1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Dư luận nước Nga xôn xao quanh vụ YUKOS

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi meongoansister, 27/10/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Dư chấn ở Nga sau vụ bắt tỷ phú Khodorkovsky
    Phần lớn doanh nhân xứ sở bạch dương có chung nhận xét rằng, Mikhail Khodorkovsky không phải là một vị thánh khi vượt qua thời kỳ chuyển đổi kinh tế để trở thành tỷ phú. Tuy thế, sự kiện nhà tài phiệt 11 tỷ USD này bị lực lượng biệt kích vây bắt gây ra một cơn địa chấn mạnh, đe dọa môi trường đầu tư dễ đổ vỡ của Nga
    Trải qua một đêm trong nhà tù đông đúc và chật chội Matrosskaya Tishina ở Matxcơva, Kodorkovsky tuyên bố không hối tiếc vì những gì đã làm, cho dù ông sẽ phải bóc lịch trong nhà đá chờ ra tòa cho tới ngày 30/12, theo như phán quyết của một tòa án thủ đô. Luật sư Anton Drel dẫn lời nhà tài phiệt tuyên bố: ?oTôi không thấy áy náy vì những gì đã thực hiện hay lấy làm buồn vì những gì xảy ra?.
    Có nhiều cách lý giải về chuyện nhà tỷ phú rơi vào vòng lao lý, như Kremlin muốn mạnh tay với nhân vật này nhằm đẩy ông khỏi chính trường, nhất là khi cuộc bầu cử quốc hội đang đến gần (tháng 12). Sở dĩ có giả thuyết này là vì Khodorkovsky dám đối đầu với Tổng thống Putin khi ủng hộ hai đảng tự do đối lập với chính phủ là Yabloko và Liên đoàn các lực lượng cánh hữu (SPS). Cả hai đang phải gắng sức đạt 5% số phiếu ủng hộ cần thiết để giành ghế trong quốc hội. Ngoài ra, theo các nhà phân tích, chính một số quan chức an ninh trong điện Kremlin đứng đằng sau giật dây chiến dịch nhằm vào công ty dầu khí lớn nhất nước Nga Yukos của Khodorkovsky, do vẫn chưa nguôi ngoai vì bị bỏ ngoài lề trong các hợp đồng tư nhân hóa béo bở những năm 90.
    Theo nhiều chuyên gia, vụ bắt ông chủ tập đoàn Yukos sẽ làm lung lay nền tảng kinh tế đang hồi phục nhanh chóng, giảm lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường Nga đồng thời ảnh hưởng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn mới được hưởng sự phát triển ổn định thời hậu Xô Viết.
    Khi được hỏi liệu Khodorkovsky có bị cáo buộc sai hay không, Anatoly Chubais, người đứng đầu ngành điện, nhấn mạnh: ?oDĩ nhiên là không. Nhưng ông Putin cần phải có quan điểm rõ ràng?. Tuy vậy, nhà kiến thiết quá trình tư hữu hóa thời kỳ Boris Yeltsin nắm quyền nhận xét rằng việc quá mạnh tay với Khodorkovsky sẽ làm mất tinh thần những người muốn đến làm ăn ở Nga.
    Trong khi giới doanh nhân đang sôi sục thì Kremlin dường như vẫn im lặng một cách khó hiểu trước một sự kiện chính trị được coi là bão táp nhất trong nhiều năm qua. Ông chủ Putin không đả động tới vụ bắt giữ nhà tài phiệt dầu mỏ trong cuộc gặp với các quan chức an ninh ngày hôm qua. Một phát ngôn viên còn khẳng định Kremlin không có phản ứng chính thức nào.
    Một số chính trị gia trung dung, vốn ủng hộ Tổng thống Putin trong quá khứ, bình luận rằng việc mật vụ vây bắt Khodorkovsky là một bước đi quá xa, như thể xảy ra trong thời kỳ áp chế chính trị trước đây. Nhà lập pháp Vladimir Ryzhkov phát biểu: ?oKhodorkovsky đã gây dựng một công ty minh bạch đầu tiên, và hàng năm lại còn đóng thuế hàng tỷ USD nữa?.
    Boris Nemtsov, lãnh đạo của đảng SPS, có nhận xét tương tự: ?oBiện pháp đối với Mikhail Khodorkovsky thật quá đà. Đây là hành động răn đe các ông chủ siêu thị hay chủ một cửa hàng nhỏ rằng có quan điểm độc lập rất nguy hiểm trong cả đời sống chính trị và xã hội?.
    Đại sứ Mỹ tại Nga Alexander Vershbow bày tỏ quan ngại: ?oTôi tin chắc rằng sau một loạt sự kiện như thế, các nhà đầu tư hiện thời ở Nga và đối tác tiềm năng sẽ bị lung lay?. Ông này từ chối bình luận về ảnh hưởng của sự việc đối với hợp đồng góp vốn của hai đại gia dầu mỏ Mỹ là Exxon Mobil và Chevron Texaco với YukosSibneft, một công ty mới của Khodorkovsky, thành lập sau vụ sáp nhập với một đối thủ nhỏ hơn.
    Thậm chí chuyên gia phân tích ngân hàng Troika Dialogue, Pavel Teplukhin, bi quan tới mức dự báo tình hình thị trường đầu tư sắp tới sẽ ảm đạm như hồi tháng 8/1998, khi chính phủ không thể trả các khoản nợ đáo hạn và phá giá đồng ruble. "Phản ứng của thị trường sẽ tương đương với cuộc khủng hoảng năm 98", ông nói. Nhiều chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán Nga hoạt động rất suôn sẻ trong năm nay là do các nhà đầu tư trong nước bơm những khoản tiền mà họ từng gửi ở nước ngoài trong thời kỳ đấy biến động những năm 90. Nhiều khả năng thị trường chứng khoán Nga sẽ giảm 5-10% trong ngày hôm nay và sẽ có sự bán tháo đồng loạt trong tuần này.
    oне не везло сна?ала
    <FONT color=fuchsia face="Times New Roman
  2. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Báo chí Nga chỉ trích Putin
    Lần đầu tiên kể từ sự kiện giải cứu con tin ở Matxcơva, báo chí Nga bị thống lĩnh bởi một chủ đề: tỷ phú Khodorkovsky bị bắt. Cũng lần đầu tiên sau nhiều năm, các bài bình luận thể hiện một sự đồng nhất hiếm thấy: gay gắt chỉ trích không chỉ chính quyền nói chung, mà là đích danh Tổng thống.
