1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Du xuân về với cội nguồn - dành cho những người con họ Vũ - ngày 08 tết về dâng hương nhà thờ tổ!

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi khongcolenao, 04/02/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khongcolenao

    khongcolenao Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/02/2009
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Du xuân về với cội nguồn - dành cho những người con họ Vũ - ngày 08 tết về dâng hương nhà thờ tổ!

    Dear all,
    Ấp ủ lâu lắm rồi, mà cứ bận bịu, mải đi, vẫn chưa một lần về với nhà thờ tổ.
    Tết năm nay, mình định làm một chuyến khai xuân nhẹ nhàng, ngắm cảnh, về nhà thờ tổ họ Vũ ở Làng Mộ trạch - Hải Dương.
    Cụ thể:
    Sáng ngày 08 tết tập trung tại nhà hát lớn lúc 6h45. Khởi hành lúc 7h00. Đi xe 2 bánh.
    Đến nhà thờ tổ, dâng hương, đi thăm cảnh đẹp làng Mộ Trạch, chụp ảnh, gặp gỡ mọi người trong dòng họ. Vì ngày 08 tháng giêng cũng là ngày giỗ tổ họ Vũ.
    Chiều quay về, nếu thích đạp phá đầu năm thì tùy hứng.
    Một chuyến du xuân ngắn, nhiều ý nghĩa với những người con họ Vũ.
    Chương trình là như thế, ai muốn tham gia thì đăng ký trên topic này.
    Nếu cần thì sẽ có một buổi off, nếu bận tết nhất quá thì cứ alô đăng ký với tớ, sáng ngày 08 xuất phát thôi.

    Vũ Quang Phương - 0982820284
  2. khongcolenao

    khongcolenao Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/02/2009
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Một số thông tin về họ Vũ
    Vũ (武 hoặc 禹) hay Võ (武) là một họ phổ biến tại Việt Nam và Trung Quốc. Theo cuốn Họ và tên người Việt Nam của Lê Trung Hoa in tại Nhà xuất bản Khoa học Xã hội (2005), số lượng người mang họ Vũ phổ đứng thứ 7 với 3.9% dân số tại Việt Nam
    Phát tích
    Tương truyền họ Vũ ở Việt Nam có nguồn gốc đầu tiên tại làng Mộ Trạch tỉnh Hải Dương, miền Bắc Việt Nam.
    Theo gia phả, tộc phả và thần phả ở làng Mộ Trạch, tỉnh Hải Dương. Ông tổ họ Vũ là ông Vũ Hồn (804-853) là con trai một quan phủ nhà Đường (618-907) tên là Vũ Huy, người làng Mã Kỳ, huyện Long Khê, phủ Thường Châu, tỉnh Phúc Kiến. Sau khi từ quan Vũ Huy đã đi du ngoạn phương Nam và đã dừng chân tại đến đất Giao Châu, khi ấy là khu đất thuộc đồng bằng Bắc Bộ bây giờ. Ông đã lấy một người thôn nữ tên là Nguyễn Thị Đức tại làng Mạn Nhuế thuộc huyện Thanh Lâm đất Hồng Châu (sau này là tỉnh Hải Dương). Ngày 8 tháng Giêng năm Giáp Thân (804) bà Đức sinh con trai, đặt tên là Vũ Hồn (804-853). Hiện có đền thờ tại Mộ Trạch, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, là một công thần mà húy nhựt là ngày mùng 3 tháng chạp âm lịch.

