1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

DU LỊCH SÀI GÒN

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi Doan_Chi_Thuy_new, 10/04/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    DU LỊCH SÀI GÒN

    Nét đẹp Sài Gòn

    Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh vừa hơn 300 năm tuổi, một thời Được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông
    Trong quá trình khai phá, mở mang và giữ gìn bờ cõi, người Việt đã biết hòa hợp với nhiều dân tộc hội tụ về đây để tạo ra một đô thị sầm uất, năng động và đầy sức sống.
    Trong mối quan hệ chung, Thành phố là một trung tâm kinh tế, thương mại, tài chính, giao lưu quốc tế, khoa học, văn hóa, du lịch... của khu vực Nam bộ và cả nước.
    Nơi đây có khí hậu, thời tiết dễ chịu với hai mùa khô và mưa. Mưa thì mau tạnh ráo và nắng thì không quá nóng. Dòng sông Sài Gòn tuyệt vời uốn lượn qua vùng trung tâm. Bến Bạch Đằng và bến Nhà Rồng nối liền với cảng biển là nơi có kiến trúc ven bờ xinh đẹp, lộng gió và nhộn nhịp du thuyền. Trung tâm Thành phố có những con đường Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Lê Lợi... nổi tiếng với nhiều kiến trúc kiểu phương Tây, nhiều khách sạn, nhà hàng, quán giải khát, vũ trường, cửa hàng mỹ nghệ, cửa hàng đồ cổ, phòng tranh tượng. Thời trang áo dài Việt Nam.
    Với sân bay gần gũi, bến cảng cận kề, với sông nước kênh rạch và các khu công nghiệp phát triển, Thành phố có sức sống đa dạng và sinh hoạt tấp nập, thu hút nhiều du khách trong nước và nước ngoài. Nhiều chứng tích văn hóa khác nhau đang được lưu giữ và phát huy: Từ những công trình mở đất lập làng, thờ phụng những người khai sáng đến những chùa, miếu, đền thờ; từ những cơ sở của người Pháp đến dấu vết của người Mỹ. Nơi đây còn lưu giữ nhiều địa danh, nhiều chứng tích hào hùng trong các đền thờ, tượng đài liệt sĩ, danh nhân, các bảo tàng lịch sử, địa đạo. Từ Thành phố này, du khách có thể đến với khu Lâm viên Bảo tồn Cần Giờ, nơi có nhiều loài thực, động vật đặc chủng của rừng ngập mặn ven biển.
    Nét đẹp Sài Gòn có liên quan với nét đẹp của cả khu vực phía Nam Việt Nam. Du khách có thể thăm vùng nước nóng thiên nhiên Bình Châu, nơi có hệ sinh thái đặc biệt. Và cũng từ Thành phố này, du khách có thể đến với các địa phương khác không quá xa Thành phố như rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên, thăm căn cứ kháng chiến nổi tiếng (miền Đông Nam bộ), vùng biển Mũi Né (miền duyên hải cực Nam Trung bộ), vùng ven biển Hà Tiên (được xem như vịnh Hạ Long của phương Nam), đến Đà Lạt thành phố ở độ cao 1.500 mét so với mặt biển, có khí hậu ôn đới, là thành phố nghỉ mát nổi tiếng với rừng thông, thác, hồ và nhiều loài hoa đẹp. Du khách có thể về đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng với những vựa lúa, vườn cây trái, vườn chim, rừng ngập mặn, rừng tràm, đồng bưng và nhiều loài đặc sản quí hiếm. Du khách còn có dịp đến với nhiều vùng cư trú của nhiều dân tộc ít người vốn có rất nhiều tập tục, tín ngưỡng, lễ hộ đa dạng và ấn tượng.
    Với truyền thống hiếu khách, chúng tôi mong được tiếp đón du khách từ mọi phương trời tìm đến như những người thân trong đại gia đình. Và hy vọng Thành phố sẽ trở thành điểm hẹn du lịch tuyệt vời. Xin mời đến với Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố năng động và trẻ trung.
    (Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh)

    TRANG 1

    CÁC ĐIỂM THAM QUAN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1
    KHU DU LỊCH VÀM SÁT
    NGHE NHẠC TRÊN SÔNG SÀI GÒN
    LÀNG DU LỊCH BÌNH QUỚI
    MỘT THOÁNG VIỆT NAM - CỦ CHI
    TAO ĐÀN



    TRANG 2

    VƯỜN CÒ THỦ ĐỨC
    SUỐI TIÊN - KHU VƯỜN CỔ TÍCH
    CHỢ BẾN THÀNH
    BƯU ĐIỆN TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
    THẢO CẦM VIÊN
    KHU DU LỊCH - VUI CHƠI - GIẢI TRÍ KỲ HÒA
    GOLF TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
    BIỀN TIÊN ĐỒNG - ĐẠI DƯƠNG GIỮA LÒNG TP HCM
    CƯỠI SÓNG ĐI CẦN GIỜ



    TRANG 3

    GẶP GỠ ĐẤT PHƯƠNG NAM 2002
    SAIGON WONDER LAND
    CÔNG VIÊN NƯỚC Ở TP HCM
    ĐẦM SEN
    HỘI TRÁI CÂY HÀNG NĂM Ở SUỐI TIÊN


    (Còn tiếp)

    Được doan chi thuy sửa chữa / chuyển vào 31/07/2002 ngày 20:48
  2. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    CÁC ĐIỂM THAM QUAN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1

    1. Trụ sở UBND thành phố (Dinh xã tây)
    [​IMG]
    UBND Thành phố ​
    Xây dựng vào năm 1898-1909 theo đồ án của kiến trúc sư Clardès, mô phỏng kiểu những lầu chuông ở miền Bắc nước Pháp. Mặt tiền của tòa nhà được trang trí bằng những hình người, mặt nạ và vòng hoa theo các điển tích phương Tây. Bên trong, mỗi phòng được thiết kế theo phong cách khác nhau. Thời Pháp nơi đây là Dinh Xã Tây và sang thời Mỹ là tòa Ðô chính, sau l975 trở thành trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố.

