1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Du lịch nước Nga nào!!!

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi vu_ha_new, 17/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vu_ha_new

    vu_ha_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    1.293
    Đã được thích:
    0
    Saint Petersburg - Venice của phương Bắc

    [​IMG]Ba trăm năm tuổi, Saint Petersburg (Nga) là một thành phố còn rất trẻ so với châu Âu già cỗi. Nằm trên 42 hòn đảo, được nối bởi 560 chiếc cầu với nhiều sông ngòi, kênh rạch và những công trình nguy nga cổ kính, Saint Petersburg được ví như Venice của vùng Bắc Âu. Bạn có thể thuê thuyền hoặc ca nô để khám phá thành phố từ dưới nước. Mỗi chiếc cầu là một kiệt tác kiến trúc, làm tăng lên vẻ yêu kiều, diễm lệ của thành phố bên sông này. Nổi tiếng nhất là chiếc cầu treo được trang trí bởi quái vật sư tử mình chim và cầu Anickov với 4 trụ cầu là những bức tượng tuyệt mỹ "Người thuần ngựa". [​IMG]Saint Petersburg được xây dựng chủ yếu vào thế kỷ 18, đến giữa thế kỷ 19, Peter Đại Đế và con gái của ông đã mời những kiến trúc sư tài ba nhất từ Pháp, Italy đến xây dựng thành phố này. Chính vì thế, mỗi công trình kiến trúc nơi đây là một tác phẩm nghệ thuật đồ sộ như Quảng trường trung tâm, Nhà thờ lớn Isaac, Nhà thờ Kazan, Nhà thờ Chúa cứu thế, các công trình trên đại lộ Nevsky. Đặc biệt, Hermitage không những là công trình kiến trúc tuyệt đẹp mà còn là 1 trong 2 viện bảo tàng lớn nhất thế giới. Nơi đây trưng bày khoảng 3 triệu tác phẩm nghệ thuật và hiện vật. [​IMG]Petergof - Cung điện Mùa hè - có phần nguy nga và lộng lẫy hơn cả. Công trình khởi công năm 1714, nhưng phải 150 năm sau nó mới được hoàn tất. Petergof rộng 1.000 ha, gồm 7 công viên, 20 lâu đài và tiền sảnh, 140 vòi phun nước. Hệ thống vòi phun ở đây được làm bằng tượng đồng mạ vàng khiến cho cung điện càng trở nên xa hoa và tráng lệ. Sau 250 năm, hệ thống này vẫn hoạt động tốt, không cần đến máy bơm. Vào mùa hè, khi tất cả các tượng đồng mạ vàng tuyệt mỹ này phun nước, cảnh chốn thần tiên chắc cũng khó lòng đẹp hơn được nơi đây. Thiên nhiên đã ưu đãi cho thành phố này những đêm trắng thơ mộng và lãng mạn nhất trên thế giới. Từ cuối tháng 5 cho đến đầu tháng 7, Saint Petersburg không có ban đêm, mọi vật hiện lên dưới ánh sáng huyền diệu như trong cổ tích. Du khách sẽ còn say đắm hơn khi ngoạn cảnh trong những đêm như thế trên con thuyền nhỏ, lướt nhẹ nhàng trên dòng Neva, len qua những chiếc cầu hùng vĩ. (Theo Tạp chí Du lịch )
    Được miu_miu sửa chữa / chuyển vào 14:15 ngày 27/10/2003
  2. vu_ha_new

    vu_ha_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    1.293
    Đã được thích:
    0
    Đôn - Gan những người du mục quanh năm sống trên băng tuyết

