1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Ba vì

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi dtrhiep, 16/02/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dtrhiep

    dtrhiep Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/11/2004
    Bài viết:
    367
    Đã được thích:
    0
    Bác DuGia đúng là đỉnh nhất. Dạo này mình bận quá không giúp các bạn được.
    Một vài hôm nữa sẽ gửi lên đây một số ảnh. Một góc nhìn khác về Ba Vì, đi thăm quan Vườn thuốc nam.
    Hẹn gặp lại.
  2. vnplasma

    vnplasma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2007
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    bác nào đi rùi cho e ít thông tin đc không.
    Em có dự định đi 1 ngày, 1 đêm.
    Các bác cho e xin tổng chi phí cho 2 ng đc ko
    Thanks các bác
  3. dieuhauodau

    dieuhauodau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2010
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Hic e đi 1 lần cách đây phải 7-8 năm rồi mà giờ vẫn còn sợ, akak trèo lên dốc thì dễ mà xuống thì akak, hồi ấy còn mới bít đi xe đc 1 time ngắn, từ trên đỉnh chắc chỗ cốt 400 ( hồi ấy e lên đến hết đường thấy bộ đội đg mở đg làm đg ko đi dc nữa nên quay lại) thả dốc akak, hic đi Viva 110 2 anh em thả dốc đc trận hú vía, lúc đầu về số 3 sau đó về số 2 mà xe vẫn cứ phi vù vù, 1 bên là dốc akak đường thì cua tay áo
    Ko bít có ai phi xuống vực chưa chứ e thấy đi xe máy thì quá nguy hiểm lúc đổ dốc
  4. maskAT

    maskAT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2007
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    Không biết đã có ở trên chưa ^^ em thêm tý:
    Trên đường lên đỉnh, đến cái ngã ba, một là cái dốc khá cao để đi lên đỉnh và cái còn lại - chẳng đi đến đâu cả ^^ thì không đi lên đỉnh mà đi thẳng vào đường đó. Đường ở đó cũng đẹp, có mấy cây sung rất to trên đường ^^ Cuối đường đó có mấy cái nền nhà cũ, tường đá thì phải ? ^^ (trí nhớ của em lung tung lắm) và đứng ở đó có thể nhìn ra Sông Đà.
    Đó cũng có thể là một lựa chọn nếu các bác có thời gian.
    Thi thoảng em vẫn lên Ba Vì, khi công việc căng chạy đường trên đó để thư giãn, thấy thoải mái lắm.
    Chúc các bác cuối tuần vui vẻ !
  5. NavyVietnam

    NavyVietnam Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/04/2009
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    15
    Em muốn đăng kí cho khoảng 10 người thì trọn gói giá cả thế nào hả bác?
  6. sakura

    sakura Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/04/2001
    Bài viết:
    1.660
    Đã được thích:
    0
    Có vẻ topic này lâu không có người tham gia nhỉ? mai mình cũng có dịp lên đây chơi với cơ quan.
    Thông tin sơ sơ có hết rồi, có điều bác Hiệp k copy and paste cho anh em đọc tí


    v\:-* {behavior:url(#default#VML);} o\:-* {behavior:url(#default#VML);} w\:-* {behavior:url(#default#VML);} .shape {behavior:url(#default#VML);}
    Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} Trung tâm DL Cốt 400[FONT=&quot]Ba Vi resort[/FONT]
    Di tích lịch sử 600 - Ba Vì
    Đền Thờ Bác Hồ
    Đền Thượng
    [FONT=&quot]Trung tâm du lịch cốt 400 (Ba Vi resort)[/FONT]
    [FONT=&quot] Sau khi trải qua một chặng đường dài khá dốc và gấp khúc. Quý khách sẽ tới khu trung tâm Cốt 400 (Bavì resort). Tại đây du khách sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành, mát lạnh của vùng núi Ba Vì, được tham quan khu rừng thông vi vu trong gió, vườn thực vật với hơn 300 loài cây gỗ. Đặc biệt là vườn cây lưu niệm của các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước tới thăm VQG Ba Vì trồng lưu niệm.[/FONT]
    [FONT=&quot]Tại Bavì Resort có đầy đủ các loại dịch vụ đáp ứng các chương trình tham qua nghỉ dưỡng cho quý khách như:[/FONT]

