1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Đú Văn Hoá !!! (nhào vào nhanh)

Chủ đề trong '1984 Hà Nội' bởi cobehanoi84, 23/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. leo_sagittarius

    leo_sagittarius Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/05/2003
    Bài viết:
    243
    Đã được thích:
    0
    Lâu lắm ko mo? va?o,toa?n "nhươ?i nạ" ! Xitrumkhongtinhyeu la? ai thế nhi? ?
    Xun mí cháu dạo na?y hết việc la?m hay sao ma? nhi?u cái đú thế ! Hư quá ! Tết vê? cho cô đú với !
  2. xitrumkhongtinhyeu

    xitrumkhongtinhyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/02/2004
    Bài viết:
    714
    Đã được thích:
    0
    Đây
  3. Miracle

    Miracle Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    4.292
    Đã được thích:
    0
    Khiếp quá - các đồng chí viết dài vãi lúa luôn. Mà lại liệt kê toàn cuốn tớ chả dám nhìn đến cái bìa. Sợ quá.
    Phê bình nhóc CBHN: không được nói đọc sách là đú văn hoá. :D.
    Ps: Tớ chỉ đọc đến Kim dung - Cổ Long hoặc Doremon chứ quái đọc mấy cái quyển kia - đau đầu dã man. :D
  4. Raxun

