xe cải tiến kéo bằng tay có thể chất đến 5-6 tấn hàng được hàng chục người kéo, đẩy sang biên giới.
    Hàng Thái sang là trái cây, nước chấm, đồ hộp, kim khí điện máy, điện tử, gạo... Hàng không chỉ có xuất xứ Thái Lan mà còn từ Malaysia, Indonesia và Trung Quốc. Hàng từ Campuchia chủ yếu là đồ viện trợ (sida), các loại mỹ phẩm, đồ nhựa gia dụng, quần áo mới mà tôi thử tìm hiểu thì thật bất ngờ không ít là có xuất xứ từ VN. Ngay cả mì gói cũng chở từ VN sang. Ước tính mỗi ngày lượng hàng qua lại biên giới lên đến hàng triệu USD.
    Ở Rong Kloea, người Việt buôn bán khá đông, dễ đến hàng ngàn người, đi tới đâu cũng có thể nghe nói chuyện bằng tiếng Việt. Nhưng số người VN từ Sisophon, Poi Pet sang buôn bán có đăng ký thuê sạp kinh doanh với chính quyền sở tại và chịu thuế chỉ khoảng 50 gian hàng, những người này cũng chỉ được bán tới 5g chiều là phải trở về Campuchia, không được qua đêm trên đất Thái.
    Còn lại đa phần làm những việc mà người Thái chê không làm như kéo xe thồ hàng, chạy xe ba bánh thuê, bán cà rem, bánh mì, nước giải khát dạo... và kể cả ăn mày. Hàng ngàn người Việt qua lại biên giới chỉ bằng một chiếc vé giá 1.000 riel. Nếu một ngày xấu trời không có tiền để mua vé thì đành nhắm mắt liều mình băng đường rừng đầy mìn sang mưu sinh trên đất lạ...
  4. rubi_saobien

    rubi_saobien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2004
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Dưới bóng Angkor (kỳ 5) - Thăng trầm phận Việt
    TT - Thân phận những người Việt ở đất nước chùa tháp mà tôi gặp cũng ba chìm bảy nổi lắm, có người đã may mắn vượt lên, lên đến tột đỉnh vinh quang, nhưng cũng không ít những số phận chìm sâu dưới tận đáy xã hội và ngày về cố hương là quá xa vời...
    ?oCàng gần đất nước, càng xa quê hương??
    Hôm đi tàu cao tốc ngược dòng Tongle Sap lên biển Hồ, khi tàu vào lạch chuẩn bị cặp bến Siem Reap, tôi thấy ?olàng nổi? của người Việt ven biển Hồ. Chỉ cách trung tâm Siem Reap chưa tới 20km, nhưng làng Việt này lại là một trong những phum (làng) nghèo nhất nơi này.
    Những căn nhà nổi tồi tàn, xiêu vẹo, lên xuống theo con nước biển Hồ, trên đó treo nhiều bảng hiệu dịch vụ bằng tiếng Việt: hớt tóc, uốn tóc, sửa chữa máy móc và cả một nhà thờ Công giáo cũng nổi lềnh bềnh như thân phận cư dân của nó. Làng nổi này có 356 hộ với gần 2.000 nhân khẩu.
    Thành là một thanh niên gốc gác Long Xuyên, sinh ra trên biển Hồ, lớn lên bằng con cá biển Hồ, anh chỉ biết từ thời bà nội đã đưa gia đình sang đây sống bằng nghề đánh cá. Con cá ngày trước của biển Hồ mênh mông đã làm làng nổi này sung túc lắm, bà nội anh đã từng dành dụm được vài trăm lượng vàng từ con cá, vậy mà bây giờ Thành phải chạy gạo từng bữa ăn. Đặc biệt cả làng nổi không mấy ai biết mặt con chữ Việt, cũng có trường dạy tiếng Khơme, nhưng chẳng ai nghĩ mình sẽ học tiếng Khơme bởi chữ Việt cũng còn chưa biết...
    Trước khi lên Poi Pet, anh Ni Yong - một đầu mối khá quan trọng ở thủ đô Phnom Penh đối với nhiều người Việt từ bên nước sang, kể cả các đoàn doanh nghiệp - đã giới thiệu tôi với ông Cao Xuân Thích, phó chủ tịch Hội Việt kiều tỉnh Bantey Meanchey. Ông Thích nguyên là đại úy quân tình nguyện VN, sau chiến tranh ông ở lại, lập gia đình với một phụ nữ Campuchia và chọn Poi Pet làm quê hương thứ hai.
    Ở Poi Pet người Campuchia gọi ông bằng tên kính trọng hơn: Viet Nam mekhum (xã trưởng VN) bởi ông còn là chủ tịch Hội Việt kiều tại Poi Pet. Đón tôi tại khách sạn Okiday Angkor ngay quảng trường trung tâm Poi Pet, ông Thích vui mừng bảo: ?oLâu lắm mới được đón khách từ Sài Gòn sang, nhưng đi đứng phải cẩn thận. Ở Poi Pet Hội Việt kiều chỉ khoảng 1.000 người, đông nhất của tỉnh, số này tôi quản lý từng người. Khó nhất vẫn là số giang hồ tứ xứ sang sau ngày mở cửa khẩu quốc tế (1999) có đến hơn 2.000 người. Do Poi Pet là ?ovùng đất tự do? nên không ít là đối tượng trốn lệnh truy nã, cướp giật, lừa đảo, buôn người...?.
    Ông Thích có thể kể vanh vách từng cái tên với những thành tích bất hảo. Ông nói buồn buồn: ?oTôi biết nhưng không dây vào làm gì, cảnh sát Campuchia không làm thì thôi, tôi chỉ lo cho bà con làm ăn chân chính... Khổ lắm, Campuchia là nước láng giềng VN, nhưng càng gần đất nước càng thấy xa quê hương anh ạ. Tôi cũng đã gặp nhiều Việt kiều các nước về chơi, họ nhận xét không Việt kiều nơi đâu khổ bằng ở Campuchia...?.