    2. Dinh Thống Nhất
    [​IMG]
    Dinh Thống Nhất​

    Chỉ một năm sau ngày Pháp chiếm toàn Nam Bộ (1867), đô đốc Lagradière đã cho xây phủ toàn quyền Ðông Dương. Lễ đặt viên đá đầu tiên cử hành vào ngày 23/2/1868 và hoàn thành vào năm 1873. Ðồ án xây cất do kiến trúc sư Pháp Hetmite phác thảo. Công trình lúc đầu mang tên Dinh Norodom, sau đó bị ném bom vào tháng 2 năm 1963 gây hư hại nặng, chính quyền cũ cho phá hủy toàn bộ dinh để xây mới theo thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Công trình có tổng diện tích 20.000m2, khởi công năm l963 hoàn thành ngày 31/10/1966 mang tên Dinh Ðộc Lập. Dinh Ðộc Lập đã chứng kiến giờ phút lịch sử: 11 giờ 30 ngày 30/4/1975, quân giải phóng đã tiến vào tiếp nhận sự đầu hàng của ngụy quyền, kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh, hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Từ đó Dinh mang tên Hội trường Thống Nhất, sau đổi là Dinh Thống Nhất. Hiện nay Dinh Thống Nhất là nơi tiếp khách, hội họp của Nhà nước và thường xuyên mở cửa đón khách du lịch trong nước, nước ngoài.
    3. Chợ Bến Thành
    [​IMG]

    Chợ Bến Thành ​
    Chợ Bến Thành trước đây nằm ở bến sông Tân Bình (tức sông Sài Gòn), cạnh một con đường vào thành Phụng. Năm 1859, khi Pháp đánh thành Gia Ðịnh, chợ Bến Thành bị thiêu rụi. Sau đó, Pháp đã lập lại chợ ở vị trí Kho Bạc nằm trên đường Nguyên Huệ ngày nay. Ngôi chợ này xây cất bằng cột gạch, sườn gỗ và lợp lá Năm 1870, chợ bị hỏa hoạn, phải xây lại vẫn bằng cột gạch, sườn gỗ nhưng lợp ngói, chia làm năm gian hàng: gian thực phẩm, gian hàng cá, gian hàng thịt, gian hàng ăn uống và gian hàng tạp hóa. Ðến năm 1911, ngôi chợ này quá cũ, bị hư sụp nên đã bị phá bỏ để xây dựng ngôi chợ mới ở vị trí hiện nay, khánh thành vào ngày 28, 29 và 30 tháng 3 năm l914. Chợ Bến Thành ngày nay có hình chữ nhật, trổ bốn cửa ra quảng trường Quách Thị Trang và các con đường: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và Lê Thánh Tôn. ở cửa quay ra quảng trường Quách Thị Trang có tháp cao hình vuông treo đồng hồ ở ba mặt, từng được dùng làm biểu tượng cho Sài Gòn. Chợ có bảy gian với gian giữa lớn và sáu gian còn lại nhỏ hơn bố trí ở hai bên, chia thành nhiều khu vực với những ngành hàng khác nhau. Năm 1985, Ủy ban Nhân dân quận 1 đã tiến hành đợt sửa chữa lớn toàn bộ chợ, nhưng vẫn giữ nguyên dáng vẻ bên ngoài. Hiện nay, chợ Bến Thành có trên 3000 hộ kinh doanh. Trải qua gần một thế kỷ tồn tại, chợ Bến Thành đã luôn giữ vị trí là một trung tâm thương mại tiêu biểu của thành phố, đồng thời cũng là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử trong công cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc.
    Được doan chi thuy sửa chữa / chuyển vào 15:43 ngày 31/07/2002
  3. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    4. Nhà hát thành phố
    [​IMG]

    Nhà hát Thành phố​

    Công trình này thực hiện theo thiết kế của kiến trúc sư Ferret, do kiến trúc sư Guichard thi công, mẫu trang trí, điêu khắc được gửi từ Pháp qua. Nhà hát với sức chứa 800 khán giả, chính thức khai mạc ngày 17-1-1900. Năm 1944 phần trang trí, điêu khắc ở mặt tiền nhà hát bị xóa bỏ (tượng nữ thần nghệ thuật, các dây hoa, hai cây đèn...) nhằm trẻ trung hóa phong cách kiến trúc. Năm l944, khi đó nhà hát được gọi là nhà hát Tây bị phi cơ Ðồng Minh oanh tạc, gây thiệt hại nặng, ngưng hoạt động và được sử dụng làm nơi ở tạm trú cho những người Pháp di cư từ miền Bắc, nơi ở tạm trú cho những người miền Bắc di cư vào Nam sau hiệp định Genève năm 1954. Năm 1955, nhà hát được tu bổ lại. Năm 1956 được dùng làm trụ sở quốc hội Sài Gòn (ngụy). Từ năm l975, trở thành Nhà hát thành phố. Năm 1998, Nhà hát được sửa chữa lớn với phương châm bảo tồn phong cách kiến trúc ban đầu.

