1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đú Văn Hoá !!! (nhào vào nhanh)

Chủ đề trong '1984 Hà Nội' bởi cobehanoi84, 23/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TruongLaoCaiBang

    TruongLaoCaiBang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    0
    vừa mới khen đáng yêu xong thì đã . . .
    anh chả định nói ở đây ai què quặt cả còn nếu cô em thích suy diễn lung tung thì cứ việc nhé. Còn anh cũng chỉ biết một số thứ và cũng nhiều thứ khác không biết nhưng mà chắc chắn là anh không què quặt đâu, cô em yên tâm. Tuổi đời nó có quan trọng hay không thì bây giờ chưa trả lời được đâu nhưng mà ít nhất khi nói chuyện với người lớn tuổi hơn anh cũng không mở mồm ra là nói người ta dạy khôn mình.
    Mà thôi đọc bài này đi
    Liệu người phương Tây có thực sự hiểu nghệ thuật tiền phong Trung Hoa ( học giả Zhu Qi )
    Trong hơn 10 năm qua, người phương Tây đã bắt đầu giới thiệu nghệ thuật tiền phong Trung Hoa ra ngoài thế giới qua các cuộc triển lãm tại các định chế nghệ thuật phương Tây. Thế nhưng, phương Tây có thực sự đã hiểu nghệ thuật tiền phong Trung Hoa không? Câu trả lời, tôi tin là: không.
    Ðầu thập kỷ 90, rất nhiều giám định viên, nhà phê bình và các nhà sưu tập đã đáp phi cơ nhắm thẳng hướng Bắc Kinh, mang theo vài số điện thoại có được từ những người bạn tại Trung Hoa. Họ đến ở tại nhà các nghệ sĩ hay phê bình gia bản địa. Và rồi, mối quan hệ bản địa ấy sẽ mang các vị khách phương Tây tới các studio ọp ẹp của hết nghệ sĩ này tới nghệ sĩ khác ở Bắc Kinh. Tiếp đến, sau khi có thêm được vài số điện thoại nữa, những vị khách phương Tây ấy lại tiếp tục hành trình tương tự của mình tới Thượng Hải, Hàng Châu cũng như các thành phố khác, để săn lùng thêm các nghệ sĩ Trung Hoa
    Hơn mười năm qua, hầu hết các vị khách phương Tây toàn sử dụng dạng tiếp cận ?ongoài luồng? (nếu không muốn nói là bừa bãi) thô sơ này để ?ophát hiện? các nghệ sĩ Trung Hoa. Rồi thì hết lớp khách này tới lớp khách khác xuất hiện, cứ lớp trước bảo lớp sau, càng ngày càng đông, càng ngày càng có thêm danh sách nghệ sĩ mới. Cái tiến trình tiếp bồi này (nguyên văn snowballed) tiếp diễn cho tới khi rốt cục, một nhóm nghệ sĩ bắt đầu nổi bật hẳn lên. Lẽ dĩ nhiên nhóm này, về tính chất là độc quyền và rất nhiều nghệ sĩ khác không cùng nhóm đã bị gạt loại. Ðiều này chứng tỏ, cách tiếp cận vừa diễn tả ở trên của các vị khách phương Tây là một cách tiếp cận rất dở và thiếu tính giao thế (alternative), bắt nguồn bởi việc Trung Hoa không có báo chí tự do và các kênh mạng liên lạc công khai, để các nghệ sĩ có được những mối quan hệ trực tiếp.
    Tuy nhiên, vấn đề của các tiếp cận kiểu này luôn giống nhau. Các nhà giám định luôn bị hạn chế về thời gian khi tiếp xúc với nghệ sĩ. Họ thường chỉ có nhiều nhất là trọn một ngày để gặp gỡ nghệ sĩ mà thôi. Chỉ với chừng ấy thời gian làm sao đủ để thực sự hiểu về tác phẩm của nghệ sĩ, huống chi còn bối cảnh của những tác phẩm ấy nữa? Thật ra, trong một quãng thời gian ngắn ngủi như thế, các khách phương Tây chỉ có thể thu được những hiểu biết rất sơ sài về nghệ thuật và nghệ sĩ.
    Thật sự là, nghệ thuật tiền phong Trung Hoa triển lãm tại phương Tây cũng đã gặt hái được những giá trị về danh tiếng, thương mại cũng như những sự công nhận có tính hàn lâm tại phương Tây. Thế nhưng, còn lâu nó mới được coi là ngang tầm (chứ đừng nói gì tới việc đứng cao hơn) nghệ thuật phương Tây. Hầu hết mọi nghệ sĩ được tuyển chọn để triển lãm tại phương Tây đều ý thức về cái sự thật này, và họ đón nhận nó với những cảm xúc lẫn lộn. Một mặt, họ muốn thu được sự chú ý quốc tế cho nghệ thuật của mình, nhưng mặt khác, họ cũng hy vọng vào một sự thành công thương mại nào đó, khả dĩ giúp họ tiếp tục chuyến viễn dương hay để đeo đuổi một dự án nào khác tại nước ngoài
    Vào thập kỷ 90, nghệ thuật tiền phong trong mắt người phương Tây chỉ là một trong hai dạng: Dạng nghệ thuật giống với nghệ thuật phương Tây và dạng nghệ thuật khác với nghệ thuật phương Tây. Dạng nghệ thuật khác với nghệ thuật phương Tây được phán xét xoay quanh mức độ chuyên chở các hình ảnh hay thông điệp chính trị cụ thể của thập kỷ 90. Vấn đề là, rất nhiều tác phẩm được cho là khác, thì về khía cạnh hình thức, lại hoàn toàn giống với nghệ thuật phương Tây. Trong hầu hết các trường hợp, về căn cội, chúng luôn giống nhau, bất kể về chủ đề hay nội dung, mới thoáng nhìn qua thì có khác nhau. Nhận xét này có vẻ giống như một trò nguỵ biện, thế nhưng, hoàn toàn không. Vấn đề là, những người phương Tây thực sự biết rằng, nhận xét này hoàn toàn có lý. Hầu như không có ngoại lệ, mọi tác phẩm tiền phong Trung Hoa từng triển lãm tại phương Tây đều có thể tìm thấy tiền lệ của nó trong lịch sử nghệ thuật phương Tây. Và bởi vậy, không nghi ngờ gì nữa, người phương Tây hoàn toàn không quan tâm gì tới các khía cạnh hình thức mang mầu sắc cách tân của tác phẩm ấy. Ðiều họ quan tâm chỉ là những chuyển biến to lớn đang diễn ra trong văn hóa và xã hội Trung Hoa từ năm 1989 được thể hiện qua tác phẩm.