    Hầu hết Việt kiều ở đây đều không thể chứng minh nhân thân của mình, ngày rời quê hương đa phần theo con đường bất hợp pháp, sang đây chỉ mưu sinh qua ngày, hồi biến động thì không ai để ý, nhưng đến khi hòa bình thì không được nhập tịch hoặc cấp giấy tờ tùy thân. Họ sống hàng chục năm trời mà không biết mình quốc tịch gì, Việt, Khơme hay Thái?
    Tôi đến thăm xóm Việt kiều ở phum Kba Sopin, đó là dãy nhà tồi tàn, lợp bằng đủ loại vật liệu lá, giấy, tôn... nói là xóm Việt cho oai thật ra tất cả đều phải thuê lại của người Campuchia. Có tiền thì thuê một căn 10m2 giá 1.000 baht/tháng (đơn vị tiền tệ Thái Lan, 1 baht khoảng 400 đồng VN), được phép sử dụng nhà vệ sinh. Còn thường thì 400-500 baht/tháng, mỗi khi đi vệ sinh hay tắm giặt phải trả thêm 1-2 baht.
    Kiếm vài chục baht/ngày bên chợ Rong Kloea đã là khó lo cho cái ăn từng ngày, do đó bốn, năm người góp tiền với nhau thuê một căn 400 baht với diện tích 8m2! Cả Poi Pet chỉ có năm hộ là mua được đất cất nhà. Rất nhiều người tìm đến ông Thích hỏi cách xin trở về vì giấc mộng tha hương đã đọa đày họ cùng cực...
    Ông Thích bảo: ?oLo cho người sống khổ một, lo cho người khuất mặt khổ trăm lần?. Theo phong tục ở Campuchia, khi chết chỉ thiêu mà không chôn, mua quan tài loại rẻ nhất để thiêu chỉ tốn 4.000 baht, nhưng chưa bao giờ ông Thích đi quyên góp trong cộng đồng được quá 2.000 baht cho một đám tang.
    Ông Thích tuy làm phó chủ tịch Hội Việt kiều tỉnh, kiêm chủ tịch Hội xã Poi Pet, nhưng ông làm vì trách nhiệm với cộng đồng xa xứ chứ không có một đồng kinh phí nào cả. Và tôi còn biết thêm ông Thích là một trong những người nghèo nhất Poi Pet!
    Nhưng nỗi khổ lớn hơn của ông Thích là ba đứa con đều mang tên Khơme: Vah Na 17 tuổi, Kum Hen 16 tuổi, Roh Tha 14 tuổi và đều không nói được tiếng Việt! Ông chỉ đủ sức đầu tư cho cậu con trai cả Vah Na tiếp tục theo học lớp 10 trường Campuchia, còn hai cô gái út thì đã bỏ học từ lâu, ở nhà chạy chợ phụ ông.
    Ông tâm sự: ?oĐau lắm chứ, làm sao chúng biết gốc gác, quê nội khi không biết chữ Việt, hôm vừa rồi tôi đánh con Roh Tha một trận vì nó dám nói với tôi là nó vừa mới ?otâu xa Dun? về (đi chợ VN, từ Dun hàm ý miệt thị người Việt! - NV)?.
    Cả đời chinh chiến có học hành được là bao, nhiều năm qua ông cũng chạy khắp nơi tìm giáo viên, mở lớp tiếng Việt ngay tại nhà mình, tìm được một anh duy nhất có bằng THPT về dạy nhưng chỉ chừng hai tháng phải đóng cửa lớp vì thầy đã sang Thái Lan mưu sinh do không chịu nổi đồng lương của ?olớp học tình thương? nơi đất khách!
    Công tước Campuchia quốc tịch VN
    Quê ở Đồng Tháp, sinh ra ở Prey Veng, trong loạn lạc về VN mần ruộng mướn, sau năm 1979 trở lại Campuchia khởi nghiệp với một chỉ rưỡi vàng và sau 25 năm mưu sinh trên đất khách đã trở thành một trong những người giàu có nhất Campuchia với tài sản hàng trăm triệu USD và được đích thân nhà vua Norodom Shihanouk ban tặng danh hiệu cao quý Oknha - công tước hoàng gia.
    Đó là câu chuyện truyền tụng về ông Sok Kong trong cộng đồng người Việt ở Campuchia trong những ngày gần đây, bởi trước đó ông luôn lặng lẽ, kín đáo về nhân thân cho đến gần đây bất ngờ tuyên bố: ?oTôi là người VN? (Tuô?i Tre? Chu? Nhật số ra ngày 21-11-2004 đã có bài viết về Oknha Sok Kong - NV).
    Với một chỉ rưỡi vàng khởi nghiệp, Sok Kong đầu tư kinh doanh chất dẻo, làm vỏ xe đạp, sản xuất dép râu cho quân đội, sau đó chuyển sang kinh doanh xăng dầu và quân trang cho quân đội Campuchia. Từ năm 1999, ông mạnh dạn đầu tư thầu kinh doanh toàn bộ khu đền Angkor. Chính phủ ra thầu 1 triệu USD/năm, ai cũng lắc đầu, lè lưỡi vì đó là số tiền quá lớn và lượng du khách đến Angkor trong thời gian này chưa bao giờ dám nghĩ đến con số 100.000 khách/năm.
    Vậy mà Sok Kong đã thắng lớn trong phi vụ Angkor, nguồn thu mang về cho ông 2,5 triệu USD trong năm đầu tiên! Từ đó ông bước sang lĩnh vực du lịch, đầu tư khách sạn năm sao (Sokha Hotel ở Sihanouk ville trị giá 20 triệu USD, Sokha Angkor ở Siem Reap trị giá 25 triệu USD...).