    5. Nhà thờ Đức Bà
    [​IMG]
    Nhà thờ Đức bà​
    Khởi công năm 1877, hoàn thành năm 1880. Ðồ án thiết kế do kiến trúc sư Pháp Bonard thực hiện theo kiểu Roman cải biên, mô phỏng nhà thờ Notre Dame của Paris, nhưng nhỏ hơn và thuộc loại đẹp nhất trong số các nhà thờ ở các nước thuộc địa của Pháp thời đó. Năm 1895, nhà thờ xây thêm hai tháp chuông, mỗi tháp cao 57,6m và hai tháp có 6 chuông đồng lớn nặng 25,850 tấn. Ðứng trước Nhà thờ là tượng Ðức mẹ Hòa Bình làm tại Rome được dựng vào năm 1959.
    6. Bưu điện thành phố
    [​IMG]

    Bưu điện Thành phố​

    Xây dựng trong 5 năm ( 1886- 1891) , tọa lạc ở Công trường Công xã Paris, theo phong cách kiến trúc Châu âu Mặt tiền của Bưu điện được trang trí với những bảng tên một số danh nhân Pháp như Laplace, Voltaire, Arago... Kiến trúc đơn giản, nhã nhặn, điểm tô bởi những hoa văn như đầu rồng, đuốc, tràng hoa, cây trái... Trong tiền sảnh có hai bản đồ lịch sử "Sài Gòn và vùng phụ cận năm 1882" và "Mạng dây thép Nam Bộ và Campuchia năm 1936", nay vẫn được bảo tồn.
    7. Thánh đường Hồi giáo
    [​IMG]

    Thánh đường Hồi giáo​

    Ðịa bàn Quận 1 có ba thánh đường Hồi giáo: một của cộng đồng người Chăm ở đường Trần Hưng Ðạo, phường Cầu Kho, một ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Nguyễn Thái Bình và một ở đường Ðông Du, phường Bến Nghé, trong đó thánh đường Hồi giáo ở đường Ðông Du là nguy nga hơn cả. Thánh đường này xây dựng năm 1950 trên bệ đất cao, mặt tiền mở về hướng Ðông theo truyền thống Hồi giáo. Toàn khu thánh đường sơn một màu trắng toát, không trang trí lòe loẹt, có bốn tháp minaret vươn lên cao. Ngoài ngôi thánh đường và các tháp minaret, trong khu vực còn có nhà ăn theo tập quán ẩm thực Hồi giáo. Thánh đường Hồi giáo ở đường Ðông Du không phải chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo mà còn là một trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng của các tín đồ Hồi giáo. Riêng về mặt kiến trúc, thánh đường Hồi giáo này là một công trình kiến trúc tôn giáo với phong cách mới lạ, với bố trí không gian hài hòa, và là một đóng góp vào tính đa dạng của bộ mặt kiến trúc ở thành phố.
    8. Đền thờ Ấn giáo
    [​IMG]

    Đền thờ Ấn Giáo​

    Trên địa bàn quận 1 có ba đền thờ ấn giáo: một ở đường Trương Ðịnh, một ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và một ở đường Tôn Thất Thiệp. Trong số những ngôi đền này thì ngôi đền ở số 45 đường Trưng Ðịnh, phường Bến Thành là ngôi đền cổ kính nhất và có đông khách người Việt và người Hoa đến chiêm bái. Ngôi đền được xây dựng vào năm 1885, nằm trong khu vực mà trước đây người ấn đến lập cửa hàng buôn bán làm ăn sinh sống. Ðền thờ nữ thần Maryamanne của ấn giáo. Ngày nào cúng có khách đến chiêm bái tại ngôi đền này mà dân gian gọi là chùa Bà Ðen". Riêng ngày thứ sáu thì đền có đông khách nhất.


    9. Chợ đêm Bến Thành
    [​IMG]

    Chợ đêm Bến Thành Trên đường Phan bội Châu​
    Từ tối 28-4-2002 chợ đêm Bến Thành, TP. HCM đã bắt đầu hoạt động trên hai con đường Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh, phường Bến Thành Q1. Trong phiên chợ đầu tiên có 38 gian hàng của 10 doanh nghiệp tham gia với các ngành hàng chủ yếu là hàng tiêu dùng, mỹ nghệ, lưu niệm và thực phẩm ăn uống. chợ đêm hoạt động từ 18g- 24g mỗi ngày, thu hút khá đông khách tham quan, mua sắm, ăn uống....
    Được doan chi thuy sửa chữa / chuyển vào 20:49 ngày 31/07/2002
  4. roma