    [FONT=&quot]-[/FONT] [FONT=&quot]Nhà ăn[/FONT]
    [FONT=&quot]-[/FONT] [FONT=&quot]Nhà nghỉ.[/FONT]
    [FONT=&quot]-[/FONT] [FONT=&quot]Nhà sàn[/FONT]
    [FONT=&quot]-[/FONT] [FONT=&quot]Nhà Hội trường[/FONT]
    [FONT=&quot]-[/FONT] [FONT=&quot]Khu cắm trại, đốt lửa trại.[/FONT]
    [FONT=&quot]-[/FONT] [FONT=&quot]Bể bơi, sân tenít, cầu lông, xe đạp địa hình...[/FONT]
    [FONT=&quot]Vào những buổi bình minh lên và khi hoàng hôn xuống quý khách có thể ngắm nhìn về Trung tâm Thủ đô hà Nội như một bức trang sơn thuỷ hữu tình . Quý khách còn được ngằm nhìn những đàn chim phượng bay lượn, những đàn Sóc bụng đỏ nhảy nhót chuyền cành làm cho phong cảnh núi rừng Ba Vì trở nên sinh động.[/FONT]

    Di tích lịch sử 600 - Ba Vì
    [FONT=&quot] Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Lợi dụng địa hình rừng núi hiểm trở, tường bao và nhà hầm khu biệt thự cũ, quân Pháp đã nhanh chóng biến khu nhà đổ nát, hoang phế thành một cứ điểm quân sự kiên cố, vững chắc mà chúng cho là “bất khả xâm phạm”. Cuối năm 1951, địch đã bố trí tại cứ điểm cốt 600 này một tiểu đoàn thiếu, gồm một đại đội Lê dương tăng cường và một đại đội Com-măng-đô biệt kích áo đen. Ngoài ra, để bảo vệ cho cứ điểm cốt 600 địch còn chốt một đại đội Com-măng-đô ở điểm cao 550, cách cốt 600 chừng 500m, án ngữ con đường độc đạo lên cốt 600.
    Để đập tan âm mưu và kế hoạch Tát-si-nhi của thực dân Pháp, ngày 24/11/1951 Ban chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ thị nêu rõ: “Đây là cơ hội để ta đánh địch trên mặt trận Hòa Bình, trên các mặt trận khác và sau lưng địch”. Chấp hành chỉ thị của Trung ương Đảng, chiến dịch Hòa Bình đã được mở ra và việc tiêu diệt địch trên cứ điểm cốt 600 Ba Vì là một trận đánh quan trọng. Có tiêu diệt được cứ điểm này mới khống chế được quân Pháp ở Hòa Bình, Sơn Tây, ngăn chặn chúng trên đường số 6, đường 87, đường 89 và đường thủy sông Đà, tạo điều kiện chiến thắng trên toàn mặt trận. Nhiệm vụ quan trọng nặng nề này, Bộ chỉ huy chiến dịch Hòa Bình giao cho Trung đoàn 141 thuộc Đại đoàn 312 đảm nhiệm.

    Cứ điểm cốt 600 có tường xây bao quanh, tường cao hơn 2m, dày 0,5m có hàng rào dây thép gai và một số ụ súng trung đại liên. Ở cốt 550 là chốt dã chiến, trên căng vải bạt, phía dưới có ít vật cản và ụ súng.[/FONT]

    [FONT=&quot] Để trận đánh đảm bảo chắc thắng, Trung đoàn xin thêm một ngày chuẩn bị. Hơn nữa, ngày cuối năm địch thường chủ quan, sơ hở nên nổ súng vào ngày 30/12 vẫn tốt hơn. Thêm một ngày vàng ta chuẩn bị tốt hơn về mặt vật chất, tinh thần và biên chế lại đơn vị chiến đấu.

