1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Du lịch Cao Bằng - Bắc Kạn

Chủ đề trong 'Cao Bằng - Bắc Kạn' bởi andythao24, 23/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. andythao24

    andythao24 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/08/2004
    Bài viết:
    3.132
    Đã được thích:
    0
    Du lịch Cao Bằng - Bắc Kạn

    Lên cb mới có 1 lần và cũng chỉ biết đôi chút một số nơi , bạn nào có thể tư vấn tiếp cho tớ với
  2. congaichipheo

    congaichipheo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/08/2004
    Bài viết:
    1.355
    Đã được thích:
    0
    Thế mà tớ cứ tưởng có ai mời đi du lịch chứ lị...
  3. NEUEM_KOLAGIACMO

    NEUEM_KOLAGIACMO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2006
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0


    Thắng cảnh Ngườm Ngao


    [​IMG] Động Ngườm Ngao là một động lớn được hình thành từ sự phong hoá lâu đời của đá vôi. Động nằm trong lòng núi đá vôi cách Thác Bản Giốc 3km, thuộc bản Gun, xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh. Theo số liệu khảo sát của đội khảo sát Hoàng gia Anh năm 1995, động Ngườm Ngao có chiều dài 2.144m, gồm 3 cửa chính, phong cảnh động rất đẹp với những dải thạch nhũ đá đa sắc trải khắp chiều dài động.



    Phja đén ?" tiềm năng du lịch và đầu tư


    [​IMG] Vùng Phja Đén - Phja Oắc bao gồm các xã Thành Công, xã Phan Thanh, xã Quang Thành và thị trấn Tĩnh Túc huyện Nguyên Bình, một huyện miền núi vùng cao nằm ở phía tây của tỉnh Cao Bằng. cách Hà Nội 240km và là nguồn tài nguyên du lịch có giá trị.



    Thác Bản Giốc tuyệt phẩm thiên nhiên


    [​IMG] Thác Bản Giốc được xem là một trong những tặng vật vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho Cao Bằng. Đó là một thác nước cao, hùng vĩ và đẹp vào bậc nhất của Việt Nam. Thác Bản Giốc nằm trên biên giới Việt ?" Trung, thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, cách thị xã Cao Bằng 89km theo tỉnh lộ 206 về phía Bắc, cách thị trấn Trùng Khánh 26km.



    Hồ Thăng Hen ?" huyền thoại hồ trên núi


    [​IMG] Hồ Thang Hen thuộc địa phận huyện Trà Lĩnh, cách thị xã Cao Bằng 25km, hồ hình thoi, chiều rộng khoảng 3000m, chiều dài hơn 1000m, gồm 36 hồ đẹp trên những đỉnh núi cao, cách mặt biển hàng nghìn mét
    Được woshi_cimeixiang sửa chữa / chuyển vào 20:30 ngày 23/08/2006
  4. NEUEM_KOLAGIACMO

    NEUEM_KOLAGIACMO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2006
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0


    Khu di tích rừng Trần Hưng Đạo, nơi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân


    Khu di tích lịch sử rừng Trần hưng Đạo thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, nằm ở hướng Tây Nam cách thị xã Cao Bằng 50Km. Đây là khu rừng nguyên sinh vẫn giữ được vẻ hoang sơ, khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 15-20 độ C.



    Khu di tích Pác Bó


    [​IMG] Pác Bó thuộc xã Trường Hà huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, nằm sát biên giới Việt - Trung, cách thị xã Cao Bằng hơn 40 km. Sau 30 năm ra đi tìm đườngcứu nước và hoạt động ở nước ngoài (từ tháng 6 - 1911), ngày 28/1/1941 (tức ngày 2 tháng giêng năm Tân Tỵ)



    Di tích lưu niệm Hoàng Đình Giong


    Di tích này ở làng Nà Toàn, xã Đề Thám,Thị xã Cao Bằng nơi sinh ra và nuôi dưỡng đồng chí Hoàng Đình Giong. Đồng chí là người dân tộc Tày, sinh năm 1904 là một trong những Đảng viên cộng sản đầu tiên của tỉnh Cao Bằng và cũng là người trực tiếp rèn luyện và xây dựng Đảng bộ Cao Bằng.