    roma Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    3
    Vàm Sát thêm một khu du lịch sinh thái
    Công ty Du lịch Phú Thọ đã chính thức mở tuyến du lịch sinh tháI Vàm Sát (Nông trờng quận ll cũ),
    xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là khu rừng ngập mặn với diện tích khoảng 2.000 ha,
    nằm trong hệ thống rừng phòng hộ môi trờng thành phố, vừa mới được tổ chức UNESCO của Liên hợp quốc công
    nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
    Để đến với khu du lịch sinh thái này du khách có thể đi bằng đường bộ, sau khi qua phà Bình Khánh, thêm vài cây số thì quẹo trái,
    theo bảng chỉ dẫn bên đường, thêm khoảng 15km, gặp bến phà Vàm Sát, thêm 8km là đến khu du lịch Vàm Sát. Nhưng du khách
    cũng có thể đến bến phà Dần Xây thay vì quẹo trái, tiếp hoảng 20km, tính từ Bình Khánh, tại đây tàu du lịch sẽ đưa khách tham
    quan đến Vàm Sát sau khoảng 40 phút.Một số điểm có thể đi tham quan như đầm sấu, đầm chim, đi xuyên rừng Sác để đến khu
    sưu tập thực vật rừng ngập mặn... NgoàI việc ăn uống, nghỉ ngơi, du khách có thể thư giãn bằng thú câu cua, tôm hoặc cá.
    Vọng Lâm đài, tên gọi ngọn tháp cao 25m, là công trình vừa được xây dựng.
    Lên đây, phóng tầm nhìn ra xa, nếu sử dụng ống nhòm, du khách có thể nhìn thấy một số tòa nhà cao tầng ở nội thành hoặc nhìn
    sang thành phố Vũng Tàu. Nhưng điểm được xem là hấp dẫn nhất, là ngồi trên những chiếc xuồng 3 lá, đi qua đầm nuôi tôm quảng
    canh, với phần không gian thoáng đãng, sau đó len lỏi theo những con rạch nhỏ vào em đầm dơi. Khó nói hết cáI cảm giác khám
    phá và sự gần gũi với thiên nhiên lúc đó như thế nào. Nơi đây, khoảng năm 1996 trở lại đây đàn dơi quạ tụ tập ngày thêm nhiều.
    Sải cánh mỗi con dài trên dưới 1m. Chúng thích ăn trái cây và sự yên tĩnh. Chiều tối, du khách còn có thể tận hưởng cảnh thanh bình
    vào buổi chiều khi hàng đàn cò bay về tổ, sau cả ngày kiếm ăn...
    Vùng đất vàm sát xa xôi ngày nào nay trở thành.khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn, đang trong bứớc đầu xây dựng và định hình. .
    Sưu tầm.
    Roma@
  5. On4U