    17 giờ 30 ngày 30/12/1951, các đơn vị đã bí mật tập kết trên sườn núi Ba Vì được lệnh xuất kích, bí mật tiếp cận địch. Khoảng 23 giờ 30, Đại đội 241 và Đại đội 243 thuộc Tiểu đoàn 11 đã áp sát cứ điểm 550. Sau khi xác định đúng vị trí địch, hàng loạt thủ pháo và tiểu liên bất ngờ giáng xuống đầu địch. Bị đánh bất ngờ nhưng chúng vẫn ngoan cố chống trả, phải sau 30 phút số sống sót mới xin đầu hàng.[/FONT]

    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]Khi súng ở chốt 550 vừa nổ, Đại đội 19 và Đại đội 20 thuộc Tiểu đoàn 16 nhanh chóng vượt qua, rồi cứ thế theo đường cái độc đạo xông thẳng vào cổng chính cứ điểm cốt 600.

    Đã hai lần Đại đội 19 và Đại đội 20 tiến công vào cổng chính nhưng vẫn không vào được cứ điểm. Cuộc chiến đấu giằng co ác liệt. Thời gian trôi nhanh. Đã gần 3 giờ sáng mà quân ta chưa vượt được tường rào, chưa vào được bên trong cứ điểm. Lại thêm địch từ Đá Chông, Sơn Tây bắn yểm trợ - nhưng đạn pháo chỉ rơi vào sườn dốc quanh cứ điểm, không gây ảnh hưởng gì cho cả hai bên.[/FONT]

    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]Trước tình hình đó, Trung đoàn chỉ thị cho đồng chí Chu Phương Đới chấn chỉnh lực lượng và điều thêm Đại đội 245 (dự bị) vào chiến đấu, nhanh chóng giải quyết trước khi trời sáng. Giữa lúc đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp Tư lệnh chiến dịch điện xuống Trung đoàn động iên cán bộ chiến sĩ nhanh chóng tiêu diệt cụm cứ điểm cốt 600 Ba Vì. Được tiếp thêm tinh thần và lực lượng, bộ đội ta tập trung thu hút địch ở cổng chính, khiến cho chúng sơ hở ở sườn rồi dùng một lực lượng đặc biệt tiến công hai bên sườn. Những chiếc thang áp sát vào bờ tường. Tiểu đội trưởng Phạm Văn Ngôn và các chiến sỹ Tỷ, Bệ, Cẩm, Sơn, Vinh cùng leo lên tường vào trong cứ điểm. Hàng loạt thủ pháo, lựu đạn, tiểu liên, trung liên giáng xuống đầu địch. Cổng chính đã được mở, bộ đội ta tràn vào. Quân địch hoảng sợ chui xuống tầng hầm chống cự, mãi sau mới chịu ra hàng.

    5 giờ sáng ngày 31/12/1951, ta hoàn toàn làm chủ trận địa, tiêu diệt 120 tên (70 tên lê dương, 50 lính ngụy), làm bị thương 32 tên, bắt sống 130 tên (50 tên lê dương, 80 lính ngụy), thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng.

    7 giờ ngày 1/1/1952, từ Sở chỉ huy chiến dịch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp điện khen ngợi Trung đoàn đã lập công xuất sắc, chiến thắng oanh liệt. Đại tướng báo tin vui: Bộ Tư lệnh quyết định tặng danh hiệu Ba Vì và Huân chương Quân công hạng Ba cho Trung đoàn 141.

    Trong một thời gian ngắn, nếu không tính thời gian chuẩn bị, trinh sát, chỉ tính từ khi tiếng súng đầu tiên nổ vào chốt điểm 550 đến khi tiếng súng cuối cùng tiêu diệt địch ở cứ điểm 600 là hơn 5 tiếng đồng hồ, toàn bộ cụm cứ điểm trên núi Ba Vì đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Đây là một trận đánh tiêu biểu cho sự sáng tạo cách đánh “mật tập” của Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng. Chiến dịch Ba Vì cắt đứt hoàn toàn đường vận chuyển trên sông Đà của thực dân Pháp, làm rung chuyển phòng tuyến sông Đà, địch mất đường tiếp tế, mất chỗ dựa kiên cố, mất con mắt viễn vọng, phải rút khỏi các vị trí Đá Chông, Thủ Pháp, Chẹ, Mỹ Khê... Ta mở rộng khu giải phóng, uy hiếp đường số 6, tạo điều kiện cho chiến dịch Hòa Bình thắng lợi vẻ vang.