    Trước hết, Trung Hoa đã không bị phân hủy thành những quốc gia độc lập như trường hợp Liên bang Xô Viết. Rồi sau đó, từ 1992, Trung Hoa đã có những tăng trưởng kinh tế lớn lao. Giờ đây, xã hội Trung Hoa được xem như một hỗn trộn kỳ dị giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Có lẽ người phương Tây muốn hiểu điều gì là nguyên nhân của phép mầu này chăng?
    Vào tháng 4 năm 1999, tôi từng giám định một cuộc triển lãm mang tên Ðẹp như Chủ ngĩa Duy vật (Beauty like Materialism). Tôi đã chọn những tác phẩm, hoặc là dạng ?onghệ thuật trang sức? (pretty art) [1] , hoặc là dạng ?onghệ thuật ý thức quá thời thượng? (hyper?"fashion?"conscious art) cho cuộc triển lãm này. Và rồi, một nữ tuyển lựa viên Ý đã bình luận rằng cô và các đồng nghiệp tại châu Âu đã rất sốc bởi chiều hướng ngả về dạng ?onghệ thuật trang sức? mà họ từng quan sát hơn hai năm nay tại Trung Hoa. Thử hỏi, điều gì sẽ xẩy ra nếu loại tác phẩm ?otrang sức? ấy là do các nghệ sĩ trẻ phương Tây tạo nên? Liệu khi đó, cô và các bạn đồng ngiệp vẫn còn giữ những phản ứng như thế?
    Nghệ thuật tiền phong Trung Hoa, hầu như được xem là dạng nghệ thuật hiện thực có xu hướng chính trị (politically realist art), mà hình thức thì được vay mượn từ nghệ thuật phương Tây. Một lần nữa, sự định vị này lại có vấn đề. Tôi nghĩ rằng rất thường xuyên, nhiều tác phẩm mang chủ đề hay nội dung chính trị, đều thiếu vắng hẳn đi sự chiêm nghiệm nghiêm túc về bản chất vấn đề. Như loạt tranh mang tên Ðại Phê phán của Vương Quảng-Nghĩa (Wang Guangyi) từng được xem như một diễn từ chính trị đanh thép và không khoan nhượng, hoặc các hình ảnh miêu tả những gã trẻ tuổi trọc đầu của Phương Lực-Quân (Fang Lijun), từng được coi như biểu tượng cho một thế hệ thanh niên bị ngạt thở về chính trị chẳng hạn. Thật ra, những thái độ không khoan nhượng về chính trị này, đã hoàn toàn vô nghĩa ở quãng thời gian hai hay ba năm sau 1989. Những gã trẻ tuổi trọc đầu đang ngáp dài, có lẽ đã phản ảnh phần nào cái hiện thực ở miền Bắc, thế nhưng hầu hết các hình ảnh ấy đều đã không còn được thấy nữa tại miền Nam thịnh vượng. Thật ra, bất cứ dạng nghệ thuật thiên về chính trị nào được tạo ra sau liên hoan nghệ thuật Venice Biennale 1993 ?" đều sẽ chỉ có rất ít giá trị và ý nghĩa trong nền nghệ thuật Trung Hoa. Tôi nghĩ rằng, thậm chí ngay bản thân Vương Quảng-Nghĩa hay Phương Lực-Quân cũng sẽ rất khó tìm được sự hưởng ứng trong những tác phẩm mang động cơ chính trị được làm sau năm 1993 của họ.
    Cũng như việc những hình ảnh bạo lực trong phim ảnh thương mại Hồng Kông không hề phản ánh thực trạng an ninh của phần lớn các đường phố Hương Cảng, các tác phẩm tiền phong Trung Hoa được sản tạo bởi những nghệ sĩ như Phương Lực-Quân cũng thế, nhiều nhất nó chỉ phản ánh được quan điểm nghệ thuật và kiến thức chính trị của chính nghệ sĩ mà thôi. Sẽ là sai lầm nếu cho rằng những hình thể trọc đầu của Phương Lực-Quân cách này hay cách khác, đã phản ánh hình ảnh của thanh niên Trung Hoa nói chung.
    Rất nhiều bài viết của phương Tây về nghệ thuật tiền phong Trung Hoa đi theo một lối mòn tô vẽ và thô sơ hóa về tư tưởng trong diễn ngôn. Ðại để, bài viết thường được bắt đầu với một bản miêu tả chung về khung cảnh hậu chiến tranh lạnh. Rồi tiếp sau là những biện bác về tình thế xã hội chính trị tại Trung Hoa. Và kết thúc thì kiểu gì đi nữa, cũng sẽ có một nghệ sĩ được thửa ra để hóa thân thành đại diện cho Trung Hoa.
    Trong khi, có lẽ tình trạng này là rất khó hiểu với công chúng phương Tây ?" thì rất nhiều người Trung Hoa đã tỏ ra bén nhậy hơn hẳn. Từ sau liên hoan nghệ thuật Venice Biennale 1993, khá nhiều nghệ sĩ đã tìm cách tiến thân bằng việc vẽ các chân dung về Mao Trạch-Ðông theo một bút pháp giễu nhại giống nhau. Tuy nhiên, tôi nghĩ, việc cho tới giờ này mà các nghệ sĩ ấy vẫn còn ấp ủ những thái độ nhập nhằng và ác ý đối với Mao Trạch-Ðông thì thật đáng ngờ.
    Từ quan điểm hàn lâm, hầu như mọi nghệ sĩ vẽ về đề tài chính trị đều đã chỉ trưng ra được rất ít, hay thậm chí là không chút nào - cái nhìn thực sự thấu tỏ về chính trị. Các nội dung phê phán của họ, cao nhất cũng chỉ mới đạt tới tầm mức của các văn bản cợt giễu của Milan Kundera nhắm vào những nhà lãnh đạo Liên Xô cũ mà thôi. Chúng hoàn toàn thiếu đi những ngẫm suy sâu sắc về chính trị theo kiểu Solzhenitsyn.
    Tôi không tìm cách nói rằng, tại Trung Hoa, không có những tác phẩm xuất sắc diễn tả về các đề tài chính trị. Mà ý của tôi là, các tác phẩm xuất sắc thực sự ấy, thật ra, đã không có được những sự chú ý và tranh luận mà nó hằng xứng đáng. Ví dụ, những nghệ sĩ Thượng Hải như Lí Sơn (Li Shan) và Lưu Ðại-Hồng (Liu Dahong) hay thậm chí nghệ sĩ Bắc Kinh Tuỳ Kiến-Quốc (Sui Jianguo) chẳng hạn. Họ thường xuyên bị bỏ qua hay gạch tên khỏi trào lưu ?oPolitical Pop?, dù cho, tác phẩm của họ luôn mang ý nghĩa chính trị rất sâu sắc được giấu trong cách diễn đạt trong sáng dễ nắm bắt.