    On4U Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    3.578
    Đã được thích:
    0
    Ôi chúng ta đã đụng chủ đề rồi. Các bác nghĩ sao??? Theo tôi nên ưu tiên cho Box Du Lịch há... chúng tôi là một Box non trẻ và rất cần những bài như vậy.
    Hãy liên lạc với tôi nhá.
    Thân ái.
    All for you
  6. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Trích:
    ================
    Vàm Sát thêm một khu du lịch sinh thái
    thuộc xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là khu rừng ngập mặn với diện tích khoảng 2.000 ha, .......
    ================
    Đã đến được đây tại sao du khách không đi thêm vài cây số nữa để đến bãi tắm 30 tháng 4.
    Bãi này có cát đen như sình (chắc người nước ngoài gọi là tắm bùn) còn tôi gọi là "biển sình" , vậy nên du khách nên chọn đồ tắm màu tối (nếu rực rỡ quá tắm rồi khó giặt ).
    Khi trở về từ bãi tắm Cần Giờ, du khách có thể mua vài chục kg nghêu làm quà, vừa rẻ lại vừa ngon ( thịt ngọt và mập hơn so với nghêu mua ở chợ).
    Đi khoảng 1/2 giờ (xe máy) - quẹo trái là Đảo Khỉ. Hàng ngàn chú khỉ đang an cư ở đây... Bọn khỉ này rất dạn dĩ , khi nhóm chúng tôi đến thì còn 1 số "lương thực" ( trái cây, thức uống.. - do nhóm trưởng mang theo) chưa dùng hết, lúc đến đây, cả bọn ngáo ộp chúng tôi ngạc nhiên ngắm bọn khỉ làm trò nên thiếu cảnh giác. Thấy túi thức ăn, con khỉ đầu đàn đã anh dũng xông vào cuỗm rồi dông thẳng vào rừng,khi cả đàn khỉ tề tựu đông đủ , nó xé túi và củ sắn, nho, bom, chuối, ... được nó thảy chia chác cho đồng bọn, vừa ăn bọn khỉ vừa nhìn chúng tôi và nhe răng cười khẹc khẹc như khoái chí lắm. Chẳng khác nào cảnh Tôn Ngộ Không và đám đệ tử ăn tiệc ở Động Hoa Quả.
    Bọn tôi thì dở khóc dở cười vì ác thay trong cái túi đó có cái kiếng cận của lão trưởng nhóm... Lão khóc 3 tiếng mà đọc thơ rằng:
    Đảo Khỉ đi dễ khó về
    Khi đi sáng mắt, khi về tối thui...
    Trên là vài kinh nghiệm khi du lịch rừng sinh thái Cần
    Giờ.
    Trích:
    ======================
    Ôi chúng ta đã đụng chủ đề rồi. Các bác nghĩ sao??? Theo tôi nên ưu tiên cho Box Du Lịch há... chúng tôi là một Box non trẻ và rất cần những bài như vậy.
    Hãy liên lạc với tôi nhá.
    Thân ái.
    ======================
    Không được, tôi nghĩ mấy bài này để đây hay hơn, tôi sẽ vào box du lịch chuyển lên cả trăm bài (về du lịch từ Nam ra Bắc)nếu bạn muốn, nhưng tất cả những vấn đề liên quan đến du lịch HCM thì gởi ở đây cho khách thập phương biết đến thành phố mà bạn đang sống, bạn nghĩ thế nào? Cùng tham gia chứ?
  7. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Nghe nhạc trên sông Sài Gòn
    PHÓNG SỰ.- Hãy nâng cấp và hoàn thiện chất lượng phục vụ để tàu du lịch trên sông sẽ là điểm hẹn của mọi người. Chất lượng nghệ thuật các chương trình ca nhạc còn thấp. Khi chúng tôi bước lên tàu, khoang giữa đang diễn ra tiệc cưới của một người Hoa. Không gian ồn ả, các ca sĩ hát toàn nhạc Hoa. Xong phần biểu diễn của mình, bước xuống sân khấu mồ hôi còn nhễ nhại, ca sĩ T.T ghé vào tai tôi trong tiếng nhạc đinh tai: ??oEm đi hát đã được 10 năm. Khi thấy khách người Hoa nhiều, em hát nhạc Hoa. Lúc nào khách người Việt chiếm số đông, em hát nhạc Việt. Còn khách muốn... hát thì em làm M.C giới thiệu...???.
    ===========================
    Đó là một cảnh trên tàu 168, một trong 4 tàu du lịch nhà hàng trên sông Sài Gòn. Mỗi chiều, từ 18 giờ, các tàu này - mỗi tàu chở 500 - 700 khách - neo đậu ở bến, lần lượt đón khách. Đến 20 giờ 30 phút, các tàu lần lượt nhổ neo chạy đến cảng Bến Nghé rồi lại quay về. Thời gian du lịch trên sông khoảng hơn một giờ. Khi tàu cập bến lúc 21 giờ 55phút, cũng là lúc du khách rời tàu...
    Nghe ca nhạc là... phụ
    Ba tàu du lịch: Mỹ Cảnh, Bến Nghé, 168 do tư nhân quản lý, thường đón khách vãng lai, tổ chức sinh nhật, đám cưới... Riêng tàu Sài Gòn do Làng Du lịch Bình Qưới quản lý, thường đón khách đi các tour du lịch đến TPHCM. Vào những đêm nóng bức này, khách du lịch lên các tàu rất đông. Chủ yếu họ dẫn gia đình, bạn bè đi ăn uống, hóng gió mát trên sông, còn nghe ca nhạc chỉ là thứ yếu.
    Ở tàu Mỹ Cảnh, chương trình ca nhạc bắt đầu với một nữ ca sĩ mặc váy ngắn, bộ dáng ??ochịu quậy???. Cô vừa hát, vừa cầm những bông hoa vải chìa đưa cho khách. Một người khách Đài Loan nhét vào bông hoa 50.000 đồng và cô ca sĩ cứ nấn ná ở bàn này vừa hát vừa nhún nhảy... Trên tàu Mỹ Cảnh còn có dịch vụ chụp ảnh lấy ngay. Một tấm ảnh giá 30.000 đồng.
    Hát trên tàu không... bon chen
    Trên tàu Bến Nghé, tầng 1 và 2 thường dành cho khách đi theo dạng nhóm, gia đình. Những tiết mục ca nhạc ở hai tầng này đa phần là nhạc Hoa, rất hiếm khi hát nhạc Việt. Riêng tầng 3 thưa khách hơn, chủ yếu dành cho người nước ngoài thích nghe ca nhạc dân tộc VN.
    Ca sĩ H.A ở tàu Sài Gòn cho biết: ??oTôi đã hát trên tàu Sài Gòn 12 năm rồi, từ lúc tàu còn mang tên Cosivina. Hát trên tàu không bon chen nên tôi quyết định gắn bó với nơi này. Tuy đồng lương ít nhưng cũng đủ nuôi bản thân. Hát trên tàu được cái thoải mái, không gò bó giờ giấc. Khi đau ốm có thể nhờ anh em hát thay mình. Tiền boa được chia đều cho cả ban nhạc. ỞÃ tàu này diễn viên múa lửa thu nhập khá nhất. Mỗi đêm diễn hai suất (ở hai tầng của tàu) tiền boa kiếm được khoảng 500.000 đồng/đêm???.
    Cần đầu tư cho ca nhạc dân tộc
    Chị Nguyễn Thị Thanh Yến - Phó Giám đốc Làng Du lịch Bình Qưới, cơ quan chủ quản tàu du lịch Sài Gòn - về chương trình ca hát trên tàu, cho biết: ??oCác ca sĩ hát ở tàu Sài Gòn đã được sự thẩm định và cấp phép của Sở VHTT TPHCM. Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhiều đối tượng khách trong và ngoài nước, chúng tôi thường xuyên dàn dựng chương trình ca nhạc dân tộc mới. Chúng tôi đang nghiên cứu việc ghi âm lại lời giới thiệu những danh lam, thắng cảnh, vẻ đẹp của sông Sài Gòn, bằng tiếng Việt và 4 ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Hoa để phát ra trong thời gian giải lao giữa chương trình văn nghệ. Về bảo hiểm tai nạn chúng tôi đã mua bảo hiểm của Công ty Bảo Minh. Ngoài ra nếu trên tàu có xảy ra tình trạng cần cấp cứu thì có một ca nô nhỏ sẵn sàng đưa khách vào đất liền???.
    Điểm hẹn của khách du lịch
    ??oTôi đã hai lần đi tàu Sài Gòn, ca nhạc trên tàu ồn quá không có nét đặc sắc riêng so với các tàu kia???. Đó là nhận xét của ông Michael Jack - một khách du lịch người Mỹ. Còn bà Lưu Hiển Nhã - một khách du lịch Đài Loan - thì có cái nhìn thực tế: ??oChồng tôi làm việc tại TPHCM nên tôi thường đi tàu du lịch. Trên tàu Sài Gòn khán giả rất lịch sự, không ồn ào la hét. Thức ăn cũng ngon hơn so với năm trước. Chỉ có màn múa lửa là phụ nữ chúng tôi không thích lắm???.
    Anh Nguyễn Văn Phát - nhà ở quận 7 - nói: ??oTôi đưa mấy người em bà con ở Pháp về thăm quê đến đây như một điểm vui chơi thư giãn. Tôi không thích không khí ồn ào của tầng hầm, vì ở đấy người ta nhậu nhẹt cười nói ồn quá. Tôi nghĩ tàu du lịch Sài Gòn nên bán vé cho khách tham quan trên sông theo dạng cà phê nhạc ở tầng 3, để người dân có thu nhập thấp cũng có thể lên tàu đi du lịch khi rảnh rỗi. Vì ở đây bán theo kiểu nhà hàng nên nhiều người ngại lên tàu. Mà công suất của tàu rất lớn, nếu mở rộng phục vụ đối tượng người lao động thì tàu Sài Gòn sẽ là điểm hẹn cuối tuần của nhiều du khách???.
    (Nhóm phóng viên VHVN )
  8. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Làng du lịch Bình Quới
    Địa chỉ:
    1147 Xô Viết Nghệ Tĩnh (nối dài), Q. Bình Thạnh, TP.HCM
    ÐT: KDL Bình Quới 1: 898 8917
    KDL Bình Quới 2: 899 1831 - 899 4104
    Fax: 899 4103
    Email: binhquoi@hcm.fpt.vn
    Nằm trên bán đảo Thanh Ða thuộc địa bàn phường 27 quận Bình Thạnh. Làng du lịch Bình Quới là một quần thể những địa điểm sinh hoạt thư giãn dành cho khách du lịch trong và ngoài nước như: Hồ bơi, sân quần vợt, bi da, bóng bàn, câu cá...Rải rác trên tuyến đường làng mọc lên những nhà hàng, khách sạn, quán ăn đặc sản, quán cà phê điền dã, câu lạc bộ dưới nước, khu cắm trại. đặc biệt là khu du lịch của Saigon Tourist với dịch vụ du lịch trọn gói, có du thuyền đưa khách từ bến Bạch Ðằng, dạo chơi quanh bán đảo Thanh Ða, dùng bữa tối tại nhà hàng bên bờ sông. Sau đó khách sẽ được thưởng thức một chương trình biểu diễn ca múa nhạc đậm đà màu sắc dân tộc. Làng du lịch Bình Quới có một đội tàu thuyền lớn nhỏ dành cho du khách với nhiều chương trình thú vị.
    Nhà hàng nổi tàu Sài Gòn
    Tàu ba tầng, sức chứa 500 người , đậu tại bến Bạch Ðằng, tầng hai tầng ba là nhà hàng nhạc sống, hàng đêm từ 20 giờ tàu đưa khách du ngoạn trên sông (khoản một giờ, giá vé 5.000 đồng/ người), Chủ nhật tàu chạy 2 chuyến, từ 17 giờ. Tàu cũng có nhận đặt tiệc. Ban ngày dành cho các đoàn khách thuê bao chuyến.