    Báo điện tử Gazeta.ru trong bài "Putin và Nhà tù: kịch bản cho nhiệm kỳ hai" viết: "Viện công tố tấn công hãng dầu khí lớn nhất nước bởi vì Tổng thống Putin và thuộc hạ không ưa sự tích cực chính trị của hãng này. Nhà đại tư bản cần biết chừng mực trong phát biểu của mình và phải biết lùi bước. Khodorkovsky, ngược lại, đã đấu khẩu công khai với chính quyền. Cơ quan quyền lực đáp lại bằng sự leo thang các vụ khởi tố hình sự đối với các lãnh đạo cao nhất của hãng. Về phần mình, các nhà tư bản dầu khí ngày càng quyết liệt chống đối qua công luận. Khodorkovsky can đảm tuyên bố không sợ ngồi tù. Ông ta cho rằng đã thiết lập được một sự bảo vệ kỹ lưỡng và nhiều lớp trong không gian pháp lý và công luận. Đó chính là điều mà hệ thống quyền lực không thể chấp nhận và không có quyền chấp nhận. Nhà tù phải tiếp tục là uy lực không thể lay chuyển trong đời sống nước Nga".
    Xã luận báo Vedomosti viết: "Tổng thống đã phát biểu quan điểm của mình. Ông phát biểu không phải bằng lời, mà bằng hành động, và đó là một hành động gây ấn tượng, theo kiểu cơ quan nội vụ vẫn ưa làm". Tờ báo cho rằng, ở Nga hiện nay "đã loại bỏ hết các đối trọng với điện Kremli - nhánh quyền lực tư pháp độc lập, tính độc lập của cộng đồng chính trị và cộng đồng kinh doanh, thiết lập sự kiểm duyệt đài truyền hình và hình thức tự kiểm duyệt của phần lớn các báo".
    "Nhà tư bản đầu tiên ở nước ta công bố số tài sản của mình và tiết lộ những đầu tư chính trị - đang ngồi trong nhà tù Matroskaya Tishina. Vladimir Putin đi tới nhiệm kỳ chính trị mới trong tư thế chủ nhân hoàn toàn của đất nước", tờ Vedomosti cảnh báo.
    Báo Novaya Gazeta gay gắt hơn với khẳng định rằng "Tổng thống Putin đã mất chính quyền". Bởi vì, trước hết, "mất thông tin là mất chính quyền", mà nay Tổng thống chỉ còn lại nguồn thông tin duy nhất là lực lượng nội chính. Sau nữa, "cho phép tiêu diệt một phe cánh chính trị, Tổng thống trở thành con tin của phe cánh khác. Giống như chiếc máy bay, mất đi một cánh, bộ máy mất khả năng điều khiển. Mất điều khiển là mất chính quyền".
    Trên quan điểm đó, Novaya Gazeta kết luận rằng "giờ đây kết quả cuộc bầu cử tổng thống 2004 trở nên không thể đoán trước được nữa". Kết luận này cũng đồng nhất với ý kiến của Anatoli Chubais, được trích dẫn trên nhiều báo, dự đoán "một cuộc đối đầu rất quyết liệt giữa các ứng cử viên tổng thống, trong đó chính quyền sẽ ủng hộ một người, còn cả đất nước ủng hộ một người khác".
    Báo Moskovski Komsomolets viết rằng "động cơ của Tổng thống Putin không thể cắt nghĩa được một cách hợp lý. Các nhược điểm của xung đột này quá rõ". Cơ quan vũ lực "muốn răn đe không chỉ hãng Yukos mà toàn bộ giới kinh doanh lớn. Đó là trò chơi khủng bố kiểu: các vị đằng ấy cứ nghĩ là có quyền phát biểu, chúng tôi đằng này cứ việc tống giam". Giới đại kinh doanh đáp lại bằng "trên thực tế đòi cách chức Trưởng công tố Ustinov. Tổng thống bị đẩy tới sự lựa chọn hoàn toàn không cần thiết cho ông".
    Sự rạn nứt trong nội bộ chính quyền cũng không thể tránh khỏi, và có thể Thủ tướng Kasyanov cùng toàn bộ nội các sẽ từ chức, Moskovski Komsomolets viết. "Để điều đó xảy ra trước cuộc bầu cử nghị viện - gần như là tai hoạ. Cả một đường lối chính trị đối nội sẽ ra đi. Cả một hệ thống kiềm toả và đối trọng phức tạp mà Putin xây dựng lên từ năm 2000 sẽ sụp đổ trong chốc lát. Sụp đổ trước khi các cuộc bầu cử diễn ra". Chỗ dựa duy nhất của chính quyền chỉ còn là các cơ quan vũ lực. "Không chỉ giới doanh nhân, mà còn phần lớn giới thượng lưu sẽ bước sang phe đối lập".
