1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Du lịch Cao Bằng - Bắc Kạn

Chủ đề trong 'Cao Bằng - Bắc Kạn' bởi andythao24, 23/08/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. giamdocdaudat

    giamdocdaudat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/08/2006
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    0
    10. An toàn khu (ATK)
    An toàn khu (ATK) thuộc huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn là điểm du lịch có ý nghĩa lịch sử quan trọng. ATK nằm trong quần thể di tích lịch sử cách mạng ?oChiến khu Việt Bắc? của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ 20 gồm Tân Trào, Định Hoá, Chợ Đồn?
    Gắn liền với khu ATK Chợ Đồn có các di tích lịch sử như Nà Pậu (xã Lương Bằng, Chợ Đồn) là nơi ở và làm việc của Bác Hồ năm 1951. Đồi Khau Mạ (xã Lương Bằng, Chợ Đồn) là địa điểm gặp gỡ giữa 2 đoàn quân Nam tiến và Bắc tiến năm 1945. Di tích lịch sử Khuổi Linh (xã Nghĩa Tá, Chợ Đồn) là nơi ở và làm việc của đồng chí Trường Chinh và Văn phòng TW Đảng những năm 1950-1951? Tại đây còn có khu C là khu căn cứ dự kiến của TW Đảng ta thời kỳ máy bay Mỹ bắn phá ác liệt miền Bắc. Nơi đây là cả toà nhà 4 tầng với đầy đủ hệ thống giao thông, sinh hoạt, ăn ở nằm trong lòng một núi đá lớn cách huyện lỵ Chợ Đồn 2 km.
    Hiện nay, khu ATK Chợ Đồn nằm trong quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử cách mạng ?oChiến khu Việt Bắc? của Chính phủ. Nơi đây rất thích hợp với loại hình du lịch núi, du lịch về nguồn, tham quan nghiên cứu lịch sử cách mạng, văn hoá dân tộc.
    11. Chùa Thạch Long
    Hay còn gọi (con Rồng đá) đó là một ngôi chùa nằm trong một động đá lớn của núi Thạch Long song song với đường quốc lộ 3. Từ thị xã Bắc Kạn xuôi về Thái Nguyên đến km 19- 20 nhìn sang bên tay phải là thấy cổng chùa Thạch Long.
    Không biết từ bao giờ nơi đây trở thành chùa thờ Phật, đức Thánh và thờ Mẫu. Theo chuyện kể của những vị cao niên thì ngày xưa, cách đây đã lâu lắm rồi khi nhân dân xã Vi Hương đi rước tượng thờ về chùa làng mình là Hoa Sơn (trên đỉnh dãy núi Phja Bjoóc) về qua núi Thạch Long phát hiện trong núi có hang động tự nhiên đẹp quá liền rước tượng vào thờ tại đây nhưng cho tới thế kỷ thứ 19 Chùa Thạch Long mới được nhân dân chính thức thờ tự, chủ yếu là chùa thờ Phật. Do cấu tao đặc biệt của chùa và là nơi kín đáo, bí mật nên triều đại nhà Lý lấy chùa làm pháo đài để đánh quân Tống, đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp chùa được sử dụng làm nơi sản xuất vũ khí và kho chứa vũ khí, cũng từ đó dân làng chấm dứt việc lên lễ chùa. Từ năm 1949 đến năm 1950 Bác Hồ có ba lần đến đây và năm 1950 Bác đã nghỉ lại đây một đêm. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 Chùa trở thành Trạm vận chuyển vũ khí Bắc Thái. Hoà bình lập lại Chùa được trao trả về địa phương để nhân dân lập lại việc thờ tự.
    Toàn bộ hệ thống động Chùa Thạch Long được chia làm hai phần : Phần thứ nhất là Hạ điện (chùa âm) phải đi vòng bằng đường mòn theo sườn núi khoảng 80 m lòng động này cao 6m rộng 6m bên trong đặt bàn thờ và có ngách ăn sâu vào trong. Phần thứ hai đi thẳng từ chân núi lên theo các bậc xếp đá là tới cửa động, nhìn trông như miệng một con rồng đang há; Hệ thống lòng động được chia làm hai phần, Trung điện là tầng giữa biểu tượng cho thế gian, Thượng điện là tầng cao nhất biểu tượng cho Thiên đình, trong lòng động rất rộng thoáng và đẹp có thể coi như một kiệt tác kiến trúc của thiên nhiên khá hoàn hảo và tuyệt mỹ.
    13. Đền thắm linh thiêng trầm mặc