    Tàu lớn 2 tầng
    Làng du lịch Bình Quới có tàu lớn 2 tầng (chở được từ 100-150 khách) đưa khách tham quan Cần Giờ, cù lao Phố.
    Có các loại tàu từ 20 - 50 chổ phục vụ khách thuê bao.
    Vào các chiều Thứ ba, năm, bảy( từ 5g30 ) Bình Quới tổ chức đưa khách đi tàu từ Bạch Ðằng đến khu du lịch Bình Quới để xem chương trình ca nhạc và thưởng thức các món ăn dân tộc, lượt về có xe đưa. Giá vé tàu: 27.000 đồng. Giá vé xem văn nghệ: 55.000 đồng.
    Ca nô
    Có đội ca nô dành cho khách muốn dạo quanh đảo Thanh Ða, giá thuê bao: 139.000 - 254.000 đồng/ 20 phút tùy theo loại.

    Câu lạc bộ thuyền buồm
    Câu lạc bộ thuyền buồm Bình Quới có 15 thuyền buồm dùng cho môn thể thao giải trí lướt thuyền buồm trên sông. Giá thuê thuyền buồm 40.000 đồng/ giờ đầu, từ giờ thứ hai còn 30.000 đồng/ giờ. Có các khóa huấn luyện do làng du lịch Bình Quới phối hợp với Hội Khoa học kỹ thuật biển tổ chức ( học 10 buổi, cả lý thuyết và thực hành, học phí 120.000 đồng).