    Khu di tích anh hùng liệt sỹ Kim Đồng


    [​IMG] Kim Đồng (tên thật là Nông Văn Dền) sinh tại làng Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng. Ngày 15/5/1941, đồng chí Đức Thanh là cán bộ cách mạng quyết định thành lập Đội nhi đồng cứu quốc tại làng Nà Mạ, gồm có 4 đội viên:Kim đồng,Cao Sơn,Thanh Thuỷ,thuỷ Tiên do Kim Đồng làm đội trưởng.



    Một số Di tích lịch sử trường tồn với thời gian


    [​IMG] Đền Kỳ Sầm thờ Khâu Sầm Đại Vương Nùng Trí Cao ở xã Tượng Cần, huyện Thạch Lâm nay là Bản Ngần, xã Vĩnh Quang, huyện Hoà An, cách Trung tâm thị xã Cao Bằng 5km. Đền được xây dựng để thờ danh nhân lịch sử Nùng Trí cao, người Dân tộc Tày một nhân vật có liên quan đến sự nghiệp mở nước ở thời Lý ( vua Lý Thái Tông thế kỷ XI).



    Một số di tích lịch sử khác


    - Di tích Kéo Lứng: Tại núi Kéo Lứng, năm 1932 đồng chí Hoàng Đình Giong đã tổ chức cuộc họp chỉ đạo thành lập báo Cờ Đỏ, ngày 11/8/1943, tổ chức cuộc tuần thị và nhiều cuộc họp bàn chống địch khủng bố, tổ chức mít tinh, tổ chức các hội cứu quốc.



    Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh với chiến thắng chiến dịch biên giới năm 1950


    [​IMG] Cách thị xã Cao Bằng 60 km, đi theo đường quốc lộ số 4, du khách sẽ đến khu di tích; đây là một trong nhiều khu di tích trên đất Cao Bằng, gắn liền với sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh ,với chiến thắng Chiến dịch Biên giới năm 1950 ,tại Nà Lạn , xã Đức Long huyện Thạch An;
    Được tieuvuongbackan sửa chữa / chuyển vào 19:06 ngày 23/08/2006
  5. anhdangyeu_ls241

    anhdangyeu_ls241 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    2.628
    Đã được thích:
    0
    Cao Bằng hả... Khoái mỗi Rượu Táp Ná....
  6. Grass84

    Grass84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2004
    Bài viết:
    777
    Đã được thích:
    0
    không ngờ Cao Băng - Bắc Kạn lại lắm điểm du lịch đến vậy.... chắc chắn sẽ có một dịp nào đấy mình phải lên đó mới được.
  7. giamdocdaudat

    giamdocdaudat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2006
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    0
    Các địa danh du lịch của Bắc Kạn ( Trích nguồn Sở Thương mại - Du lịch Bác Kạn
    1. Thác Tát Mạ, Bản Vàng - Xã Hoàng Trĩ

    Thác cách Hồ Ba Bể 7 km, thuộc địa bàn xã Hoàng Trĩ, quanh năm nước chảy. Thác có độ cao trên 40 m đổ xuóng như một dải lụa, phía dưới thác tạo thành các hồ nhỏ, các hồ này là những bể tắm tự nhiên rất đẹp.
    Hiện nay Tỉnh đang đầu tư khai thác để tạo nên tour liên hoàn ( Hồ Ba Bể - Thác Tát Mạ - động Hua Mạ) trong khu du lịch sinh thái Hồ Ba Bể.

    2. Điểm du lịch Động Hua mạ

    Điểm du lịch Động Hua mạ, thuộc địa bàn xã Quảng Khê, huyện Ba Bể, mới mở năm 2005. Hiện nay, tỉnh đang đầu tư xây dựng tuyến đường đi lên động và đường đi bộ trong động.
    Động Hua mạ có chiều dài trên 500m, vòm động cao trên 50m, chiều rộng từ 40 đến 50m. Trong động có rất nhiều nhũ đã được hình thành qua nhiều năm với nhiều hình dạng, kiểu dáng rất đẹp. Theo đánh giá của nhiều nhà chuyên môn thì đây là một trong những động đẹp trong khu vực, có thể so sánh với những hang động đẹp của Vịnh Hạ Long.
    Việc đầu tư xây dựng tuyến đường đi lên động và đường đi bộ trong động hy vọng sẽ thu hút nhiều khách đến Bắc Kạn tham quan, du lịch, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn.