    Đền Thắm nằm cách thị trấn Chợ Mới 600m về hướng Tây bắc ở vào địa thế dựa vào chân núi Quần Thung nhìn ra ngã ba con sông cầu (xưa gọi là khúc sông Tràng Cổ) đây là đền thờ một vị nữ tướng có tên là Thắm- người có công lớn trong công cuộc chống giặc Cờ Đen vào nửa cuối thế kỷ 19.
    Quần thể đền gồm: Đền chính, miếu Cô Thắm và miếu Sơn Thần. Hệ thống Đền là một toà nhà ba gian có diện tích rộng 8m dài 8,5m cao 5m gồm hai gian Tiền Tế và Hậu Cung bên trong treo các bức hoành phi câu đối và đặt các bức tượng thờ: ban ngũ vị tôn ông, ban Bách Linh, đức thánh Trần Hưng Đạo, mẫu Thượng Thiên, Phật Quan Âm; bên trái đền là miếu cô Thắm với kiến trúc bê tông cuốn vòm có kích thước 3,5- 2,5m, trên bệ thờ là tượng cô thắm mặc áo xanh, phía trước và hai bên có bát hương, đặc biệt phần dưới bệ thờ có đôi chim phượng được tạc bằng đá có hoa văn mang phong cách Hậu Lê (TK 18).
    Trước đây đền là nơi thờ Sơn thần, Thuỷ thần để cầu cho thuyền bè được qua lại bình yên. Cho đến cuối thế kỷ thứ 19 đền được tu bổ và thờ phụng vị nữ tướng có công lớn đánh giặc Cờ Đen là Cô Thắm. Sự tích đền Thắm được kể lại rằng: ngày xưa có một cô gái rất xinh đẹp là con ông lão đánh cá nghèo ở làng chài ven sông Tràng Cổ tên là Thắm, vừa xinh đẹp lại chăm chỉ nết na hiền dịu cô Thắm được các chàng trai quanh vùng rất yêu mến ai cũng muốn được kết duyên cùng cô gái nhưng không may tiếng đồn về sắc đẹp của cô vang xa, tên chúa Mường trong vùng đã dùng quyền lực bắt cô về làm vợ hắn, sống trong khổ cực trăm bề, tên chúa Mường lại làm tay sai cho giặc, cô liền tìm cách trốn thoát ra khỏi gia đình đó và đứng lên tập hợp dân nghèo đánh giặc, được tin Cô Thắm trở thành vị nữ tướng chống giặc Cờ Đen, muốn lập công tên chúa Mường đã dẫn quân giặc đến đánh cô- một trận kịch chiến đã diễn ra tại ngã ba sông Tràng Cổ, Nàng chỉ huy quân lính đánh giặc như phạt lau, nhưng không may cho Nàng một mũi tên thuốc độc đã bay đến và cô Thắm anh dũng hy sinh, tức giận quân lính của Cô quyết chiến đánh tan quân giặc trả thù cho Cô, Và để tưởng nhớ vị nữ tướng dũng cảm nhân dân đã lập đền thờ cô Thắm trên nền nhà cũ của bố con Cô ngày xưa và từ đó nhân dân cũng quen gọi là đền Thắm.
    Vào những ngày đầu xuân, cùng với lễ hội chùa Thạch Long đền Thắm Đền Thắm cũng tưng bừng mở lễ hội (hội bắt đầu từ ngày 6 tháng giêng đến mồng 6 tháng 4 âm lịch) thu hút rất đông đảo du khách thập phương và nhân dân trong vùng.
  2. NEUEM_KOLAGIACMO