    Những tác phẩm trông lộ vẻ quá tư bản hay quá xã hội, nói chung đều không được người phương Tây ưa thích. Khẩu vị của họ dành cho nghệ thuật tiền phong Trung Hoa có thể được định dạng như sau:
    Thường là, họ khoái những tác phẩm là sự hỗn trộn của nghệ thuật truyền thống thông điệp chính trị, phong cách thời thượng, tính lật đổ, không khí tâm bệnh và đôi chút phong vị hậu hiện đại. Thực chất, thì loại nghệ thuật mà người phương Tây muốn là loại nghệ thuật bề mặt phải trông có vẻ tiền phong. Có lẽ ở đây, các nhà tuyển lựa phương Tây đã cảm thấy mình có chút gì đó giống với nhân vật chính trong tiểu thuyết Trái tim bóng tối (Heart of Darkness) của Joseph Conrad (tiểu thuyết gia người Anh gốc Balan 1857-1924), kẻ có tham vọng muốn lọt tới tới tung thâm của lục địa đen. Những gì người phương Tây hiểu về Trung Hoa chỉ là Tử cấm thành và Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, các tòa nhà chọc trời ở Thượng Hải. Tiếp đến là hình ảnh về những studio cũ kỹ ọp ẹp, nơi sinh sống của các nghệ sĩ mà thái độ, quần áo, và nghệ phẩm tỏa ra phong cách của những ngôi sao nhạc rock?~n roll, hay của những kẻ nổi loạn ngoài luồng. Rồi thì câu chuyện về các cuộc triển lãm chỗ này chỗ khác đã bị nhà chức trách đóng cửa như thế nào, tình trạng làm việc đáng thương ra sao của các nghệ sĩ vẽ những tác phẩm thể hiện quan điểm chính trị cấp tiến v.v. với những gia vị mắm muối làm sao đó, nhằm khiêu khích tình trạng trung lưu nhàm chán của các vị khách. Với công chúng phương Tây, sự quyến rũ của dạng kinh nghiệm hương xa kiểu ấy không lấy gì làm khó hiểu. Và người ta có thể thấy rõ điều này trên khuôn mặt của các nhà tuyển lựa phương Tây. Những gì họ thực sự yêu thích là sự đàn áp chính trị, các tình cảnh nghèo khó, lạc hậu cũng như kiểu sống nổi loạn. Họ cũng muốn thấy những hình thái nghệ thuật mang tính tiền phong, chứ không phải ?odạng nghệ thuật vị nghệ thuật?. Nó đúng ra, cũng vẫn có rất nhiều nghệ sĩ tiền phong giữ vững quan điểm chính trị cấp tiến của mình hoặc vẫn sống trong những hoàn cảnh tồi tàn. Tuy nhiên, một số những nghệ sĩ được gọi là tiền phong khác thì rõ là chẳng tiền phong mấy tí. Cái lý do chính yếu để họ trở thành những nghệ sĩ cấp tiến chỉ bởi - y như các nhạc sỹ Rock Alternative vậy, họ cũng tạo ra loại nghệ thuật Alternative (Giao thế).
  2. TruongLaoCaiBang

    TruongLaoCaiBang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    0
    Một vài người lại biện minh: Thật ra, những người phương Tây, với một nền tảng văn hóa và chính trị rất khác biệt, đang trong một hành trình thám hiểm vào một nơi chốn rất xa lạ. Chính vì thế, dù là họ có bỏ ra hàng trăm năm để tìm hiểu nơi ấy, họ vẫn chẳng thể nào thấu suốt được ý nghĩa thật sự của tính chất Trung Hoa, huống chi là với họ, Trung Hoa mới chỉ vừa được biết tới cỡ hai chục năm nay. Nói cho công bằng thì sự chú tâm của công chúng phương Tây vào các khía cạnh chính trị của nghệ thuật Trung Hoa cũng đã làm cho nền nghệ thuật ấy có được đôi chút danh tiếng. Thế nhưng, nếu mười năm qua, cái danh tiếng ấy có thể chứng tỏ một điều gì ?" thì chỉ là việc, nền nghệ thuật Trung Hoa cũng đã phải trả một cái giá quá đắt cho chủ nghĩa hậu thuộc địa và những ảnh hưởng xấu (ill effects) mà chủ nghĩa ấy đem tới. Thậm chí với cả những nghệ sĩ thuờng xuyên có điều kiện lui tới phương Tây, thì cái khả năng sáng tạo của họ dường như cũng vẫn bị thui chột. Thử hỏi với toàn bộ các nghệ sĩ từng tham gia vào liên hoan nghệ thuật Venice Biennale lẫy lừng rồi từ đó gặt hái được đôi chút thành công tức thời, liệu từ bấy đến giờ, đã có mấy ai còn duy trì được năng lực sáng tạo hay làm nổi một cái gì cho ra hồn chưa?
    Một vấn đề nữa là do vốn tiếng Anh của rất nhiều nghệ sĩ khá ít ỏi hay thậm chí không có, thế cho nên, dù chỉ là sách và các bài phê bình nghệ thuật Anh ngữ, rất nhiều người trong số họ cũng đã không thể đọc nổi, chứ đừng nói gì tới việc họ có thể có những cuộc trao đổi nghệ thuật thông thái cùng những đồng nghiệp phương Tây. Có những nghệ sĩ tiền phong, hết năm này qua năm khác, chỉ mải tham gia vào các cuộc triển lãm nghệ thuật tiền phong Trung Hoa tại phương Tây. Một số người khác thì dùng thời gian cho việc tạo quan hệ với giới nghệ thuật quốc tế, du lịch nước ngoài và rồi khi trở về, giống như những nhà thiết kế thời trang, họ cũng lại bắt đầu sản xuất ra dạng nghệ thuật mô phỏng theo kiểu mốt mới nhất đang thịnh hành trong giới nghệ thuật phương Tây. Tôi không thể tưởng tượng nổi lấy đâu ra thời gian để một nghệ sĩ như thế có thể - dù chỉ là đọc thực sự một cuốn sách rồi suy ngẫm về nó ?" chứ chưa cần phải khảo sát rắc rối sâu xa gì về những vấn đề can hệ tới nghệ thuật của y ?" có liên quan tới cuốn sách mà y đọc.

    Chu Thiết-Hải, Libertas, Dei te Servent! (Tự do ơi, xin Chúa phù hộ ngươi!)