    Ở Campuchia, bất cứ ai đóng góp cho phúc lợi xã hội từ 100.000 USD sẽ được đích thân nhà vua trao tước hiệu công tước hoàng gia, vậy mà ông Sok Kong đã đóng góp đến 9 triệu USD! Và ông là người gốc VN duy nhất được trao tước hiệu này từ trước đến nay.
    Hôm đầu tiên ở Siem Reap, tôi còn được cộng đồng người Việt giới thiệu đến ăn tại cụm nhà hàng Bayon và sau đó đến nghỉ tại khách sạn Apsara Palace tọa lạc trên trục đường chính của Siem Reap. Với bốn nhà hàng và một khách sạn loại sang trọng có tiếng ở Siem Reap mà chủ của nó là anh chị em ông Voeuk Huot, một người Khơme gốc Việt quê ở Châu Đốc, An Giang.
    Bà Vò, vợ ông Huot, cho biết: ?oTôi mới cho một người Đài Loan thuê kinh doanh lại khách sạn, gia đình chỉ trực tiếp làm cụm bốn nhà hàng đều mang tên Bayon. Tôi đang bàn tính với một số doanh nghiệp từ VN sang mở thêm một nhà hàng trong khu vực đường đi đền Angkor?. Theo nhiều người, trị giá tài sản của gia đình bà Vò lên đến cả triệu USD.
    Một ly cà phê phin được khách Tây gọi là Vietnam kickstart giá 1 USD, một tô phở bò nấu đúng khẩu vị miền Nam giá chỉ 2.500 riel. Không chỉ khách Tây, nhân viên các tổ chức quốc tế tại Siem Reap, mà cả công chức nhà nước, nhà buôn Campuchia ghé ăn khá đông tại nhà hàng mang tên khá ngộ: Lẩu Rồng, nằm ngay góc đường sang trọng Mondol Svey Dong Kum, chủ cũng là một người VN.
    Chị không cho biết tên thật, chỉ tự xưng là chị Hai, quê ở Tây Ninh sang Siem Reap mưu sinh từ những năm 1990. Chị Hai kể: ?oNgày trước sang khổ lắm, nhiều người rủ đi buôn nhưng tôi thấy mình có tay nghề nấu ăn nên quyết mở nhà hàng, ky cóp đến tận hôm nay?.
    Chị Hai cho biết người VN ở Siem Reap khá đông, nhưng thành đạt thì không bao nhiêu, chủ yếu buôn gánh bán bưng, chị cũng ngại thuê mướn vì không biết gốc gác, thậm chí chị đã từng nhiều lần bị đồng hương lừa lấy mất cả chục ngàn USD.
    Cả Siem Reap không có Hội Việt kiều để sinh hoạt, do đó cũng không có trường cho con em kiều bào học chữ Việt, hai đứa con chị Hai sau khi học xong trung học đã về TP.HCM du học tại Trường Đại học RMIT. Chị nói: ?oLắm lúc cũng buồn, con cái gốc Việt mà về VN thì gọi là đi du học và chẳng đứa nào nói được tiếng Việt?.
  5. rubi_saobien

    rubi_saobien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2004
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Dưới bóng Angkor (kỳ 6)-Những kẻ cướp mộ
    TT - Đó không phải là những nhân vật bước ra từ bộ phim Tomb Raider của nàng Angelina xinh đẹp, mà thật sự là những kẻ cướp mộ cổ, đào bới cổ vật, đánh cắp phù điêu cổ ở hàng ngàn đền đài khắp đất nước chùa tháp. Những đường dây buôn cổ vật cũng từ đó hình thành và đưa đất nước này trở thành ?ođệ nhất thị trường đồ cổ bất hợp pháp!?.
    Đi săn cổ vật
    Tôi được giới thiệu sang chợ Rong Kloea, Thái Lan với tư cách là một tay môi giới mua cổ vật cho những tay chơi ở chợ đồ cổ Lê Công Kiều. Người dẫn đường cho biết: ?oỞ Rong Kloea và trong thị trấn quận Aranyaprathet có đến khoảng 30 gian hàng chuyên bán đồ cổ, giả cổ do người Thái làm chủ, nhưng nổi tiếng nhất lại là ba ông trùm đồ cổ người VN từ Poi Pet sang là Trang, Lợi và Nhã?.
    Tôi tìm đến cửa hàng số 4/2 tại chợ Rong Kloea, ông chủ to béo tên Trang nằm chễm chệ trên ghế bố hất hàm hỏi: ?oVN sang hả, cần gì, ai giới thiệu??. Tôi nói tên người giới thiệu và có ý muốn xem vài món đồ cổ. Ông chủ to béo nhìn tôi từ đầu xuống chân, lắc đầu: ?oBỏ nghề rồi, có gì đâu mà bán, chỉ bán đồ giả cổ thôi?.
    Tôi cà rà tâm sự: ?oCó một mối ở Poi Pet chào tôi bức tượng voi thần Indra bằng đồng có niên đại thế kỷ 16 với giá 800 USD và một mối khác chào một đầu tượng Phật bằng đá thế kỷ 14 giá 1.500 USD...?. Ông trùm bật dậy: ?o** nó là đứa nào? Kêu nó qua đây, bộ tính qua mặt thằng này hả, ông cứ hỏi hết cái chợ này coi ai là trùm đồ cổ ở đây, không ai qua mặt tui được đâu...?.
    Như chưa hả giận, ông trùm móc trong ngực ra một pho tượng Phật lớn bằng cườm tay trẻ con được nạm vàng: ?oThời Angkor thế kỷ thứ 9 nè, tui bảo đảm 25.000 USD, chắc giá, cả Thái Lan và Campuchia chỉ có hai tượng thôi nghen, đừng giỡn mặt!?. Chỉ một câu nói khích, ông trùm Trang đã sai đệ tử lôi từ trong tủ ra hàng chục tượng cổ bằng đồng, phù điêu apsara bằng đá và cho biết món nào cũng từ 500 tới vài ngàn USD trở lên, chỉ cần cho biết niên đại là sẽ có giá ngay.