    Nhà hàng
    Nhà hàng "Hoa Mua" phục vụ các món ăn Việt. Nhà hàng bờ sông có 500 chổ.

    Liên hệ đi tàu Sài Gòn (ÐT: 829 0393), đi ca nô, du thuyền, ẩm thực khẩn hoang Nam Bộ (ÐT: 899 1831 - 899 4104).
    Được sửa chữa bởi - doan chi thuy vào 26/04/2002 21:53
  9. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    MỘT THOÁNG VIỆT NAM
    Ghé thăm Hợp tác xã "Một thoáng Việt Nam" du khách như đắm mình trong "Khu văn hóa Việt Nam" thu hẹp. Mà nền tảng là các làng nghề thủ công truyền thống được chắt lọc từ cộng đồng 54 dân tộc anh em. Với diện tích 22,5 ha đất bưng biền dọc theo con rạch Bò Cạp, cách 5km trên đường vào đến Bến Dược huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh.
    Mảnh đất ấy xưa kia là của bom đạn, giờ đây, những hoạt động sản xuất thủ công truyền thống đang diễn ra thật sôi động, hài hòa mang phong cảnh của những làng quê trên khắp mọi miền đất nước. ở đây, những người thợ thủ công, nghệ nhân, nông dân... đến từ những làng quê khác nhau, cùng lao động bên nhau một số nghề: gốm sứ, chằm nón, dệt tơ lụa thổ cẩm, thêu, điêu khắc, làm giấy dó, đan lát mây tre, chế biến mía đường, trồng lúa nước ...
    Du khách vào " Một thoáng Việt Nam" phải qua "Cổng làng" được làm bằng gỗ với cái mái tranh cao vút. Bên trong,, con đường làng dài độ 100m, hai bên đường từ sản vật đến con người đều mang đậm nét đặc trưng của từng miền. Du khách có thể thưởng thức "bát chè xanh" đậm đà của người dân Hà Nội và được ngắm nhìn "Cô hàng chè xanh" mặc áo tứ thân, đầu chít khăn mỏ quạ một "dạ" hai "thưa". Hay như thích hương vị đăng đắng của bát nước "nụ vối" thì xin dừng lại bên quán tranh vách đất. Ví dụ như du khách muốn thưởng thức trái dừa tươi, nước mát của quê hương Nam bộ thì mờiá vào quán lá đơn sơ ...
    ở đấy sẵn có những con người hiếu khách. đặc biệt, trên con đường làng còn có đoàn xe thổ mộ chở sẵn để đưa khách tham quan. Tuy nhiên, du khách có thể cuốc bộ để mở rộng tầm nhìn và được bước lên đài "lầu vọng" cao ngất ngưởng, toàn bộ được làm bằng gỗ dừa bên trong treo khá nhiều tranh vẽ các danh lam thắng cảnh của đất nước. Ngoài ra, còn có đất của 62 tỉnh thành được đựng trong những chiếc hộp gỗ nhỏ nhắn xinh xinh. đứng trên góc "lầu vọng" du khách ngắm nhìn toàn cảnh không gian của " Một thoáng Việt Nam" nhưng nếu đưa mắt về hướng Tây sẽ rất dễ bị thu hút bởi "sa bàn" dài 120m, nơi hẹp nhất 5m được cấu trúc trông rất độc đáo với những biểu tượng truyền thống đặc trưng của ba miền. Miền Bắc với Chùa Một Cột uy nghi, miền Trung với chùaThiên Mụ cổ kính và sau cùng là xứ Nam Bộ với biểu tượng bác nông phu cày ruộng. Rời "lầu vọng" du khách có thể đến thăm "đền thờ đất nước" để tưởng nhớ đến các bậc tiền nhân đã có công khai phá xứ sở này. đến cuối đường làng du khách vô tình rẽ phải sẽ dễ dàng lạc vào miền Trung gió cát. Hàng hoa sứ trắng với dòng Hương Giang xanh biếc lững lờ như đưa khách vào trong cõi mộng. đó đây, thấp thoáng những ngôi nhà mái tranh vách đất, khiến du khách muốn dừng chân đôi chút và để "kiếm" chút gì đó bỏ bụng, thì hãy bước vào thưởng thức những chiếc bánh xèo vàng ươm khói bay nghi ngút. Từ đặc sản đến con người đều là của miền Trung chính hiệu! Vừa thưởng thức đặc sản miền Trung vừa ngắm nhìn sang bên kia đường là nôi nhà cổ Bình định đang ở tuổi 200, được bê "nguyên si" vào còn đủ cả bàn thờ, gia phả, sắc phong của vua. Sau khi lấy lại sức, khách có thể đi thăm khi nhà "Rường Huế" để trò chuyện cùng với những cô gái đang ngồi chằm nón. Hoặc theo dọc "đường Trường Sơn" ngoằn ngoèo đến với những quả đồi con con đầu hoa sim tím xen kẽ vài cây thông non rì rào gọi gió. Phía bên kia đồi hiện ra một ngôi nhà rông Tây Nguyên cao chót vót. Bên trong nhà có đủ các vật dụng sinh hoạt thường ngày của người dân tộc như: Bộ cồng chiêng, bình rượu cần, dụng cụ làm rẫy ... đặc biệt là có đủ các sắc phục của người Dao, H'Mông, Thái, Bana... và đặc biệt hơn cả là ngôi nhà Rông này do chính những người Bana đứng dựng, cách đó dăm bước là xưởng dệt thổ cẩm của người Thái, Bana, Lạc Dương và người Chăm. Chỉ bằng một khe nhỏ cùng với đôi bàn tay khéo léo họ đã dệt nên những tấm lụa đầy màu sắc đáng yêu. Trước khi rời khỏi khu miền Trung, nếu như du khách có "máu thư hùng" muốn đua tài cùng với người dân tộc xin mời bước vào bãi bắn ... cung tên! Rời bãi bắn, rẽ trái dăm mét sẽ được đi dưới những hàng hoa sữa, đào Nhật Tân, Son và đặc biệt là được ngắm nhìn đồi hoa Ban vùng Tây Bắc. Không còn ngạc nhiên gì cả khi biết mình đã đi vào khu Bắc bộ. Dọc đường du khách sẽ nhận được lời mời rất ân cần của những "cô hàng chè xanh". Nước chè được đun trong một siêu đất nhỏ thơm lừng. Sau đó, du khách có thể bước vào làng để tham quan "36 phố phường" được lợp rơm vách đất. ở đấy, các nghệ nhân của xứ Bát Tràng đang hì hụt nặn đất, sơn phết ... tạo những chiếc bình tứ quí cổ xưa. Các sản phẩm ở đây làm ra hầu như là để bán cho khách tham quan. Du khách cũng có thể đi thăm xưởng thêu, đan lát mây tre với 100 mã hàng mẫu do chính tay các người thợ từ làng mây đan Phú Vinh - Hà Tây vào sản xuất ...
    Ði qua chiếc "cầu khỉ" dài hơn 20m bên kia cầu là hàng hoa dâm bụt du khách dễ dàng nhận ra mình đã vào đến Nam bộ. Với cây trái bốn mùa: đu đủ, xoài, dừa, chuối... bao quanh ngôi nhà gỗ chữ đinh, ba gian, ngói đỏ. Trước sân nhà là giàn bầu bí xanh um với trái treo lủng lẳng.
    ở "xứ Nam bộ" này, du khách được ngắm nhìn các chàng trai lực lưỡng đang giã gạo chày ba. Hoặc đến xem xưởng tráng bánh tráng, làm bún, nấu rượu ... mà dụng cụ là những chiếc "chả" đất xa xưa. Nếu có chút máu nghệ sĩ, du khách hãy đến các xưởng điêu khắc gỗ, điêu khắc đá, phòng vẽ tranh sơn dầu ... để được tận mắt chứng kiến sự hài hòa của các nghệ nhân với những tác phẩm: long lân qui phụng, khung hình gỗ dát vàng (vàng thật), những bức tranh sơn dầu truyền thống ...
    Sau một vòng "vào Nam ra Bắc" du khách đã được tận mắt nhìn thấy những tinh hoa dân tộc, lòng dũng cảm, cần cù sáng tạo của người Việt Nam thể hiện trên một số nghề truyền thống. Trước khi ra về, du khách có thể bước vào "khu văn hóa ẩm thực" để thưởng thức các món ăn 3 miền: hạt điều, đậu phộng chiên, cơm lam, rượu cốm chả và các loại bánh... Mặc dù, "Một thoáng Việt Nam" hiện trong giai đoạn đầu xây dựng, nhưng nếu có dịp viếng thăm, chắc chắn du khách sẽ giữ lại được trong lòng mình một chút gì đó, giữ được cả những cái trường tồn, vĩnh cửu của đất nước, con người Việt Nam thân yên này!.
    (Báo Pháp luật Chủ nhật)