    Mới đây, có người phương Tây đã viết trong một bài báo quả quyết về một nghệ sĩ Thượng Hải nào đó với những tác phẩm mang chở những gì tinh túy nhất của nghệ thuật tiền phong Trung Hoa, người nghệ sĩ tên Chu Thiết-Hải (Zhou Tiehai) ấy, bài báo khẳng định, chính là đại diện cho lớp nghệ sĩ mới, thuộc thế hệ hậu chiến tranh lạnh của Trung Hoa. Có lẽ đây là một diễn từ lố bịch và ngớ ngẩn nhất mà tôi từng biết. Tay nghệ sĩ được nhắc tới trong bài viết, nhiều nhất, chỉ thuộc dạng nghệ sĩ hạng hai của Trung Hoa. Không chắc là anh ta đọc được hơn hai cuốn sách mỗi năm. Hầu hết thời gian, anh ta dùng để làm quen với người nước ngoài. Và những gì mà người phương Tây không nhận ra là, bản thân Chu Thiết-Hải, trong đời thực, đang làm chính những điều mà anh ta chỉ trích trong tác phẩm của mình. Rõ ràng là ngay cả cái phẩm chất chính trực (hay có lẽ là sự thiếu vắng phẩm chất ấy) của bản thân Chu Thiết-Hải, người viết bài báo nói trên còn không nắm rõ, nói chi tới việc dám lạm bàn về tài năng (hay sự có lẽ sự thiếu vắng tài năng) của Chu.
    Tôi thường luôn phát hiện được những suy nghĩ và những kết luận hết sức kì quặc trong các văn bản phương Tây viết về nghệ thuật tiền phong Trung Hoa. Bất kì nghệ sĩ nào từng tham gia vào các cuộc triển lãm tiền phong tại phương Tây, hoặc từng nhận lời tán dương trong một ấn phẩm in tại phương Tây, ngay lập tức sẽ được các khách phương Tây xem như thể những ?osao sáng trên truyền thông? (media star) hoặc được coi ngay là đại diện cho nghệ thuật Trung Hoa. Và rồi khi những khách phương Tây đó có gặp một nghệ sĩ Trung Hoa bất kỳ, câu đầu tiên mà họ hỏi là ?othế anh (hay chị) có biết nghệ sĩ này hay nghệ sĩ khác không? Trông họ ra sao? Anh (hay chị) đã bao giờ triển lãm chung với những nghệ sĩ ấy chưa?? Tuy nhiên, nếu như nghệ sĩ Trung Hoa được hỏi trả lời là không biết hay là chưa từng triển lãm với những nghệ sĩ Trung Hoa trong câu hỏi, ngay lập tức nghệ sĩ ấy sẽ bị coi là một kẻ hạng thấp, hầu như thiếu hẳn đi tài năng hay phẩm chất chính trực cá nhân - là tiền đề cho bất cứ sự thành công và nổi tiếng nào ở phương Tây. Thế nhưng, để gọi những nghệ sĩ được người phương Tây đưa vào trong câu hỏi là những ví dụ tuyệt hảo hay những đại diện thực sự cho nghệ thuật Trung Hoa thì lại hoàn toàn sai lầm. Ðây là những trường hợp của những nghệ sĩ, thậm chí chưa từng bao giờ triển lãm tại Trung Hoa, họ chỉ lặng lẽ sang phương Tây để triển lãm, rồi lại lặng lẽ trở về. Thực chất là, những nghệ sĩ ?odanh tiếng? tại phương Tây đó, hầu như không hề được biết tới tại Trung Hoa.
    Sự tương phản về chính trị và văn hoá đã trở nên một dạng mặt nạ. Và khi những nhà tuyển lựa phương Tây tìm tới với các nghệ sĩ tại Trung Hoa để tuyển lựa tác phẩm cũng như khi công chúng phương Tây nhìn vào nghệ sĩ và nghệ phẩm từ Trung Hoa, hầu hết tất cả bọn họ đều như chỉ tiếp cận được với cái mặt nạ văn hóa Trung hoa mà thôi. Họ chưa từng bao giờ đi xa hơn, để có thể thấy được những phẩm chất chính trực cũng như tài năng thực chất hiện diện ở phía sau chiếc mặt nạ ấy. Thời gian cứ trôi qua, giờ đây, đã có rất nhiều nghệ sĩ Trung Hoa luyện được phép tung hứng với tình trạng này để rồi sau đó thuần thục chuyện ?otám nghề bẩy chữ? khi giao tiếp với người phương Tây.
    Có những nghệ sĩ trẻ Trung Hoa, mà vốn liếng giắt lưng chỉ là một hai tác phẩm sắp đặt, bỗng dưng được chọn lựa và bị đẩy vào giữa sân khấu chói lòa phương Tây. Những cư xử như thế, hẳn chẳng bao giờ xẩy ra với các nghệ sĩ trẻ mới ra trường tại phương Tây cả. Ðơn giản bởi, trên khắp cả đất nước Trung Hoa, tìm khắp lượt cũng không có nổi quá 20 hoặc 30 nghệ sĩ sắp đặt. Ngoài ra, chẳng phải những sự nhặng xị hết cả lên này đối với các nghệ sĩ Trung Hoa cũng còn là bởi họ chính là nghệ sĩ hiếm hoi đang sống tại một trong số các quốc gia hiếm hoi của thế giới vẫn đi theo đường lối xã hội chủ nghĩa hay sao? Trong cái quốc gia hiếm hoi ấy, có những nghệ sĩ đang vui hưởng lợi tức cao gấp nhiều lần thu nhập của một dân Trung Hoa bình thường. Và để cho rằng những nghệ sĩ ấy đang bất mãn với tình thế chính trị hiện thời thì quả là cần tới một bước đại nhẩy vọt về tưởng tượng.
    Trong số những người phương Tây muốn tìm hiểu cái tinh túy bên trong của nghệ thuật tiền phong Trung Hoa, ít ai có thể sánh được Pearl Buck (1892 ?" 1973), người từng cảm thụ nghệ thuật Trung Hoa từ thuở thiếu thời. Một nhân vật khác nữa cũng rất thấu hiểu về Trung Hoa là Martin Benedikter (1908 ?" 1969), người cũng đã dành trọn đời mình để nghiên cứu về văn hóa châu Á.
    Có thể chia những người phương Tây có tiếp cận một cách hời hợt với nghệ thuật tiền phong Trung Hoa làm mấy dạng, có những người đơn giản chỉ muốn tạo nên những tiếng đồn thất thiệt tại phương Tây về nghệ thuật Trung Hoa, những dạng tiếng đồn mà một thời đã vo ve quanh nghệ thuật hậu Xô Viết. Một số người khác, đang làm công việc dịch vụ cho các quỹ phương Tây, thì lại cần phải bầy tỏ rõ quan điểm chính trị của mình, còn lại là những trí thức và phê bình gia kém phẩm chất.
    Với nghệ thuật Trung Hoa, khi bị trình hiện hư nguỵ quá (over-hyper, misrepresented) thì rõ ràng không phải là một điều gì đáng tự hào. Còn với những người phương Tây, có lẽ họ không nên quá vội vã đổ xô vào định giá này nọ về nghệ thuật Trung Hoa, kẻo rồi hàng đống tiền mà họ sẽ chi ra cho việc sưu tầm dạng nghệ thuật ấy, dù là tiền công hay tiền tư, đều ra sông ra biển hết.