    Tại Trung tâm bán đảo Taimia ở phía bắc vùng Trung Xibêri thuộc Nga có một bộ tộc người Đôn-gan sinh sống bằng nghề chăn thả tuần lộc trên băng tuyết. Bộ tộc này là một trong số 26 tộc người thiểu số sống ở vùng bắc Xibêri. Người Đôn-gan ở bán đảo Taimia gồm có 250 hộ gia đình và hàng năm họ phải bươn chải trên một lãnh thổ rộng gấp hai lần diện tích Việt Nam để chăn thả đàn tuần lộc khá đông đúc (trung bình mỗi gia dình có tới 350 con). Suốt năm họ di chuyển, nay đây mai đó trên những chiếc xe trượt tuyết do tuần lộc kéo và chỉ dừng tại nơi nào mà dưới băng tuyết có lớp cỏ khô vùi. Bán đảo Taimia thực sự là một địa ngục băng tuyết. Nhiệt độ tháng nóng nhất là từ -14ºC đến +5ºC. Mùa đông trên bán đảo này kéo dài tới 9 tháng; nhiệt độ tháng lạnh nhất từ -6ºC đến -49ºC. Trong những tháng này đàn tuần lộc của người Đôn-gan phải tìm thức ăn là cỏ khô dưới tuyết. Vào đầu năm 2002, hai phóng viên tờ tuần báo Pháp "Le Figaro" là F.La trây và Xécpôlếch đã tới vùng bán đảo Taimia và dưới đây là một phần trong những trang nhật ký của họ: "Chúng tôi cùng một số người Nga đi máy bay trực thăng tới thành phố Khatanga và từ đó đi bộ lên vùng trung tâm của bán đảo Taimia nhằm mục đích tìm kiếm hoặc mua lại của người Đôn-gan những cặp ngà của loài voi cổ ma-mút chết cách nay một vạn năm". Trong một vài thập kỷ trở lại đây, thế giới có lệnh cấm buôn bán ngà voi nên các quốc gia có truyền thống làm nghề thủ công bằng ngà voi (Nhật Bản, Trung Quốc) phải chuyển hướng tìm nguồn nguyên liệu từ châu Phi sang Xibêri và Canada để mua ngà của những con ma-mút. Ngày nay một chiếc ngà ma-mútcó thể đổi lấy một xe mô tô chạy trên băng tuyết. F.Latrây viết tiếp: "Gia đình người Đôn-gan hoàn toàn sống trên các xe kéo bịt kín bằng da tuần lộc. Vào ban đêm, nhiệt độ trong nhà xe cũng lạnh tới -15ºC đến - 30ºC. Trong thời gian xe dừng lại ở một nơi nào đó, người phụ nữ trong gia đình tranh thủ khâu vá quần áo, bổ củi, mà những củi này do những người nam giới đi kiếm ở các bờ sông cách xa tới vài chục kilômét. Cũng trong thời gian nghỉ này, những người nam giới mạnh khỏe cũng đôi khi tranh thủ đi săn bắn những con tuần lộc hoang dã nhằm tăng thêm "quỹ lương thực" cho gia đình. Trong nhật ký hành trình F.Latrây còn ghi: "Chúng tôi tới vùng trung tâm Taimia đã được 4 tuần? Đã 36 giờ qua, chúng tôi sống trong bão tuyết, gió mạnh tới 120km/giờ. Lều trại của chúng tôi không chịu nổi sức gió và một gia đình Đôn-gan đã cho chúng tôi trú lại trong xe của họ. Bão tuyết thật tai hại. Ngoài gió mạnh, nhiệt độ không khí còn xuống thấp tới -60ºC trong khi đó ở một nơi ẩn nấp kín gió là -30ºC. Vì bão tuyết nên máy bay trực thăng không tiếp được lương thực thực phẩm và chúng tôi chỉ còn lại vài cân bột mì. Chúng tôi đói đến cồn cào ruột gan. Bột mì có đấy, nhưng lại không có mỡ, bơ để làm bánh. Thấy chúng tôi khó khăn, một ông già người Đôn-gan nói sẽ giúp chúng tôi. Ông đi một lát rồi quay trở lại, vác tới cho chúng tôi một bó xương tuần lộc. Ông lấy sức bẻ từng xương, lấy tuỷ ở trong xương và nói với chúng tôi rằng chất tuỷ còn béo và ngon hơn mỡ. Quả thực chúng tôi đã có những cái bánh rất ngon ". Nhật ký của F.Latrây còn nhiều điều đáng kể tiếp, có lẽ là nên kết thúc bằng lời nhận xét sau đây của ông: "Những người Đôn-gan không muốn từ bỏ cuộc sống du mục tự do của họ. Họ đã phải trả giá đắt vì đối với chúng ta thì cuộc sống của họ là một địa ngục".