    Chưa biết đồ ông trùm Trang mang ra là cổ thiệt hay giả nhưng quả thật đi khắp chợ, hỏi người Việt, Campuchia, Thái Lan, ngay cả cảnh sát Thái Lan cũng đều biết tiếng trùm Trang - chuyên buôn cổ vật và xác nhận tượng Phật cổ trên cổ trùm Trang đúng là có giá 25.000 USD.
    Nhiều người còn cho biết hồi năm ngoái một đối thủ người Thái chỉ điểm cho cảnh sát Thái bắt của trùm Trang một chuyến đồ cổ trị giá gần trăm ngàn USD. Trang phải chi hàng chục ngàn USD để lo cho người ra, còn hàng bị tịch thu. Nhưng chuyện đó rất hiếm trên đất Campuchia bởi buôn cổ vật đã được thiết lập thành những đường dây có cả cảnh sát, thậm chí quan chức chính phủ, ngoại giao tham gia.
    Cho đến giờ này người dân Poi Pet vẫn còn kháo nhau về sự kiện năm 1999: toàn bộ bức phù điêu bằng sa thạch của đền Banteay O?Tchhmar - đền đài được xây dựng trước cả Angkor Wat (thế kỷ 9) - đã bị gỡ sạch và vận chuyển bằng xe quân sự tới Poi Pet rồi bị bắt giữ trên đất Thái Lan. Trong vụ này người ta phát hiện có sự tiếp tay đắc lực của một số sĩ quan quân đội và quan chức tham nhũng địa phương.
    Ở Siem Reap, đi tới đâu cũng có thể hỏi mua và trả giá đồ cổ. Tại một tiệm đồ cổ của khu phố bán đồ lưu niệm dọc theo sông Siem Reap, tôi có thể đàng hoàng trả giá mua một tượng Phật nhỏ bằng đá quí có niên đại thế kỷ 17, giá 400 USD. Thấy tôi chần chừ, ông chủ lại lôi ra từ trong tủ tượng thần Deva bằng đồng đã bị sứt mẻ với giá 250 USD.
    Nhưng khi tôi hỏi chiếc tượng Bayon bốn mặt bằng đá có vẻ cổ hơn đặt trong tủ kính thì ông cười thật thà: ?o30 USD, đồ giả cổ ấy mà!?. Chủ tiệm còn cẩn thận gửi cho tôi tấm danh thiếp và nói: ?oTiệm này bán uy tín, cái nào cổ, giả cổ đều nói thật, có nhu cầu cứ đến đây, niên đại nào, giá nào cũng có...?.
    Trong những ngày ở Siem Reap, Poi Pet, Ochhmar... đi tới đâu tôi cũng được gạ mua các pho tượng, phù điêu cổ, thậm chí ở KouLen - ?ocái nôi của đế chế Angkor? - những chiếc rìu cổ bằng đồng cũng được mời chào cùng với những bộ cao hổ cốt một cách công khai.
    Những cuộc săn lùng thần Vishnu
    Đầu tượng thần tại cổng vào đền Angkor Thom bị đánh cắp. Một đầu tượng như thế này khi bán sang Thái Lan đã có giá 5.000 - 10.000 USD
    Một trùm cổ vật ở Siem Reap đã giải nghệ ra kinh doanh khách sạn, cho biết: ?oLợi nhuận kinh khủng, một đầu tượng Bayon đúng niên đại thế kỷ 14 được bán tại Siem Reap 1.000 USD thì sang tới thị trường Mỹ lên đến 18.000, 20.000 USD cũng có người mua...?.
    Ông trùm không muốn nêu tên này tiết lộ: ?oNăm 1998, tôi đã từng bán một tượng thần Vishnu với giá 15.500 USD cho một nhà ngoại giao phương Tây, giá vốn tôi mua của một người dân trên tận Udor Meanchey chỉ 50 USD và hiện nay các pho tượng thần Vishnu cũng đang có giá nhất trên thị trường chợ đen và được săn lùng ráo riết?.
    Khi đi vào cổng thành phía đông của đền Angkor Thom, tôi bàng hoàng: dãy tượng thần đã bị cưa mất đầu. Đó là dấu tích của nạn đánh cắp cổ vật. Những tượng Phật, tượng thần, tượng apsara hoặc các mảng phù điêu bị bọn buôn đồ cổ đánh cắp là chuyện thường ngày. Ngay cả các đầu tượng thần, tượng Bayon to lớn, nặng hàng trăm ký cũng ?obiến mất?, quả là một tai họa cho quần thể Angkor.
    Theo một báo cáo của đại diện Tổ chức UNESCO tại Campuchia, ?ohàng trăm di tích vẫn bị đào bới mỗi ngày. Đa phần cổ vật chưa được định dạng, chụp ảnh nên rất khó quản lý. Cổ vật được săn lùng ráo riết nhất hiện nay là thuộc niên đại từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 14 - giai đoạn rực rỡ nhất của đế chế Angkor?.
    Một quan chức địa phương tại Siem Reap cho biết nhiều cổ vật đánh cắp bị bắt giữ, được trả về cho các đền đài, chùa chiền, nhưng không bao lâu đã lại có mặt ở thị trường chợ đen. Đầu năm 2004, cả Siem Reap bất ngờ khi chính quyền công bố một nông dân vừa đào được pho tượng nặng đến 500kg được xác định hơn ngàn năm tuổi (thế kỷ thứ 9) - đó là cổ vật lớn nhất được phát hiện trong 10 năm trở lại đây.
    Nhưng theo ông trùm đồ cổ mà tôi đã gặp ở Siem Reap, pho tượng này đã được đào lên từ năm 2002, các ông trùm đồ cổ mò tới mua, do pho tượng quá nặng nên bọn buôn lậu đã cưa làm ba đoạn, dự định đưa qua biên giới ráp lại, nhưng chuyện bị phát hiện và chính phủ đã cho người lên tịch thu. Nếu không kịp thì pho tượng này có thể đã vượt biên giới Campuchia và trở thành cổ vật vô giá!