    Zhu Qi(Châu Kì) tốt nghiệp Ðại học Thượng Hải, hiện là biên tập viên cho Sculpture Magazine (Tạp chí Ðiêu khắc). Ông từng làm giám định viên cho một số triển lãm, gồm In The Name of Art ?" Chinese Contemporary Art Exchange năm 1996, hay New Asia, New City, New Art ?" ?T97 China ?" Korea Contemporary Art Exhibition. Các bài viết hay tiểu luận của ông cũng đựơc xuất bản rộng rãi trong các tạp chí như Jiangsu Art Monthly (Nguyệt san Nghệ thuật Giang tô) hay Quan sát Nghệ thuật (Quan sát nghệ thuật). Ông cũng là biên tập viên tạp chí mạng: chinese-art.com
    PS:còn gì bức xúc không cô bé
  3. cobehanoi84

    cobehanoi84 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    4.656
    Đã được thích:
    0
    - Thứ nhất là bài quá và vấn đề khó nuốt tới mức cố nuốt cũng bị rơi vãi vài chữ ra ngoài mất rồi. Dài quá đọc câu trước quên luôn câu sau (có khi mình què quặt thật!)
    - Thứ hai là vấn đề dường như không liên quan. Nếu bảo thủ như đồng chí thì nên lấy dẫn chứng của Việt Nam cho đúng thuần phong mỹ tục, đừng đem vốn liếng nước khác vào doạ người Việt
    -Thứ ba : khi người ta lấy một dẫn chứng chứng minh cho lời nói của mình, hoặc bài viết để nâng cao lý luận của bản thân thì xin hãy lấy dẫn chứng ngắn gọn + phân tích của bản thân để nêu bật ý cần nói.
    - Thứ tư: vừa chat vài câu trên mạng thôi thì cũng k đánh giá được một con người, keke...mà lại với một người cho rằng mọi thứ trên mạng chỉ là ảo ---> người này không tin tưởng những lời nói trên mạng ---> không nên có những kết luận vội vã.
    Mong bề trên (hơn 2 tuổi) bỏ chút thời gian nhòm qua rồi đừng có lù lù một đống dẫn chứng dày cộp để chứng minh mình.
    Vài thiển ý xin hết!
    Kính lần 2.
  4. binhnx2000

    binhnx2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/02/2001
    Bài viết:
    840
    Đã được thích:
    0
    Cái này lên đọc, là người Việt Nam cần phải hiểu được cội nguồn và lịch sử của đát nước mình. Tất cả những quyển bạn kể trên đều có trên Internet ở dạng ebook cả, khỏi tốn tiền mua....
    Không có hứng nghiên cứ về văn chương cũng như không có năng khiếu nhưng cùng đã đọc qua một số quyển bạn nói ở trên...Neu muon moi nguoi co the tim tren Internet nhung Ebook duoi day ve lich su Vietnam:
    * Việt Nam Sử Lược
    * Việt Sử Toàn Thư
    * Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu
    * Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục
    * Việt Sử Tiêu Án
    * Đại Việt Thông Sử
    * Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
    * Lam Sơn Thực Lục
    * An Nam Chí Lược
    * Đại Việt Sử Lược
    Moi doc duoc quyen Viet su toan thu, neu ai co nhu cau cu reply lai minh se post len link de down ve

    Được binhnx2000 sửa chữa / chuyển vào 18:30 ngày 24/11/2004
  5. binhnx2000

    binhnx2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/02/2001
    Bài viết:
    840
    Đã được thích:
    0
  6. xitrumkhongtinhyeu

    xitrumkhongtinhyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Làm gì các bác nóng thế, tôi đã nói rồi đấy, đọc sách là một chuyện, thấm nhuần là một chuyện khác, nói chung thì hiểu biết không bao giờ là thừa cả, bất kể là hiểu biết về cái gì, và còn một điều quan trọng là không ai có thể biết được tất cả mọi chuyện cả. Tôi kể các bác nghe một câu chuyện, có thể các bác nghe rồi, nghe lại không sao, đại ý là như thế này:
    Ở vương quốc nọ có một vị vua. Một hôm ông ta cho gọi tất cả các nhà thông thái trong vương quốc đến và nói rằng ông ta muốn họ viết tất cả những danh nhân, những nhà khoa học và những hiểu biết của họ để ông ta đọc.
    Một thời gian sau, những nhà thông thái cũng làm xong việc và họ cho vị vua của mình xem kết quả của họ. Đó là số sách mà cả một đàn lừa dài hàng cây số thồ trên lưng. Vị vua nói rằng ông ta muốn những nhà thông thái của mình rút ngắn lại.
    Một thời gian sau đó, những nhà thông thái cũng đã rút ngắn được còn một kho sách. Nhưng vị vua vẫn nói là nhiều và muốn ít nữa.
    Một nhà thông thái đồng ý hẹn nhà vua hôm sau sẽ xong. Hôm sau ông ta đưa nhà vua một chiếc hộp, và nói rằng đó là tất cả những gì nhà vua muốn biết. Nhà vua mở chiếc hộp, trong đó là một mảnh giấy có dòng chữ :" Họ đã sinh ra, lớn lên và chết đi".
    Đọc lại thấy chẳng liên quan gì ở đây thì phải
  7. TruongLaoCaiBang

    TruongLaoCaiBang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    0
    post tặng CBHN, coi như là một lời làm hòa của "bề trên"
    Truyện ngắn: Đất đỏ
    (Phan Thị Vàng Anh)
    Anh phụ lái vỗ đùng đùng vào hông xe, và cái xe than dừng lạị một cách khó nhọc, đít xe mở ra xọc xạch, thả xuống hai đứa con gái rũ rượi như hai con bụi đờị Hai bên bờ là rừng cao su đều thẳng tắp, quy củ mà hoang sơ trong trời xám đất đỏ; trước, sau, đường nhựa uốn dốc, tôi và Hà nhìn nhau bối rối: "Sao mới đến mà buồn thế này ?"
    Hai đứa đi giữa lô cao su, vắng lặng và trơn trợt, Hà chỉ lên cao: "Móng rồng kìa !", rồi chỉ vào gốc cây: "Chén đựng mủ kìa !" xong nhìn tôi thăm dò, xem thử may ra mấy cái vặt vãnh lạ lùng ấy có thể làm tôi vui lên chăng. Tôi chưa từng có một mùa hè vui, hè nào cũng đau ốm, hoặc không thì nhân tình nhân ngãi bỏ, mà chủ yếu là nhân tinh nhân ngãi bỏ . Ddể đỡ buồn, tôi là vài việc, khi thì học cắt giấy, tỉa tót những nét tranh bằng cái kéo to cộ; khi thì cùng một đám bạn đi sưu tầm các quán cafe và ngồi quán nào cũng thấy buồn...Hè năm nay, một chuyện hiểu lầm vặt vãnh, và Tuyển biến mất, tôi hiểu rằng đó chỉ là một cái cớ và người ta đi chỉ vì người ta chán, vậy nên tôi nằm nhà, lôi một chồng tạp chí cũ ra xem, vừa xem vừa ngủ vật vờ, chán nản. Hà bảo: "Mày thảm quá, xem tao này, tao có buồn đâu nên tao mập !". Tôi cười, nó mập thật, mặt không một nếp nhăn, mắt không một quầng thâm mất ngủ ... Rồi nó cười: "Ở Suối Tre, nhà cậu tao, mùa này chôm chôm còn nhiều lắm !..."