    Báo Izvestia cho rằng điều đáng sợ nhất không phải là sự chia rẽ xã hội "và thậm chí không phải sự phân chia lại sở hữu. Đáng sợ nhất là vấn đề ai sẽ điều hành sở hữu đó. Tấn công Yukos, các cơ quan vũ lực không tạo ra công ăn việc làm mới, không sưởi ấm được các thành phố cóng lạnh. Khi nền kinh tế, xây lên đầy gian khổ từ tro tàn của đế chế Xô-viết, bắt đầu tan rã, chính quyền sẽ lại bắt đầu tìm kiếm những ''kẻ thù của nhân dân'', ''phần tử phá hoại''... Khi đó, theo truyền thống lâu dài của nước Nga, người ta sẽ bắt đầu tống giam những người từ chính xã hội im lặng hôm nay, cái xã hội đang thích thú những truy bức hình sự đối với người giàu".
    oне не везло сна?ала
    <FONT color=fuchsia face="Times New Roman
  3. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Khodorkovsky ?" ''Sa hoàng mới nổi'' hay kẻ tội đồ?
    Khodorkovsky trong một buổi họp
    báo hồi tháng 9 ở Matxcơva
    Mới 40 tuổi nhưng từ 15 năm trước nhà tài phiệt đã chứng tỏ khả năng tận dụng cơ hội thời kỳ kinh tế "tranh tối tranh sáng" hậu Xô Viết để trở thành người giàu nhất nước Nga. Trong khi sự lột xác của Khodorkovsky khiến các nhà đầu tư phương Tây kính nể, thì ông chủ của Yukos lại là cái gai trong mắt chính phủ
    Trong thời kỳ perestroika (cải tổ hệ thống kinh tế và chính trị của Mikhail Gorbachev), Khodorkovsky đã chớp thời cơ lịch sử của quá trình tư hữu hoá nhập nhằng để thâu tóm được một khối lượng tài sản lớn của nhà nước với giá "đổ đi", biến chúng thành "những con gà đẻ trứng vàng". Là một trong số ít các doanh nhân có ảnh hưởng về mặt chính trị, Khodorkovsky cho rằng quá trình tư hữu hoá giữa những năm 90 diễn ra theo đúng luật thời kỳ đó.
    Liên kết với một nhóm nhỏ những người bạn vong niên, nhà tài phiệt dầu mỏ là cổ đông chính trong một loạt các phi vụ làm ăn của ngân hàng Menatep trước đây, trong đó có công ty cổ phần dầu khí Yukos. Khi Menatep suy yếu do cuộc khủng hoảng tài chính tháng 8/1998, phe của Khodorkovsky ngay lập tức "bóp chết" các nhà quản lý yếu kém cùng các cổ đông thấp cổ bé họng trong Yukos để giành quyền kiểm soát toàn bộ công ty dầu khí lớn nhất nước Nga này. Thay vì giữ bí mật mọi hoạt động của Yukos, ông chủ mới niêm yết công ty trên thị trường chứng khoán. Khodorkovsky trở thành người tiên phong quá trình tập đoàn hoá công ty, trả cổ tức cao, công bố tài khoản kiểm toán quốc tế và chiêu mộ các nhà điều hành người nước ngoài.
    Phong thái nhàn tản, giản dị của một ông chủ thích áo thun chui cổ không làm nhà tài phiệt 11 tỷ USD này được lòng các nhà lãnh đạo. Giàu có và nhiều ảnh hưởng, Khodorkovsky ngày càng khiến nhiều kẻ đố kỵ. Sự tự tin đôi khi thái quá đã biến ông trở thành một người hay chỉ trích chính sách của Putin, công khai tham vọng chính trị và ủng hộ hai đảng tự do đối lập.
    Trong khi các oligarchs - người hưởng lợi nhiều từ quá trình tư hữu hoá, có tham vọng vượt quá khuôn khổ kinh doanh, bỏ chạy sang nước ngoài sống lưu vong thì Khodorkovsky tuyên bố thà bảo vệ mình trước toà còn hơn là chạy trốn.

    Khodorkovsky và phụ mẫu
    Khodorkovsky có thể dành hàng giờ tiếp chuyện báo chí nhưng sẵn sàng ngắt quãng ngay lập tức nếu một phóng viên nào đó đặt câu hỏi về chuyện đời tư. Ông khẳng định chỉ muốn thảo luận những vấn đề quan trọng, bằng không ?osẽ chẳng bao giờ có đủ thời gian rỗi?.
    Được nhiều người coi là một ứng cử viên tổng thống tiềm tàng vào năm 2008, con đường trước mắt Khodorkovsky vẫn còn dài, nhất là khoảng thời gian ông phải bóc lịch trong trại giam từ nay tới cuối tháng 12 để chờ điều tra và ra toà.
    oне не везло сна?ала
    <FONT color=fuchsia face="Times New Roman
  4. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Sau vụ Yukos, vốn đầu tư có còn chảy vào Nga?
    Vụ bắt giữ Platon Lebedev, uỷ viên ban quản trị tập đoàn Menatep và công ty dầu mỏ Yukos, đã gây ra bất ổn không chỉ cho bản thân nhà sản xuất dầu lớn nhất Nga, mà còn làm người ta đặt câu hỏi liệu nước này có giũ sạch được di sản quá khứ hay không.
    Bị bác bỏ đơn yêu cầu cho tại ngoại sau hơn hai tuần ngồi tù, tỷ phú Lebedev bị cáo buộc biển thủ công quỹ năm 1994. Nhà chức trách còn đưa binh lính có vũ trang, đeo mặt nạ vào lục soát văn phòng Yukos và điều tra công ty này về 7 vụ khác liên quan đến giết người, âm mưu giết người, trốn thuế, ăn cắp.