    Nói theo Tổ chức gìn giữ di sản thế giới Heritage Watch: ?oNạn trộm cắp cổ vật ở Campuchia hiện nay tệ hại không kém việc tàn phá Angkor!?.
  6. rubi_saobien

    rubi_saobien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2004
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Dưới bóng Angkor (kỳ 7)-Nước mắt Apsara
    TT - Hôm từ Thái Lan về lại Poi Pet, tôi đã bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ vì một lý do hết sức vô lý và tôi nghi mình đã bị ?ochỉ điểm? bởi những tay buôn đồ cổ ở chợ Rong Kloea. Một phụ nữ ngoài 40 tuổi bước vào tự giới thiệu là Liễu, thông dịch tiếng Thái cho cảnh sát (!?).
    Chưa kịp mừng vì gặp đồng hương trên đất khách, bà Liễu hỏi ngay ?ocó mang theo nhiều tiền không??. Tôi bảo có đầy đủ giấy tờ hợp pháp, bà Liễu cười mỉa: ?oTiền! Chỉ có tiền mới ra khỏi đây, còn không tao để tụi nó đưa mày về Bangkok giam vài tháng chơi. Buôn đồ cổ hả, tội này ở Thái nặng lắm à nghen!?.
    Tôi kịp giấu tiền vào đế giày, chỉ để một ít tiền trong túi, bà Liễu tha hồ soi mói, lục lọi, cuối cùng tôi cũng phải móc ra ?ocúng? cho bà Liễu mất 105 USD để được tự do.
    Buổi tối hôm trở về Poi Pet, gặp Ka Thin, một người có uy tín trong cộng đồng người Việt ở vùng biên, tôi kể lại chuyện bị bà Liễu ?otrấn lột?. Ka Thin nhảy dựng lên: ?oThôi chết, anh đã đụng phải con buôn người rồi!?. Một đường dây buôn người dần dần lộ ra?
    Liều thuốc ?oZama? của quỉ Ravana!
    Không ai biết rõ mụ Liễu quê quán gốc gác ở đâu, chỉ biết lần đầu tiên bà ta xuất hiện ở vùng biên giới này từ những năm 1990 với một đàn con nít quặt quẹo, đui què sứt mẻ, đứa nói tiếng Việt, đứa nói tiếng Khơme, có đứa chỉ ú ớ? Bà ta không ngần ngại nói: đám cháu bên nhà đói quá, sang đây kiếm ăn, nhưng lại đánh tiếng cho thuê đám trẻ này với giá 2.000 - 4.000 baht (khoảng 800.000 - 1,6 triệu đồng VN) để đưa sang Thái Lan ăn xin.
    Người ta đã phát hiện một số đứa trẻ đã bị bẻ tay cho tật nguyền và hầu hết đều bị chích thuốc ?oZama? (một loại ma túy xuất xứ từ Thái Lan) cho trở nên điên dại, quên mất quá khứ, không gian và thời gian.
    Do chính bà con Việt kiều tố cáo, bà Liễu bị cảnh sát bắt giữ, nhưng không hiểu sao chỉ một thời gian ngắn bà ta được trả tự do, đi đi về về giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Poi Pet, mỗi lần sang đều dẫn theo năm, mười cô gái ở độ tuổi 18-20, được đưa sang Thái Lan hay xuống tận bán đảo Mã Lai để bán vào các động chứa ép buộc làm gái mại dâm!
    Chính Ka Thin cho biết đây là đường dây buôn người chuyên nghiệp, bà Liễu có đầu mối ở tận Bangkok và Kuala Lumpur, quan trọng hơn bà ta có mối quan hệ mật thiết với cảnh sát nên việc đưa người sang Thái Lan, Malaysia là chuyện bình thường. Trong thần tích Hindu, quỉ ác Ravana rồi sẽ bị khỉ Hanuman tiêu diệt, còn thời nay quỉ đã hiện nguyên hình và nhởn nhơ vùng biên giới?
    Đại úy Wichan Jitayanan, thuộc lực lượng an ninh tỉnh Sakaeo - Thái Lan, cho biết: Tháng 2-2004, lực lượng an ninh đã bắt được ba người phụ nữ đưa bốn đứa trẻ sang Thái Lan bán khi họ đã vượt qua khỏi khu vực siêu chợ trời Rong Kloea , hai trong số ba phụ nữ này bị phát hiện sử dụng hộ chiếu giả và họ đã khai ra bên Poi Pet còn khá đông bọn trẻ chuẩn bị đưa sang Thái Lan, sau đó vận chuyển bằng xe lửa về Bangkok hành nghề ăn mày.
    Hôm ở cửa khẩu Poi Pet tôi thấy một đứa trẻ khoảng bảy tám tuổi, miệng cứ ư ử ?ocho tiền?cho tiền?. Gương mặt nó đờ đẫn, tôi hỏi chuyện tiếng Việt thì nó lại chuyển sang tiếng Khơme, có khi lại ú ớ tiếng Thái, không thể biết chú bé tội nghiệp này người Việt, Thái hay Khơme để mà giải thoát?
    Ở Poi Pet, đi tìm một ?oquán gái? còn dễ hơn tìm nơi đổi tiền và số lượng gái VN bị bán sang làm gái mại dâm chiếm đa số so với gái người Campuchia. Những địa chỉ nổi tiếng ở Poi Pet là của bà Chín ?omỏ chuột? với 20 gái, bà Hai ?omặt nám? khoảng 30 cô, mỗi lần đi khách với giá 10-15 USD.
    Ông Cao Xuân Thích, chủ tịch Hội Việt kiều, cho biết làn sóng gái VN bị bán sang đây, đặc biệt là từ các tỉnh miền Tây là không kiểm soát được, và Poi Pet chính là cửa ngõ số một để đưa gái VN và cả Campuchia bán sang các động chứa Thái Lan và Malaysia.
