1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Du lịch giao lưu: giảI pháp nâng cao vốn ngoạI ngữ của học sinh và đưa văn hóa, lịch sử Việt Nam đến

Chủ đề trong 'Ý tưởng - Sáng tạo' bởi Velociraptor, 30/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Velociraptor

    Velociraptor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2004
    Bài viết:
    1.169
    Đã được thích:
    0
    Du lịch giao lưu: giảI pháp nâng cao vốn ngoạI ngữ của học sinh và đưa văn hóa, lịch sử Việt Nam đến vớI thế giới

    Du lịch giao lưu: giảI pháp nâng cao vốn ngoạI ngữ của học sinh và đưa văn hóa, lịch sử Việt Nam đến vớI thế giới

    Ngày nay, nhiều sinh viên và học sinh có nhu cầu nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoạI ngữ phảI tự tìm đến những địa điểm du lịch nổI tiếng để xin phép được trò chuyện vớI ngườI nước ngoài, đôi khi họ bị từ chốI hoặc họ nản chí bỏ về trước khi bắt chuyện được vớI một du khách nào đó vì? ngạI (học sinh Việt Nam nhút nhát quá). Trong khi đó, nhiều ngườI ngoạI quốc lạI rất khát khao được tìm hiểu về văn hóa và lịch sử Việt Nam, cũng như tìm hiểu về mỗI con ngườI Việt Nam, mà cách dễ nhất để làm việc này là? bắt chuyện vớI họ (cũng không được, ngườI Việt thân thiện nhưng nhút nhát, vả lạI không phảI ai cúng có biết chút ít ngoạI ngữ mà). Còn những quan chức chính phủ và giớI truyền thông thì lạI đau đầu để tìm cách đưa hình ảnh Việt Nam đến vớI thế giới. Em xin đề xuất một loạI hình du lịch mới để những học sinh, sinh viên ấy và ngườI ngoạI quốc có thể tìm đến vớI nhau một cách dễ dàng, thuận tiện nhất để đáp ứng mọI yêu cầu trên: du lịch giao lưu.
    Để tham gia 1 tour du lịch loạI này, khách hàng là du khách ngoạI quốc tạI Việt Nam sẽ nhập lên website của công ty du lịch những thông tin cá nhân và khía cạnh mình muốn trò chuyện để tìm hiểu về Việt Nam. Học sinh và sinh viên Việt Nam có nhu cầu tham gia sẽ tìm kiếm thông tin trên website để lựa chọn ngườI ngoạI quốc mà mình muốn trò chuyện, rồI nhập vào đó thông tin cá nhân và một số thông tin về trình độ ngoạI ngữ của mình. Máy chủ gửI thư điện tử thông báo đến ngườI ngoạI quốc, và nếu họ đồng ý và chọn địa điểm gặp gỡ, tour được tổ chức. Trong suốt tour du lịch giao lưu này, nhóm học sinh, sinh viên sẽ cùng trò chuyện vớI những ngườI ngoạI quốc về vấn đề mà họ quan tâm (cái này học sinh phảI chuẩn bị kiến thức từ trước) trong khi tham gia những hoạt động khác trong tour du lịch như ngắm cảnh, leo núi? (cái này thuộc trách nhiệm của công ty du lịch). CuốI cùng, mỗI tour du lịch như thế này đã để lạI lợI ích vô cùng to lớn: giúp ngườI nước ngoài có thêm kiến thức về lịch sử, văn hóa, tự nhiên của Việt Nam , giúp học sinh, sinh viên Việt Nam trau dồI vốn ngoạI ngữ và khả năng giao tiếp, và rất quan trọng là giúp mỗi ngườI Việt Nam ngày càng có nhiều bạn bè trên thế giớI hơn để tiến nhanh trên đường hộI nhập. Và tất nhiên, lợI ích kinh tế thì không cần phảI bàn tới.

    ____________________________________________________
    Xong rồi, có bác nào muốn kinh doanh loại hình du lịch này thì lì xì cho em nhé.



    Được Velociraptor sửa chữa / chuyển vào 16:36 ngày 30/01/2006
  2. FJX

    FJX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    5.880
    Đã được thích:
    0
    Đầu năm đầu tháng trả lời người anh em cho đàng hòang mí được.
    Loại hình du lịch của bạn trong trang YTST này có nhắc đến rồi: Đó là Ý tưởng du lịch one by one, bạn chịu khó đọc lại nhé.
    Nếu bạn không chỉ yêu thích đưa ra ý tưởng về du lịch mà còn có ý định kinh doanh du lịch, bạn có thể trao đổi riêng với tôi. Mong tin.
  3. thuyduongnsx