    Tất cả những việc này xảy ra trong khi ngày một nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài coi Nga là nơi đầu tư lý tưởng. Tổng thống Vladimir Putin, nhà lãnh đạo có danh tiếng là tạo ra môi trường "ổn định mới", gần đây tuyên bố, lần đầu tiên dòng vốn đầu tư vào nước đã vượt quá dòng vốn ra nước ngoài. Phản ánh sự tin tưởng của giới đầu tư quốc tế vào Nga, BP đã ký thoả thuận 6,75 tỷ USD trong liên doanh với hãng dầu Tyumen; chỉ cách đây 2 năm, BP từng kiện Tyumen. Có thể dấu hiệu đáng chú nhất về uy tín là tuyên bố của Mikhail Khodorkovsky, ông chủ của Lebedev, rằng Yukos sẽ sáp nhập với Sibneft, tạo thành công ty dầu mỏ lớn thứ 4 thế giới. Như hôm 2/7, vốn thị trường của họ lên tới 20 tỷ USD. Như vậy, tài sản của ông Khodorkovsky lên tới gần 11 tỷ USD, còn đối tác tại Sibneft Roman Abramovich có khoảng 7 tỷ USD. Với tài sản kếch xù như vậy, việc ông Abramovich mua đội bóng đá Anh Chelsea với giá 240 triệu USD chỉ là chuyện nhỏ. Đối với các nhà đầu tư, đã đến lúc đổ tiền vào Nga.
    Tuy nhiên, những vụ bắt giữ và cuộc tấn công nhằm vào Yukos, cùng với lời chỉ trích từ chủ tịch hội đồng kiểm toán quốc gia rằng lẽ ra ông Abramovich phải đóng 240 triệu USD tiền thuế cho Nga, làm người ta nhớ rằng mọi chuyện ở Nga thực tế không phải lúc nào cũng giống như hình thức. Điều này đặc biệt đúng với những cải cách thời hậu Xô viết. Những động thái chống Yukos chứng tỏ một nỗ lực của một số quan chức cao cấp trong điện Kremlin nhằm xem xét lại toàn bộ công cuộc cải cách.
    Những người chịu trách nhiệm thực thi công cuộc tư nhân hoá các ngành thuộc sở hữu nhà nước hồi giữa thập kỷ 1990, đặc biệt là Anatoly Chubais, nhà kiến thiết chính, biện hộ cho nỗ lực của mình với lập luận phải tư nhân hoá nhanh. Họ lo ngại rằng nếu ngập ngừng, phe cộng sản sẽ trở lại nắm quyền. Bất kỳ tì vết nào trong chương trình cũng được giấu giếm, bất chấp hậu quả ra sao.
    Đó là một lỗi nghiêm trọng. Như một số nhà chỉ trích lập luận, nếu công cuộc tư nhân hoá không được thực thi một cách công bằng, nó sẽ đe doạ không chỉ những người vạch ra cải cách, mà cả những chủ sở hữu tài sản công nghiệp Nga, những người chỉ phải bỏ ra một khoản tiền không đáng kể để mua lại doanh nghiệp nhà nước. Chẳng hạn, Khodorkovsky chỉ trả 300 triệu USD để mua Yukos, tính đến ngày 2/7, công ty này có 20 tỷ USD vốn trên thị trường. Tương tự năm 1995, Boris Berezovsky tiếp nhận Sibneft với khoản tiền khoảng 100 triệu USD, rồi bán lại cho Abramovich.
    Năm 2003, có tới 17 người Nga nằm trong danh sách các tỷ phú trên thế giới do tạp chí Forbes công bố. Còn năm 1985, không người Nga nào có quá vài nghìn đôla. Tuy nhiên, trong khi sự giàu có tập trung vào một vài người, thì tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga giảm 50% so với cuối thập kỷ 1980. 1/3 dân số sống dưới mức nghèo khổ. Tình hình có cải thiện hơn khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi năm 1999, nhưng với quá nhiều người nghèo và quá ít người giàu.
    Tuy nhiên, trong khi thật khó thông cảm với các oligarch (cực kỳ giàu có và đầu cơ chính trị), thì càng khó có thể tha thứ cho những nhân vật xung quanh Tổng thống Putin. Những orligarch bị tấn công là những người từng chỉ trích ban lãnh đạo Nga trên mạng lưới truyền hình tư nhân, như ông Gusinsky, bị bắt năm 2000 và hiện sống lưu vong, hoặc những người ủng hộ các đảng chính trị đối lập. Hơn nữa, Gusinsky và Lebedev bị bỏ tù trước khi bị kết tội. Tống giam rõ ràng là nhằm buộc 2 nhân vật hợp tác với chính phủ trong lĩnh vực của họ.
    Vụ Yukos đã có tác động tiêu cực với đầu tư. Kể từ khi Lebedev bị bắt giữ, chỉ số chứng khoán Nga RTS đã giảm 17% và cổ phiếu Yukos giảm 28%. Dù cuộc khủng hoảng Yukos được giải quyết như thế nào, thì sự kiện này sẽ nhắc người ta nhớ là công cuộc tư nhân hoá ở Nga gây tranh cãi đến mức nào.
    oне не везло сна?ала
    <FONT color=fuchsia face="Times New Roman
  5. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    ''Tổng thống Putin không thể can thiệp vào vụ Yukos''

    Một quan chức cấp cao Nga hôm qua khẳng định như vậy và cho biết Kremlin rất quan ngại những hậu quả đối với nền kinh tế mà vụ điều tra tập đoàn dầu khí lớn nhất nước gây ra. Cùng ngày, một toà án của Matxcơva tuyên bố hoãn buổi chất vấn xoay quanh những cáo buộc chống các công tố viên.
    Yukos trước đó đã đệ đơn tố cáo văn phòng công tố không có lệnh khám xét khi lục soát trụ sở hãng, đồng thời có những vi phạm pháp luật khác trong quá trình điều tra hoạt động của Yukos.
    Cuộc điều tra nhiều mặt đối với hãng dầu lửa lớn nhất nước Nga khiến một số nhà đầu tư e ngại. Những người chỉ trích chính phủ cho rằng quan chức cấp cao của Yukos đồng thời là người giàu nhất nước Nga - Mikhail Khodorkovsky - bị lọt vào tầm ngắm là do những hoạt động chính trị của ông này. Yukos là nhà tài trợ cho một số đảng đối lập, trong đó có Liên minh các lực lượng cánh tả.