    CỌP CHẾT ĐỂ DA, NGƯÒI TA CHẾT ĐỂ DÉP
  10. Doan_Chi_Thuy_new

    Doan_Chi_Thuy_new Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    1
    Tao Ðàn
    (Công viên Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh)
    55b Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TPHCM.
    Là một vườn cây lớn có nhiều bãi cỏ nằm ở trung tâm thành phố, diện tích khoảng 10 ha, với trên 1.000 cây lớn.
    Công viên Văn hóa Thành phố chủ yếu phục vụ việc nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của người dân, Thành phố hạn chế tối đa việc bê tông hóa, bảo tồn và phát triển hệ thống cây xanh, trong công viên có trên 1000 cây to, lâu năm. Ngoài ra nơi đây còn sưu tầm các loại phong lan và các cây kiểng quý hiếm của nước ngoài.
    Khu tưởng niệm các vua Hùng được xây dựng trong khuôn viên CVVHTP, góp phần giáo dục cho thanh thiếu niên kiến thưc về lịch sử, nguồn cội dân tộc và phục vụ nhu cầu Văn hóa tinh thần của nhân dân.
    Khu trò chơi: Nhiều trò chơi phục vụ thiếu nhi như:
    Ðu quay
    Mâm chao
    Xe đụng, Thuyền đụng
    Ðĩa bay, Ngựa bay
    Thuyền rồng
    Máy bay...
    Được sửa chữa bởi - doan chi thuy vào 27/04/2002 10:14

Chia sẻ trang này