    Everyone needs a shoulder to cry on
    Everyone needs a friend to rely on​
  3. vu_ha_new

    vu_ha_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    1.293
    Đã được thích:
    0
    Thăm đảo Sakhalin của Nga

    [​IMG]Đảo Sakhalin của Nga nằm trên đường hải biên rộng giữa Nga và Nhật, thuộc vùng biển Okhotsk là địa danh du lịch sinh thái hấp dẫn nhất ở khu vực này. Trong tác phẩm "Du lịch tới thăm đảo Sakhalin", nhà văn Nga nổi tiếng Anton Chekhov đã mô tả đảo Sakhalin như sau: "Nếu ai đã từng đến Ceylon thì đó là thiên đường, còn địa ngục thì chỉ có ở Sakhalin". Nhận xét trên cho thấy, quang cảnh đảo Sakhalin những năm cuối thế kỷ 19 vẫn còn rất hoang vu, song đến cuối thế kỷ 20 và nhất là những năm đầu thế kỷ 21 nó lại là thiên đường của du lịch với thắng cảnh tuyệt vời. Tuy nhiên, do phương tiện giao thông còn khó khăn nên việc tiếp cận Sakhalin vẫn còn nhiều trắc trở.Nếu nhìn trên máy bay xuống, đảo Sakhalin trông giống như một tổ kén hình ôvan nằm ở cửa biển Okhotsk, địa danh xa xôi nhất của Nga ở vùng Viễn Ðông, cách ly hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Thủ phủ của Sakhalin là Yuzho, nơi có bức tượng Lênin hùng vĩ vẫn còn được bảo toàn nguyên vẹn đến ngày nay. Ngoài ra, nơi đây còn có phong cảnh rất hữu tình, khí hậu trong lành, có nắng, có cát và có gió thổi quanh năm. So với các vùng khác của Nga, cuộc sống ở Sakhalin tuy còn khó khăn nhưng người dân ở đây vẫn duy trì truyền thống cách mạng kiên trung của mình. Bằng chứng là các di tích lịch sử Cách mạng Tháng Mười Nga đến nay vẫn còn được gìn giữ. Tại Sakhalin có một sân bay nhưng do điều kiện băng tuyết thường xuyên nên mức độ sử dụng còn bị hạn chế, trong khi đó phương tiện giao thông nội địa vẫn chủ yếu là ô tô được nhập khẩu từ Nhật. Ðến thăm đảo Sakhalin du khách không chỉ được gần gũi với thiên nhiên mà còn có dịp hiểu hơn về thành tựu to lớn của Nhà nước Xô Viết cũng như những truyền thống người dân Xô Viết trong cuộc chiếc tranh vệ quốc vĩ đại.

    Everyone needs a shoulder to cry on
    Everyone needs a friend to rely on​
  4. vu_ha_new

    vu_ha_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    1.293
    Đã được thích:
    0
    Cố đô Saint Petersburg

    [​IMG]St. Petersburg nằm ở phía Bắc và là một trong những thành phố lớn của Liên bang Nga với diện tích 620km2. Thành phố xinh đẹp nằm cạnh vịnh Phần Lan thuộc biển Ban-tích này hiện có 5 triệu dân. Trước năm 1918, St. Petersburg là thủ đô của nước Nga được Pie Đại đế, vị vua nổi tiếng trong lịch sử nước Nga xây dựng vào năm 1703. Đến nay, nó vừa tròn 300 năm tuổi. Với tuổi đời đó, St. Petersburg mang trên mình sức nặng của lịch sử, văn hóa và cả những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. [​IMG]Mỗi năm, thành phố phương Bắc này có đến 8 tháng mùa đông. Vì thế, dẫu đã cuối tháng 5, tháng của mùa hè, song những cây sồi, cây phong đứng đầy trên những lối đi hoặc trong các công viên đẹp như những khu rừng giữa phố chỉ vừa kịp khoác lên mình chiếc áo choàng xanh nõn của mùa xuân. Màu xanh mượt mà của lá vừa mới nhú đẹp đến nao lòng. Tháng 5 cũng là tháng bắt đầu của những đêm trắng ở St. Petersburg. Mùa này, vào tầm 8-9 giờ đêm (khoảng 11-12 giờ đêm giờ Việt Nam), đi thuyền trên sông Nhê-va, du khách vẫn có thể nhìn ngắm ánh nắng vàng nhạt vương trên mái vòm bằng vàng của Nhà thờ Thánh Isaac ở phía bên kia sông. [​IMG]Nhà thờ Thánh Isaac là một bảo tàng kiến trúc-nghệ thuật nổi tiếng của St. Petersburg. Đây là nhà thờ cao thứ 4 trên thế giới với độ cao từ chân đến đỉnh tháp là 101m. Nhà thờ được coi là bảo tàng kiến trúc và hội họa lớn của nhân loại với khoảng 3.000 bức họa được làm bằng cách ghép từng mảnh đá nhỏ vào với nhau, với mái vòm được dát bằng vàng thật (ước khoảng gần 100kg) ở độ cao gần 100m, với 112 cây cột lớn, cao vút rất điển hình của kiến trúc châu Âu thế kỷ 18-19.
    [​IMG]Peterholf (Bảo tàng Cung điện Mùa Hè) và Hermintage (Bảo tàng Cung điện Mùa Đông) cũng là những bảo tàng nổi tiếng vì những bộ sưu tập hội họa vĩ đại và những nét kiến trúc tuyệt vời được tạo nên bởi bàn tay và khối óc của con người! Ở cung điện Mùa Đông, chỉ những bức tượng tạc bằng đá đặt trước các cửa phòng thế này thôi cũng đã cho thấy nét tinh xảo của người làm ra nó.
    Không như Cung điện Mùa Đông nằm trong nội ô, Cung điện Mùa Hè nằm ở ngoại ô Tây Nam của thành phố. Nó được xây dựng năm 1721, 18 năm sau khi thành phố St. Petersburg ra đời. Có người bảo Cung điện Mùa Hè có bóng dáng của Cung điện Véc-xây ở Pháp. Còn người Nga tự hào cho rằng Cung điện Mùa Hè của mình đẹp hơn Cung điện Véc-xây vì Cung điện Mùa Hè có nhiều đài phun nước lộng lẫy.
    Một vài nét gọi là phác họa. Vẻ đẹp St. Petersburg quả thật còn nhiều. Để nói cho hết, không dễ? (SGGP)