    Tại Poi Pet có ít nhất 10 băng nhóm chuyên buôn người sang biên giới, trong đó do người Việt cầm đầu chiếm đa số. Các băng đảng này làm ăn rất bài bản, có các trạm đưa đón, liên lạc, thanh toán tiền buôn người trải dài qua ít nhất bốn quốc gia VN - Campuchia - Thái Lan - Malaysia và có quan hệ mật thiết với cảnh sát sở tại nên rất ít khi bị phát hiện.
    Điểm ăn chơi ?oHollywood night?
    Hôm ở Siem Reap, Chan Thy đưa tôi vào điểm ăn chơi có tên khá kêu ?oHollywood night?, trong đó khách có thể ngồi uống bia, nhậu nhẹt trước ***g kính khổng lồ mà phía bên trong có khoảng 40 cô gái ăn mặc khêu gợi ngồi xếp thành bốn hàng trên các bậc thềm trải nhung. Khách có thể chọn bất cứ cô nào ra ngồi uống bia với mình hoặc vào phòng massage với giá 7 USD/giờ.
    Còn trên phố, ở những khu ăn chơi khét tiếng, mở cửa suốt đêm có thể dễ dàng tìm một bé gái với giá chỉ 5-10 USD! Tôi gặp một cô gái Việt tên Trang, Trang cho biết 100% các cô đang ngồi trong ***g kính đều là người Việt, ông chủ là người Khơme gốc Việt, có cô tự nguyện sang, có cô bị bán sang, mỗi người một ngả, một cách, nhưng đều có cái chung là vào đây thì khó lòng mà trở ra bởi chủ quản lý rất chặt, kể cả khi đi khách bên ngoài (nơi này cho phép, còn đa số những điểm ?oquán gái? khác đều cấm tiếp viên ra ngoài).
    Trang nói rất thật là cô tự nguyện sang chứ không phải bị bán, ban đầu sang dự định mở một tiệm gội đầu, nhưng cuối cùng sa chân vào đây. Mỗi ngày có khách hay không cô cũng được bao ăn ở và mỗi tháng được trả 20-30 USD mà thật tình không biết ?ogiá? của mình bao nhiêu vì chủ trực tiếp thu tiền.
    Trang đã ở Siem Reap ba năm, từ chỗ này đến kỳ quan thế giới Angkor chỉ non 10km, vậy mà chưa một lần cô được đặt chân tới và chưa một lần được nghe kể về những nàng apsara kiều diễm hay nàng Laksmi xinh đẹp... Có bao nhiêu cô gái VN đã trở thành nạn nhân của những đường dây buôn người, bao nhiêu nước mắt của nàng vũ nữ apsara thời nay khóc thương cho thân phận bọt bèo?...
    Trong hội nghị ?oHợp tác hành pháp biên giới VN - Campuchia về phòng chống buôn bán người? do Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an VN phối hợp với cảnh sát Campuchia tổ chức tại TP.HCM trong tháng mười một vừa qua, đại tá Kim Pheap - phó cục trưởng Cục Phòng chống buôn người và trẻ vị thành niên của lực lượng cảnh sát hoàng gia Campuchia - đã đưa ra con số đáng báo động: mỗi năm có đến 500 phụ nữ và trẻ em bị lừa gạt và bán đưa từ nông thôn sang biên giới để phục vụ công nghiệp ******** và ông cũng khẳng định hiện tại có khoảng 5.000 cô gái VN (trên thực tế theo nhiều người con số này còn cao hơn nhiều lần), trong đó không ít là trẻ vị thành niên đang bị ép buộc, bóc lột ******** tại Campuchia.
    Chỉ trong tháng 10-2004 lực lượng cảnh sát hoàng gia Campuchia đã phá được 26 đường dây, tụ điểm buôn người, giải thoát 72 phụ nữ mà trong đó phụ nữ VN đến 44 người. Cảnh sát hoàng gia Campuchia cũng cảnh báo: qua bị truy quét mạnh, hiện nay bọn buôn người hoạt động tại Campuchia đang chuyển hướng đưa người từ VN sang chỉ quá cảnh rồi đưa đi các nước thứ ba khác như Trung Quốc, Hàn Quốc...
    Theo số liệu thống kê được Tổ chức nhân quyền Licadho, Campuchia công bố, có đến 20% du khách đến Campuchia vì mục đích ******** và trong số đó đa phần thích tìm kiếm trẻ em. Có thể nói tình hình buôn người nhằm mục đích khai thác ********, nhất là trẻ em, ở Campuchia đang báo động đỏ.
    Báo động đến mức cảnh sát hoàng gia phải thành lập lực lượng chống buôn người và bảo vệ trẻ vị thành niên với 40 nam nữ cảnh sát nhiều kinh nghiệm có thể thâm nhập vào những đường dây buôn người. Đây là dự án đặc biệt của cảnh sát hoàng gia Campuchia nằm dưới sự điều hành của cựu tổng thanh tra lực lượng cảnh sát quốc gia Pháp, và tất cả trang thiết bị tác chiến cho lực lượng này đều do Đại sứ quán Anh tại Phnom Penh tài trợ, cung cấp.
  7. rubi_saobien

    rubi_saobien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/11/2004
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Dưới bóng Angkor (kỳ cuối)-Để Bayon luôn nở nụ cười
    TT - Thức tỉnh sau cơn ác mộng diệt chủng, kiệt quệ sau những tháng năm dài nội chiến, biến động chính trị, kỳ quan thế giới Angkor đầy rẫy những vết sẹo, sắc màu rực rỡ của đế chế Angkor nay chỉ còn là chiếc bóng.
    Cả đất nước chùa tháp có không dưới 3.500 đền đài, di tích - một kho báu khổng lồ, nhưng chỉ có 259 đền đài của quần thể Angkor được khách năm châu biết đến.