    thuyduongnsx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2002
    Bài viết:
    1.358
    Đã được thích:
    0
    Thêm một dự án đã đang được thực hiện đó là Innoviet của Hải Hà www.innoviet.com
    Cũng là tour du lịch kết hợp đi chơi giữa người nước ngoài và sinh viên. "Chương trình Khởi nghiệp trên VTV3 các đợt vừa rồi có nói đến một dự án kinh doanh tiềm năng, đó là công ty du lịch văn hoá Innoviet - điểm nổi bật của dịch vụ du lịch này là tạo ra sự trao đổi văn hoá giữa thanh niên nước ngoài với người Việt Nam, bằng cách đưa khách nước ngoài đến cư trú tại nhà dân ở những khu vực du lịch (không đến ở khách sạn)".
    Đọc thêm
    http://www2.24h.com.vn/news.php/64/59327
    Theo lời giới thiệu của nữ giám đốc ở thì... tương lai gần Nguyễn Thị Hải Hà, điểm ?okhác người? của công ty Du lịch Văn hóa Innoviet là dùng văn hóa làm điểm nhấn để thu hút du khách nước ngoài, mà cụ thể là khách Tây balô. Ngược lại, khi am hiểu truyền thống, văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam, du khách nước ngoài chính là người quảng bá Việt Nam ra thế giới.
    ?oXương sống? của Innoviet là các tour du lịch bạn bè, tour khám phá văn hoá và tour đồng quê có tính tương tác cao. Khi đến với Innoviet, du khách sẽ không chỉ được tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích văn hoá nổi tiếng của dân tộc Việt Nam, mà còn được các hướng dẫn viên người bản địa giải thích tận gốc dễ nơi mình tham quan, những phong tục, tập quán của địa phương mình đến.
    Các du khách sẽ được cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt với người bản xứ. Đó cũng chính là lý do giải thích tại sao Hải Hà đặt ra khẩu hiệu ?oTaste Viet Nam with your 6 senses? - ?oHãy cảm nhận Việt Nam bằng 6 giác quan của bạn?.
    =====================
    Nhưng bạn ơi kể cả trùng ý tưởng cũng không sao, có nhiều cách để làm
    chúng tớ đưa ra không phải để làm bạn nhụt chí, mà là để bạn biết người ta đã có một số mô hình như thế rồi. Mong bạn sẽ tìm ra phương án riêng để làm nha
  4. FJX

    FJX Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    5.880
    Đã được thích:
    0
    Sis nhanh thật, em cũng nhớ có lần đọc ở đâu đó mà quên sạch...
    Trùng là 1 lẽ, nhưng bắt tay vô làm lại là lẽ khác, đúng không? Bé sẽ kiếm trò khác, hị hị
  5. Velociraptor

    Velociraptor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/07/2004
    Bài viết:
    1.169
    Đã được thích:
    0
    Trùi, đen quá, em chưa được đọc những ý tưởng đó nên bị trùng bài (nhưng mà hình như chỉ trùng một nửa thôi, cái này em làm hướng về giới học sinh sinh viên mà, tuy đem lại thêm lợi ích nhưng mà có lẽ yếu tố con người sẽ phải bàn đến), cảm ơn các bác phát hiện hộ. Còn đây là ý tưởng thứ hai, viết cho cái thư viện trường em, không biết đã bị trùng chưa?
    --------------------------------------------------------------------------------------------
    Thư viện đầu tư-cho thuê: mô hình của học sinh