    Cổ đông chính của hãng, Platon Lebedev, bị cáo buộc biển thủ công quỹ và trốn thuế, đã bị bắt từ đầu tháng. Các công tố viên đã cho lục soát trụ sở Yukos và tiến hành điều tra một số vụ ám sát hoặc âm mưu giết các doanh nhân có mâu thuẫn với hãng này.
    Tổng thống Putin cho đến nay vẫn chưa tỏ thái độ rõ ràng với vụ điều tra, mặc dù rất lo ngại về hậu quả đối với nền kinh tế. Thị trường Nga sụt giảm 13% kể từ sau khi Lebedev bị bắt, do các nhà đầu tư e ngại cho an toàn tài sản.
    Một quan chức cao cấp giấu tên hôm qua bình luận rằng cho dù lo ngại, Tổng thống Putin cũng không thể can thiệp vào vụ điều tra bởi văn phòng công tố độc lập với chính phủ. Trước đó, nhằm trấn an giới kinh doanh, thủ tướng Nga Mikhail Kasyanov đã chỉ trích việc bắt giam các doanh nhân và khẳng định vụ Yukos sẽ nhanh chóng kết thúc. Nhưng ngay sau đó, tuyên bố của ông đã bị Văn phòng công tố công kích không thương tiếc. Phát ngôn viên công tố còn bình luận rằng Thủ tướng đang muốn gây sức ép với hệ thống tư pháp.
    oне не везло сна?ала
    <FONT color=fuchsia face="Times New Roman
  6. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Công tố Nga chỉ trích Thủ tướng về vụ Yukos
    Căng thẳng xung quanh việc điều tra công ty dầu khí lớn nhất nước Nga tăng mạnh hôm qua, khi Văn phòng Công tố buộc tội cổ đông chủ chốt Platon Lebedev trốn thuế, đồng thời chỉ trích Thủ tướng Nga. Ông Mikhail Kasyanov từng phê phán việc giam doanh nhân phạm tội kinh tế và cho rằng vụ việc sẽ chấm dứt nhanh chóng.
    Thông báo của văn phòng công tố đã dành một số lời lẽ "ngọt ngào" nhằm vỗ yên các nhà đầu tư, nhưng không hé lộ khả năng thắng lợi nào cho các luật sư của Lebedev, đang bị cáo buộc biển thủ công quỹ. Một số nhà quan sát nhận xét rằng những người biện hộ cho nhà tỷ phú này muốn biến một tội phạm hình sự thành scandal chính trị.
    Lebedev, một trong ba cổ đông lớn nhất của hãng dầu khổng lồ Yukos, bị bắt ngày 2/7 với cáo buộc ăn cắp tiền của nhà nước trong vụ tư nhân hoá nhà máy phân Apatit hồi năm 1994. Trụ sở của Yukos cũng đã bị lục soát, chủ tịch hãng được gọi đến cơ quan an ninh thẩm vấn.
    Hãng dầu lửa hùng mạnh, vốn thường xuyên tài trợ cho các đảng đối lập Nga, phản đòn bằng cách tố cáo các công tố viên hành động vì động cơ chính trị, đồng thời vận động hành lang để vụ việc sớm chấm dứt. Boris Nemtsov, lãnh đạo Liên minh các lực lượng cánh tả, tuyên bố hôm qua trên đài phát thanh: "Không thể có tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mâu thuẫn giữa cộng đồng doanh nghiệp với Kremlin.
    Tuy nhiên, văn phòng công tố kịch liệt phản bác quan điểm đó, và khẳng định rằng họ chỉ tiến hành các thủ tục của một vụ án cụ thể, không có ý định tấn công cộng đồng kinh doanh. "Có ý kiến cho rằng nếu anh ăn cắp chút ít, anh phải ngồi tù, nhưng nếu ăn cắp nhiều, anh sẽ trốn được trách nhiệm. Chúng tôi đang hành động để xoá đi định kiến đó. Chúng tôi không nhằm tấn công các công ty lớn", phát ngôn viên văn phòng Natalya khẳng định.
    Bà Vishnyakova cũng lên án thủ tướng Nga Kasyanov. Ông này từng nhận xét hồi tuần trước, chỉ trích cách hành động của các công tố viên. Bà nói: "Những nhận xét như vậy là không thích hợp, có thể coi như gây sức ép với toà án".
    Tuyên bố của các công tố viên còn yêu cầu thủ tướng không xía vào chuyện không thuộc phạm vi hành pháp: "Mỗi nhánh quyền lực chỉ nên chú tâm đến công việc của mình. Chúng ta đang nói về sự mất mát hàng trăm triệu đôla của quốc gia, chứ không phải một thùng khoai tây".
    Các nhà phân tích cho rằng tuyên bố của Thủ tướng Nga là dấu hiệu cho thấy có thể có một sự hoà giải giữa Kremlin với các doanh nghiệp lớn, trong tương lai gần. Tổng thống Putin cho đến nay vẫn chưa thể hiện rõ sẽ xử lý vụ Yukos như thế nào.
    Vụ điều tra chống Yukos đã gây ảnh hưởng mạnh tới thị trường Nga. Ngân hàng trung ương nước này hôm 27/7 thông báo dự trữ quốc gia đã giảm 900 triẹu USD. Các nhà phân tích cho rằng nguyên nhân là do giới đầu tư lo ngại cho sự an toàn tài sản của mình nên rút vốn.
    oне не везло сна?ала
    <FONT color=fuchsia face="Times New Roman
  7. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Công bố cáo trạng Khodorkovsky

    "Năm 1994, khi còn là giám đốc điều hành ngân hàng thương mại Menatep (Matxcơva), M. B. Khodorkovsky thành lập một nhóm những cá nhân có ý định kiểm soát cổ phần các công ty Nga trong quá trình tư hữu hoá bằng cách lừa đảo", phần mở đầu bản cáo trạng dài được công bố hôm qua có đoạn

    Cáo trạng chỉ ra một cơ chế phức tạp mà theo các công tố viên, nhờ đó Khodorkovsky giành quyền kiểm soát khu liên hợp mỏ và sản xuất phân bón Apatit, những kỹ thuật tinh vi mà Yukos đã sử dụng để trốn thuế.