    3. Viên ngọc xanh - Hồ Ba Bể

    Hồ Ba Bể là một thắng cảnh thiên nhiên độc đáo của tỉnh Bắc Kạn, nằm cách thủ đô Hà Nội 250 km về phía Tây. Đây là một trong những hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam được hình thành từ rất lâu đời do một biến động địa chất rất lớn làm sụt lở các khối núi đá vôi tạo thành. Tháng 3/2005, Hội nghị Quốc tế về hồ nước ngọt tổ chức tại Mỹ đã xếp Hồ Ba Bể là một trong hai mươi hồ nước ngọt đẹp của thế giới cần được bảo vệ.
    Hồ nằm kẹp giữa hai dãy núi lớn ở Việt Bắc là cánh cung Ngân Sơn và Sông Gâm với những đỉnh núi cao trên 1000m. Hồ có diện tích mặt nước khoảng 500 ha, chiều dài hơn 8 km, nơi rộng gần 2 km, độ sâu trung bình 20 m. Lòng hồ được thắt khúc thành bởi 3 hồ: Pé Lầm, Pé Lù, Pé Lèng nên gọi là Hồ Ba Bể. Trong long hồ có các hòn đảo nhỏ . Trên đảo có rất nhiều phong lan và chim muông. Bao quanh hồ là hệ thống rừng nguyên sinh - Vườn Quốc gia Ba Bể - với diện tích 23.340 ha chứa đựng những tài nguyên lớn về đa dạng sinh học. Toàn cảnh Hồ Ba Bể như một bức tranh thuỷ mặc, mặt nước hồ in đậm bong núi, ***g lộng mây trời.
    Gắn liền với Hồ Ba Bể, có nhiều di tích lịch sử và thắng cảnh độc đáo như: Động Nả Phoòng (Trụ sở Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp), Ao Tiên, Thác Đầu Đẳng, Động Puông, Động Tiên, ?
    Hồ Ba Bể không những độc đáo với khí hậu mát mẻ, trong lành, phong cảnh sơn thuỷ hữu tình hoà quyện với nhịp sống thanh bình, đặc sắc của đồng bào dân tộc mà Ba Bể còn hấp dẫn bởi nhiều sự tích, huyền thoại mang đậm tính nhân văn và có tính giáo dục sâu sắc.
    Đến với Hồ Ba Bể, du khách còn được nghỉ dưỡng trong các bản làng, nhà sàn dân tộc trên núi, ven Hồ, dạo chơi bằng thuyền độc mộc, leo núi dã ngoại, thể thao dưới nước, và nghiên cứu khoa học.
    Với những ưu thế đặc biệt như vậy, Hồ Ba Bể được coi là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn trong quy hoạch phát triển du lịch của cả nước.

    Được giamdocdaudat sửa chữa / chuyển vào 18:07 ngày 26/08/2006
  8. giamdocdaudat

    giamdocdaudat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2006
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    0
    4. Vườn Quốc gia Ba Bể

    Vườn Quốc gia Ba Bể nằm cách thị xã Bắc Kạn khoảng 70km và cách Thành phố Hà Nội khoảng 250 km về phía Bắc. Vườn rộng hơn 23.340 ha với 1.280 loài thực vật thuộc gần 140 họ, trong đó có nhiều loài thực vật quý hiếm được ghi vào Sách Đỏ của Việt Nam và thế giới. Đặc biệt, có 25 loài thực vật có tên trong Sách Đỏ của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN). Đây còn là trung tâm đa dạng và đặc hữu cao nhất về loài lan, không chỉ của Việt Nam mà còn của toàn vùng Đông Nam Á với 182 loài.
    Hệ động vật rất phong phú và đa dạng về số lượng và chủng loại với hơn 600 loài thuộc 27 bộ, trong đó có 66 loài động vật quý hiếm và đặc hữu như phượng hoàng đất, gà lôi, voọc mũi hếch.
    Vườn quốc gia Ba Bể không chỉ là trung tâm đa dạng sinh học hàng đầu mà còn là một danh thắng nổi tiếng của Việt Nam.
    Cuối năm 2004, vườn quốc gia Ba Bể đã được công nhận là Vườn Di sản ASEAN. Hiện nay, Việt Nam đang đề nghị UNESCO công nhận vườn quốc gia Ba Bể Di sản Thiên nhiên thế giới.