    NEUEM_KOLAGIACMO Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2006
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    hix phê nũa rùi nè. tui thấy pà con co ve khoái cái ao tù Ba Bể ghê. Tui chỉ tham gia thế nay thui.
    Các pa muốn đi hồ Ba Bể chơi thì tốt nhất nên đi vào dịp hội hồ hix cứ đi khác biết hix. Nếu đi bằng xe riêng thì nên đi qua đường Định Hoá qua Chợ Đồn đường đó là ngắn nhất hịp. Còn nếu đi xe khách thì lên bến xe Bắc kạn chuyển xe Chợ Rã Ba Bể tiện nhất hix thui hết ruợu rùi tui về đây chú ý trên hồ chỉ có xuồng đi chơi hồ thui muốn vào bản thì phải đi xe ôm. Có gì sai sót sửa dùm nha MOD.
  3. traitimdoi

    traitimdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2005
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Cho mình tham gia box Cao Bằng với, cần tìm hỉu vìa quê chồng tương lai Box này lập đúng lúc mình đang cần hì hì, chào pà kon
  4. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Mùa Xuân năm 1975 tôi đi xẻ gỗ trên núi rừng Đèo Gió .
    Bạn nào biết Đèo Gió, xin kể cho tôi biết với ?
    Có hình chụp thì càng tốt .
    Lúc ấy tôi đi qua đỉnh đèo Gió, rẽ tay Phải, rồi đi vòng vèo một
    quãng không xa, đến bản quên mất tên, nhưng hàng ngày rời
    bản lên núi xẻ gỗ thì nhìn thấy quãng đường phẳng trên đèo.
    Tôi xẻ gỗ Lát, nhưng một ông già nói, đó không phải gỗ Lát,
    vì quanh đèo Gió không có cây gỗ Lát mọc .
    Sau đó tôi đi gần một ngày mới đến Bản Quản, xã Hương Nê,
    xẻ gỗ quanh đó một tháng. Người chủ thuê tôi xẻ gỗ là một
    cán bộ Phòng Giáo Dục huyện Ngân Sơn . Ai gần nhà và có
    quen biết ông, xin cho tôi gửi lời hỏi thăm sức khoẻ nhé . Cho
    gửi lời thăm sức khoẻ của các bản xung quanh nữa . Ở Bản
    Quản, nhiều gỗ Lát lắm, tuy không đẹp và cứng bằng gỗ Lát
    bên Tây Bắc .
    Tôi ước mơ một ngày được trở lại ViêtBắc, được làm nhà trên
    đèo Gió thì càng hay, xin nhà nước cho trồng một rừng Trám,
    Trám Trắng, Trám Đen, rồi hái quả, đóng hộp, xuất khẩu ra
    Âu Mỹ, kiếm tiền xây dựng Đèo Gió, Ngân Sơn thành nơi du
    lịch và nghỉ mát . Ở Mỹ người ta gọi Trám là quả Olive.
  5. tieuvuongbackan

    tieuvuongbackan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2006
    Bài viết:
    2.411
    Đã được thích:
    0
    Thạch Long- Chùa trong hang đá
    Chùa Thạch Long thuộc xã Cao Kỳ huyện Chợ Mới (Chợ Mới) được mệnh danh là chùa thiêng trong hang đá. Chứa trong mình nhiều sự tích, nhiều huyền sử đẹp, chùa Thạch Long thu hút hàng ngàn khách thập phương tới dự hội và dâng lễ để cầu phúc, cầu lộc, cầu tài mỗi dịp xuân về.
    Dâng lễ lên chùa vào ngày mùng Bảy tháng Giêng hằng năm.