    2. Có vườn chôm chôm nào đâu, nhà cậu Hà nằm cô độc trên một khu đất không biết nên gọi là đồi hay ụ Một ngôi nhà kiểu Tây đỏ quạch đất bùn, quanh nhà, cỏ mọc ẩm ướt, buồn thảm. Vài đứa trẻ con trông cũng uể oải như cảnh vật, ngồi trên thành xi măng bể nước, dùng mấy cành cây ngó ngoáy xuống mặt đất ... Thấy Hà, bọn nó nhảy xuống, rồi nắm níu, rồi hỏi han: "Mẹ đâu, bố đâu ?" ... ầm ĩ; còn tôi, hoàn toàn dửng dưng, tôi chỉ muốn có ngay một cái giường để ngủ !
    Trong nhà đầy trẻ con. Đứa nào cũng lem nhem, tưởng chừng như đất đỏ ngấm vào cả da thịt chúng. Cơm chiều, cả nhà quây quần lại nghiêm túc, mấy đứa bé lâu lâu kêu lên: "Nhặt con đậu đen kìa, cạnh bát canh kìa !" ... Hà trấn an tôi: "Đừng sợ, con này không bẩn, không cắn". Cả nhà nhìn tôi có vẻ hơi ngộ nghĩnh rồi lại tiếp tục ăn, chỉ một người, một chị tóc dài, thưa thớt, vàng hoe, mặt thuột ra; chị buông bát đũa, nhìn tôi chăm chú và cười, cười mãị Mợ Ha đút bát vào tay chị, và chị ăn, chậm rãi, có vẻ ăn cho mợ vui lòng, vậy thôi, còn công việc chính lúc này là phải nhìn tôi, nhìn cái đứa sợ giống đậu đen hiền lành kia, và cườị Hà thầm thì: "Chị Hai đó, ăn đi !", rồi nó ngạc nhiên hỏi: "Hoài đâu". Cậu mợ thản nhiên: "Nó đi chơi rồi !".
    3. Bọn trẻ con vác bộ cờ cá ngựa ra, giảng giải: "Ở đây tối chẳng có chỗ nào để đi, mưa nữa, bẩn lắm ...Sáng mai em dẫn xuống vườn mua sầu riêng ... Mấy chị chơi cá ngựa không?" Và cứ hai người một màu ngựa mà đấm mà đá lẫn nhaụ Hà trầm ngâm trước bàn cờ: "Bọn này hiếu chiến lắm, mình muốn về chuồng cũng không được. Tao với mày đi thế này nhé, đá là chủ yếu, đừng cho đứa nào qua !". Rồi rình rập nhau, trẻ con cay cú hờn dỗi, người lớn mưu mô, rồi la hét ầm ĩ, giường chiếu run bần bật ... Tôi dựa lưng vào cái bàn máy may kê đầu giường, thấy chị Hai đứng đó từ lúc nào, tóc xoã, miệng vẫn cười cười, mắt ngây ngô vô hồn. Tôi bảo: "Ngồi xuống giường này, chị Hai, đứng chi cho mỏi !". Không nói tiếng nào, chị vuốt ve cạnh bàn, ngơ ngẩn...Hà lại hét lên: "Con Thảo sắp về chuồng rồi, bỏ mẹ rồi !", thế là huỳnh huỵch đuổi theo con ngựa của Thảo, những cục xí ngầu vội vàng tung lên, rơi xuống, bọn trẻ con lại rên rỉ ...
    Cứ vậy đến đêm, mưa ngoài kia rả rích, đậu đen rớt xuống bàn cờ, tôi quay lại, vô tình tìm thấy chị Hai, và hoảng sợ Trong ánh đèn nê-ông xanh xao khuất bóng, một khuôn mặt biến dạng, nó dài ra kỳ lạ, u uẩn như chìm trong một cơn đau dai dẳng. Tôi bấm tay Hà: "Chị Hai kìa !". Hà ngước lên nhìn rồi bình thản bảo tôi: "Tại tụi mình vui quá đó !", quay lại, chị đã biến mất, như ma, và tôi không còn tâm trí đâu mà chặn đường đấm đá với mấy con ngựa nữạ
    4. Ván cờ kết thúc trong những cái ngáp dài, những bóng dáng trẻ con, người lớn nghiêng ngả dựa nhaụ Hà bảo: "Không có tiền là không thắng nổi" ... Bọn trẻ hỏi: "Hai chị ngủ đâu ?". "Cho tao cái giường cạnh cửa sổ, không cần gối, với một ly nước để nửa chừng tỉnh dậy tao uống". Rồi hai đứa tựa thành cửa nhìn xuống khoảng đất dông dốc mờ ảo ngoài kiạ Mưa đã tạnh và trời lạnh lẽo, cây lá thả nước lộp độp theo mỗi trận gió, tôi chợt thắt lòng mà nghĩ đến Tuyển, giờ này hẳn đang ngủ, mắt xếch mày dài khép lại, cái mặt luôn hờn dỗi ngoẹo qua một bên gối, và tôi thấy buồn cười... Chợt Hà lẩm bẩm: "Vì tình !". Tôi hỏi: "Cái gì ?". Nó chỉ về một gốc cây gần bể nước: "Chị Hai !". Chi Hai ngồi đấy, một cái bóng thẳng đuột như một khúc cây trông có vẻ ngây ngô, biếm họa hơn là u uẩn hay mơ mô.ng. Tôi hỏi Hà: "Lâu chưả Vì ai vậy ?". Nó cười ruồi: "Mấy năm! Thằng cha nào làm bên bệnh viện, không biết. Mà cũng không hẳn vì tình hoàn toàn, xưa kia bả cũng tàng tàng rồi, cái ông quỉ kia chỉ là cái cớ thôi..." Tôi cười: "Tàng tàng mà cũng có người yêu sao ?" Hà phì cười: "Yêu hồi nàỏ Bả lên khám bệnh, mê ổng, còn ổng có biết chị Hai tao là ai đâu !"...À thế là điên thật, điên có sẵn! Tôi thấy buồn cười, trước đây tôi vẫn quen với hình ảnh những thiếu nữ thất tình xinh đẹp của tiểu thuyết, đầu đội hoa chẳng hạn, quần áo vẫn sạch sẽ, đi lang thang vơ vẩn giữa những hàng cây, để lại sau lưng những chuyện tình đẹp như truyền thuyết. Còn chị Hai của Hà, một mối tình "độc mã", một gương mặt dài ngây dại, một dáng ngồi thẳng đơ giữa một đêm miền Ddông, trong tiếng côn trùng rỉ rả chán đời !