    Thực trạng hiện nay, thư viện nhà trường đã không đáp ứng được nhu cầu cần thiết của học sinh do số đầu sách quá ít, không gian thư viện chật hẹp nên chỉ phục vụ được cho một số lớp bán chú, còn học sinh trong trường chủ yếu biết đến thư viện chỉ như một điểm cung cấp sách giáo khoa đảm bảo chất lượng và giá thành. BởI vậy, em xin đề xuất mô hình Thư viện đầu tư-cho thuê vớI mong muốn phát huy được tốI đa nguồn lực học sinh để phục vụ nhu cầu của chính họ. Tiến xa một bước nữa, mô hình có thể đáp ứng nhu cầu đọc sách của cả thành phố.
    Thư viện sẽ được xây dựng vớI tất cả số đầu sách đều do học sinh đầu tư.Khi đăng kí tham gia dự án này, mỗI học sinh sẽ được lập một tài khoản cho bản thân, mà trong đó có thống kê đầy đủ về tên họ, là học sinh lớp nào và số đầu sách đóng góp. Nếu trong một tháng mà học sinh không có cuốn sách nào trong tài khoản thì tài khoản sẽ bị hủy.
    Những học sinh tìm đến thư viện để đọc sách sẽ phảI đọc sách dướI dạng thuê sau khi đã có thẻ thư viện vớI giá không cao. Giá tiền thuê mỗI cuốn sách do chủ sách quyết định và được ghi rõ trong tài khoản, chỉ chủ sách mớI có thể thay đổI (giá quá cao không ai thuê chủ sách ráng chịu, còn giá rẻ quá không thu được lờI thì cũng đừng kêu ai). MỗI lần một cuốn sách được thuê, chủ sách sẽ được thu một phần số tiền được ghi vào tài khoản, phần còn lạI thuộc về nhà trường. Học sinh là chủ sách có thể rút tiền và rút sách trong tài khoản của mình bất cứ khi nào mong muốn.
    Nhiệm vụ của thủ thư trong mô hình này là rất lớn: phân loạI và lưu giữ đầu sách; quản lí tài khoản của học sinh-chủ đầu tư; giớI thiệu những đầu sách được lưu giữ lên bảng thông báo; lựa chọn những sách có ích cho học sinh như sách kiến thức, sách hướng nghiệp, giáo dục kĩ năng cuộc sống và đào tạo nhân phẩm và ưu tiên những sách này xuất hiện lên đầu bảng thông báo; tìm hiểu thị trường sách báo qua việc tìm hiểu thông tin được các nhà xuất bản cung cấp trên internet để giớI thiệu những đầu sách mớI và hấp dẫn nhưng chưa có trong kho lưu giữ của thư viện để ?ogợI ý? học sinh mua để đọc và đầu tư. Nhà trường có thể khuyến khích học sinh tham gia công việc này trong thờI gian giớI hạn, ví dụ học sinh ca sáng có thể làm việc vài giờ vào ca chiều và nhận lương theo buổI, điều này ít nhất cũng đảm bảo nguồn nhân lực cần thiết để thư viện hoạt động, tạo nguồn thu nhập cho học sinh có nhu cầu và quản lí học sinh (các em nếu làm việc trong thư viện thì vẫn có ích hơn nhiều là la cà ngoài hàng game). Học sinh chỉ được phép tham gia công việc này nếu là tự nguyện và được sự đồng ý của phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm (để chất lượng học tập vẫn được đảm bảo). Để công việc quản lí thư viện diễn ra thuận lợI và đáp ứng được nhu cầu, nhà trường nên thuê thiết kế một phần mềm quản lí riêng.
    Để hạn chế số lượng truyện tranh được đầu tư, nhà trường nên hạn chế số lượng sách dạng này trong mỗI tài khoản ở một mức nhất định. Cứ yên tâm là sách khoa học-kĩ thuật sẽ không rớt giá, thậm chí nhiều khi có thể cháy chợ, vì nếu ứng dụng một số mô hình về học tập trong bản dự án này thì học sinh sẽ rất cần thông tin để phục vụ mục đích học tập.
    Trong mô hình này, công việc của những ?ochủ đầu tư? không phảI là dễ: lựa chọn đầu sách hấp dẫn, đáp ứng được nhu cầu thị trường để đầu tư, lạI phảI chọn lựa giá cả cho thích hợp. BởI vậy, ngoài việc đáp ứng nhu cầu đọc sách để phục vụ mục đích học tập và giảI trí của học sinh, mô hình còn giúp những học sinh tham gia đóng góp sách bước đầu làm quen vớI công việc tìm hiểu thị trường để đầu tư, đem lạI kết quả là lợI nhuận thật. Đây có thể xem là bước đầu để hình thành những nhà doanh nghiệp trẻ cho tương lai hộI nhập của đất nước.
    Tất nhiên vấn đề được đặt ra sau một thờI gian kinh doanh của thư viện là thiếu diện tích phòng ốc để chứa lượng sách khổng lồ của lũ học sinh hám lợI và lượng nhân viên, trang thiết bị để phục vụ khách hàng là không đủ. Vậy nhà trường có thể sử dụng phương thức nhượng quyền kinh doanh: thông báo rằng mọI học sinh nếu đủ điều kiện phòng ốc, trang thiết bị, có khả năng thu hút nguồn nhân lực và đã được phụ huynh đồng ý thì có thể đăng kí làm một chi nhánh của thư viện nhà trường, kinh doanh dướI thương hiệu của nhà trường. Nhà trường hưởng 20% lãi suất từ công việc kinh doanh của chi nhánh. Nếu chi nhánh có bị phá sản, làm thất thoát sách của chủ đầu tư, không đáp ứng được nhu cầu phục vụ khách hàng, trả lương muộn cho nhân viên hay mắc phảI mọI sơ xuất khác trong quá trình kinh doanh thì nhà trường không chịu trách nhiệm. Phương pháp này giúp đáp ứng được nhu cầu đọc sách của không chỉ học sinh, giáo viên trong nhà trường mà còn của mọI công dân khác trong thành phố, giúp tình trạng khát sách không còn tồn tạI và đờI sống văn hoá, giáo dục, tinh thần của toàn xã hội ngày càng nâng cao. Không chỉ có vậy, thương hiệu của thư viện nói riêng và của các hoạt động khác của nhà trường nói chung sẽ ngày càng được biết đến rộng rãi, bởI vậy khi cần thiết sẽ rất dễ xin nguồn vốn đầu tư của các tổ chức và cá nhân cho các hoạt động đó.
    Được Velociraptor sửa chữa / chuyển vào 17:24 ngày 31/01/2006

Chia sẻ trang này