    Raxun Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Mọi người đú văn hoá, đúng hơn là cái topic này chuyên sâu về sách đọc vui vui nhỉ? Ừ, đọc sách cốt để cho vui, nhưng mà các đồng chí cũng bớt bớt nghiên cứu chuyện tranh với lại mấy thể loại mì ăn liền dễ đọc dễ quên đi đôi chút cho nó "văn hoá" các đồng chí nhỉ? Với lại, tớ nghĩ chưa chắc không có người không đọc, không thích đọc hay không có thời gian để đọc mà chính là chưa có ai giới thiệu sự hứng thú để đọc từng tác phẩm cả (điều này môn văn nhà trường làm ngược lại hoàn toàn). Để tớ cầm cờ vụ này thử phát xem sao.
    Eric Maria Remarque
    Thời gian để sống và thời gian để chết ", "Chiến hữu" ( " Ba người bạn"), "Khải hoàn môn", "Bia mộ đen", "Đêm Lisbon", "Phía Tây không có gì lạ", "Tia lửa sống", "Bóng tối thiên đường", "Bản du ca cuối cùng", "Hãy yêu kẻ sống cạnh mình", "Bầu trời không biệt đãi ai", "Đế chế thứ ba"...
    Người ta gắn cho Remarque một cái tên "nhà văn viết về chiến tranh" nhưng tôi không thích chút nào cả. Tôi đặt lại cho ông tên khác "người viết về tình yêu cuộc sống". Cuộc sống đem đến tình yêu, và tình yêu nuôi dưỡng con người ta sống tốt đẹp, nhưng đến một khi nào đó, toàn bộ thế giới quanh ta đổ nát hoang tàn, chính ta phải lang bạt như một con sói cô đơn lạc loài từ miền đất này đến miền đất khác, tất cả đều là những miền đất chết theo nhiều cách khác nhau, thì lúc đó, thứ để ta bấu víu vào để sinh tồn chỉ còn là tình yêu của ta cho cuộc sống. Tôi đã đọc và hiểu Remarque theo cách đó.
    Theo như ý kiến của một người bạn cũ lâu rồi không gặp lại mà tôi cho rằng đúng đắn nhất, thì các tác phẩm của Remarque chia làm ba xu hướng: miêu tả trực diện chiến tranh trong "phía tây không có gì lạ, thời gian để sống và thời gian để chết", sự ám ảnh đè nặng lên cuộc sống sau chiến tranh trong "ba người bạn, bia mộ đen" và "khải hoàn môn, bản du ca cuối cùng..." nói về thân phận lưu lạc, bị xua đuổi ở khắp mọi nơi.
    Có lẽ không ai viết về chiến tranh sống động và tàn khốc hơn Remarque và rất hiếm ai viết về cô đơn tuyệt vời hơn Remarque. Chính bản thân ông đã ra trận trong thế chiến thứ nhất và rồi chính phải chốn tránh khỏi đất nước của mình vì thứ "tuyên truyền vị chủng của chủ nghĩa đế quốc quân phiệt Vinhem". Trong "Phía tây không có gì lạ", những chàng thanh niên 19 tuổi chưa từng biết đến giết chóc và những tội ác trong tâm hồn bị đẩy ra khỏi ghế nhà trường lao vào cuộc chiến. Họ chém giết tơi bời mà không mảy may biết mặt mũi kẻ thù của mình phía bên kia chiến tuyến. Duy nhất chỉ có một lần gặp mặt giữa hai "kẻ thù", một anh chàng Đúc trẻ tuổi vừa rời ghế nhà trường và một người nông dân Nga chất phác và vạm vỡ. Và rồi những chàng thanh niên Đức đầy ước mơ dày dạn dần sau mỗi lần chiến đấu, bởi vì, sau một trận chiến thì chủ yếu chết là lính mới, và chết vơi đi phân nửa. Nhưng cuối cùng, thì gần như tất cả sẽ phải gục ngã trong các hào luỹ, hố bom của mặt trận Tây Âu bởi vì còn sống, họ còn phải ra trận và để bảo vệ mình, họ phải giết càng nhiều càng tốt. Một ngày đẹp trời nào đó một người lính bị chết và đài phát thanh buổi sáng hôm sau thông báo "mặt trận phía Tây không có gì lạ".
    Cho đến "Thời gian để sống và thời gian để chết", sự tàn khốc của chiến tranh lại trở về chính nước Đức khi một người lính từ mặt trận trở về nhà. Sự đổ nát và sự thản nhiên một cách kỳ lạ của người dân ngay tại mảnh đất quê hương đã dập tắt hoàn toàn mọi hy vọng của Gơrebê. Và anh có một cuộc tình thoáng qua nhưng vô vọng trước khi trở lại mặt trận. Gơrebê chết thật đẹp, khi viên đạn đến với anh, anh chỉ nhận ra một đoá hoa hồng dường như đang nở và khi nhắm mắt, Gơrebê không phân biệt được đâu là cái chết và cuộc sống. Thời gian để sống chính là thời gian tiến dần đến cái chết và thời gian khi anh dần chết cũng chính là một phần thời gian để sống.
    Tôi vẫn luôn tin rằng, cô đơn là một phần tự nhiên hết sức của cuộc sống chúng ta như ăn uống và hít thở không khí.... Con người ta hay cảm thấy cô đơn rõ rệt nhất khi họ vừa đánh mất hay bị tình yêu chối từ, bởi vì rằng cô đơn luôn tồn tại, con người tìm đến tình yêu để che đậy lại nó, và để cho nó được ngủ yên đằng sau những đam mê và hạnh phúc. Cô đơn là nhân bản, cô đơn là cội nguồn của tội ác và cô đơn cũng là cội nguồn của lòng nhân ái. Trong các tác phẩm của Remarque, con người bị đẩy đến nỗi cô đơn tận cùng và dường như nó là chất men cuốn hút trong các tác phẩm của ông. Mỗi nhân vật đều trơ trọi, và cô đơn quá. Họ cô đơn, không mục đích, không ý nghĩ và từng lúc, từng lúc họ lại quay trở lại với sự vô nghĩa của cuộc sống. Bác sĩ Ravic (khải hoàn môn) đã chọn sự trả thù làm cứu cánh, nhưng đến khi sự trả thù ấy được hoàn thành tốt đẹp, anh lại nhân ra sự vô nghĩa đến đáng sợ của nó. Và steiner trong "bản du ca cuối cùng", anh ta từ một con cừu non hiền lành ngây dại trở thành một con sói khôn ranh, một con sói cô đơn như thân phận những người lưu vong mà chỉ có sự sinh tồn là mục đích duy nhất. Steiner đã chia tay người yêu của mình mà không buồn phải buồn rầu nữa, bởi vì họ thừa hiểu giá trị của sinh tồn, của nỗi cô đơn đè nặng và họ chỉ nương tựa và bấu víu vào nhau như hai cánh phù du trên con đường lưu lạc.
    Vì sinh tồn, họ phải tiếp tục cố gắng tìm mọi cách để sống, và tìm mọi cách để quên. Quên đi chính bản thân mình trong những giọt rượu hàng ngày và quên đi nỗi cô đơn bằng tình yêu. Tình yêu trong các tác phẩm của Remarque cũng thật đặc biệt, hầu như "ba người bạn, bia mộ đen, khải hoàn môn, bản du ca cuối cùng" đều có cốt truyện xoay xung quanh tình yêu của nhân vật chính. Đấy là tình yêu với một cô gái bị bệnh điên trong "ba người bạn", hay tình yêu của Ravic khi anh biết rằng cô gái của anh còn một người đàn ông nữa chu cấp cho cô ta cuộc sống. Cho dù thế này hay thế khác thì vẫn cứ là tình yêu, nó sáng lên cùng với những nỗi buồn trong suốt như pha lê, tình yêu êm ái và luôn có một cái gì đó hụt hẫng, bởi vì tình yêu trong tác phẩm của Remarque mong manh quá đỗi. Đối mặt với bi kịch, tình yêu mong manh ấy không thể chịu đựng được và rồi nó gẫy gục trước số phận, từng lúc từng lúc, con người lại bị kéo về đối mặt với nỗi cô đơn của mình.
    Remarque đã may mắn được trở về sau cuộc chiến, để mà lại phải đối mặt với cuộc chiến thứ 2 và dấn thân vào cuộc sống lưu vong khắp châu Âu, để mà cầm bút viết về một "thế hệ bị đánh mất" như lời ông nói. Thế hệ ấy từng lớp, từng lớp người bị ngã gục dưới làn đạn, và ngay cả khi đã trở về, chiến tranh vẫn găm những vết thương vào tâm hồn và sự sinh tồn chỉ còn là mục đích duy nhất để cho họ sống. Và chỉ có Remarque mới viết nhiều về niềm yêu cuộc sống đấy khát khao như thế, yêu cuộc sống cả khi cuộc sống khó khăn hay chẳng còn gì cả, yêu cuộc sống bởi vì đó là cuộc sống.
    Phần nào đấy, Remarque chịu ảnh hưởng khá nhiều của Hemingway với cái cảm thức lạc lõng và vô nghĩa trước cuộc sống. Tác phẩm "Ba người bạn" có phần nào có dấu ấn của "Giã từ vũ khí ". Tuy nhiên nếu Hemingway có văn phong khô, gọn, cô đọng theo kiểu điện tín, thì giọng văn của Remarque mềm mại, hài hưóc,mang nhiều chất thơ và những miêu tả tinh tế đến mức không thể thật hơn trong những cử chỉ của từng nhân vật.
    Nếu một nhà văn lớn là nhà văn tạo ra các tác phẩm mà sau khi đọc xong, con người cảm thấy tin yêu cuộc sống và phải sống nhân ái hơn, thì tôi tin Remarque đúng là một nhà văn lớn.
  5. cobehanoi84