    Sơ khảo sự phát triển của dòng họ Vũ - Võ Việt Nam
    từ Thuỷ tổ Vũ Hồn - viễn tổ Vũ Nạp cho đến nay
    [​IMG]
    Khởi tổ của tiền ngũ chi Vũ Bá Khiêm là hậu duệ của Vũ Nghiêu Tá, Vũ Nhữ Mai. Khởi tổ của dòng họ Lê là Lê Như Huy ở Thanh Hoá làng Tả Giang An phó sứ Lạng Giang hiệu là Trí Trai Tiên, lấy con gái họ Vũ Mộ Trạch rồi lập nghiệp ở đây. Sự phát tiển của dòng họ Vũ ?" Lê đã làm cho làng Mộ Trạch mỗi ngày một đông vui và làm cho làng Mộ Trạch đã từng nổi tiếng một thời. Một làng nho học đã được ghi vào sử sách. Người trong nước thường khen đất này là ?oLàng Tiến sĩ?, những nhà nho học rộng, đỗ đạt cao đời nào cũng có.
    Trong hoàn cảnh dân số mỗi ngày một tăng, ruộng đất lại ít, thuộc khu đồng trũng, thấp, xa sông, mưa nhiều thì úng, nắng nhiều thì hạn (cả làng chỉ có khoảng trên dưới 800 mẫu, trừ các ruộng công ích, ruộng hương hoả, đình chùa và ao hồ? một số ruộng phải cấy tô cho những làng bên. Vì vậy, đến thời Lê, khi đó dòng họ Vũ phát triển thêm 5 chi (hậu ngũ chi) Khởi tổ là Vũ Quốc Sỹ. Các chi này đã như ?ovết dầu loang?, lan dần đến các thôn xã trong vùng thuộc huyện Đường An. Tiếp đó, việc di cư đến một số làng thuộc nhiều huyện trong trấn Hải Dương, đến các tỉnh đồng bằng, trung du Bắc Bộ, các vùng biển Thái Bình, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thăng Long,? của đất Bắc Hà, dần dần phát triển đến Thanh, Nghệ, Trung, Nam Bộ, khi vào đến miền Trung, vào thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, dòng họ Vũ vì kiêng tên huý của chúa Nguyễn phải phát âm thành họ Võ.
    Từ đặc điểm của tình hinh trên, có thể thấy đã xuất hiện bốn hiện tượng xã hội mới có ảnh hưởng đến dòng họ Vũ ở làng Mộ Trạch và những biến thiên, biến cố lịch sử từ các thế kỷ X đến thế kỷ thứ XVIII:
    Một là: Ngoài sự phát triển trực tiếp của các chi phái trong dòng họ, còn có những trường hợp xin nhập họ, xin làm con nuôi hoặc nhận làm con nuôi, con rể, do quan hệ đồng liêu, đồng khoá, đồng túc, đồng triều v.v? Bởi lẽ, họ Vũ không có những chỗ đứng nhất định so với họ khác, bởi sự đông đảo về số lượng và vai trò là người chủ thể ở làng, mà còn là dòng họ có địa vị trong xã hội vì có nhiều người đỗ đạt, làm quan, đi dạy học ở nhiều địa phương, có quan hệ rộng rãi.
    Đây là lúc họ Vũ phát triển cả về số lượng và chất lượng.
    Hai là: Nho giáo phát triển đi đôi với chế độ khoa cử được coi trọng để kén chọn nhân tài. Là một làng nho học nổi tiếng, nên ngoài số người thi cử đỗ đạt Trạng nguyên, Hoàng giáp (Tiến sĩ) v.v? được cử làm quan, còn một số lượng khá đông đảo ?oThầy đồ?, ?oThầy khoá?, ngoài ra còn có người tuy đỗ cao, nhưng ẩn dật về mở trường dạy học, làm thầy thuốc chữa bệnh cứu dân, độ thế ? Phần lớn những người đó đều sinh cơ lập nghiệp ở nơi đến trở thành quê mới của nhánh họ Vũ sau này. Điển hình như nhánh họ Vũ ở Ngọc Quan (Gia Lương, Hà Bắc) từ Tổ thứ nhất là Vũ Phúc An, Vũ Phúc Nhân, Đình Uý chỉ huy Sứ (Đời Lê Thánh Tôn)? đến Tiến sĩ Vũ Miên đời thứ 7. Câu đối còn lưu ở nhà thờ dòng họ:
    Triệu thuỷ tích tòng đông Mộ Trạch
    Thanh danh Kim Thị Bắc Lang Tài
    [​IMG]
    Từ xa xưa đến nay, hàng năm đều có con cháu về Nguyên tổ vào dịp 8/1 âm lịch và nagỳ giỗ của Khởi tổ chi năm VŨ PHONG.
    Đúng như một nhà hiền triết xưa đã nói ?oMột ấp mười nhà tất có người trung tín?, huống chi một dòng họ có nhiều văn quan, võ tướng dưới thời Trần, Lê, Mạc. Một dòng họ có tiếng ?oNhân ?" Trí?.
    Ba là: Thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII, nạn đê vỡ xảy ra liên miên uy hiếp thường xuyên đến sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nông dân. Nghiêm trọng nhất trong giai đoạn này là nạn đói năm 1681. Nạn đói bắt đầu ở trấn Hải Dương sau lan dần ra khắp Đàng ngoài. Sử cũ chép:
    ?oDân bỏ cả cày cấy, thóc lúa dành dụm trong xóm làng đều hết sạch, duy có Sơn Nam còn khá hơn. Dân lưu vong bồng bế nhau, dắt nhau đi kiếm ăn đầy đường? Dân phần nhiều sống nhờ vào rau, quả, đến nỗi ăn cả chuột, rắn?.
    Riêng ở vùng Hải Dương, ?oRuộng, vườn đã biến thành rừng rậm, những giống gấu chó, lợn lòi?sinh tụ ra đồng. Những người dân sống sót phải bóc vỏ cây để đun, bắt chuột đồng để ăn?.
    Những nạn đói kéo dài, khủng khiếp ấy đã làm nhiều người chết đói, người sống sót qua các nạn đói cũng không còn kế sinh nhai phải bỏ xóm làng, đồng ruộng đi kiếm ăn khắp nơi, sang các vùng trung du và ven biển, tạo thành một tầng lớp nông dân đông đảo. Trong hoàn cảnh xã hội như vậy, nhân dân làng Mộ Trạch nói chung, dòng họ Vũ nói riêng cũng cùng chung cảnh ngộ ấy.
    Bốn là: Những biến cố lịch sử từ năm 1737 ?" 1739 và 1740 ngoài việc ?oTrộm cướp?, ?oGiặc giã? xảy ra liên miên ở các vùng, đáng kể nhất là cuộc đấu tranh của nông dân phát triển rộng khắp ở Đàng ngoài. Cuối năm 1739, Hải Dương là một trong những nơi phong trào nông dân khởi nghĩa rất sôi nổi, mãnh liệt của Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ ở Ninh Xá, huyện Chí Linh, khởi nghĩa của Vũ Trác Oánh tự xưng là Minh Công, nên khẩu hiệu ?o phò Lê, diệt Trịnh?, người làng Mộ Trạch, huyện Đường An. Cuộc khởi nghĩa không thành, bị nhà Trịnh đàn áp, khủng bố, đốt đình làng Mộ Trạch, nhân dân phân tán, con cháu thân thuộc của ông Oánh phiên dạt đi nhều nơi, mai danh ẩn tích, đổi họ. Trong đó có người chạy về Hành Thiện làm con nuôi, con rể họ Đặng, tiền thân của nhánh Đặng ?" Vũ, gốc họ Vũ Mộ Trạch mà câu đối nhà thờ Đặng ?" Vũ ở Hành Thiện còn lưu lại:
    Nguyên Vũ thị bách niên tiền, Đông thổ Đường An cố quận
    Cải Đặng tính nam thế hậu, Nam thiên Hành Thiện chi từ
    Nghĩa: ?oNguyên là họ Vũ cách đây trăm năm ở đất tỉnh Đông, huyện Đường An?.
    ?oĐổi ra họ Đặng Vũ sau 3 đời có đình thờ ở tỉnh Nam ?" Hành Thiện?.
    Ngược lại, có những hậu duệ dòng họ Mạc đổi sang họ Vũ - Tiến, như trường hợp chi Vũ - Tiến ở xã Đông Xuân, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Theo gia phả viết năm 1632 (năm Lê Đức Long) thứ tự, đầu tiên là họ Ngô làm quan thời nhà Mạc, rồi đổi sang họ Bùi chuyển xuống phía Nam ngụ cư ở Trực Nội, đến đời thứ 3 có đất, có vườn, đời thứ 5 lập nhà thờ và đổi tên ngược từ đời thứ nhất sang họ Vũ Tiến, tính đến nay đã có đời thứ 18-19, nên gốc họ Vũ Tiến (trước là Ngô và Bùi) chính là một chi nhánh họ Mạc. Bắt đầu tính từ ông tổ đời thứ 5 là Vũ Tiến Luyện, sinh năm Nhâm Thân, mất ngày 7/12 năm Quý Tý, thọ 82 tuổi làm Tổng trưởng Bách lý hầu.
    Ở Thái Bình còn có những nhánh họ Vũ như:
    Họ Vũ ở Vân Đồn, Thuỵ Anh Thái Bình, do 3 anh em Vũ Đình Truyên, Vũ Duy Chì, Vũ Đình Đông đời thứ 15, hậu duệ của Khởi tổ Hương Cống Vũ Công Tráng (thuộc chi bốn tiền ngũ chi / họ Vũ Mộ Trạch) dời cư về quê mẹ sinh cơ lập nghiệp, không còn ai ở nguyên quán.
    Họ Vũ Tiến ở thôn Phúc Bồi xã Quỳnh Hương, huyện Quỳnh Phụ, có 7 hộ đến nhập ấp ban đầu, trong đó hộ họ Vũ có chữ lót khác nhau: Vũ Tiến, Vũ Đình, Vũ Đăng, Vũ Tiến Khởi tổ là Vũ Tiến Tộ là phó Đốc vận quân lương quận Giao Chỉ. Ông tổ Vũ Đăng là Tổng quản quân lương. Ông tổ Vũ Đình là người bảo vệ kho quân lương Hàng Kênh (cả 3 ông họ Vũ đều là quan quân nàh hậu Trần đánh giặc Minh ). Lấy vợ làng Mỹ giá. Cả 3 nhánh họ Vũ trên cha truyền con nối đến ngày nay, nhưng không rõ phát tích từ đâu, (Vũ Tiến Tộc gia phả chép năm Đinh Mậu 1897 cũng ghi rõ, không quan hệ gì với Vũ Tiến ở Đông Hưng).