    5. Bản du lịch sinh thái Pác Ngòi

    Đây là bản sinh thái văn hoá thuộc xã Nam Mẫu được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận và là một trong 21 điểm thăm quan, du lịch hấp dẫn của Vườn quốc gia Ba Bể.
    Vị trí bản Pác Ngòi ở cuối nguồn con sông Lèng chảy vào hồ và nằm chạy dài ven khu vực hồ 1. Mùa khô vùng này hình thành bãi bồi phì nhiêu và cả bản Pác Ngòi nổi bật giữ bãi ngô xanh biếc, Mùa mưa nước hồ dâng lên, bản Pác Ngòi có dịp nghiêng mình soi bóng nước hồ trong xanh.
    Đến Bản Pác Ngòi du khách có được những giây phút thoải mái, nghỉ dưới những mái nhà sàn và tham gia, cảm thụ những sinh hoạt văn hoá với người dân địa phương, thưởng thức những món ăn bản địa. Đêm đến, bên bếp lửa bập bùng và hoà cùng lời ca của những thiếu nữ Tày.
    Với những đặc trưng về văn hoá, cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời tạo cho Pác Ngòi trở thành bản làng sinh thái hấp dẫn đối với mọi du khách.
    Hiện nay bản du lịch sinh thái - văn hoá Pác Ngòi đã có trên 20 nhà sàn đủ tiêu chuẩn và được phép đón khách du lịch. Đây là nơi khách du lịch tìm hiểu văn hoá và cuộc sống sinh hoạt của người dân tộc đặc biệt là khách du lịch quốc tế.

    6.Thác Đầu Đẳng

    Đây là điểm tận cùng của con sông Năng (thuộc huyện Ba Bể) trước khi chảy sang đất Tuyên Quang. Tương truyền ngày xưa, Tài Ngào (có nghĩa là người khổng lồ theo cách gọi của dân địa phương) đã dùng đôi tay mình bới đá xuyên thủng núi tạo ra động Puông. Số đá này được ông ta ném xuống khu hạ lưu tạo thành thác Đầu Đẳng. Thác dài khoảng 2 km, độ dốc khoảng 500 m. Thác Đầu Đẳng có loài cá Chiên quý, có con nặng trên 10 kg.
    Thác nước ngoạn mục, kì vĩ hoà với phong cảnh rừng nguyên sinh tạo ra ấn tượng khó quên cho du khách khi đến Bắc Kạn.

    7.Động Puông

    Động Puông nằm trên dòng sông Năng, cách trung tâm hồ Ba Bể 5 km. Động là nơi con sông Năng chảy xuyên qua dãy núi đá vôi Lũng Nham. Động có độ dài 300m. Chiều cao trung bình động khoảng 25-30 m. Động có nhiều cột nhũ đá hùng vĩ, thay đổi màu sắc theo mùa và theo thời tiết. Lòng động rộng lớn, và có mấy tầng do những trận đại hồng thuỷ sinh ra. Trong động có khoảng vài chục vạn con dơi sinh sống và trú ngụ.
    Cách cửa động Puông khoảng 100 m, trên lưng chừng vách đá có nổi lên bức tượng bằng đá hình Bác Hồ đang nhìn chăm chú xuống dòng sông. Đi sâu vào trong động là những thửa ruộng bậc thang (ruộng Bà Goá bằng đá), và buồng tiên chơi cờ bằng đá thạch nhũ sang long lanh.
    Từ xa xưa, động Puông là căn cứ địa của nhà Mạc.
    Ngày nay, với thế ?oNhất Giang Xuyên Thạch?, động Puông xứng đáng là điểm du lịch sinh thái độc đáo và hấp dẫn nằm trong cụm du lịch hồ Ba Bể và phụ cận.