    cobehanoi84 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    4.656
    Đã được thích:
    0
    Đồng chí có hiểu hết được những cái tớ nói đến không mừ đồng chí nói, hẹ hẹ...cái này không chỉ riêng liên quan đến đọc sách thôi đâu nhá. Văn hoá ngoài đọc sách ra còn rất nhiều tiểu mục khác.chẹp...cứ mở topic nói đến sách là tất cả fải liên quan đến sách à?
    Tiện đây hỏi luôn mọi người về nghệ thuật chơi chữ noá là như thế nào thế?
    Hôm qua ngồi nướng mực nói chuyện với con em nó nói vài câu và cho đó là nghệ thuật chơi chữ:
    "Con chó vàng dẫm cục *** vàng"
    "Bà Ba béo bán bánh bèo bên bờ biển"
    Đây chỉ là 2 câu ví dụ thôi, mà 2 câu này thì đứa nào cũng thuộc từ hồi bé rồi nhưng mà tớ cũng chưa hiểu rõ lắm nên mới phải lấy nó ra để hỏi han.
    Mà muốn biết thêm tí thì tìm hiểu ở đâu cơ?
  6. NAT32

    NAT32 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    0
    sách đọc thì vừa đọc quyển "cuộc phiêu lưu của Mít Đặc và Biết tuốt" chuyện Nga,hay ra fết..trí tưởng tượng fong fú vật vã
    còn chơi chữ hả,có câu này :
    "N K N H U Ơ
    M K M H M R Q N"
  7. NAT32

    NAT32 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    0
    cái này thi hơi cao siêu.....chả có thời gian nghiên cứu được với lại chưa đủ trình độ....cùng lắm mới đọc được quyển "Hai số fận" của J.A hai fết
  8. cobehanoi84

    cobehanoi84 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    4.656
    Đã được thích:
    0
    Dạo này ít đọc các loại sách rồi, lại mắc phải cái bệnh lười, nhưng lại đú tiếng nước ngoài đến nơi rồi. Muốn tìm một cuốn sách tự học tiếng Pháp dễ hiểu, dành cho đứa mù tịt chưa biết gì từ A-Z,không hiểu có giúp được không.
    Tiện thể quảng cáo luôn ngoài thị trường mới có tờ báo VTM ,hehe...một tờ định cạnh tranh với HHT mới kinh chứ.hị hị...hiện tại mới tìm được một chỗ bán báo này
  9. avirax

    avirax Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2005
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Khi nà?o rà?nh sèf giới thiẶu cho càc bàn vĂ? Marquez, 'òc Ăng nà?y thù lf́m.
  10. NAT32

    NAT32 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2003
    Bài viết:
    1.288
    Đã được thích:
    0
    chả cần fải đọc cài mấy cái cao siêu kia....đọc HarryPotter là hay lắm rồi

Chia sẻ trang này