    Đến nay đã hơn 50 năm, địa điểm chiến thắng trên cốt 600 Ba Vì cỏ mọc um tùm, lau sậy san sát. Thời gian qua đi, nhưng dấu tích lịch sử vẫn còn đó. Con đường, nền móng cổng chính, nền móng bờ tường, rồi hầm ngầm, đường ngầm... vẫn còn nguyên gốc. Đó là những dấu son ngời sáng trong trang sử hào hùng của quân và dân ta. Năm 2001, UBND tỉnh Hà Tây đã có quyết định xếp hạng di tích lịch sử đối với cứ điểm cốt 600 Ba Vì. Đây là hành lang pháp lý bảo vệ và phát huy giá trị của di tích.[/FONT]

    ND - Từ mùa thu năm 1999 đến những ngày đón Xuân Canh Thìn, nhân kỷ niệm 70 năm thành lập Ðảng, 110 năm sinh Bác Hồ kính yêu, Ðền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đỉnh Ba Vì đã hoàn thành và sẵn sàng đón khách từ khắp mọi miền Tổ quốc về dâng hương viếng Người.

    Ðền thờ Bác Hồ được đặt trên ngọn cao nhất của dãy núi Ba Vì (Hà Nội) mà truyền thuyết dân gian vẫn gọi là Ðỉnh Vua, cao 1.296 m.

    Ðền được thiết kế và xây dựng theo kết cấu bền vững, phong cách đậm đà bản sắc dân tộc, uy nghiêm mà ấm cúng và cũng toát lên sự giản dị như ngôi nhà sàn nơi Người đã sống và làm việc nhiều năm ở Hà Nội. Bức tượng đồng Bác đang ngồi đọc Báo Nhân Dân (đúng bằng hình dáng của Người trước lúc đi xa) đặt trên bệ đá ở chính giữa nơi đặt bàn thờ trong đền. Trên cao là cờ Tổ quốc ghép bằng đá hoa cương mầu đỏ, phía dưới về hai bên phải, trái là chuông đồng và khánh đồng - sản phẩm đúc đồng truyền thống Việt Nam do các nghệ nhân làng nghề ở Nam Ðịnh thực hiện. Tất cả tạo nên một tổng thể hài hòa thể hiện sự trường tồn, vĩnh cửu.

    Lên đây, sau niềm hạnh phúc lớn lao như được thấy Người lúc sinh thời, một trong những điều đặc sắc tiếp theo là lớp lớp các thế hệ con cháu Bác Hồ được đọc một phần nguyên bản trong Di chúc bất hủ mà Người đã để lại cho toàn Ðảng, toàn dân. Bản Di chúc được tạc trên tấm bia đá lớn đúng nét chữ của Bác Hồ kính yêu.

    Một nét đặc sắc khác là ý thức bảo vệ rừng rất cao trong quá trình xây dựng công trình thiêng liêng này. Thoạt nhìn ngôi đền với những cây cột lớn, mầu sắc của mái, rầm, xà ngang và lan can... ai cũng ngỡ là được làm bằng những cây cổ thụ hoặc ốp gỗ. Nhưng hoàn toàn không phải thế, mà tất cả đều bằng xi-măng, hoặc kết cấu bê-tông và được chọn mầu sơn phủ như là gỗ vậy. Hơn thế, trong khi tìm lối, mở đường và làm đường để mang vác vật liệu xây dựng đền, từng cây rừng dù thân, gốc chỉ to bằng cây mía cũng được giữ nguyên, tuyệt đối không chặt phá. Cho nên ở nhiều bậc thang trên lối đi lên Ðỉnh Vua, chúng ta đều thấy những người thợ xây đã xếp đặt cẩn thận đá và trát xi-măng, cát bao quanh những gốc cây rừng nho nhỏ.

    Những sĩ quan, chiến sĩ công binh, cán bộ kiểm lâm và một số thanh niên tình nguyện thuộc các dân tộc ở địa phương đã hết sức nâng niu, bảo vệ thảm thực vật ở khu rừng nguyên sinh - Vườn Quốc gia Ba Vì - trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quang vinh xây dựng Ðền thờ Người Cha thân yêu của các lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam.