    Nhánh họ Vũ ở Nam Đường rời đến Nam Xuân Trực, Nam Huân Hậu huyện Kiến Xương. Khởi tổ đầu tiên là Vũ Pháp Thông (đời 1) đến Vũ Pháp Tịch (đời 2), đời 3 là Vũ Pháp Đinh (chữ lót đầu là Phúc), vì kiêng tên huý của vua Lê Duy Bang, hiệu là Hồng Phúc nên phải cải là Pháp. Đến đời thứ 3, không phải kiêng kỵ lại trở về chữ lót Phúc. Do Tổ Vũ Định sinh được 5 con trai, bắt đầu hình thành ?oNgũ chi? cha truyền con nối cho tới ngày nay mà dụng ý của người xưa gợi nhớ cho con cháu tìm về cội nguồn ngay từ khi đến lập ấp, đặt tên đất, tên làng đã có những nét tương đồng, do hoàn cảnh lúc ấy không dám ghi rõ tông tổ.
    Hoặc nhánh họ Vũ ở Vân Canh gần Nhổn ?" Hà Tây lại đổi sang họ Nguyễn từ cuối đời nhà Mạc. Họ Lều ?" Vũ (ở Cao Bằng) đều do những biến cố lịch sử để lại và phát triển dần vào các tỉnh miền trung sau đó lại quay ngược trở lại miền Bắc vào những thời điểm khác.
    Tóm lại: Với thời gian, không gian trải dài 11 thế kỷ trong hoàn cảnh qua bao nỗi thăng trầm biến cố của thiên nhiên, biến động lịch sử, lại trải qua gần nửa thế kỷ chống ngoại xâm: Pháp rồi đến Mỹ. Nhưng hậu duệ họ Vũ thiên cư đi nhiều nơi từ Bắc chí Nam và một bộ phận nhỏ di cư ra nước ngoài ở khắp các nước phát triển trên thế giới (Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Canada, Úc). Có chi phái còn phả, nhưng mất phả là nhiều và phổ biến chỉ còn nhớ gốc tích qua truyền miệng, lời trăn trối của người xưa ?oNguyên Tổ tiên mình là Vũ Hồn, quê gốc ở tỉnh Đông, hay Hải Dương??
    Với chính sách đại đoàn kết dân tộc ?" khép lại qua khứ, nhìn về tương lai, xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng và văn minh ?" Phong trào ?ovấn tổ, tầm tông?, tìm về cội nguồn của các dòng họ qua bao nhiêu năm dồn nén. Sau khi giải phóng miền Nam (30/4/1975), thống nhất đất nước phong trào đó được dịp phát triển nhanh cả bề rộng và chiều sâu của từng nhánh họ đến từng gia đình để mong đáp ứng được tình cảm bức xúc của nhiều thế hệ, nhất là ở những người thuộc lứa tuổi ?oXưa nay hiếm?, kể cả những người trong dòng họ đang sinh sống ở nước ngoài, tuy hoàn cảnh sống khác nhau, nhưng có điểm tương đồng: luôn hướng về Tổ quốc, nhớ quê hương, dòng họ nơi chôn nhau cắt rốn. Với mái đình xưa, cây đa giếng nước?và biết bao kỷ niệm thời thơ ấu không thể nào quên.
    Chính từ tình hình chung đó mà các chi nhánh xa gần của dòng họ Vũ phát triển từ Mộ Trạch ra đi, mà hàng năm có các đại biểu chi phái tìm về gốc cũ, nguồn cũ với những chứng cứ còn lưu giữ được: Gia phả chữ Hán, hoặc đã dịch ra chữ quốc ngữ, hoặc câu đối ở nhà thờ chỉ còn là kỷ vật duy nhất (vì phả đã mất từ lâu), hoặc chỉ qua truyền khẩu?Song, cũng có một trường hợp tổ tiên xưa đã nhiều đời hàng năm về lễ tổ ngày 8/1 âm lịch, rồi bị đứ quãng hàng chục năm, qua một vài đời, nay mới có dịp nối lại. Song có điều đáng quan tâm, vui mừng nhất là tuy người định cư hay người đã đi xa, đời nối đời vẫn được truyền thống chung dòng họ, bởi những sợi dây thiêng liêng vô hình huyết thống, sớm muộn cũng quy tụ lại được trong một cộng đồng gia tộc đồng nhất, rất đáng tự hào, cũng là đặc điểm rất riêng của dòng họ Vũ.
    Cho đến nay, Ban liên lạc Vũ ?" Võ ở Hà Nội trong hai năm 1995, 1996 đã nhận được trên 60 bản gia phả của các chi nhánh dòng họ Vũ gửi về yêu cầu đối chiếu, tìm hiểu, xác định xem thuộc chi phái nào thuộc tiền ngũ chi hay hậu ngũ chi của nguyên tổ Vũ Hồn? Đó là nguyện vọng rất đáng trân trọng.
    ST
    Vũ Quang Phương
    Được khongcolenao sửa chữa / chuyển vào 11:38 ngày 04/02/2010
    Được khongcolenao sửa chữa / chuyển vào 11:44 ngày 04/02/2010
  3. khongcolenao