    8. Động nàng tiên huyền diệu

    Động Nàng Tiên là môt thắng cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp nằm ở dãy núi Phja Trạng thuộc xã Lương Hạ huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn. Từ thị trấn huyện Yến Lạc đi theo hướng tây bắc 5km là tới động Nàng Tiên.
    Đây là hang đá tự nhiên có từ lâu đời, theo truyền thuyết để lại: ngày xưa có bảy cô tiên trên trời bay xuống hạ giới tắm mát dưới chân núi Phja Trạng vì mải vui với cảnh đẹp trần thế nên trời tối lúc nào cũng không biết, không kịp bay về trời các cô tiên liền chạy về phía bìa rừng trú ẩn. Trời động lòng thương đã tạo ra một cái động để các cô tiên trú ngụ vì thế ngày nay dân bản gọi hang động đó là động Nàng Tiên. Nhìn từ xa quang cảnh động Nàng Tiên như một nàng thiếu nữ đang nằm ngủ sẽ không thể nói hết được những cảnh sắc của thiên nhiên nơi đây và những kiệt tác điêu khắc của tạo hoá nếu như không nói đến các cảnh đẹp do măng đá và nhũ đá tạo nên như buồng tiên nữ, rồng bay phượng múa voi chầu hổ phục, đàn lợn tiên, những thửa ruộng bậc thang có nước mát chảy xuống xung quang gọi là suối tiên....
    Động ăn sâu xuống lòng núi khoảng 60m, cửa động có chiều cao 6m rộng 6m, trần cao từ 30- 50m , Động còn có nhiều đường ngách đi đến các hướng khác nhau có chiều dài từ hàng trăm đến hàng nghìn mét.
    Ngày 13 tháng 09 năm 1999 Bộ văn hoá thông tin đã cấp quyết định công nhận động Nàng Tiên là danh lam thắng cảnh cấp quốc gia đây là một minh chứng cho giá trị đặc biệt của hang động này.
    Na Rì không chỉ có thắng cảnh Động Nàng Tiên Quý khách đến đây sẽ được thăm quê hương đồng chí Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, sẽ thấy được cảm giác bồng bềnh trong mây khi vượt đèo áng Toòng, được khoả chân trong làn nước mát trong vắt của thác Giềng và nhiều thác nhỏ khác tràn ra từ các khe núi trên đường đi, thăm thác Nà Đăng, mỏ vàng Kim Hỷ, khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ nơi còn lưu giữ nhiều loài động thực vật quý hiếm với diện tích rừng 6000 ha, thăm phố cổ tại thị trấn Yến Lạc và nhiều di tích lịch sử cách mạng xưa như Pò Két, hang Cóc Pục....Na Rì còn có nhiều đặc sản được nhân dân trong vùng và khách phương xa ưa thích như thịt lợn quay (được ướp tẩm và bọc bên trong những hương vị rất đặc biệt), miến dong Côn Minh (loại miến dong nguyên chất có màu hơi sẫm được chế biến từ những cây dong trồng trong núi đá), bánh khảo v..v..

    9. Điểm du lịch Phya Khao - Chợ Đồn

    Phya Khao có độ cao trung bình 800 m so với mực nước biển, khí hậu ôn hoà, môi trường trong sạch. Thời kỳ thực dân Pháp đô hộ nước ta, khi đến chợ Đồn để khai thác quặng, chúng đã tìm ra điểm du lịch này và cho xây dựng tại đây một khu nhà nghỉ an dưỡng. Hiện nay, tại đây vẫn còn vết tích của các khu nghỉ dưỡng này.
    Điểm du lịch Phya Khao nằm trong quần thể di tích chiến khu Việt Bắc, thuận lợi cho việc phát triển du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, leo núi.

  9. giamdocdaudat

    giamdocdaudat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2006
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    0
    10 .Điểm du lịch Thác Roọm

    Nằm cách thị xã Bắc Kạn 8 km theo đường tỉnh lộ Bắc Kạn, Chợ Đồn, điểm du lịch Thác Roọm là một quần thể bãi đá, sông núi rất đẹp hoà với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng. Tại đây, một nhánh của sông Cầu bị chắn lại bởi một bãi đá lô nhô dài khoảng 1 km tạo nên một phong cảnh kỳ thú.
    Hiện nay, Sở Thương mại - Du lịch Bắc Kạn đang có kế hoạch xây dựng Thác Roọm thành điểm du lịch phụ cận của thị xã Bắc Kạn tạo thành điểm du lịch cuối tuần với các loại hình du lịch vui chơi giải trí, thể thao, leo núi, cắm trại.