    Tiền hay di sản?
    ?oDu lịch vừa là nguồn lợi, vừa là mối đe dọa đối với các di sản Angkor? - đó là khuyến cáo của Tổ chức Unesco đối với kỳ quan Angkor. Chọn con đường nào, mở rộng cửa để đón khách, thu tiền hay hạn chế để bảo tồn di sản? Câu trả lời của Campuchia: cả hai!
    Những ngày này Angkor đang là mùa cao điểm du lịch trong năm, nhưng một số khu đền đã tạm đóng cửa hoặc hạn chế tối đa du khách vào tham quan để trùng tu, kể cả dãy hành lang đá dài ngàn năm tuổi dẫn vào đền Angkor Wat cũng đang được ráo riết thi công một bên, còn một bên vẫn để du khách vào viếng đền.
    Ở đền Banteay Srey cách Siem Reap 35km, ngôi đền được xây dựng từ thế kỷ 10, có đến hơn ngàn năm tuổi, được xây bằng sa thạch và đá ong, những họa tiết, điêu khắc của đền được xem là cực kỳ tinh xảo trong hệ thống đền đài Angkor. Khi tôi bước vào đền, nhiều khối đá, phù điêu đã được tạm di dời ra bên ngoài khuôn viên đền và một nhóm chuyên gia Nhật đang trùng tu lại một cách tỉ mỉ.
    Theo một quan chức thuộc Cơ quan Apsara - nơi chịu trách nhiệm bảo tồn di sản Angkor mà tôi tiếp xúc: ?oKhông thể đổ hết cho chiến tranh, nghèo nàn. Tiền nhân đã xây dựng Angkor và sau đó bị quên lãng ba bốn trăm năm trong rừng sâu nhưng vẫn nguyên vẹn, không lẽ chỉ chục năm lại có thể tàn phai nhanh chóng? Chúng tôi làm du lịch để có tiền trùng tu. Hàng trăm triệu USD của chính phủ và rất nhiều nước trên thế giới đã đổ về đây để giữ kỳ quan này cho đời sau??.
    Angkor - kỳ quan thế giới và là điểm đến sôi động nhất khu vực Đông Nam Á trong vài năm gần đây. Điều đó ai cũng phải thừa nhận, không những thế Angkor cũng là điểm đến của hàng chục dự án tài trợ của các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ. Tổ chức Unesco của LHQ đã từng báo động về việc du khách các nước đổ xô về Angkor trong khi việc điều tiết du lịch của Chính phủ Campuchia vẫn chưa thể hoàn thiện, làm xuống cấp quá nhanh các đền đài Angkor.
    Đi một vòng quanh Angkor có thể thấy người Nhật chiếm phần lớn số du khách đến tham quan Angkor (theo Apsara, người Nhật chiếm đến trên 10% khách đến Angkor) và Nhật cũng đang là nước tài trợ lớn nhất cho các dự án trùng tu Angkor. Ngay từ năm 1994 người Nhật đã nhanh chóng tài trợ một dự án kéo dài bốn năm nhằm khôi phục di tích ?othư viện miền bắc? của đền Bayon.
    Tại đền Angkor Wat, tôi đã thấy người Đức triển khai dự án bảo tồn hàng ngàn bức phù điêu, tượng chạm khắc nơi này. Còn tại đền Pre Rup, người Ý cũng tài trợ dự án ngăn ngừa sự sụp đổ của các tháp và người Trung Quốc cũng miệt mài với công cuộc khôi phục đền Chausay Tevoda?
    Nhiều hướng dẫn viên bản địa mà tôi gặp đã rất tự hào cho biết họ có bằng cấp quốc tế và được chính Unesco đào tạo bài bản để hướng dẫn khách vào tham quan các đền đài. Giá hướng dẫn viên do chính Unesco đào tạo mùa cao điểm du lịch khá cao, nhất là các tiếng Nhật, Hàn, một ngày phải trả cho họ 30 USD, thậm chí 40 USD.
    Đặc biệt, ở Angkor tôi gặp khá nhiều đoàn từ VN sang, nhiều trưởng đoàn của các công ty du lịch than mùa này hướng dẫn viên tiếng Việt kiếm đỏ con mắt cũng không ra, giá cũng ngang với hướng dẫn viên tiếng Nhật, Hàn!
    Chính phủ Campuchia đã từng bước có nhiều điều tiết về du lịch, kể cả việc chấn chỉnh lại tình trạng lộn xộn tại các khu đền cũng như thành phố Siem Reap. Một dự án 10 triệu USD của chính phủ đã được xúc tiến tại Siem Reap để cải tạo lại đường sá, môi trường, xây dựng nhà vệ sinh quanh các khu đền, nhất là ngăn chặn sự ô nhiễm dòng sông Siem Reap.
    Một quy định khác là bất cứ công trình xây dựng nào, dù 4-5 sao, cũng không được cao quá bốn tầng lầu và phải có mái cong truyền thống đặt bên trên, còn những công trình áp sát khu đền Angkor đều bị đập bỏ. Từ năm 2003, để giảm tải lượng du khách vào đền Angkor Wat quá đông, ảnh hưởng đến chất lượng tham quan cũng như di tích, mỗi lần vào đền chỉ giới hạn 300 người và mỗi đợt chỉ kéo dài 1-2 giờ.
    Tháng 7-2004, nhiều người dân Campuchia thở phào nhẹ nhõm khi tổng thư ký Ủy ban Kiến thiết và tôn tạo của Campuchia Ruok Borat đã long trọng thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng: Unesco đã xóa tên Angkor Wat ra khỏi danh sách di sản thế giới bị xâm hại! Bóng Angkor lại tỏa sáng, nụ cười bí ẩn của tượng thần Bayon bốn mặt biểu tượng cho ?otừ tâm - nhân ái - độ lượng - thanh tịnh? lại có được linh hồn?