    Everyone needs a shoulder to cry on
    Everyone needs a friend to rely on​
  5. vitdoi

    vitdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2003
    Bài viết:
    1.058
    Đã được thích:
    0
    Tiếp đê... tiếp đê!
    Mà này cái em MIU MIU này, em đã sống ở NGA từ những năm nào thế, sao kiến thức em phong phú thế nhỉ?....
    --
    Anh cũng từng sống và học tập ở MAT, cũng yêu nước NGA, yêu văn hoá NGA, yêu thiên nhiên NGA và yêu cả gái NGA nữa... nhưng không thể viết nổi 1 cái gì cho ra hồn.....
    Hay em copy ở đâu ra thế huh?
    big gun
  6. vu_ha_new

    vu_ha_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    1.293
    Đã được thích:
    0
    Cái anh Vitdoi này ngốc xít, cần gì đi du lịch, người ta vẫn gửi được bài chứ
    Tiếp nèo
    Bài hát CachiusaBài hát Cachiusa của nhà thơ Mikhain Ixacôpxki và nhạc sĩ Mátvây Bơlanterơ có được một sức sống lâu bền ở nước Nga. Theo lịch sử, vào cuối thế kỉ thứ 18 ở nước Nga có một ngàng Cachiusa thường đi hát rong bài Sarơman Catơrin (Catơrin tuyệt vời) cùng với cây đàn dương cầm quay tay. Từ đó mà có tên gọi tiếng Nga là Sơramanca, nghĩa là hai từ đầu của bài hát ghép lại thành tên gọi của nhạc cụ. Các ca sĩ hát rong mang dương cầm quay tay đi khắp nơi biểu diễn. Người ta dịch lời bài Sarơman Catơrin sang tiếng Nga và rồi từ đấy chỗ nàp cũng thấy vang lên khúc hát: ?oỞ chốn làng quê, Cachiusa nổi tiếng là một cô gái xinh đẹp...?Bài hát trữ tình Cachiusa đã khiến nhiều người phải nghĩ lại và trả về cho cô gái cái tên kỳ diệu. Vlađimia Dakharốp, nhạc sĩ chỉ đạo đoàn ca múa nhân dân Nga mang tên Pianhixki có sáng kiến dùng những bài hát lấy đề tài hiện đại để đổi mới các tiết mục biểu diễn. Trong quá trình tìm kiếm thơ để phổ nhạc, ông đã chú ý đến Mikhain Ixacôpxki. Nhà thơ nhớ lại: ?oTôi đưa cho ông ấy bài thơ Chia tay mà tôi đang viết dở và bỏ trên bàn làm việc đã nửa năm rồi. Dakharốp vồ lấy ngay bài thơ này và ... theo đề nghị của ông, tôi đã viết xong hai khổ thơ cuối?.Thế là nàng Cachiusa đã xuất hiện trong bài thơ Chia tay của Ixacôpxki:Hãy trao cho tôi cây đàn phong cầmĐó là những tiếng ca vàng đấyChàng trai chia tay cô gáiSau phút dạo chơi, họ phải trở về nhàPhải trở về muộn nhấtCachiusa không vuiChỉ có đôi chân như còn bùi ngùiKhông muốn quay lạiCuối bài thơ có dòng chữ đề: năm 1936. Chính nhân vật Côlia ?" Nhicôlai đã có mặt trong bài hát này. Liệu đây có phải là hình ảnh người lính trong bài Cachiusa đang phục vụ ở biên giới, còn cô gái thì gửi tới chàng lời chào khi nàng đang đứng bên bờ sông dốc cao không? Nhưng lúc này, những nhân vật trong bài hát của Dakharốp vẫn đang sống ở làng quê thân yêu.Đầu năm 1938, Ixacôpxki viết thêm tám câu đầu bài Cachiusa như sau:Hoa đào và hoa lê đã nởTrên sóng nước, làn sương trôi lững lờCachiusa đi ra phía sôngVà dừng lại trên bờ cao dốc đổNàng đứng đó và cất tiếng hátVề con chim lông xám vùng thảo nguyênVề một người mà nàng yêu tha thiếtVề những bức thư mà nàng đang giữ đây.Nhạc sĩ Bơlanterơ đang cần lời cho một bài hát mới bèn yêu cầu thi sĩ viết cho xong bài thơ Cachiusa.Bài hát đã được tân dàn nhạc Quốc gia công diễn ngay trong buổi hoà nhạc đầu tiên dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng V. Cơnưsêvitxki.Nhà thơ đã chuyển cho nhạc sĩ mấy bản thảo bài thơ Cachiusa hoàn chỉnh. ?oTuy vậy, - Ixacôpxki viết, - chính tôi đã chọn một bản mà tôi cho là đạt hơn cả ...?Sau khi bài hát được đài phát thanh truyền đi thì gần như cả nước ai cũng yêu quý Cachiusa. Cachiusa được biết đến và được hát không chỉ ở miền Tây Ucraina mới được giải phóng. Tại miền Tây Bêlarutxia, Hồng quân đã được chào đón bằng bài hát Cachiusa. Thư từ gửi đến Đài phát thanh toàn Liên bang chỉ với dòng địa chỉ ngắn gọn: ?oGửi Cachiusa ?" đài phát thanh Matxcơva?. Không ít người đã chép truyền tay nhau bài Cachiusa, trong đó có rất nhiều học sinh, ưinh viên và các chiến sĩ lái mái bay.Rồi, như chuyện vẫn xảy ra với những bài hát tầm cỡ. Cachiusa bắt đầu được hát ít hơn. Nhà văn A. Glatcôp thậm chí đã ghi lại trong nhật ký: ?oMùa xuân năm 1940, các bài hát Hải âu, Masa và Thành phố đáng yêu hết sức phổ biến. Đầu năm 1941, Cachiusa vẫn còn được hát. Thế mà không ngờ bài hát lại bị lãng quên nhanh đến như vậy!?Khi cuộc chiến tranh Vệ quốc nổ ra đã có hàng trăm, hàng ngàn cô Cachiusa ở lại hậu phương, một lòng chung thuỷ chờ chồng, chờ người yêu đang chiến đấu ở ngoài mặt trận và bằng cách ấy, họ đã sống và chiến thắng. Hàng ngàn Cachiusa đã ra trận. Những bài hát Cachiusa xuất hiện. Trong lời ca cũng như trong thực tế, Cachiusa lúc này là những cô y tá, những nữ chiến sĩ trinh sát, du kích (?oBọn phát xít đã thiêu trụi những vườn đào, rừng lê, triệt hạ tất cả làng quê. Nhưng đêm đêm du kích quân do Cachiusa chỉ huy vẫn hoạt động?). Lời bài hát đã được cải biên cho phù hợp với tình hình lúc đó. Năm 1943, Cachiusa đã trở thành tên một loại súng cối của cận vệ quân. Năm 1944, nhạc sĩ Dakharốp và nhà thơ Ixacôpxki lại sáng tác bài Cachiusa nữa nói về loại vũ khí này.Trong những năm chiến tranh và thời kỳ đầu hoà bình, Cachiusa đã được cả thế giới cùng hát. Nhà phê bình V. Bakhơtin đã viết trên Báo Văn học: ?oCachiusa là bài hát nổi trội nhất trong văn học thành văn và cả trong dân gian. Và không chỉ trong lịch sử nước Nga. Tôi chưa thấy một bài hát trữ tình nào được nhiều người yêu chuộng và hát đắm say đến như vậy.?Bài hát đã biến cái tên Cachiusa thành huyền thoại. Nay, Cachiusa của Ixacôpxki và Bơlanterơ đã vào tuổi ngoại sáu mươi. Trên bờ dốc cao của con sông Ugra, tỉnh Xmôlenxcơ, nơi chôn rau cắt rốn của Ixacôpxki, bức tượng Cachiusa đã được dựng lên. Dựng tượng cho một bài hát! Có lẽ đây là chuyện hiếm thấy trên hành tinh này. Trong làng Vơxkhôt kề đó, ?oBảo tàng về một bài ca? cũng đã được xây cất hoàn chỉnh. Tại đây có trưng bày tất cả những gì có liên quan đến lai lịch của Cachiusa như đĩa hát, sách vở, những bài báo, tạp chí tranh ảnh, hồi ức, thư từ của các chiến sĩ ... Điều lý thú là Bảo tàng này lại nằm trong nhà văn hoá mang tên Ixacôpxki, người đã dùng khoản tiền được giải thưởng Quốc Gia (vì bài Cachiusa và một số bài thơ khác nữa) để xây lại Nhà văn hoá cũ đã bị bọn phát xít thiêu huỷ.Ngày nay, bài hát Cachiusa gần như trở thành biểu tượng của nước Nga. Hình ảnh Cachiusa của nước Nga với những lời ca trữ tình tuyệt vời về nàng mà mọi người bây giờ vẫn hát luôn nhắc nhở mọi người đừng quên Cachiusa bất tử !!