    Nhiều người nói rằng, đi khắp bắc chí nam chưa thấy chùa nào nằm trong hang núi đá rộng, sạch mà thoáng như chùa Thạch Long. Tăng ni Phật tử tới dự hội có thể vào hang lễ Phật tới hàng ngàn người. Chuyện kể rằng, ngày xưa, người dân xã Vi Hương- Bạch Thông xuôi sông Cầu rước tượng Phật Thích Ca về thờ ở làng mình là Hoa Sơn, trên đỉnh dãy núi Phja Bjoóc. Tượng Phật bằng vàng rất nặng nên khi ngược lên Vi Hương phải kéo bằng mảng. Đến vằng Bó Mi thuộc xã Cao Kỳ ngày nay, mảng cứ xoay tròn không sao đi được. Trời đã tối, đêm ấy, người đi rước tượng phải căng lều ngủ tại vằng Bó Mi để hôm sau tính tiếp. Sáng hôm sau tỉnh dậy, họ hốt hoảng không thấy Đức Phật đâu. Người đi rước tượng đành thắp một bó nhang to và khấn: ?oNếu ngài muốn ở đây thì con đành thuận theo ý ngài, nhưng ngài hãy cho con biết nơi ngài đang thượng tọa để con cháu đời sau thờ phụng hương khói?. Dứt lời, bó nhang cuộn khói bay sang bên kia bờ sông, luồn mãi vào trong núi. Người rước tượng cứ đi theo khói nhang ấy và phát hiện ra một hang động tuyệt đẹp, rộng thênh thang. Đức Phật Thích Ca đã ngự tọa ở chốn cao nhất.
    Biết hang đá thiêng, từ đó dân làng lập chùa ngay tại hang đá này. Chùa có tên Thạch Long, (con rồng đá) là vì hang động nằm trong núi đá, cổng hang có hình miệng con rồng đang há.
    Chùa có hai phần chính. Phần thứ nhất chùa Thiên. Chùa này nằm ở trên cao, có một bậc đá xếp từ chân núi lên dẫn thẳng tới cửa động. Gian cao nhất thờ Đức Phật Thích Ca. Ở gian trung, trên bệ cao nhất có ảnh thờ Bác Hồ. Phần thứ hai của chùa là chùa Âm, đường đến chùa Âm phải đi vòng quanh sườn núi. Cửa vào chùa Âm hẹp hơn chùa Thiên một chút. Lòng hang cũng không rộng bằng chùa Thiên. Ước chừng cao khoảng 6m, rộng 6m và có ngách ăn sâu vào bên trong. Cả chùa Thiên và chùa Âm đều có nhiều tượng thiên tạo hình các Chư Phật. Trong lòng chùa Thiên, vách đá tự chia thành từng múi như những chiếc lọng cao và sang trọng che cho các vị Chư Phật ngồi dưới.
    Cụ Nguyễn Thị Sọi, người xã Cao Kỳ, thủa còn chăn trâu cắt cỏ được nghe người già kể lại rằng. Ngày mới lập chùa, cần phải tạc tượng Phật. Gỗ mít là thích hợp nhất để làm việc này. Ở chân núi chùa có một cây mít to, dân làng đã chặt rồi nhưng không tài nào bửa đôi để tạc tượng được. Họ bèn lên chùa khấn Đức Phật Thích Ca giúp bửa đôi cây mít. Tức thì, mít tự bửa làm đôi. Bà con tha hồ tạc được rất nhiều tượng Chư Phật, tượng Hộ Pháp.
    Trước đây, tại chùa Thạch Long này còn có một lệ rất đáng sợ là khách thập phương mỗi năm đi dự hội đều có một người ốm chết. Khách đến hội chùa mỗi năm càng thưa dần. Nguyên nhân của việc này được kể lại như sau: Một đêm, có một người đàn ông đi đánh cá thấy 4 người con gái xinh đẹp đang tắm. Thấy người lạ, bốn cô gái chạy về phía Chùa rồi chui xuống một cái hố rất sâu. Người đánh cá đuổi theo nhưng đến đó thì mất dấu. Thất thểu trở lại sông thì anh lại thấy vẫn 4 cô gái ấy vẫn đang nô đùa. Thấy động 4 cô biến thành 4 cái lá dáy to dập dềnh trên mặt nước. (Dáy là loài cây có rất nhiều ở khu vực Cao Kỳ). Sáng hôm sau, người đánh cá mới đem chuyện này kể lại cho dân làng. Họ kéo nhau lên Chùa, đến cái hang sâu hun hút kia. Họ thả một nắm trấu xuống thì thấy trấu theo nước chảy ra khe Vằng Cộc thuộc xã Hoà Mục, thông ra sông Cầu. Biết đó là đường mà Diêm Vương hằng năm lên bắt người, dân làng hò nhau lấp cái hang đó đi. Từ đó, không còn cảnh mỗi năm chết một người nữa, chùa lại đông khách thập phương tới hương khói và dự hội.
    Không chỉ chứa trong mình nhiều huyền tích, chùa Thạch Long còn là một di tích lịch sử, là niềm tự hào của bà con xã Cao Kỳ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Theo nhiều vị cao niên trong khu vực xã Cao Kỳ kể lại thì trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác Hồ đã 3 lần đến đây, năm 1950, Bác còn ngủ lại nơi này 1 đêm. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, chùa trở thành trạm vận chuyển vũ khí Bắc Thái. Khi đó, bao nhiêu tượng Phật được bà con cất hết, thay vào đó, chùa trở thành kho vũ khí bí mật của quân đội ta. Ngày quân Pháp nhảy dù ở Bắc Kạn, rất nhiều bom thả ở khu vực này. Bom dội xuống núi chùa Thạch Long thì cứ trượt đi, không tài nào phá nổi hang động chứa vũ khí được ta cất giấu ở đó. Sau này, hoà bình lập lại, chùa được trao trả về địa phương để nhân dân lập lại việc thờ tự.
    Mùng 7 tháng Giêng hằng năm là Hội chùa Thạch Long. Khách thập phương tới dự đông như trẩy hội. Nhưng đông nhất vẫn là các cụ già bỏm bẻm nhai trầu.Trước khi dâng lễ, gặp bạn già, các cụ mời nhau miếng trầu để hàn huyên, chuyện trò và ngâm nga câu thơ mà các cụ rất tâm đắc: ?oCau già dao sắc còn ngon/ Người già trang điểm vẫn còn như xưa?. Hình như đó là lúc các cụ thấy lòng mình thư thái nhất, thanh thản nhất.
    Chùa Thạch Long là một thắng cảnh đẹp của Bắc Kạn, đồng thời cũng là một di tích lịch sử cần được quan tâm, bảo vệ, tôn tạo thành điểm du lịch hấp dẫn.