    ...Hà khép hai cánh cửa sổ ẩm ướt lại: "Ngủ đi, mai còn ra rẫy!". "Có gọi chị Hai vào không?". "Không, hồi nữa tự chị vào, mày ngủ đi!". Tôi chui vào màn, chăn chiếu nồng mùi nước đái, nước rãi trẻ con mê sảng nhả ra trong đêm, thật khó ngủ. Hà cũng vậy, nó xoay xở như con mậy lộn, gãi lưng, gãi cổ: "Có kiến" . Cửa lớn vẫn mở hé, gió lùa vào lạnh toát, tôi lay Hà: "Sao không ai gọi chị vào, cảm lạnh chết ?". "Gọi thì không vào, mà không ai muốn nhắc đến chị Hai". "Cậu mợ mày không thương chị saỏ". Hà thì thào: "Dĩ nhiên cậu tao không thương, mợ tao thương nhưng ngượng, mà chán nữạ Chị Hai là "kỷ vật" của mối tình đầu đó, cậu tao lấy về sau này mới vỡ lở, mà quê thật, tưởng cái kỷ vật ấy nó lãng mạn ra làm sao, cuối cùng lại tòi ra cái của này !" Rồi Hà cười, khịt khịt mũi có vẻ rất vênh váo, bề trên...
    Tôi không thích cái lối kể về những ngóc ngách tối tăm của gia đình một cách lạnh lùng như Hà. Tự nhiên tôi sợ, tôi quay mặt vào tường, nghe bên ngoài rào rạt lá, biết đâu sẽ có lúc Hà kể lại chuyện không hay của tôi cho một người bạn thân khác nghe, rồi cũng khịt khịt mũi diễu cợt như đêm naỷ
    5. Chúng tôi tỉnh giấc vì qua cửa sổ, nắng chiếu vào thẳng mặt. Ngoài kia, một giống chim gì đó loé choé, kêu chứ không phải là hót. Giường bên kia, một đứa con gái lạ, đầu mới gội, mặt đẹp và ngang tàng nhổ tóc ngứa cho chị Haị Hà hỏi: "Mày đi đâu bây giờ mới về vậy Hoài ?", nó đùa: "Ddi ngựa !" rồi hỏi lại: "Hai chị ăn xôi nha! Ăn đi rồi đi vườn chơi!" Hà rỉ tai tôi: "Hoài, em tao, quậy lắm!". "Nó học lớp mấy rồỉ ", tôi hỏi, "Đang đợi kết quả rớt đại học! Nó mà học gì! Bồ không hà !". Tôi lại liếc nhìn Hoài, nó cũng nhìn tôi, cười vui vẻ, ý như muốn nói: "Thôi tôi biết tỏng các chị đang thầm thì cái gì rồi! Mà đâu có sao, phải không?". Chị Hai ngồi dưới chân giường, mắt vẫn lờ đờ, miệng cười cười, thỉnh thoảng kêu lên: "Ôi, đau! Nhổ đau quá !". Hoài ấn vai chị "Im để tôi tết lại nào!", rồi nó bảo: "chừng nào em có tóc bạc tới phiên chị Hai nhổ cho em nha!". Tôi nằm, nhìn tóc Hoài đen nhánh che nửa mặt, nửa mặt còn lại trắng như ngọc với mắt rợp, miệng ngang, đẹp như những hình quảng cáo trang họa báo nước ngoài...mà nghĩ: "Đẹp thế này làm sao già nổi !"
    ...Cả lũ kéo nhau vào rẫỵ Trời chợt âm u, đường đi lúc lên dốc, lúc xuống dốc... đến mệt. Hoài khoác tay chị Hai đi cạnh Hà và tôi, mấy đứa em ríu rít sau lưng, bọn nó gọi: "Xuống rẫy ông Cụt nha chị Hoài!". Hoài giải thích cho chúng tôi: "Vào rẫy ông Cụt là thoải mái nhất, vừa bán vừa cho...", rồi nó dựa vào người chị Hai, cười: "Mốt em có rẫy, cho chị Hai coi việc bán trái cây, nha! Bán được không ?" Chị Hai cười, ngơ ngẩn: "Được". Mấy đứa trẻ con kêu lên: "Trời! Ai dám cho bà ở chung, thấy bả, ai dám mua mà bán !". Tôi giật mình, thầm trách sao bọn trẻ con mà độc miê.ng. Hoài cũng vừa quay lại, nó hất tóc ra sau, không có vẻ gì là giận dữ: "Không ở với tụi mày thì ở với tao!", rồi lại ngả vào chị Hai, cặp chặt tay chị hơn, nó hỏi: "Bà chịu về với tôi không ?", chị Hai lại đờ đẫn cười: "Chịu".