    Người phát ngôn Bộ Tư pháp Nga Boris Kalyagin cho biết giám đốc điều hành Yukos đã được chuyển vào xà lim gồm 4 người ở nhà tù Matrosskaya Tishina. Buồng giam này được trang bị một tivi Funai và một tủ lạnh Ardo. Bữa ăn sáng của Khodorkovsky bao gồm súp cá, trà và bánh mỳ. Người giàu nhất nước Nga được phép tập thể dục mỗi ngày một giờ vào buổi tối.
    Anton Drel, luật sư của Khodorkovsky, cho biết tỷ phú đang ở cùng hai phạm nhân khác và điều kiện là "chịu đựng được". Ông đã được nhận gói đồ đầu tiên, trong đó có một bộ quần áo, đôi giày đế mềm và sôcôla. Luật sư Drel gặp Khodorkovsky trong 4 giờ hôm qua. Ông đã đệ đơn kháng cáo lên toà án Basmanny về quyết định giam giữ tỷ phú.
    Cáo trạng còn nêu đích danh Platon Lebedev, Giám đốc ngân hàng Menatep, là thành viên "nhóm những cá nhân" mà Khodorkovsky thành lập để trợ giúp mình.
    Lebedev, cổ đông lớn nhất của Yukos ngoài Khodorkovsky, bị giam kể từ đầu tháng 7, sau khi bị bắt vì những tội danh liên quan đến công cuộc tư nhân hoá Apatit năm 1994. Dự kiến, Lebedev sẽ được phóng thích ngày 30/11 tới. Tuy nhiên, toà án Basmanny (Matxcơva) chấp nhận đề nghị của văn phòng công tố tiếp tục giam cổ đông lớn của Yukos cho tới ngày 30/12. Ban công tố cho rằng nếu được thả, Lebedev có thể sẽ rời khỏi Nga, huỷ tài liệu hoặc đe doạ nhân chứng.
    Yury Kotler, người phát ngôn tập đoàn Menatep (công ty mẹ của Yukos), cho rằng phán quyết của toà không có gì đáng ngạc nhiên và chế giễu ý tưởng Lebedev có thể bỏ trốn nếu được trả tự do. "Vụ Mikhail Khodorkovsky cho chúng ta thấy rõ rằng các doanh nhân không chạy trốn mặc dù họ đã được cảnh báo", Kotler nói. Đại diện tập đoàn Menatep một lần nữa tỏ ý quan ngại Lebedev và các luật sư không có đủ thời gian hoặc quyền tiếp cận để nghiên cứu những lời buộc tội.
    Ban đầu bị giam ở nhà tù Lefortovo, Lebedev bị chuyển sang Matrosskaya Tishina ồn ào sau khi ông đề nghị được tiếp cận các văn bản trong vụ án nhiều hơn. Trong khi đó, các luật sư bào chữa cho biết thân chủ của họ không có yêu cầu nào như vậy.
    Sibneft được thành lập theo sắc lệnh của tổng thống tháng 8/1995, theo đề nghị của Berezovsky, khi đó có quan hệ thân thiết với tổng thống Boris Yeltsin. Sibneft hiện trị giá khoảng 12 tỷ USD.
    Trong khi đó, ban công tố đang tìm cách huỷ bỏ quyền miễn trừ tư pháp của Vasily Shakhnovsky, tỷ phú thứ 3 của Yukos. Hôm 27/10, các công tố viên tới quận Evenkia (Siberia) để điều tra làm thế nào ông này đắc cử vào Thượng viện. Shakhnovsky được bầu vào Hội đồng liên bang chỉ 10 ngày sau khi bị cáo buộc trốn thuế. Để nhận chức và hưởng quyền miễn trừ, Shakhnovsky đã từ chức giám đốc một chi nhánh chính trong Yukos.
    Trong động thái nhằm mở rộng cuộc điều tra ra ngoài Yukos, Phó chủ tịch Duma Quốc gia Vladimir Yudin yêu cầu điều tra quá trình tư hữu hoá đối tác sáp nhập của Yukos, Sibneft. "51% Sibneft đã bị cướp không của nhà nước", ông Yudin nói. Phó chủ tịch Duma Quốc gia cho rằng Boris Berezovsky, tài phiệt đang sống lưu vong, đóng vai trò trong quá trình tư hữu hoá Sibneft và phải bị điều tra. Khodorkovsky, Roman Abramovich và chủ ngân hàng đã mất chức Alexander Smolensky cũng có vai trò tương tự. 4 nhân vật này ở trong uỷ ban bồi thường, cơ quan đã thông qua các điều khoản bán đấu giá Sibneft.
    oне не везло сна?ала
    <FONT color=fuchsia face="Times New Roman
  8. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    Thủ tướng Nga trấn an nhà đầu tư về vụ Khodorkovsky
    mikaik
    Ông Mikhail Kasyanov
    "Tình hình có vẻ căng thẳng, nhưng không nhất thiết phải hoảng sợ như vậy. Chúng tôi đang tìm mọi biện pháp để ổn định, khôi phục thị trường", ông Mikhail Kasyanov lên tiếng hôm nay, sau khi giá cổ phiếu tại thị trường chứng khoán giảm mạnh.