    11.Ao Tiên

    Ao Tiên là một hồ nước nhỏ, rộng khoảng 3 ha. Ao nằm ở lưng chừng núi đá vôi có hình bầu dục, được bao bọc bởi cây cối bốn mùa xanh tươi. Nước ao luôn trong vắt. Ngồi bên bờ ao, du khách có thể thoả thích ngắm nhìn đàn cá, tôm bơi lội. Thấp thoáng, trên các bụi cây, từng bầy khỉ tự nhiên nô đùa. Xung quanh ao là những cánh rừng nguyên sinh. Tại ao này, vào những ngày có gió rét, và mưa bui thì nước ao đổi màu nâu, và vẩn đục. Hồ Ba Bể cũng đổi màu theo. Theo người địa phương, đó là hiện tượng Phạ bứa pya (Trời duốc cá).
    Ao Tiên đẹp bởi sự bởi sự kín đáo khó có nơi nào sánh nổi. Khí hậu ở đây rất mát mẻ, ôn hoà.
    Du khách muốn thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên huyền bí, hãy đến với Ao Tiên.

  10. giamdocdaudat

    giamdocdaudat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2006
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    0
    Các di tích lịch sử của Bắc Kạn ( trích nguồn Sở Thương mại Du lịch - Bắc Kạn)
    1.Bản Ca ?" Nơi ở và làm việc của Hồ Chủ Tịch năm 1947

    Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc tại nhiều nơi thuộc An toàn khu Chợ Đồn, trong đó có Bản Ca, xã Bình Trung.Người đã sống và làm việc ở đây gần 1 tháng (từ 7/12/1947 đến cuối tháng 12/1947).
    Trong thời gian này, Bác Hồ đã ra nhiều Sắc lệnh, Chỉ thị, Thư từ và đặc biệt là ra Lời kêu gọi đồng bào cả nước chung sức, chung lòng hướng vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Thời kỳ sống và làm việc ở Bản Ca, Hồ Chủ Tịch sinh họat rất giản dị và gần gũi với mọi người.
    Hơn 50 năm đã trôi qua, hiện khu vực lán của Hồ Chủ Tịch chỉ còn lại dấu tích của nền lán bên cạnh cây cọ già cùng một số loại cây khác. Hai hiện vật còn lại là cái kiềng nấu ăn cho Người và chiếc áo dạ đen của Người tặng cho gia đình cụ Bàn Văn Trai. Gia đình ông Trai đã tặng lại Bảo tàng Bắc Thái (cũ) vào đầu những năm 1990. Các hiện vật này vẫn đang được lưu giữ ở Bảo Tàng Thái Nguyên.
    Được xác định là một trong những địa điểm di tích nằm trong khu di tích lịch sử về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong ATK nói chung và tại huyện Chợ Đồn nói riêng trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, ngày 28/6/1996, Bản Ca được Bộ Văn hóa- Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
    2. Nà Pậu - Nơi ở và làm việc của Hồ Chủ tịch đầu năm 1951
    Đầu năm 1947, Trung ương Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch đã trở lại Việt Bắc, cái nôi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đầu năm 1951, Người đến làm việc tại đồi Nà Pậu, thuộc Bản Thít, xã Lương Bằng (Chợ Đồn). Tại đây, Người đã viết nhiều bức thư và điện mừng gửi đến các cơ quan, đoàn thể trong và ngoài nước.
    Cũng trong thời gian này Ngưòi còn viết nhiều bài báo, ký nhiều quyết định quan trọng góp phần đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta đến thắng lợi. Đồng thời Ngừời còn đi thăm một số cơ quan của Trung ương Đảng, quân đội đóng trên địa bàn Chợ Đồn, động viên tinh thần cán bộ chiến sĩ, đồng bào hăng hái thi đua giết giặc và lao động sản xuất phục vụ cuộc kháng chiến.
    Chiều ngày 7/2/1951, Hồ Chủ Tịch rời Nà Pậu- Lương Bằng lên đường đi dự Đại Hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng ở Chiêm Hóa (Tuyên Quang).
    Năm 1996, Nà Pậu được Bộ Văn Hóa- Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
    3. Nà Tu - Nơi Hồ Chủ tịch đọc tặng thanh niên 4 câu thơ nổi tiếng
    Nà Tu là nơi Bác Hồ đến thăm đơn vị thanh niên xung phong 312 ngày 28/3/1951 và tặng toàn thể cán bộ, đội viên thanh niên xung phong bốn câu thơ:
    ?oKhông có việc gì khó
    Chỉ sợ lòng không bền
    Đào núi và lấp biển
    Quyết chí ắt làm nên?
    Tháng 6/1950, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Biên giới. Để đáp ứng yêu cầu to lớn của cuộc kháng chiến, không những chỉ cần huy động hàng chục nghìn dân công mà còn phải tổ chức thêm một lực lượng trẻ, khỏe để phục vụ kháng chiến. Lực lượng này bao gồm những thanh niên tình nguyện, đội quân chủ lực trong dân công để mở đường. Hồ Chủ tịch đã trực tiếp chỉ thị cho Trung ương Đoàn thanh niên cứu quốc Việt Nam thành lập Đội thanh niên xung phong để phục vụ chiến trường.
    Ngày 15/7/1950, Đội thanh niên xung phong được thành lập. Chiến dịch Biên giới mở đầu những trang sử vẻ vang của đội.
    Ngày 19/3/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh tới vùng biên giới để kiểm tra việc sửa chữa cầu đường từ Thái Nguyên đi Cao Bằng, thăm lực lượng thanh niên xung phong mở đường và một số đơn vị vận tải, kho tàng dọc tuyến.
    Ngày 28/3/1951, tại khu rừng Nà Tu, Hồ Chủ Tịch đã đến thăm đơn vị thanh niên xung phong làm nhiệm vụ bảo vệ cầu Nà Cù.
    Ngày 18/3/1996, di tích lịch sử Nà Tu được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng cấp quốc gia. Xã Cẩm Giàng, (Bạch Thông) được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Năm 1996-1997, điểm di tích lịch sử Nà Tu được xây dựng 3 hạng mục công trình (cổng, bức tường ghi 4 câu thơ và bia tưởng niệm nơi Bác Hồ đứng nói chuyện).
    Năm 2001, tỉnh Bắc Kạn chỉ đạo các ngành tu sửa, nâng cấp khu di tích này.
    4. Bản Bằng - Nơi gặp mặt của đoàn quân Nam tiến và Bắc tiến.
    Đây là căn cứ quan trọng của Đảng ta trong những năm 1943-1945. Nhiều đồng chí lãnh đạo cách mạng của Đảng như: Võ Nguyên Giáp, Hoàng VănThái, Lê Dục Tôn, Nông Văn Quang, Nông Văn Lạc, Chu Văn Tấn? đã sống và làm việc tại Bản Bẳng.
    Trong thời gian họat động cách mạng ở Cao Bằng, nắm rõ phong trào cách mạng trong nước, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã chỉ thị cho lãnh đạo hai căn cứ cách mạng Cao Bằng và Bắc Sơn- Võ Nhai mở ?ocon đường quần chúng cách mạng? nhằm khai thông liên lạc từ hai căn cứ cách mạng này với Trung ương Đảng ở miền xuôi.