    khongcolenao Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/02/2009
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Có thể nói làng Mộ Trạch quả thực là một làng văn hiến của đất nước Việt Nam với những thành quả rất diệu kỳ, nếu không phải là vô song thì cũng khó thấy trên cả nước ta.
    Đây là một làng ở giữa đồng bằng Bắc Bộ, không rõ do nguyên nhân nào mà hội tụ được rất nhiều đặc điểm khiến cho ai được chứng kiến cũng phải ngạc nhiên;
    Một làng quê nhỏ có 36 tiến sĩ
    Làng quê Việt Nam dưới thời phong kiến có tiếng về văn chương khoa cử thì nhiều: Bắc Ninh, Hà Tĩnh đã có những làng nổi tiếng. Còn có những làng "Một ngõ bốn Thượng thư", "Một làng có 19 ông Tiến sĩ". Nhưng chỉ làng Mộ Trạch này suốt từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 18 có đến 36 ông Nghè: đời Trần có 3 người đỗ Tiến sĩ (đều họ Vũ), đời Lê Mạc có 5 người đỗ Tiến sĩ (đều họ Vũ), đời Mạc có 28 người đỗ Tiến sĩ ( có 22 người họ Vũ, 4 người họ Lê, 2 người họ Nguyễn) (danh sách các vị Tiến sĩ xem tại bài viết: Danh sách 36 tiến sĩ làng Mộ Trạch).
    Thành tựu khoa bảng bảng trên đây của làng Mộ Trạch thật là đặc biệt, không thấy ở xã thôn nào khác trong nước ta. Đó là chưa tính đến những người đỗ đạt ở các kỳ thi Hương, mà thực lực lại không kém gì các ông Nghè. Điều đáng chú ý nữa là các ông Nghè Mộ Trạch, đại đa số đều giúp nước, hoặc những công trạng lớn, chứ không chỉ có thành tích khoa bảng mà thôi.
    Cảnh đẹp:
    Tám cảnh đẹp làng Mộ Trạch là:
    1) Diên Phúc tỉnh tuyền (suối giếng chùa Diên Phúc).
    2) Lâu đài cổ miếu (lâu đài miếu xưa.
    3) Tứ đạt thừa phong (Bốn ngã đường hóng gió).
    4) Đông Quan ngoạn nguyệt (quán Đồng Quan ngắm trăng).
    5) Linh ứng xao chung (chuông khua gợi cảm).
    6) Truy viễn kiểu tùng (ngó hút thông già).
    7) Chi long ỷ cái (Đống Rồng tựa long).
    8) Đống đố vân dung (cây đa chen mây trên ụ đất cao).
    ST
    Vũ Quang Phương
  4. xiclo_ha_noi