    Các nhà đầu tư bày tỏ quan ngại về hành động mới nhất của công tố viên, cho rằng điều đó sẽ phủ bóng đen lên các cuộc đàm phán hợp tác làm ăn giữa Yukos và hai công ty dầu khí của Mỹ là ExxonMobil và Chevron.
    Dù thế, Tổng thống Nga Putin đã bảo vệ quyết định bắt giam Khodorkovsky đồng thời khẳng định không có cơ sở để lo ngại rằng chính phủ đang có kế hoạch tái cơ cấu các tài sản nhà nước đã được tư hữu hoá sau khi Liên Xô sụp đổ.
    Cùng ngày, một toà án Matxcơva đã chấp nhận đề xuất của các công tố viên, theo đó Platon Lebedev (đồng nghiệp của Khodorkovsky và là cổ đông của Yukos) tiếp tục bị giam thêm 2 tháng để các nhà điều tra có thời gian hội đủ bằng chứng đưa ông này ra toà. Lebedev đáng nhẽ sẽ được thả vào thứ năm tới nhưng sẽ bị giam cho tới ngày 30/12. Doanh nhân này bị bắt hồi tháng 7 vì bị cáo buộc biển thủ tài sản nhà nước trong quá trình tư hữu hoá một xí nghiệp thuốc trừ sâu hồi năm 1994.
    Khodorkovsky, người giàu nhất nước Nga với tài sản 11 tỷ USD, bị tống giam chờ ngày xét xử với 7 tội danh. Giới doanh nhân và chính trị cho rằng quá trình điều tra suốt 4 tháng qua đối với tập đoàn dầu mỏ Yukos của Khodorkovsky và nhiều chi nhánh công ty khác của nhà tài phiệt này thực chất là đòn gió của Kremlin nhằm cảnh cáo ông không được dấn sâu và ủng hộ các đảng phái đối lập trước cuộc bầu cử quốc hội vào đầu tháng 12.
    oне не везло сна?ала
    <FONT color=fuchsia face="Times New Roman
  9. Sans_souci

    Sans_souci Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    345
    Đã được thích:
    0
    Tỷ phú Khodorkovsky sống trong tù như thế nào?
    Luật sư Anton Drel vừa có cuộc gặp kéo dài 4h với Khodorkovsky
    Người phát ngôn Bộ Tư pháp Nga Boris Kalyagin cho biết giám đốc điều hành Yukos đã được chuyển vào xà lim gồm 4 người ở nhà tù Matrosskaya Tishina. Buồng giam này được trang bị một tivi Funai và một tủ lạnh Ardo. Bữa ăn sáng của Khodorkovsky bao gồm súp cá, trà và bánh mỳ. Người giàu nhất nước Nga được phép tập thể dục mỗi ngày một giờ vào buổi tối
    Anton Drel, luật sư của Khodorkovsky, cho biết tỷ phú đang ở cùng hai phạm nhân khác và điều kiện là "chịu đựng được". Ông đã được nhận gói đồ đầu tiên, trong đó có một bộ quần áo, đôi giày đế mềm và sôcôla. Luật sư Drel gặp Khodorkovsky trong 4 giờ hôm qua. Ông đã đệ đơn kháng cáo lên toà án Basmanny về quyết định giam giữ tỷ phú.
    Cáo trạng về các tội danh của Khodorkovsky được công bố hôm qua đã chỉ ra một cơ chế phức tạp mà theo các công tố viên, nhờ đó Khodorkovsky giành quyền kiểm soát khu liên hợp mỏ và sản xuất phân bón Apatit; những kỹ thuật tinh vi mà Yukos đã sử dụng để trốn thuế. Bản cáo trạng buộc tội những hành vi của Khodorkovsky là "lừa đảo".
    Que je suis malheureux !
  10. conhuighe

    conhuighe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    0
    TT Putin sèf khĂng can thiẶp


    CĂu chuyẶn trao 'Ă?i trĂn bào chì, trong quẮc hẶi, và? tài cĂng ty xfng dĂ?u Yukos thì? mòi ngươ?i cho rf?ng nước Nga như vư?a cò mẶt cuẶc 'à?o chành.
    Ngươ?i thương gia già?u nhẮt Nga, Ăng Mikhail Khodorkovsky, 'ứng 'Ă?u cĂng ty dĂ?u khì lớn nhẮt nước Nga, 'àf ngĂ?i trong nhà? giam chẶt chẶi hai ngà?y nay.
    Nhưfng ngươ?i ù?ng hẶ Ăng nòi rf?ng lực lượng an ninh trong 'iẶn Kremlin 'ứng 'f?ng sau vù bf́t bớ nà?y, trong lùc chình phù? gia tfng tẮn cĂng càc doanh nghiẶp lớn và? thì trươ?ng tự do.
    Và? thì trươ?ng 'àf phà?n ứng. Già cĂ? phiẮu ơ? Nga tuẶt hơn 10%. CĂ? phiẮu cù?a cĂng ty Yukos tuẶt hf?n 1/5.
    Nhưng tĂ?ng thẮng Vladimir Putin khĂng là?m gì? nhiĂ?u 'Ă? trẮn an dư luẶn. Ă"ng nòi Ăng sèf khĂng can thiẶp và? rf?ng khĂng cò ai 'ứng trĂn luẶt phàp.
    MẶt chình trì gia chù? trương tự do nòi với 'à?i BBC, nước Nga 'ang 'ứng trước khà? nfng cò chù? nghìfa tư bà?n với gương mf̣t cù?a Stalin.
    Nhưng phà?i nòi 'ò là? quan 'iĂ?m cù?a thiĂ?u sẮ. Đài 'a sẮ ngươ?i Nga ù?ng hẶ viẶc cò nhưfng biẶn phàp cứng rf́n với càc nhà? tà?i phiẶt già?u cò nhẮt trong nước vì? theo hò 'ò là? nhưfng tay trù?m tướng cướp.