    Ngày 28/6/1996, Bản Bẳng được Bộ Văn hóa ?" Thông tin công nhận là di tích lich sử cấp quốc gia. Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Nghĩa Tá được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hung lực lượng vũ trang nhân dân vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
    5. Nà Quân - Nơi đặt hội trường làm việc của Trung ương Đảng năm 1951-1952
    Nà Quân thuộc xã Bình Trung (Chợ Đồn) là nơi cơ quan Trung ương Đảng đặt Hội trường làm việc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1950-1952. Các xã Lương Bằng, Nghĩa Tá đều là cơ sở liên lạc của các đồng chí cán bộ Trung ương Đảng trong những năm 1950-1952.
    Hội trường Trung ương Đảng trước đây làm bằng tre, nứa lá, nay chỉ còn hai nền nhà. Trước và sau nền hội trường có nhiều hầm hào. Hiện vật còn lại một đĩa men to hình tròn kiểu men Trung Quốc và một đĩa men nhỏ, hình tròn kiểu men Bát Tràng.
    Ngày 18/3/1996, Nà Quân được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhân di tích lịch sử cấp Quốc gia.
    6. Khuổi Linh - Nơi ở và làm việc của đồng chí Trường Chinh và văn phòng Trung ương Đảng năm 1950.
    Khuổi Linh (thuộc xã Nghĩa Tá, huyện Chợ Đồn) là nơi ở và làm việc của đồng chí Trường Chinh, nguyên Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng và văn phòng Trung ương từ tháng 8 đến tháng 12 năm 1950. Nơi ở của đồng chí Trường Chinh nằm trên sườn đồi, chỗ làm việc nằm trên đỉnh một mỏm đồi kê sát nơi ở thuộc chân núi Khau Bon. Khu vực văn phòng Trung ương Đảng nằm trên một quả đồi gần nơi ở của đồng chí Trường Chinh. Khu di tích Khuổi Linh ở vào vị trí rất hiểm trở nhưng giao thông lại rất thuận lợi cho việc liên lạc đi các hướng.
    Ngày 18/3/1996, Khuổi Linh được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Năm 2000, xã Nghĩa Tá được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
    7. Đồi Khau Mạ - Nơi ở và làm việc của Đồng chí Phạm Văn Đồng (1950-1951)
    Đồi Khau Mạ thuộc bản Vèn, xã Lương Bằng (Chợ Đồn) là nơi đồng chí Phạm Văn Đồng nguyên Thủ tướng Chính phủ cùng cơ quan Văn Phòng Chính phủ ở và làm việc từ đầu năm 1950 đến mùa hè năm1951.
    Tại nơi này, đồng chí Phạm Văn Đồng đã cùng với Trung ương Đảng, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân Dân Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Chủ Tịch Hồ Chí Minh tổ chức họp bàn mở chiến dịch biên giới năm 1950, mở ra thời kì mới cho cách mạng Việt Nam.
    Có thể nói, trong thời kì ở chiến khu Việt Bắc, đặc biệt là thời kì sống và làm việc ở Khau Mạ - Bản Vèn (Lương Bằng), Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có nhiều hoạt động tích cực cùng với Trung ương Đảng và Bác Hồ lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi hoàn toàn.
    Năm 1996, nhân dân xã Lương Bằng đã vinh dự đón nhân Bằng di tích lịch sử do Bộ Văn hóa- Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia.
    8. Chiến thắng Phủ Thông
    Đồn Phủ Thông nằm trên địa bàn thị trấn Phủ Thông, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, cách thị xã Bắc Kạn 19 km về phía Bắc- Đông Bắc. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Bắc Kạn là căn cứ địa kháng chiến, vùng trọng điểm trong các kế hoạch tấn công lên Việt Bắc của thực dân Pháp Thu - Đông năm 1947. Ngày 8/10/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi bộ đội, dân quân, du kích và toàn thể đồng bào ra sức tiêu diệt địch. Bước sang năm 1948, quân ta mở chiến dịch Xuân ?" Hè. Phát huy thắng lợi của trận mở màn, và được sự tăng cường của một số đơn vị chủ lực, đêm 12/3/1948 quân ta lại tập kích đánh vào đồn Phủ Thông. Trận Phủ Thông đã được Trung ương Đảng, Bộ Tổng chỉ huy biểu dương, tiểu đoàn 11 được mang danh hiệu ?oTiểu đoàn Phủ Thông?. Sau trận Phủ Thông ngày 25/7/1948, quân địch ở các cứ điểm không dám càn quét, sạo sục các vùng xung quanh, ta giành được chủ động trên địa bàn Bắc Bạch Thông.
    Ngày 27/3/1998, đồn Phủ Thông được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử. Ngày 1/6/1999 nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân thị trấn Phủ Thông vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
    9- Chiến thắng Đèo Giàng
    Đèo Giàng nằm trên Quốc lộ 3, giáp ranh giữa hai huyện Bạch Thông và Ngân Sơn. Nơi đây, trong kháng chiến chống thực dân Pháp, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng vang dội và đã đi vào trang lịch sử hào hùng của dân tộc. Đây là trận đánh có quy mô lớn nhất so với các trận phục kích đánh địch khác ở khu vực đèo Giàng. Từ trận thắng vang dội này, Đèo Giàng đã trở thành một địa danh lịch sử gắn liền với những chiến công oanh liệt của Quân và dân ta trong chiến dịch phản công Việt Bắc Thu- Đông 1947.
    Di tích lịch sử Đèo Giàng trở thành niềm tự hào của Quân đội nhân dân Việt Nam và quân dân Bắc Kạn. Đèo Giàng đã được Bộ Văn hóa ?" Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Chia sẻ trang này