    Những tượng thần Bayon bốn mặt
    Từ TP.HCM sang thủ đô Phnom Penh của vương quốc Campuchia chỉ hơn 230km và từ đây lên đến kỳ quan Angkor chỉ khoảng 300km, chỉ tương đương chặng đường bộ từ Sài Gòn đi Nha Trang. Vậy mà đối với nhiều người VN đó là một khoảng cách quá xa.
    Nhiều người vẫn nghĩ về Campuchia như một đất nước chiến tranh triền miên. Ngay người thân trong gia đình khi nghe tôi vác balô trở lại Campuchia cũng ra điều lo lắng: ?oBên đó lộn xộn lắm, làm gì qua hoài vậy??.
    Quả thật còn nhiều bất ổn, một đất nước đã mở toang cánh cửa sau những tháng năm chiến tranh kiệt quệ thì những hệ lụy của nó là điều dễ hiểu. Nhưng người Mỹ, châu Âu, người các nước Đông Bắc Á đã vượt hàng ngàn cây số để được một lần chiêm bái kỳ quan thế giới, còn mình bên cạnh sao lại lạnh lùng!
    Trong những ngày lang thang Angkor, tôi đã gặp khá nhiều đoàn du khách từ VN sang, khi đứng trước Angkor Wat, Angkor Thom hay Bayon, BaKheng? họ đều ngỡ ngàng và chỉ biết thốt lên: kỳ vĩ quá! Vậy mà từ trước đến giờ mới biết.
    Cho dù chi phí một chuyến sang Campuchia bằng đường bộ giá cao hơn đến Thái Lan bằng máy bay, nhưng đa phần đều khẳng định: chỉ riêng quần thể Angkor thôi cũng đáng đồng tiền bát gạo! Thậm chí nhiều người bay thẳng sang Siem Reap mà bỏ luôn chương trình tham quan thủ đô Phnom Penh.
    Chưa bao giờ các chuyến bay từ VN sang Siem Reap lại dày đặc đến thế, mỗi ngày đều có đến tám chuyến bay từ TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và cả Huế nữa. Đó là chưa kể đường bộ từ hai cửa khẩu chính Mộc Bài, Xa Mát (Tây Ninh).
    Một vùng đất rất gần mà cũng rất xa với nhiều gam màu tối sáng trong những ngày gió bụi đã làm tôi tự nhủ khi bộ hành về tới cửa khẩu Xa Mát: tôi sẽ trở lại Angkor, nơi đó vẫn còn bao điều kỳ lạ. Những câu chuyện thần linh của Bayon sẽ không bao giờ cạn?
  8. zesman

    zesman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Tư liệu mà Rubi cung cấp rất hay, mình đã tổng hợp lại thành file pdf, đã liên hệ với nhà báo Binh Nguyên vì dự định đưa bài kí sự này lên trang chủ của một website và được anh đồng ý. Xin góp một ý kiến nhỏ với chị Rubi, về sau, mong chị cho nguồn trích cụ thể khi sử dụng công nghệ Ctrl+C Ctrl+V Rubi nhé. Đối với mọi người không biết sao, chứ mình cảm thấy hơi khó chịu. Chắc là Rubi vội quá nên mất nhỉ, mình cũng đã gặp trường hợp này mà. Dù sao, cũng tập dần việc tôn trọng bản quyền mọi người nhỉ.
  9. abcc098

    abcc098 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    0
    TT - Ngay buổi chiều vừa đến Siem Reap, tôi ra bến xe mới ở đường Sivutha để tìm hỏi thuê xe gắn máy . Một anh xe ôm nói tiếng Việt khá sõi hỏi ngay: ?oThuê xe đi Angkor hả??. Tôi gật đầu. ?oĐể tôi chở cho, đi thăm nàng Lara nhé?.
    Tôi ngạc nhiên và tưởng anh gợi ý vụ gái gú. Hiểu ý, anh xe ôm cười tủm tỉm: ?oKhông phải đi ?oquán gái? đâu, đi thăm đền Ta Prohm - nơi đóng phim Bí mật ngôi mộ cổ, ai đến Siem Reap cũng đòi đi bằng được nơi này?.
    --------------------
    mấy năm trước đoàn làm phim Điệp viên 007 xin phép quay tại VN >Bộ Văn Hoá Thông Tin không cho phép . Hum` . Miễn bình luân . Đất nước mất hàng triệu USD từ du lịch . Nhưng chuyện đó cũng không đáng nói . Việt Nam đã từ bỏ một cơ hội để đưa mình ra thế giới ( Vịnh Hạ Long)
    Được abcc098 sửa chữa / chuyển vào 08:31 ngày 27/10/2005
  10. zesman

    zesman Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2002
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Hi all,
    Hiện giờ mình trong nhóm du lịch Campuchia của mình đang có 1 nam và 2 nữ, đều là dân Nha Trang cả. Bọn mình dự định xuất phát vào đầu tháng 3. Đi rong từ 5 đến 7 ngày. Không biết có ai có hứng thú với vụ này không? Đặc biệt đang cần thêm nam. Đi 1 nam 2 nữ nguy hiểm cho 1 nam kia lắm ;D.
    Mình nói sơ sơ qua về thông tin chuyến đi này. Mục đích chính: khám phá Siem Riep với quần thể Ankor Wat, Angkor Thon. Do tiện đường giao thông nên sẽ lưu lại Phnom Penh. Dự kiến chi phí cho chuyến đi cao nhất là 200 đô. Sẽ có thuận lợi do mình có bạn người Cambodia đã hứa sẽ giúp mình trong chuyến đi này. Trong thời gian đầu tháng 3, anh ta cũng có mặt ở Cambodia.
    Hú, hú, mọi người ơi, khám phá Cambodia đi.
    Được zesman sửa chữa / chuyển vào 21:39 ngày 13/01/2006

Chia sẻ trang này