    CĂ? phiẮu tuẶt già
    Giao dìch trĂn thì trươ?ng chứng khoàn MICEX cù?a Nga 'àf phà?i ngư?ng lài sau khi cò càc vù bàn tẮng thào cĂ? phiẮu do vù bf́t giưf nhà? làfnh 'ào cù?a mẶt trong nhưfng tẶp 'oà?n dĂ?u hà?ng 'Ă?u cù?a Nga và?o hĂm thứ Bà?y.
    Mikhail Khodorkovsky, giàm 'Ắc 'iĂ?u hà?nh cù?a tẶp 'oà?n dĂ?u lư?a khĂ?ng lĂ? Yukos, bì cào buẶc phàm nhiĂ?u tẶi, trong 'ò cò tẶi lư?a gàt nhà? nước tới mẶt tì? 'Ăla.
    Càc vù giao dìch tài thì trươ?ng MICEX 'àf phà?i ngư?ng lài mẶt tiẮng 'Ă?ng hĂ?, bf́t 'Ă?u tư? 8h30GMT, sau khi già cà? giao dìch già?m xuẮng 13%, vì? bì cĂ? phiẮu cù?a Yukos kèo xuẮng. CĂ? phiẮu Yukos già?m tới 19%.
    Trong khi 'ò, 'Ă?ng rouble cù?a Nga cùfng bì mẮt già trĂn thì trươ?ng ngoài tẶ vì? càc ngĂn hà?ng vẶi vàf mua và?o 'Ă?ng 'Ăla.
    Vù bf́t giưf nà?y 'àf gĂy ra quan ngài vĂ? càc àp lực tư? 'iẶn Kremlin 'Ắi với nhưfng doanh nhĂn Nga cò quyĂ?n lực trước càc vù bĂ?u cư? sf́p tới 'Ăy.
    KiẮm tiĂ?n dĂf dà?ng?
    RẮt nhiĂ?u doanh nhĂn hà?ng 'Ă?u tài Nga - trong 'ò cò Ăng Khodorkovsky, mẶt trong nhưfng ngươ?i già?u nhẮt nước nà?y - 'àf xĂy dựng tà?i sà?n cù?a mì?nh nhơ? và?o càc cĂng ti bì tư hưfu hòa trong 'ợt bàn tẮng bàn thào tà?i sà?n nhà? nước và?o giưfa thẶp kỳ? 90.
    Càc cào buẶc 'ược 'ưa ra 'Ắi với nhưfng vù mua bàn bèo bơ? quanh nhiĂ?u hợp 'Ă?ng, qua 'ò, càc cĂng ti nhà? nước 'àf bì bàn ra với già rè? màt nhẮt.
    RẮt nhiĂ?u nhà? tì? phù mới 'àf chuyĂ?n sẮ tà?i sà?n mới nà?y ra nước ngoà?i, trong khi mẶt sẮ ngươ?i khàc lài 'Ă?u tư và?o chình trì.
    PhĂ?n lớn, trong 'ò cò Ăng Roman Abramovich, nhà? tà?i phiẶt gĂ?n 'Ăy 'àf mua cĂu làc bẶ bòng 'à Chelsea cù?a Anh, hiẶn nay 'àf cò vè? lù?i lài, ngay cà? nẮu hò cò chức vù nà?o 'ò trong chình trì khu vực.
    Tuy nhiĂn, giới quan sàt cho rf?ng Ăng Khodorkovsky bì nhưfng ngươ?i ù?ng hẶ Ăng Vladimir Putin coi là? mẶt mẮi 'e dòa tiĂ?m tà?ng, vì? Ăng 'àf bò? tiĂ?n tà?i trợ cho mẶt và?i 'à?ng 'Ắi lẶp.
    Vù bf́t giưf Ăng Khodorkovsky cò thĂ? sèf 'e dòa tới 'Ă?u tư nước ngoà?i và?o thì trươ?ng nfng lượng cù?a Nga trong thơ?i gian tới.
    Trì? hoàfn viẶc mua bàn?
    Cà? cĂng ti ChevronTexaco lĂfn ExxonMobil hiẶn 'ang thương lượng với YukosSibneft nhf?m kiẮm mẶt cĂ? phĂ?n 'àng kĂ?.
    YukosSibneft vẮn là? cĂng ti 'ược thà?nh lẶp sau khi Yukos mua lài tẶp 'oà?n dĂ?u lư?a Sibneft cù?a Ăng Abramovich.
    MẶt phàt ngĂn viĂn cù?a Yukos nòi cĂng ti nà?y 'àf nhẶn 'ược lẶnh triẶu tẶp cù?a tò?a, nhưng hò 'àf viẮt lài thĂng bào Ăng Khodorkovsky 'ang trong chuyẮn cĂng vù và? khĂng thĂ? cò mf̣t 'ược.
    Hai nhà? 'iĂ?u hà?nh khàc cù?a Yukos hiẶn 'ang phà?i 'Ắi mf̣t với càc cào buẶc hì?nh sự, bao gĂ?m Ăng Platon Lebedev, giàm 'Ắc tà?i chình cù?a tẶp 'oà?n, ngươ?i hiẶn 'ang trong tù? 'ợi ngà?y xèt xư? vì? càc cào buẶc vĂ? tẶi lư?a 'à?o mẶt cĂng ti nhà? nước và?o nfm 1994.
    Và?o 'Ă?u thàng nà?y, càc cào buẶc vĂ? tẶi trẮn thuẮ cùfng 'ược 'ưa ra 'Ắi với Ăng Vastly Sharkhnovsky, ngươ?i chìu tràch nhiẶm giàm sàt càc hoàt 'Ặng cù?a cĂng ti.
    ĐoĐĐ ĐĐ ĐĐĐĐĐ сĐĐ?ĐĐĐ
    <FONT color=fuchsia face="Times New Roman

Chia sẻ trang này