    Từ mấy chục năm nay, nhất là khoảng dăm năm gần đây, nhiều khách du lịch đã tới Ba Vì. Nhưng hầu hết trong số họ chỉ lên quá chân núi một chút để dừng lại nghỉ ngơi, vui chơi ở một khách sạn nhỏ có bể bơi ngoài trời cỡ trung bình. Tại độ cao ấy nhìn xuống cũng đã thấy cả một vùng bao la núi đồi, ruộng nương, bản làng ở phía dưới; ngước lên thấy những đám mây trời ánh bạc vờn đuổi nhau rồi ôm ấp che mờ đỉnh núi. Một số ít người theo ô-tô hoặc phóng xe máy tới được Trạm Kiểm lâm (ở độ cao 1.100 m), rồi từ đó đi bộ theo đường dân sinh (đường mòn, tương tự đường lên Chùa Hương) để lên ngọn Tản Viên cao 1.226 m, nơi có Ðền thờ Ðức Thánh Tản (Sơn Tinh). Còn Ðỉnh Vua thì cho tới năm 1998 vẫn chưa có du khách nào trèo lên và cũng chẳng có mấy ai biết rằng trên chóp núi cao nhất đó lại có một khoảng đất bằng phẳng dường như cả nghìn năm nay vẫn được để dành, vẫn chờ đợi để được mang một sứ mệnh thiêng liêng tương xứng.

    Từ cuối năm 1998 đến đầu năm 1999, nghĩa là bước vào dịp kỷ niệm 30 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một số đồng bào và cán bộ vốn có tâm huyết xây dựng Ðền thờ Bác Hồ đã phát hiện được nơi này. Sau đó, họ cùng nhau góp công sức tự tổ chức thiết kế và xây dựng chỉ trong khoảng sáu tháng đã căn bản hoàn thành công trình. Việc xây dựng Ðền thờ là phù hợp với một số ý tưởng trong Di chúc của Bác và cũng đã được sự phê chuẩn của đồng chí Ðào Duy Tùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư hồi đó.

    Ðầu thu năm Kỷ Mão 1999, nhiều người được tin Ðền thờ Bác Hồ trên Ðỉnh Vua vừa hoàn thành đã hào hứng kéo nhau lên thăm viếng, dù phải leo qua không ít đoạn dốc dựng đứng của con đường nhỏ luồn lách, uốn lượn quanh những gốc cây rừng. Ðó là con đường phục vụ thi công công trình và cũng tạm dùng cho khách thăm.

    Nhân dịp đón Xuân Canh Thìn (2000), Tân Tỵ (2001) và các ngày lễ lớn..., nhiều đồng chí lãnh đạo Ðảng, Nhà nước đã lên dâng hương tại Ðền thờ Bác. Ðiều đó vừa thể hiện lòng biết ơn vô hạn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, vừa là sự ghi nhận, trân trọng trí tuệ, tâm huyết và thành quả lao động của các cán bộ và nhân dân đã xây dựng công trình lịch sử này. Ðặc biệt là ngày 2-5-2000, trong không khí toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân sôi nổi đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, lập thành tích xuất sắc kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã lên Ðền thờ Bác Hồ dâng hương và báo cáo với Bác kính yêu: "Dân tộc ta bước vào thế kỷ mới với quyết tâm kiên định mục tiêu, lý tưởng, con đường độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi điều mong muốn tột bậc của Bác, xây dựng thành công nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội". Ðồng chí Tổng Bí thư cũng chỉ đạo Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương: "Bảo tồn, tôn tạo khu di tích rất quý báu này, nơi Bác Hồ đã nhiều lần đến làm việc, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước".