    xiclo_ha_noi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2006
    Bài viết:
    569
    Đã được thích:
    0
    Rất ủng hộ và trân trọng tinh thần hướng về cuội nguồn của anh Phương, nhà em họ Nguyễn năm nào cũng giỗ tổ mùng 3 rất đầm ấm và trang nghiêm nữa, chúc anh có 1 buổi hành hương về cuội nguồn nhiều niềm hạnh phúc và ý nghĩa.
    Nếu tết này e có được bạn gái họ Vũ thì nhất định sẽ xin join cùng anh về Hải Dương.
  5. vxkhoa

    vxkhoa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/09/2007
    Bài viết:
    473
    Đã được thích:
    200
    Ôi chà, mong muốn đã lâu mà chưa có cơ hội về làng Mộ Trạch thắp hương cho cụ tổ Vũ Hồn.
    Nếu không có gì đột xuất thì em đăng ký một chân nhá. Nếu cần ọp ẹp thì bác khongcolenao cứ thông báo, em tham gia nhiệt tình
  6. wu_min

    wu_min Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2005
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Tình hình off iếc thế nào bạn chủ topic cho 1 cái hẹn để anh em gặp mặt. Nhiều lần muốn về mà lười và vô số lý do tự nghĩ ra. Tớ nghĩ anh em nếu ở HN thì nên gặp nhau 1 lần trước khi về.
  7. wu_min

    wu_min Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2005
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    À quên, điện thoại tớ: 0988071100. Vũ Thanh Minh.
  8. ElLula

    ElLula Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2009
    Bài viết:
    2.593
    Đã được thích:
    1
    ko phải họ Vũ nhưng khoái 2 từ " du xuân " nhiều ýh nghĩa của Sóc Bố...
    :) Bám càng dập dòm vì 1 cơ số điều mà may ra Sóc Bố hiểu...
    Ý nghĩa thật

  9. 844group

    844group Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/11/2007
    Bài viết:
    675
    Đã được thích:
    0
    Thèng này không biết lưu lạc ra QN được mấy đời rồi?
    Bố thằng Sóc cho em hỏi, họ Võ có đi được không?
  10. onamiowada

    onamiowada Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/06/2007
    Bài viết:
    6.401
    Đã được thích:
    20
    Ý tưởng đáng trân trọng.
    Nếu mình không nhầm thì đây là Topic du lịch lễ hội đầu tiên ở Box Du lịch có xu hướng tổ chức theo dòng tộc.
    Họ Vũ lớn quá, và nhiều đời có nhiều người thành đạt.
    Mình không phải họ Vũ.
    Khi nào các chi họ lớn nhỏ bên họ nhà mình liên hệ xong xuôi, chắc mình cũng sẽ về Đường lâm, làm 1 chuyến về nguồn.
    Bạn chủ Topic và các bạn họ Vũ nhớ viết nhiều về ngày lễ của dòng họ các bạn nhé. Mình rất thích thú với những lời đồn đại về việc mộ tổ dòng họ Vũ được đặt ở 1 nơi long mạch kết phát.

Chia sẻ trang này