    Everyone needs a shoulder to cry on
    Everyone needs a friend to rely on​
  7. NanaYeuDau

    NanaYeuDau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2001
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    0
    Ước gì mình được đến nước Nga
    You don't have to be here for me to feel close to you ... but I wish you were
    Nana
  8. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Ghớm mụ này còn mò vào cả đây nữa à?Đến chỗ tớ tớ cho đi Nga.
    oне не везло сна?ала
    <FONT color=fuchsia face="Times New Roman
  9. JihadV

    JihadV Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    211
    Đã được thích:
    0
    He he
    chỉ sợ sang đến nơi rồi khác thét đòi về! vì cái đất Nga này ko như tưởng tượng đâu! Bài viết là một chuyện mà sống ở trên đất Nga này lại là một chuyện hoàn toàn khác đấy!
    Thằng Rùa kia, ít lời thôi, lo học đi!
    Còn Mưa_Sa_Mạc thì cũng đi mà lo thằng bồ của bà đi. Tôi ko phải nghỉ nhiều đâu, mà số trời ko cho tôi đi học. Hôm qua thức cả đêm để làm bài, thì cuối cùng chiều nay trên đường đến trường bị cảnh sát hỏi, rồi lôi về đồn ngồi cả buổi chiều chỉ vì ko mang theo passport, chuối ko chịu được, thế là công cốc!
    Về nhà đành phải mua bia để uống giải đen!
    To các em khoá sau: давай! за.оди! bọn anh lúc nào cũng chào đón các em, nhất là nêu các em có các em xinh!
    Còn nếu các em cần kinh nghiệm để bật lại bà mai béo thi cứ hỏi thằng Rùa, thằng đấy là thằng chuyên gia bật chủ nhiệm, mất dạy nhất lớp anh hồi xưa đấy! Còn anh thì "quý" chủ nhiệm lắm, nên ko có kinh nghiệm gì cho các em đâu
    ТолOко о ,ебе я всегда ме?,аZ,
    ~, когда ,​
  10. vu_ha_new

    vu_ha_new Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    1.293
    Đã được thích:
    0
    Ko được spam bài trong topic này của em. Nhá! Mod đâu roài

    Everyone needs a shoulder to cry on
    Everyone needs a friend to rely on​

Chia sẻ trang này