    Thường thường vào dịp 21 tháng 7 âm lịch là ngày giỗ ***** theo truyền thống dân tộc (ngày 2-9-1969 là ngày 21-7 Kỷ Dậu). Sau khi dâng hương, mọi người trải chiếu ngồi kín cả sàn nhà, cảnh tượng con cháu quây quần bên các mâm cỗ thật nhộn nhịp và ấm cúng, đúng là không khí của một ngày giỗ lớn. Ngước lên tượng Bác, dường như ai cũng thấy Người hiền từ nhìn khắp lượt cháu con, nhìn khắp nhân gian và hài lòng thấy dân ta ngày càng ấm no, hạnh phúc, nước ta ngày càng đổi mới và phát triển vững mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu. đồng bào lên đền dâng hương đông nhất.
    Ðến nay đã có hàng vạn lượt người lên dâng hương tại ngôi đền thiêng liêng này và cũng đã hình thành một xu hướng du lịch về nguồn tại nơi đây. Lên đền, ai cũng có chung cảm nhận: Lên càng cao, nhất là khi tới Ðỉnh Vua, càng thấy đất trời, khí hậu, cảnh sắc thiên nhiên Ba Vì kỳ thú và mỗi khi những áng mây trắng ở phía dưới bồng bềnh trôi qua lại như vén đi tấm màn mỏng cho ta được phóng tầm mắt chiêm ngưỡng sự bao la, hùng vĩ của cả một vùng gồm nhiều tỉnh, thành phố nằm dưới tầm bao quát của đỉnh núi này. Khi trời quang đãng, ta có thể nhìn thấy dòng sông Ðà như dải lụa xanh dài tít tắp uốn lượn theo những triền núi, xa mờ nơi đầu phía tây - bắc dải lụa đó là Nhà máy thủy điện Hòa Bình thấp thoáng trong khói sương và mây trắng. Ðúng như thơ Bác:

    Núi cao lên đến tận cùng,
    Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non
    Và cả vùng rừng núi bao la, hùng vĩ ấy, từ nay thêm ấm cúng nhờ những tiếng chuông đồng thi thoảng ngân vang, trầm hùng, từ Ðỉnh Vua lan tỏa khắp không gian và thời gian.

    Những ngày này, cả nước đang nhìn lại chặng đường 40 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh để cùng nhau thực hiện ngày càng tốt hơn Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người. Ðồng thời, toàn bộ tỉnh Hà Tây, trong đó có Núi Tổ Ba Vì đã nhập về Hà Nội và là điểm tựa thiên nhiên hùng vĩ của Thủ đô Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến với thế đất "rồng cuộn, hổ ngồi".

    Từ sau khi có ngôi đền, nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu sâu thêm trong các trang sử vàng, trong truyền thuyết dân gian và được biết: Từ lâu đời, cha ông chúng ta đã gọi Ba Vì là Núi Tổ. Sau này, vào triều Lê sơ, Nguyễn Trãi cũng đã viết Ba Vì là Núi Tổ - cội nguồn địa lý của Kinh đô Ðông Ðô nước Ðại Việt (Thăng Long - Hà Nội ngày nay). Rồi mấy trăm năm sau đó, Phan Huy Chú trong cuốn Dư địa chí Sơn Tây cũng viết những điều tương tự về Núi Tổ.

    Trong không khí hào hùng và không gian rộng mở đó, lên Ba Vì càng thấm đậm niềm yêu thương, tự hào về Tổ quốc. Lên Ba Vì như được thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng dân tộc, vị thánh, tiên ông đang ngồi ung dung đọc báo và suy ngẫm giữa mây ngàn ở một trong những nơi hội tụ khí thiêng non nước Việt Nam ta.
    [FONT=&quot]Đền Thượng[/FONT]