    Vào đến rẫy thì trời đổ mưạ Cả lũ chạy vào một căn nhà lụp xụp, trong nhà ngào ngạt mùi sầu riêng, một ông già cụt tay đang hút thuốc lào lọc xọc, nhìn tụi tôi, nói: "Mới sáng mà đã mưa há tụi bây!". Trên cái võng mắc chéo ở góc nhà một anh chàng mắt một mí, có vẻ như mới tập để ria, đang nằm. Thấy Hoài vào, anh ta ngồi bật dậy, lúng túng nhường võng. Hoài "Ứ" một cái rồi liếc anh: "Chủ nhật mà không đi chơi sao ông?". "Có ai đâu mà đi". Hoài giới thiệu với tụi tôi: "Anh Lương, bác sĩ bệnh viện công ty". Bọn trẻ con lại nhao nhao với tôi: "Công ty cao su gần nhà đó !"... Mưa tạnh, ông Cụt vô ý dục anh bác sĩ: "Tạnh rồi kìa! Ddi lẹ không lại mưa !", anh chàng đến góc nhà, xách một cái túi to đầy chôm chôm, giải thích: "Người nhà anh dưới Saigon lên! Anh về nha!". Hoài lại "Ứ", liếc anh: "Về sao, vậy thôi sao ?". Anh bác sĩ hiểu ra, cười: "Em thích gì, lựa đi !". Hoài bảo: "Cho chị Hai lựa sầu riêng đó!", và chi Hai tình ngay vào góc nhà lựa trái, anh bác sĩ sung sướng trả tiền cho người đẹp, lũ trẻ con lem nhem đứng cười rạng rỡ, nghĩ rằng phe ta kỳ này thế là đã thắng tọ
    Loanh quanh trong vườn một chút, trời lại mưa, lần này mưa dai dẳng, trời sũng nước, mấy đứa bé sau khi đã ăn chôm chôm mỏi miệng, đòi: "Về luôn đi chị Hoài, không tạnh đâu !". Hà cũng nhìn tôi: "Về luôn nha !". Hoài nhìn trời, ước lượng, rồi "Ừ". Nó bảo ông Cụt: "Bác cho con mượn cái áo mưa, con đưa chị con về, lát hồi con đem quạ" Ông Cụt chỉ lên vách: "Có tấm ni-lông với cái nón thôi, tao không có áo !" Hoài cười: "Tốt rồi!", xong gọi: "Chị Hai lại đây!". Nó đội nón cho chị, choàng tấm ni-lông qua vai rồi buộc lại bằng cái nút to tướng ở cổ, nó ra lệnh: "Ddưa chân ra đây tôi sắn quần cho không té !", rồi dặn: "Ddi từ từ thôi nhe chị Hai !". Chị Hai cười, ngu ngơ, lũ em, tay xách giỏ, tay nắm quần, cùng cườị Cả bọn lại dò dẫm trên con đường về nhà, đất đỏ giờ nhão ra, trơn như sáp. Những lô cao su bên đường vắng lặng, gây cảm giác sờ sợ ... Tôi thì thầm vào tai Hà: "Hoài nó thương chị Hai quá ha !". Hà gật đầu, cười: "Ờ, cả nhà được mình nó, hên mà có nó, không có nó, sau này chị Hai biết sống với ai !". Tôi thấy điều này hơi ngây ngô, tin sao được tình cảm một đứa bé mười tám, mười chín, nhất lại là một đứa lang bạt như Hoài ! Vậy nên, tôi chỉ cười nghi hoặc, Hà trợn mắt nhìn tôi: "Thật đó! Nó đi suốt, nhưng nó mà ở nhà đừng có ai hó hé gì với chị Hai", rồi cũng như nghĩ lại, Hà buông một câu: "Mà bây giờ thì thế, sau này còn biết bao nhiêu chuyện, phải không ?".
    6. Về thành phố, nghỉ được một tháng, đi học lại được khoảng hai tuần nữa thì tôi nhận được tin Hoài mất. Một cái chết đuối như mọi trường hợp chết đuối khác, rủi ro xảy ra trong một cuộc picnic nào đó trên hồ. Người ta phải đau lòng chờ chực để vớt được xác Hoài, đã căng đầy nước và hồn phách có lẽ đang lang thang ở một góc trời nào đó. Ddưa Hoài về, chị Hai hỏi mợ: "Em đâủ", mọi người lại oà khóc, khóc nhiều hơn là khi nghe các câu kể lể, than thở khác. Tôi muốn biết chị Hai có khóc không, Hà bảo: "Tao không hỏi !". Có lẽ cũng không ai để ý đến điều nàỵ
    Lại mưa, mùa mưạ Tôi nghĩ rừng cao su, với những chiếc chén đựng mủ đeo bên hông cây, giờ này hẳn buồn lắm. Và trong cái nhà ẩm ướt đỏ quạch màu đất ba gian ấy, chị Hai chắc đang ngơ ngẩn nhìn mưa trong đồi cỏ, tóc dài không ai tết hộ, lại xõa ra, vô hồn.
  8. cobehanoi84

    cobehanoi84 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    4.656
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện về một Hoài nhí nhảnh đúng không? vì là quà tặng của "bề trên" nên cũng cố đọc, đã bảo là đừng có bao giờ viết dài rồi thế mà,chẹp...dù sao cũng đọc xong. Nhưng cái kết không hay và nó cứ làm "bề dưới" mường tượng tới bản thân mình...
  9. Sleeping_awake

    Sleeping_awake Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2004
    Bài viết:
    154
    Đã được thích:
    0
    Chết thật, xem cái topic này xong hơi bị tự ti về văn hoá. Đọc 42 đời tổng thống Mỹ dày cộp chỉ để so xem lão nào cao hơn lão nào ( anh Bill đẹp trai cao 1m90 thảo nào sát gái ), đọc truyện Kinh thánh thì chỉ nhớ Cain là kẻ đầu tiên giết người....kiểu này chắc phải đi học bổ túc văn hoá mất
  10. Raxun

    Raxun Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Sao trên đời này có nhiều người đem so sánh điểm mạnh của mình để hạ thấp người khác thế. Em nói với bác ăn mày này, chẳng cần thiết phải đem một bài dài ngoàng, với một lối hành văn trong dịch thuật hết sức tối nghĩa kiểu loè thiên hạ để khẳng định học thức của bác đâu. Em đang điên, nói thẳng luôn là em cũng có tên trong những người đầu tiên của danh sách đưa ra để thành lập cái box bác quảng cáo đấy bác ạ. Những người đam mê văn hoá thực sự, họ chẳng đọc sách người khác viết rồi đem lên post cho thiên hạ sợ, họ sẽ tìm tòi và nghiễn cứu sâu thêm để đưa ra những cái mới chứ chẳng đem đi quảng cáo như bác. Mỗi người một khả năng, bác đọc nhiều những cái đấy nhưng những người khác giỏi nhiều hơn bác về các mặt khác, và họ đang làm việc với những thứ họ giỏi thì theo bác họ hơn hay kém cái kẻ chỉ biết đưa bài ra để đọc xuông? Nói để bác biết mà nhìn người nhìn ta.
    Bác nói đến việc què quặt về văn hoá. Vâng, cứ cho là nhiều người thế đi. Nhưng câu hỏi là tại sao? Cái box của bác, bác xem lại xem các bác đang làm cái gì? Các bác lôi kiến thức bản thân ra bới móc nhau, có thể cũng học hỏi từ nhau nhiều điều thất đấy, nhưng vấn đề là các bác làm cho bản thân mình thôi ạ. Sao các bác không dấn thân mình đi tuyên truyền, góp sức soạn lấy một bộ sách ngon lành và đem đến cho xã hội những câu chuyện hay ho của lịch sử qua phim ảnh, qua các tác phẩm văn học như bọn Tàu? Như bác, đi quảng cáo về văn hoá, bác ném kinh dịch vào mặt bọn em. Thế cũng là quảng cáo về văn hoá Tàu bác ạ. Em thưa rằng em cũng nghiên cứu kinh dịch chán rồi, em chẳng thấy có cái đếch gì thiết thực cho mọi người ngoài bản thân em vì em thích đọc cả. Thế nhé. Nếu một ngày nào đấy, một đồng chí nào đấy vác đống kiến thức về mạng máy tính hay kỹ thuật số sang box bác và bảo tất cả bọn các bác què quặt về công nghệ thông tin, chắc bác sẽ thấm thía hơn nhiều nếu bác biết một tí suy nghĩ. Thân ái và tạm biệt.

Chia sẻ trang này