    Theo Nguyễn Lan Hiển ( báo điện tử Bắc Kạn)

    Được tieuvuongbackan sửa chữa / chuyển vào 17:02 ngày 02/04/2007
  6. dinhtayto

    dinhtayto Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/09/2006
    Bài viết:
    2.382
    Đã được thích:
    0
    nhiêu địa điểm hay nhỉ ! mình khoái mỗi món vượt biên sang TQ chơi thôi
  7. hung2006

    hung2006 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2005
    Bài viết:
    1.809
    Đã được thích:
    0
    mình đi nhiều nơi rồi nhưng mỗi cao bằng là chưa đi nếu có thời gian sang năm mình nhất định nên cao bằng một chuyến ....
  8. LDH_az

    LDH_az Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2007
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    hớ hớ ! sang TQ h đơn giản ko ý mà , như đi chợ thui
  9. quyetlan

    quyetlan Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/01/2006
    Bài viết:
    2.609
    Đã được thích:
    0
    Khoái nhất là lên BK được nhìn thấy núi non Trùng điệp. Hùng Vĩ thật.
  10. tieuvuongbackan

    tieuvuongbackan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2006
    Bài viết:
    2.411
    Đã được thích:
    0
    Kỳ nghỉ sắp tới đưọc về nhà tha hồ mà chụp ảnh POST lên! Khuyến cáo trưóc với các member trong box lên kế hoạch lấy máy kỹ thuật số về chụp ảnh để tăng thêm tư liệu cho BOX nhé. Phần thưởng là 20 000G cho bức ảnh ( tự chụp ) ở Cao Bằng & Bắc Kạn được bầu chọn là đẹp nhất.

Chia sẻ trang này