    0 1 0"/> 2 1 2"/> 3 21600 pixelWidth"/> 3 21600 pixelHeight"/> [​IMG][FONT=&quot]Toạ lạc trên độ cao 1227 trên đỉnh Tản Viên của dãy núi Ba Vì, Đền Thượng thờ thánh Tản Viên (Sơn Tinh) thuộc địa phận Vườn Quốc gia Ba Vì, huyện Ba Vì (Hà Nội). Hàng năm rất nhiều người lên đây vừa thắp hương Đức thánh Tản, đồng thời thăm thú cảnh quan thiên nhiên... [/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]Từ bãi đậu xe rẽ phải là cổng đền Thượng uy nghi. Mặc dù đang vào kỳ nghỉ lễ dài, nhưng cũng có khá nhiều người lên vãn cảnh chùa. Qua cổng, du khách còn phải leo hơn 500 bậc đá nữa mới tới cửa đền chính ở chót vót trên cao. Ngôi đền nhỏ được xây theo hình chữ Nhất. Đền chỉ có một mái lộ thiên lợp ngói nghiêng bên của hang. Mái sau Đền nằm ngầm dưới lòng tảng đá nên ngôi đền có thế vững chãi, trang nghiêm khá độc đáo. Ba gian của Đền Thượng tuy không rộng, nhưng huyền bí, có thăm thẳm độ sâu về tâm linh. Chính giữa ngôi Tam Bảo là tượng ĐứcThánh Tản ngự trong long ngai sơn son thiếp vàng. Bên tả là thờ Đức Thánh Trần (Hưng Đạo Vương) và bên hữu là ban thờ Tam toà Thánh Mẫu (bà mẫu Thượng ngàn). [/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]Qua sân đền chính, leo thêm vài chục bậc đá nữa du khách sẽ tới điểm cao nhất của Đền Thượng. Nơi đây có một chiếc lầu tám góc nhỏ thoáng, mát. Trong lầu có đặt tượng Địa mẫu đứng trên quả địa cầu dịu dàng thuỳ mị. Cạnh đó là bệ thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên, Quỳnh Hoa và Quế Hoa Công chúa quanh năm nghi ngút hương... Từ nơi đỉnh cao này du khách có thể phóng tầm mắt ra xa thưởng ngoạn phong cảnh của thiên nhiên trong bầu không khí cực kỳ thanh khiết của núi rừng: Những dải mây như những chiếc khăn voan trắng tung bay trên tấm áo choàng xanh của non ngàn. Thấp thoáng xa xa những bóng cô gái dân tộc như những bông hoa rừng trong nắng mai. Màu xanh mượt mà trên cánh đồng ngô uốn lượn theo dòng sông Đà lăn tăn sóng... càng tô đẹp thêm cho cảnh vật quanh khu Đền Thượng - Nơi giữ bao ẩn tích gắn với truyền thuyết Sơn Tinh - Thuỷ Tinh... [/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]Tuy vậy, Đền Thượng mới được khởi công xây dựng chỉ từ tháng 10 năm 1993 và hoàn thành vào tháng 12 năm 1996. Câu chuyện xây dựng ngôi đền này đến nay vẫn được dân địa phương kể lại như 1 huyền thoại trong Cổ tích: Một ngày kia, bà Đặng Thị Mát (nguyên giáo viên trường cấp 1,2 Thanh Mỹ, Hà Tây) nằm mơ thấy một tảng đá lớn bay dập dềnh trên đầu như muốn đón bà đi. Bà cứ đi theo tảng đá đó cho tới khi nó dừng lại trên đoạn núi cao dày đặc sương. Tỉnh dậy, còn chưa hiểu thế nào thì vài hôm sau đã thấy Ban Giám đốc vườn quốc gia Ba Vì đã tới mời bà xây đền Thượng. Trong chuyến đi khảo sát địa điểm xây Đền cùng các ngành chức năng, bà Mát vô cùng kinh ngạc khi thấy phiến đá ở đây giống hết như tảng đá lớn trong giấc mơ của mình. Dưới phiến đá còn có 3 pho tượng bằng đá và một bát hương cổ! Là một người mộ đạo, bà Mát đã quyết tâm phát tâm xây dựng bằng được ngôi Đền mặc dù việc XD gặp muôn vàn khó khăn. Hàng trăm tấn xi măng, gạch ngói, VLXD chỉ chuyển được bằng xe tới cốt 400. Còn hơn 500 bậc leo nữa là phải vận chuyển bằng sức người. Bản thân bà Mát đã phải đeo ba lô tải xi măng leo bộ lên đền để phục vụ cho xây dựng. Được sự quan tâm của chính quyền và sự ủng hộ, tiếp sức của nhân dân, sau hơn 3 năm bà đã xây dựng xong ngôi đền 3 gian như hiện nay. Không ít người cho rằng Phật đã giúp bà Mát vượt mọi khó khăn để xây dựng, tôn tạo được ngôi đền Thượng linh thiêng hiện nay...[/FONT]

    [FONT=&quot]Có vài chỗ đẹp ở Ba Vì :

    - Cốt 400 ,(chỗ có nhà nghỉ và bể bơi của VQG) đi bộ xuống chỗ Vườn Chim rất nhiều thông đẹp !

    - Nhà thờ đổ ,trên đường lên đỉnh Ba Vì ,chỗ này chụp ảnh kiểu cổ điển thì cực đẹp ,nó tựa như mấy cái nhà thờ Đà Lạt và Sa Pa ,tuy nhiên trông hoang tàn và cổ kính hơn nhiều .

    - Vườn Lan BVì ,gần luôn nhà thờ đổ ,nơi có nhiều cây rừng chụp cũng đẹp .

    - Trên đường lên Đỉnh BV có mấy khúc cua và trảng cỏ chụp với hoa cỏ may và hoa Sim ,Mua rất đẹp .Gặp may có suơng mù thì tuyệt !

    - Con đường bậc thang dẫn lên Đền Bác Hồ xuyên qua rừng cây chụp cũng đẹp .

    - Đền Thượng thờ thần Tản Viên ( Sơn Tinh) .
    Có lẽ đẹp nhất , thơ mộng lãng mạn nhất là trên Đền Thượng ( nhớ là trèo lên phía sau Đền Thượng nhé ) . Đứng trên ngọn núi chỗ có mấy cây Tùng cổ thụ chụp phóng xuống ,nền có mây bay ,dưới bao quát toàn vùng Sơn Tây ,sương khói cây cỏ tựa như tranh Thuỷ mặc !!! Chỗ này bối cảnh cực đẹp ,bắn góc nào cũng chết tươi con niềng niễng ...

    Chúc vui và có bộ ảnh cưới độc đáo ![/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]Giá vào cửa: [/FONT]
    [FONT=&quot] -[/FONT] [FONT=&quot]Vé người: 15.000đ/người.[/FONT]
    [FONT=&quot]-[/FONT] [FONT=&quot]Vé ô tô dưới 10 chỗ: 15.000đ/xe[/FONT]
    [FONT=&quot]-[/FONT] [FONT=&quot]Vé ô tô trên 10 chỗ: 30.000đ/xe[/FONT]
    [FONT=&quot]-[/FONT] [FONT=&quot]Vé xe máy: 2.000đ/chiếc.[/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]Giá một số dịch vụ tại VQG Ba Vì:[/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]Giá nhà nghỉ: [/FONT]
    [FONT=&quot]-[/FONT] [FONT=&quot]Loại 1: 400.000đ/phòng[/FONT]
    [FONT=&quot]-[/FONT] [FONT=&quot]Loại 2: 350.000đ/phòng[/FONT]
    [FONT=&quot]-[/FONT] [FONT=&quot]Loại 3: 250.000đ/phòng.[/FONT]
    [FONT=&quot]-[/FONT] [FONT=&quot]Nhà sàn 2.000.000 - 2.500.000đ/nhà.[/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]Lửa trại:[/FONT][FONT=&quot] Từ 500.000 - 1.500.000đ[/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]Loa đài, ánh sáng:[/FONT][FONT=&quot] Từ 500.000 - 1.500.000đ[/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]Hội trường: [/FONT][FONT=&quot]Từ 2.000.000 - 3.000.000đ/ngày[/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT]
    [FONT=&quot]Lái xe chú ý: [/FONT]
    [FONT=&quot]-[/FONT] [FONT=&quot]Ô tô 45 chỗ chỉ lên được đến Cốt 400m.[/FONT]
    [FONT=&quot]-[/FONT] [FONT=&quot]Từ cốt 400m trở lên chỉ đi được xe dưới 30 chỗ.[/FONT]
  7. NokiaVN

    NokiaVN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    109
    Đã được thích:
    0
    Bạn ơi. Mình gởi Email cho bạn kế hoạch của mình vào: vuonquocgiabavi@yahoo.com bạn giúp mình nhé

    Tks bạn

Chia sẻ trang này